Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo Bé (3 - 4 tuổi )

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo Bé (3 - 4 tuổi )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là: “Dân

giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” thì trước hết nhiệm vụ

của giáo dục phải đào tạo ra được những con người mới xã hội chủ nghĩa và con

người đó phải được phát triển toàn diện.

Giáo dục học mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc

dân đã xác định mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ cần phát triển một số nét giá trị,

tính cách phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: Mạnh dạn, tự tin, độc

lập, sáng tạo linh hoạt, tự giác, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào cuộc sống,

chuẩn bị tốt cho việc học tập ở các bậc học sau này.

Chính vì nhiệm vụ nặng nề được đặt ra cho ngành giáo dục mà sự nghiệp

giáo dục của những năm gần đây đã được quan tâm và chú trọng hơn. Đặc biệt

là giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Là

bậc học đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và trí

tuệ cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ hòa nhập môi trường mới. Nó là nền tảng đầu

tiên trong suốt quá trình giáo dục đào tạo con người mới của xã hội chủ nghĩa.

Chính vì vậy mà việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ ngay từ bậc học

mầm non và đặc biệt là trẻ mẫu gáo bé ( 3 - 4 tuổi ) là rất quan trọng và cần

thiết.

pdf 31 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1495Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo Bé (3 - 4 tuổi )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gia vào các hoạt động: 
- Trải nghiệm: Trẻ được học qua thực tế, qua việc làm, qua khám phá tìm tòì. 
- Giao tiếp: Chia sẻ với bạn và học từ mọi người. 
- Suy ngẫm: Suy nghĩ và vận dụng những điều đã lĩnh hội được vào việc giải 
quyết các tình huống. 
-Trao đổi: Diễn đạt và chia sẻ suy nghĩ và mong muốn. 
Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh 
kiến thức. “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” được xem như một quan điểm dạy 
học chi phối cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và cả quan 
điểm dạy học. Do vậy, để xây dựng được kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung 
tâm một cách hiệu quả, tôi đã quan tâm và thực hiện các việc làm sau: 
* Xác định mục tiêu: 
 Xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm được thể hiện ngay từ việc xác 
định mục tiêu và cách viết mục tiêu. Vì vậy khi xác định mục tiêu trong kế 
hoạch bản thân tôi đã căn cứ vào những yếu tố sau: 
Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé( 3- 4 tuổi ) 
11 
 Khả năng tiếp thu kiến thức, nhu cầu học tập khám phá, sở thích của từng 
trẻ trong lớp tôi phụ trách, để có được những kết quả trên tôi đã lựa chọn từ việc 
theo dõi, quan sát trẻ hàng ngày, hằng tuần, hằng tháng 
Nội dung giáo dục cho từng độ tuổi (trong chương trình giáo dục mầm 
non) Ngoài ra, tôi căn cứ vào khả năng, hứng thú của trẻ,; điều kiện nhóm lớp; 
nhu cầu, mong muốn của cha mẹ trẻ muốn trẻ có những kiến thức, kỹ năng nào 
để phù hợp với điều kiện sống của trẻ trong cộng đồng để xác định mục tiêu phù 
hợp khả năng, kinh nghiệm sống của trẻ, đáp ứng được yêu cầu của chương 
trình, phù hợp vói vùng miền, với trường lớp của tôi. 
 Việc xác định mục tiêu luôn tôi luôn hướng vào trẻ, nghĩa là trẻ sẽ làm 
được gì? sẽ như thế nào? sau một năm học (kế hoạch năm), sau 1 tháng (kế 
hoạch tháng) và sau một tuần, ngày (kế hoạch giáo dục tuần, ngày). Do đó mục 
tiêu giáo dục nhất là mục tiêu cho một bài (một nội dung) giáo viên đặt ra cần cụ 
thể, đo được, đạt được, thực tế và có giới hạn về thời gian để có thể dễ dàng xác 
định trong một khoảng thời gian nhất định mục tiêu đã đạt được chưa. 
* Lựa chọn nội dung giáo dục: 
 Khi mục tiêu giáo dục đã được xác định tôi dựa vào mục tiêu để cụ thể 
hóa nội dung của từng lĩnh vực cho từng độ tuổi quy định trong chương trình vì 
nội dung giáo dục trong chương trình là những vấn đề cốt lõi, cơ bản. Ví dụ nội 
