Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi

2.Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm:

Đánh giá thực trạng sự nhận thức của trẻ về việc khám phá khoa học.Tìm

ra các biện pháp giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa học.

2.1 Cơ sở lý luận

Trong quá trình thực hiện chuyên đề bản thân tôi còn gặp rất nhiều khó khăn

một số cháu còn chưa mạnh dạn, nhiều cháu còn nói ngọng, nói lắp, nhận thức

của trẻ chênh lệch nhau nên việc chuyền thụ kiến thức còn gặp nhiều khó khăn.2

Mặc dù trường đã mua sắm đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như đầu tư về chuyên

môn nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng đủ so với nhu cầu học tập của chuyên đề

“ Khám phá khoa học ”. Bên cạnh đó phụ huynh ở thôn tôi chủ yếu làm nghề

nông nghiệp nên không ít phụ huynh chưa hiểu hết được tầm quan trọng của độ

tuổi mẫu giáo, còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này. Cho con nghỉ tuỳ tiện, đi

muộn về sớm, chưa dạy thêm cho con ở nhà . Một số phụ huynh thì chỉ đi sâu

cho việc học chữ của con em mình mà xem nhẹ các chuyên đề khác. Từ những

thực trạng trên gây không ít khó khăn trong việc chuyền thụ kiến thức của cô và

khả năng tiếp thu bài của trẻ. Đó là sự bất cập giữa gia đình và nhà trường.

Từ thực tế trên cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của sở và của phòng giáo

dục và đạo tạo.Trường chúng tôi đã nhiều năm đạt danh hiệu là trường tiên tiến

của huyện .Trường đã khắc phục những khó khăn trên bằng cách tạo điều kiện

cho giáo viên theo học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, các lớp chuyên đề

do phòng mở, khuyến khích chị em học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau qua những

buổi sinh hoạt chuyên môn, nhà trường tổ chức thăm lớp, dự giờ để góp ý, đúc

rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó còn tổ chức cho các đồng chí giáo viên 5 tuổi

được thăm lớp,dự giờ các trường điểm trong huyện về các bộ môn. Chị em động

viên lẫn nhau thực hiện tốt kế hoạch của phòng, nhà trường đề ra.

Dựa trên những kế hoạch, sự chị đạo của nhà trường.Là một giáo viên

Mầm non trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ vậy làm thế nào để đạt được các yêu

cầu cao hơn nữa so với nền giáo dục nước ta hiện nay đòi hỏi giáo viên phải

nâng cao kiến thức trong mọi hoạt động đặc biệt là môn “ Khám phá khoa học”