dung trong lĩnh vực phát triển nhận thức ( phần khám phá khoa học: đặc điểm, 
công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi; so sánh sự khác nhau, giống nhau 
của 2, 3 đồ dùng, đồ chơi; đặc điểm công dụng một số phương tiện giao thông ... 
dựa vào mục tiêu giáo viên cụ thể nội dung: đặc điểm, công dụng và cách sử 
dụng đồ dùng hay đồ chơi nào? So sánh sự khác nhau và giống nhau thì phải xác 
định so sánh đồ dùng, đồ chơi nào với nhau? Đặc điểm, công dụng của phương 
tiện giao thông nào? xe máy hay ô tô. 
 Những nội dung giáo dục trong kế hoạch là những nội dung cụ thể, trẻ 
muốn biết, gẫn gũi với trẻ, phù hợp với vùng, miền. 
Mục tiêu và nội dung liên quan với nhau do đó có mục tiêu thì phải có nội 
dung. Một mục tiêu có thể có 2-3 nội dung 
* Lựa chọn hoạt động giáo dục. 
Theo Chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục gồm: Hoạt 
động chơi, hoạt động học, hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, hoạt động lao động. 
 Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì. Người giáo viên 
là người hướng dẫn, khuyến kích, gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội nhiều nhất cho trẻ 
được hoạt động, được trao đổi chia sẻ trình bày ý kiến của mình. Đồng thời giáo 
Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé( 3- 4 tuổi ) 
12 
viên phải quan sát để đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá qua 
những câu hỏi thắc mắc của trẻ. 
Trẻ luôn tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, thích làm việc theo 
cặp, theo nhóm nhóm 
 Phương pháp, đồ dùng sử dụng, hình thức tổ chức phù hợp, đúng lúc, 
đúng chỗ để kích thích sự tìm tòi, phám phá của trẻ. Chú trọng cho trẻ được trải 
nghiệm, giao tiếp và trình báy ý kiến 
Quan tâm đến hệ thống câu hỏi: Có hai dạng câu hỏi chính đó là câu hỏi 
đóng và câu hỏi mở: 
Loại câu hỏi đóng: Câu trả lời là có hoặc không hoặc chỉ có một câu trả 
lời đúng duy nhất. Chức năng của loại câu hỏi này thường dùng để đánh giá ở 
mức độ ghi nhớ thông tin, đòi hỏi tư duy rất ít. Loại câu hỏi này thường dùng 
trong phần kết luận hoặc giới thiệu bài để kiểm tra xem trẻ đã hiểu nhiệm vụ và 
hướng dẫn cần làm trong phần phát triển bài 
Loại câu hỏi mở là loại câu hỏi có nhiều đáp án cho trẻ trả lời. Câu hỏi 
này đòi hỏi tư duy nhiều, thường dùng trong phần giới thiệu và phát triển bài. 
Câu hỏi tốt tạo ra một thách thức về trí tuệ, tìm kiếm hiểu biết và tạo hứng thú 
cho trẻ. 
Để có được câu hỏi tốt bản thân tôi đã làm như sau: Chú ý đến mục đích 
của câu hỏi: Hỏi để làm gì? Để hướng dẫn, gợi mở hay để kiểm tra, đánh giá 
mức độ hiểu, hỏi cái gì? Câu hỏi phải phù hợp với trình độ, khả năng để trẻ có 
thể trả lời được và cố gắng để trả lời. Câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến 
phức tạp. Phân bổ câu hỏi cho tất cả các đối tượng trẻ: Trẻ nhút nhát đến trẻ tích cực. 
Đặt ít câu hỏi hơn, nhưng câu hỏi phải khiến trẻ suy nghĩ, không hỏi tràn lan 
và dành thời gian để trẻ suy nghĩ trả lời. 
Không nên vội đánh giá, hãy động viên, khuyến khích để nhận được câu 
trả lời tốt hơn từ trẻ. 
Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi. Trân trọng câu hỏi và câu trả lời của trẻ. 
Đặt ra một số câu hỏi mở để kích thích trẻ suy nghĩ: 
* Con nghĩ thể nào? Làm sao con biết? Tại sao con lại nghĩ như vậy? 
Nếu.. thì sao? Nếu không thì sao? Theo con thì điều gì, cái gì sẽ xảy ra tiếp 
theo? 
Nói tóm lại khi xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm là việc tôi đặt ra 
các câu hỏi và tìm lời giải đáp để có một kế hoạch hoàn chỉnh phù hợp với trẻ là. 
- Một: Hiện tại trình độ của trẻ như thế nào ? Khảo sát, tìm hiểu trẻ. 
- Hai: Trẻ cần học gì tiếp theo ? Chọn mục tiêu. 
Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé( 3- 4 tuổi ) 
13 
- Ba: Trẻ cần làm gì để đạt những mục tiêu, yêu cầu này? Dự kiến các công việc, 
hoạt động cụ thể của trẻ, cho trẻ trải nghiệm nhằm vào các mục tiêu đã đặt ra. 
- Bốn: Những học liệu nào được dùng để thực hiện kế hoạch này? Chọn học 
liệu, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ và cô. 
Ví dụ: Xây dựng kế hoạch mục tiêu giáo dục trong lĩnh vực phát triển nhận thức 
Mục tiêu giáo 