một cách nhẹ nhàng, thoải mái và có hiệu quả, chuẩn bị cho trẻ một tâm thế

vững vàng để trẻ bước vào lớp 1

pdf 35 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 654Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiên nhiên: 
 + Khi chưa áp dụng: Lớp tôi đã xây dựng được một góc thiên nhiên với 
một số loại cây đẹp, sinh động, hấp dẫn cuốn hút sự chú ý của trẻ. Nhưng các 
hoạt động của trẻ ở góc này mới chỉ là: Tưới, lau lá cây hàng ngày, quan sát các 
loại cây, hoa. Với các hoạt động như thế, ban đầu sẽ thu hút được trẻ nhưng chỉ 
sau đó một thời gian ngắn là sau vài lần hoạt động trẻ sẽ cảm thấy chán và sẽ 
làm cho trẻ có tâm lý không muốn khám phá tìm tòi, vì công việc đó được lặp 
đi, lặp lại. 
 + Khi áp dụng: 
a. Cây xanh có những bộ phận nào? 
* Mục đích: 
 Giúp trẻ thấy được quá trình cây phát triển và cây sống được nhờ có đất, 
nước. Ngoài ra cho trẻ biết cây có những bộ phận chính nào. 
* Chuẩn bị: 
 - 1 củ hành tây, 1 củ hành nhỏ, 1 củ tỏi. 
 - 1 cốc thủy tinh trong, một hộp sữa chua có đất ở trong để trồng 
* Cách tiến hành: 
10 
 - Đổ nước vào ly, đặt củ hành hoặc hành tây trên miệng ly sao cho nửa củ 
hành 
 hoặc hành tây ngập trong nước. Và cho trẻ dự đoán trước kết quả ?, củ còn lại 
trồng vào đất 
 - Mỗi ngày hãy cho trẻ đến và quan sát sự thay đổi của thí nghiệm, cô 
chuẩn bị trước máy ảnh chụp lại sau mỗi lần trẻ quan sát. Sau 4 đến 5 ngày rễ tỏi 
hành tây đã mọc dài ra, lúc này tôi cho trẻ nhận xét . 
* Giải thích và kết luận: 
- Tôi chuẩn bị cho mỗi nhóm trẻ một thực nghiệm khác nhau 
Ví dụ : nhóm 1: Hãy cho trẻ thực hành với củ tỏi trồng vào một hộp sữa 
chua có đất, nhóm 2 hành với ly thủy tinh có nước, nhóm 3 là hành tây với 
nước Và trẻ tự ghi nhận sự thay đổi sau mỗi lần quan sát và tự giải thích và 
nêu lên nhận xét kết quả sau đó cô khẳng định lại. 
Trong hạt có gì? 
* Mục đích: 
 Giúp trẻ hiểu rằng hạt có thể nảy mầm thành cây nếu biết cách gieo và 
chăm sóc đúng cách. Ngoài ra trẻ biết thêm về đặc điểm bên ngoài và bên trong 
của hạt. 
* Chuẩn bị: 
 Một số loại hạt: hạt đậu đen, hạt đậu tương, hạt lạc, , 
* Cách tiến hành: 
 - Ngâm hạt vào nước ấm qua đêm 
 - Cho trẻ đoán xem bên trong hạt có gì? 
- Cho trẻ tự làm thực nghiệm bóc vỏ hạt và tách làm đôi, cho trẻ quan sát 
và nhận xét kết quả. 
 * Giải thích và kết luận: 
 - Trong hạt có cây con tí xíu, cây con tí xíu đó chính là mầm cây, nếu 
gieo xuống đất nó sẽ mọc thành cây . 
Gieo hạt: 
 * Mục đích 
 Trẻ biết được cây xanh cần thức ăn và nước mới sinh trưởng được. 
 * Chuẩn bị: 
 Một ít hạt đậu tương, đậu đen, ngô, lúa, hạt rau mùi1 số Khay nhựa có 
ghi số, một ít đất, chia rẻ làm 4 nhóm. 
 * Cách tiến hành: 
 - Ngâm hạt vào trong nước ấm từ 1 đến 2 tiếng sau đó lấy ra đặt hạt vào 
khay có sẵn đất. Hàng ngày cho trẻ tưới nước vào một khay để lại một khay 
11 
không tưới và quan sát sau 3 đến 4 ngày sau cây trong khay được tưới nước 
hàng ngày sẽ nảy mầm và lớn dần còn khay không tưới sẽ không nảy mầm, hạt 
nào mọc nhanh nhất. Lúc này hãy cho trẻ giải thích hiện tượng nảy mầm và 
không nảy mầm trên và tiếp tục chăm sóc, theo dõi cho tới khi cây ra hoa, đậu 
quả 
* Giải thích và kết luận: 
Cây nảy mầm được nhờ có thức ăn trong hạt và nước uống trong đất và 
quá trình phát triển của cây, cây nào không cần nhiều nước còn cây nào có thể 
sống trong nước, cây nào sớm có hoa, đậu quả hơn và nhận định lại kết quả. 
Cây cần gì để lớn lên và phát triển? 
* Mục đích: 
- Trẻ biết được đặc điểm của cây, điều kiện sống của cây. 
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh. 
*Chuẩn bị: 05 cây bí ngô 03 đáy chai dầu ăn 1 lít; 01 túi nilon, một hộp 
bìa cát tông . 
*Cách tiến hành: 
- Cho trẻ quan sát, nhận xét các bộ phận của cây và đoán xem cây cần gì 
để sống và lớn lên. 
- Cho trẻ quan sát cách cô làm lần lượt thực nghiệm: 
 + Cây 1: cho cây vào trong hộp cát tông kín 
 + Cây 2: dùng túi nilon bọc kín phần thân và lá cây 
 + Cây 3: cho cây vào trong khay không có đất 
 + Cây 4: Không tưới nước cho cây hằng ngày 
 + Cây 5: Chăm sóc cho cây phát triển bình thường. 
- Cô cho trẻ đoán xem điều gì sẽ xảy ra. 
- Hằng ngày tôi nhắc trẻ hãy quan sát và ghi nhận bằng hình ảnh. Sau 1 
tuần cho trẻ nêu nhận xét, giải thích và so sánh giữa các cây. 
 + Cây số 1: lá trắng ra không còn mầu xanh 
 + Cây số 2: lá vàng úa 
 + Cây số 3: chết khô 
 + Cây số 4: bị héo rũ lá xuống 
 + Cây số 5: lớn lên có mầu xanh, lá xòe to 
* Cô chốt lại cây sống và phát triển được là nhờ có nước, ánh sáng, không 
khí, và đất nếu thiếu 1 trong 4 yếu tố cây sẽ héo, vàng lá và chết. 
b.Thí nghiệm với nước, không khí và ánh sáng 
 Bóng cây thay đổi: 
* Mục đích: 
12 
 Cho trẻ biết vào mỗi thời điểm khác nhau trong một ngày: sáng, trưa, tối thì 
các vật trên mặt đất sẽ được chiếu vào sẽ tạo ra bóng một cách khác nhau. 
 * Chuẩn bị: Phấn, thước đo 
 * Cách tiến hành: 
- Đố trẻ bóng người, nhà ở, bóng cây dưới ánh sáng mặt trời trong ngày 
có thay đổi không? 
- Để chứng minh được điều đó tôi cùng trẻ đo bóng cây, một người; nhà ở 
hoặc của một cây dưới ánh sáng mặt trời ở 3 thời điểm trong ngày. 
- Cho trẻ nhận xét, so sánh khi nào bóng ngắn, dài nhất. 
 * Giải thích và kết luận: 
- Ánh sáng mặt trời chiếu vào phần vướng cây xanh nên không đi qua 
được nên tạo ra bóng trên mặt đất. Ngoài ra vào các thời điểm khác nhau thì sẽ 
có các bóng xuất hiện trên mặt đất là khác nhau do bóng mặt trời di chuyển. 
 Ví dụ : vào buổi sáng, buổi chiều mặt trời ở xa khi đó bóng cây cũng có 
độ xa hơn, buổi trưa mặt trời lên cao thì bóng cây sẽ ngắn hơn 
3.2.Tại góc không gian sáng tạo của bé: 
 Trước đây trong lớp góc bé cùng khám phá khoa học chủ yếu vẫn chỉ là 
một trong những bộ phận nhỏ trong góc học tập mà chưa được tách riêng ra làm 
một góc độc lập. Tại đây các bé vẫn chủ yếu hoạt động trên những đồ dùng học 
tập hay đơn giản là trên những mảng tường được chính cô giáo thiết kế. Do đó 
trẻ đã mất đi hứng thú học tập cùng ý thích khám phá tìm tòi, vì lẽ đó cần phải 
mở rộng hơn góc này để trẻ có cơ hội được thí nghiệm trên vật thật làm tăng khả 
năng tiếp thu và sáng tạo, tìm tòi ở trẻ. 
Chính từ điều đó tôi đã xây dựng giêng hẳn 1 góc khám phá gần nguồn 
nước, có giá để các dụng cụ thí nghiệm và được thay đổi cách trang trí theo từng 
tháng (chủ đề ) nhằm tạo sứ hứng thú ở trẻ để trẻ say mê tìm tòi, sáng tạo. 
 Ví dụ: với chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên tôi để các loại đồ 
dùng, dùng để thử nghiệm xem hiện tượng gì sảy ra. Tôi cho trẻ quan sát cái 
chai thủy tinh không chứa gì bên trong và đặt câu hỏi với trẻ, đây là cái gì, trong 
chai có đựng gì không, các con có muốn biết hiện tượng gì sẽ sảy ra khi cô thả 
chai vào chậu nước không? 
Có gì trong chai không? 
 * Mục đích: 
 Trẻ biết không khí không màu, không mùi nên bằng mắt thường ta không 
nhìn thấy được. 
 * Chuẩn bị: 
- Một chai thủy tinh không đựng gì 
13 
- Một chậu nước. 
 * Cách tiến hành: 
 Cho trẻ quan sát chai, nhìn, ngửi xem trong chai có chứa gì không. Sau đó 
cho chai đó vào trong chậu nước thấy có hiện tượng bong bóng nổi lên trên 
miệng chai và cho trẻ nêu nhận xét, giải thích hiện lại tượng đó tại sao lại như 
vậy. 
 *Giải thích và kết luận: 
 Có hiện tượng này là do trong chai chứa rất nhiều không khí, do không khí 
không màu, không mùi nên bằng mắt thường ta không nhìn thấy được. Khi cho 
chai vào chậu nước khiến nước tràn vào trong chiếm chỗ trong chai nên đẩy 
không khí ra ngoài thành bọt khí gây ra hiện tượng nổi bong bóng. 
 Nam châm hút gì ? 
 *Mục đích: 
 Cho trẻ biết nam châm có thể hút các vật làm từ sắt, còn những vật làm 
bằng chất khác thì nam châm không hút. 
 * Chuẩn bị: 
 Một cục nam châm, 01 cái chìa khóa bằng sắt, 01 cái kéo sắt của trẻ, 01 
cái thước nhựa, 01 cục gôm, 01 quả bóng bay. 
 * Cách tiến hành: 
- Cho trẻ quan sát những đồ dùng đã chuẩn bị và gọi tên chúng. 
- Mời trẻ lấy 1 trong số những vật bất kỳ ở trên giá và hỏi trẻ: 
+ Đây là cái gì? làm bằng chất liệu gì? 
+ Cho trẻ đưa vật đó lại gần cục nam châm, cô nhắc trẻ hãy quan sát xem 
chúng có hút nhau không, vì sao? 
- Lần lượt cô cho các trẻ được thí nghiệm với các vật xung quanh lớp và 
đưa ra nhận xét, nam châm hút được những vật làm bằng gì? 
*Giải thích và kết luận 
 Nam châm chỉ hút được các vật làm bằng sắt ngoài ra không hút được các 
vật làm từ các chất khác. 
4. Tạo cơ hội cho trẻ khám phá trong giờ hoạt động chung 
 Giáo viên đã biết kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan trong quá 
 trình giảng dạy như: Tranh ảnh, đồ chơi, vật thật, hình ảnh kết hợp với lời giảng 
giải, giải thích để cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết. Tuy nhiên đây 
cũng chỉ là phương pháp nhất thời bởi lẽ nó chưa giúp trẻ khám phá được mối 
liên hệ giữa các sự vật hiện tượng hay giải thích các hiện tượng khoa học một 
cách dễ dàng. Như vậy, trong môn khám phá khoa học diễn ra tại trường, việc tổ 
chức hoạt động đang được đổi mới về phương pháp. Nhưng hiện nay vụ mầm 
14 
non chỉ đạo các trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới nhằm đưa 
nội dung, hình thức học tập mới, tạo cơ hội cho trẻ tiếp thu kiến thức, rèn luyện 
kỹ năng một cách chủ động hơn. Nhìn ra được vấn đề đó tôi đã nhanh chóng bắt 
tay vào tìm tòi, học hỏi trên báo, đài, ở các phương tiện thông tin đại chúng, 
cũng như ở các trường bạn trong và ngoài huyện do vậy mà tôi đã sáng tạo ra 
được một số biện pháp thực nghiệm bổ sung vào hoạt động khám phá khoa học 
theo chương trình mầm non mới bước đầu đã đem lại nhiều hiệu quả. 
Với chủ đề bản thân, bài “khám phá chức năng của năm giác quan cơ 
thể” 
Ví dụ: Khi tôi cho trẻ tìm hiểu khám phá về khứu giác đầu tiên tôi yêu cầu 
trẻ mím chặt miệng, bịt chặt mũi trong khoảng 10 giây và chuyện gì sẽ sảy ra 
(Trẻ thấy khó thở), sau đó cô cho trẻ ngửu tiếp mùi nước hoa sau đó sẽ mời trẻ 
giải thích hiện tượng đó, tại sao khi bịt mũi lại ngẹt thở, bỏ ra lại hết, tại sao lại 
ngửu thấy mùi thơm của nước hoa đó là nhờ cái mũi, hoặc với cơ quan xúc giác 
là da tại sao khi bị béo vào lại thấy đau, hoặc tại sao biết nóng và lạnh, nhẵn và 
sần 
 Với những bộ phận khác tôi cũng tiến hành các bước tương tự, trẻ đều được trải 
nghiệm bằng chính các giác quan của cơ thể mình và chính từ điều đó càng làm 
cho trẻ ghi sâu vào chí nhớ của mình và một điều làm tôi rất xúc động là ngay 
ngày hôm sau có rất nhiều phụ huynh trò chuyện về sự thay đổi của con mình 
mới qua một tháng đến trường 
Bé biết những gì về nước? 
*Mục đích: 
 Cho trẻ biết nước nguyên chất không có màu, không mùi, không vị nó chỉ 
bị thay đổi khi có bàn tay con người tác động vào nó như nước chuyển thành các 
mầu khác nhau hoặc một số chất tan trong nước còn một số chất không tan trong 
nước 
* Chuẩn bị: 
- 03 khay, 06 cốc thủy tinh có chứa nước nguyên chất và 05 cái thìa. 
- Một chút đường, muối, 01 trái cam, 01 củ cà rốt, bột mầu các loại, 01 
mảnh vải trắng 
* Cách tiến hành: 
- Trước khi vào bài tôi cho trẻ quan sát, ngửi, nếm vị nước trong 6 cốc 
thủy tinh chuẩn bị sẵn có đánh dấu từ số1 đến số 6 và nhận xét về tính chất của 
nước. Tôi chia trẻ ra làm 3 nhóm: 
 + Nhóm 1: pha 1 cốc nước với muối và 1 cốc với đường 
+ Nhóm 2: vắt cam, và thái cà rốt 
15 
+ Nhóm 3: Pha nước với bột mầu sau đó dùng vải trắng nhúng vào xem 
hiện tượng gì sảy ra. Tôi gợi ý trẻ pha lần lượt các nguyên liệu đã chuẩn bị vào 
các cốc từ 1 đến 6, tôi hỏi trẻ nước nào có thể nếm được, và cho trẻ nếm rồi 
nhận xét, nước nào không nếm được, tại sao, những gì có thể tan được trong 
nước, những gì không tan được trong nước so sánh giữa 6 cốc đó với nhau, cuối 
cùng cô giải thích cho trẻ về sự thay đổi đó.. 
*Giải thích và kết luận: 
- Nước trong suốt không màu, không mùi, không vị chỉ khi có bàn tay con 
người tác động vào chúng chúng sẽ biến dạng. Đường tan trong nước làm nước 
có vị ngọt, còn muối có vị mặn. Nước cam có mùi cam khi pha nước với nước 
cam thì nước có mùi cam và chuyển sang màu cam, cốc nước thả cà rốt vào, cà 
rốt không tan trong nước, nước pha bột mầu gì sẽ cho cốc nước mầu ấy, khi 
nhúng vải trắng vào vải sẽ chuyển mầu ấy... 
5. Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại ở trẻ 
 5.1: Trên giờ hoạt động chung 
* Với giờ học tạo hình, chủ đề động vật: bài “ Vẽ con gà trống” thể loại 
tiết mẫu 
Khi cho trẻ quan sát tranh mẫu trẻ phải phân biệt được gà trống gồm mấy 
phần chính, các bộ phận trên cơ thể con Gà trống như thế nào, tác dụng của gà 
đối với đời sống con người, khi trẻ đã nắm vững được những điều đó như vậy đã 
giúp trẻ khắc sâu vào tâm trí và trẻ thể hiện bài của mình rất có hồn 
* Với giờ học âm nhạc 
Ví dụ: với chủ đề thực vật tôi dạy trẻ bài hát “Qủa” trong nội dung bài hát 
có tên của các loại quả như quả Khế, quả mít, khi trẻ hát trẻ đã có thể cảm nhận 
được quả Khế có 5 múi, ăn có vị chua, còn quả Mít có gai hoặc với chủ đề Giao 
thông tôi dạy trẻ hát bài “ Bạn ơi có biết” Sáng tác Hoàng Vân. Khi hát trẻ đã 
cảm nhận được những loại phương tiện nào là phương tiện giao thông đường bộ, 
 loại nào là đường thủy, loại nào là đường không 
 *Với giờ học toán: 
Ví dụ: bài học nhận biết, phân biệt độ cao thấp của 3 đối tượng ở chủ đề 
“Thực vật” tôi đặt các câu hỏi giúp trẻ so sánh, xếp thứ tự và phân hạng” cây 
 nào cao nhất, cây nào thấp hơn, cây nào thấp nhất và ngược lại. 
Tôi dành đủ thời gian và sự tự do cho trẻ khám phá, tôn trọng những khác 
biệt của từng cá nhân trẻ, đưa ra những câu hỏi có tính gợi mở và chấp nhận 
những câu trả lời khác nhau của trẻ Cứ như vậy trong hoạt động nào tôi cũng có 
thể kết hợp lồng ghép cho trẻ nhận biết, khám phá thế giới xung quanh. 
5.2. Tích hợp giờ hoạt động ngoài trời: 
16 
Ví dụ: chủ đề giao thông, tronng phần quan sát tôi tổ chức cho trẻ quan 
sát xe đạp 
Tôi sẽ chuẩn bị 2 chiếc xe đạp, một chiếc xe giành cho người lớn, một 
chiếc giành cho trẻ em, khi cho trẻ quan sát các bộ phận của xe trẻ sẽ nhận biết 
biết được tác dụng của các bộ phận ấy và chúng có mối liên quan như thế nào 
với nhau, sau đó tôi gợi mở trẻ nêu lên nhận xét của mình tại sao nếu thiếu bộ 
phận đó thì xe có đi được không, tác dụng của chúng như thế nào đối với đời 
sống của con người, sau đó tôi cho trẻ đi thử xe đạp con và hỏi trẻ tại sao con 
chỉ đi được xe đạp con mà lại không đi được xe đạp to, 
Với chủ đề “ Nước và các hiện tượng tự nhiên” buổi sáng tôi cho trẻ quan 
sát bóng cây chiếu về bên nào, hay là chính bóng của trẻ, sau đó tôi nhắc trẻ ghi 
nhớ điểm bóng cây hay bóng của mình và buổi chiều tôi lại cho trẻ xuống kiểm 
chứng lại xem tại thời điểm đó bóng cây, hay bóng trẻ chiếu về hướng nào, gần 
hay xa, hoặc hiện tượng sau mưa có vũng nước trên sân tôi cho trẻ quan sát, 
đánh dấu nơi có vũng nước, nhắc trẻ ghi nhớ đến buổi chiều tôi cho trẻ quan sát 
lại sau đó cho trẻ giải thích tại sao có hiện tượng đó và cuối cùng cô giáo chốt 
lại 
5.3. Tích hợp giờ hoạt động góc 
 Trẻ có thể tự chọn các góc chơi cho mình, chẳng hạn ở góc bé khám phá 
trẻ thích chơi trò chơi câu cá. Mỗi lần câu được một con cá trẻ cảm thấy thích 
thú vô cùng và trẻ càng say mê hơn với công việc của mình. Khi đó tôi đến bên 
trẻ hỏi con có biết tại sao con lại câu được cá không, lúc đó trẻ trả lời “tại miệng 
con cá có gắn nam châm còn lưỡi câu thì bằng sắt, mà sắt thì lại hút nam châm 
nên con câu được ạ” góc nghệ thuật trẻ vẽ hình người, hình con vật trẻ phải nắm 
được cấu trúc của người, vật gồm mấy phần, các phần của chúng như thế nào 
với nhau, khi trẻ đã nắm chắc những điểm đó trẻ sẽ vẽ được cân đối và nhìn rất 
có hồn. Góc sách trẻ tìm sắp xếp theo qui tắc các hình hoặc các con vật 
Góc phân vai tôi đã chuẩn bị đồ dùng bác sĩ, nấu ăn, xây dựng, bán hàng để 
trẻ có thể nhập vai chơi, trong các hộp tôi dán chữ cái để trẻ nhận dạng đồ dùng 
cho dễ, tìm hiểu đồ dùng trong từng góc chơi . 
Kết luận: Từ đó trẻ dễ dàng thực hiện được nhiệm vụ, công việc cụ thể của 
từng góc bác sĩ. 
 Trẻ biết được rằng công việc của mình là khám bệnh, chăm sóc bệnh nhân 
để trẻ hiểu cách chăm sóc mọi người giúp trẻ có kỹ năng sống tốt . 
5.4. Tích hợp giờ ăn: 
Chẳng hạn ở chủ đề “Gia đình” Khi chia cơm cho trẻ song tôi hỏi trẻ 
các con quan sát xem bữa ăn của các con hôm nay gồm có những loại thực phẩm 
17 
nào, loại thực phẩm đó giầu chất dinh dưỡng là gì, tại sao chúng ta cần phải ăn 
đủ cac chất dinh dưỡng, nó giúp gì cho cơ thể chúng ta, còn nếu không ăn đủ các 
chất đó thì chuyện gì sẽ sảy ra cứ như vậy qua tất cả các hoạt động trong ngày 
tôi đều có thể lồng ghép môn khám phá khoa học được . 
6. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Lấy trẻ làm trung 
tâm”: 
Qua kinh nghiệm chăm sóc giáo dục hàng ngày. Tôi hiểu về sở thích của 
trẻ cần được hiểu và tôn trọng, biết tạo cơ hội giúp trẻ thành công, tất cả trẻ đều 
có cơ hội học bằng nhiều cách khác nhau do vậy khi dạy trẻ tôi luôn để trẻ tự trả 
lời đưa những câu hỏi gợi mở cho trẻ kiên nhẫn chờ đợi trẻ trả lời tôn trọng ý 
kiến của trẻ, không chê mà chỉ khen và động viên trẻ, xếp sắp phòng học hợp lý 
,đủ ánh sáng, thẩm mỹ tranh ảnh treo trên đúng góc, màu sắc hài hòa, không 
gian giêng cho trẻ . 
Đồ dùng ngoài trời hàng ngày tôi vệ sinh an toàn cho trẻ trước khi chơi 
Tôi luôn có hành vi cử chỉ, lời nói mẫu mực đối với trẻ, đối sử công bằng với trẻ 
,khi trò truyện ngồi ngang tầm với trẻ,tôn trọng ý kiến của trẻ, kiên nhẫn chờ đợi 
khuyến khích trẻ để trẻ tự tin diễn đạt bằng lời. 
 Chính vì điều đó tôi đã tìm ra một số giải pháp gây sự hứng thú cho trẻ, 
khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động, tự khẳng định bản thân đó là: 
 Trước hết là chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ vì đồ dùng rất cần 
thiết, trẻ mẫu giáo suy nghĩ bằng hình thức tư duy hình tượng trực quan tư duy 
gắn liền với tình cảm. Trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh, hấp dẫn, một 
bức tranh đẹp mới lạ . 
Chính vì thế khi dạy một tiết “Khám phá ” tôi cho rằng đồ dùng trực quan 
là yếu tố quan trọng đối với trẻ, nhưng đồ dùng, đồ chơi phải đẹp, hấp dẫn trẻ, 
phải có màu sắc tươi sáng và không sặc sỡ, phù hợp với trình độ nhận thức và 
nội dung bài, phải đảm bảo kích thước và tính thẩm mỹ, tính an toàn và tính sư 
phạm, phù hợp với trẻ và sẵn có. 
 7. Sử dụng các trò chơi thực nghiệm: 
Trong khám phá khoa học việc sử dụng trò chơi, thí nghiệm 
đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt 
động, phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát 
triển óc quan sát, phán đoán và các năng lực hoạt động trí tuệ,....chính vì vậy mà 
phương pháp sử dụng các trò chơi thực nghiệm luôn đạt kết quả cao trong hoạt 
động khám phá khoa học. 
Ví dụ 1: Làm thế nào có thể nhìn thấy vật trong hộp 
18 
* Mục đích: giúp trẻ nhận biết được nhờ có ánh sang mà ta có thể nhìn 
thấy được các vật trong cuộc sống 
* Chuẩn bị: một hộp cactton đựng 1 thứ gì đó bên trong, sau đó khoét 1 lỗ 
thủng bằng miệng cái đèn pin và vài lỗ nhỏ khác sau đó bịt kín sao cho trong 
hộp tối om, lúc cần có thể tháo ra được 
* Tiến hành: cho trẻ lắc hộp, nhìn qua các lỗ nhỏ và phỏng đoán xem 
trong hộp có vật gì, tại sao không nhìn thấy, làm thế nào để có nhìn thấy vật bên 
trong hộp, cô tháo thêm một vài lỗ nhỏ khác cho trẻ nhì và đoán, cô nói với trẻ 
muốn nhìn thấy vật rõ hơn thì làm thến nào, trẻ phỏng đoán, nếu dùng đèn pin 
chiếu vào thì sao?, cô cho trẻ thực nghiệm và nói lên ý kiến 
* Giải thích và kết luận: 
Muốn nhìn thấy mọi vật xung quanh, đặc biệt là trong hộp kín thì cần phải 
có ánh sáng chiếu vào. 
Ví dụ 3: Thí nghiệm về hiện tượng bay hơi của vũng nước ,tác dụng của 
mặt trời 
- Mục tiêu: Trẻ biết sự bay hơi của nước, tác dụng của mặt trời . 
- Chuẩn bị : Vũng nước ở sân được đánh dấu. 
Buổi sáng cô cùng trẻ quan sát vũng nước, nhắc trẻ chú ý vị trí của vũng 
nước. 
Buổi chiều cô cùng trẻ quan sát cũng chỗ sân đó. 
+ Mời trẻ đưa ra ý kiến thảo luận hiện tượng của vũng nước mà trẻ được 
quan sát. 
* Giải thích và kết luận: 
Ánh sáng mặt trời chiếu vào vũng nước làm vũng nước nóng lên thì sẽ 
bốc hơi khi bốc hơi hết thì vũng nước cạn khô hết do vậy các con bây giờ có 
nhìn thấy còn vũng nước không nào?. 
Ví dụ 4: Nam châm hút gì . 
* Mục tiêu: Cho trẻ biết nam châm có thể hút các vật làm từ kim loại làm 
vật di chuyển ,hút v

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_nham_nang_ca.pdf