dục năm 
Mục tiêu tháng Mục tiêu giáo dục ngày 
Phát triển nhận 
thức 
Tháng 4 (chủ đề 
Hiện tượng tự 
nhiên) 
 Hoạt động ngoài trời: Quan sát hiện 
tượng đá tan ra thành nước 
Trẻ có khả năng 
quan sát, so sánh, 
phân loại, phán 
đoán, chú ý, ghi 
nhớ có chủ định 
Quan sát, phán 
đoán một số hiện 
tượng tự nhiên 
đơn giản (trời 
sắp mưa, trời 
nắng to..) 
- Kiến thức: - Giúp trẻ nhận biết được sự 
tan ra của đá khi nhiệt độ ấm lên ( quá 
trình đá tan thành nước ). 
- Kỹ năng: quan sát, phán đoán hiện 
tượng đá tan ra thành nước, khả năng so 
sánh vµ ®­a ra kÕt luËn. 
- Thái độ: có ý thức bảo vệ cơ thể: không 
nên uống nhiều nước đá và tránh xa nước 
sôi nóng. 
3.4. Biện pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
a. Xây dựng môi trường trong lớp học 
Trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thì môi trường học tập có nghĩa vụ 
cũng rất quan trọng đối với việc học tập và tiếp thu kiến thức của trẻ. Trẻ em 
vốn rất hiếu kỳ, chúng tò mò mong muốn được khám phá tất cả mọi vật xung 
quanh chúng. Những hình ảnh, những ấn tượng mà trẻ thu nhận được trong 
những năm tháng tuổi thơ sẽ hằn sâu trong trí nhớ suốt cả cuộc đời của trẻ. 
Những điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ. Chính vì 
vậy tôi luôn tâm niệm: Sẽ trang bị cho trẻ một thế giới tự nhiên, một môi trường 
học tập tốt nhất ở ngay tại khu vực lớp học của trẻ. 
 Trước hết tôi làm đẹp môi trường lớp học từ cách bố trí, sắp xếp trong lớp, 
trưng bày đồ dùng, đồ chơi sao cho hấp dẫn đẹp mắt mà vẫn gọn gàng ngăn nắp. 
Mục đích: Giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động vui chơi, góp phần hình 
thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa 
trẻ với trẻ. 
Nhận thức được điều đó, tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên 
trong lớp trang trí sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp 
Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé( 3- 4 tuổi ) 
14 
với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh 
lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ. 
Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của 
trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các 
buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm, nên trẻ rất 
thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán, dạy trẻ 
biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối 
quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi. 
Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho 
trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động 
phong phú, đa dạng hơn .Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với 
đồ vật và rèn luyện kỹ năng. 
 Trong lớp tôi đã bố trí các góc như sau: Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn 
ào 
Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau và xa góc sách, góc xây dựng 
tránh lối đi lại. Góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoài hiên. Các 
góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn và vận động của 
trẻ.Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động 
Ví dụ: Sử dụng giá dựng đồ chơi quay lại tạo thành ranh giới cho góc chơi. 
Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát của 
giáo viên 
Thay đổi vị trí các góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích 
hứng thú của trẻ. 
Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung từng chủ 
đề và sự kiện đang thực hiện, tên góc rõ ràng 
Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Gia đình” góc sách có thể đặt “ Thư viện của gia 
đình bé” nhưng khi sang chủ đề “ thế giới thực vật” góc sách có thể đặt “ Thư 
viện của các loại cây”... 
Ví dụ: Họa sỹ tý hon, hoặc Ai khéo tay, bé thích bài nào. 
Tôi bố trí giá sách chủ yếu là sách vẽ con vật, cây cối, hoa lá, quả hạt  
Tranh ảnh vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể xem và đọc sách ( có que chỉ cho 
việc đọc sách ) Đọc sách theo từng chữ, từng dòng, tôi sắp xếp các hộp đựng vỏ 
cây khô hoa lá ép khô, các loại hạt  Có ngắn nhãn mác và hình ảnh rõ ràng để 
trẻ dễ nhận thấy, trẻ được chơi và làm được những sản phẩm từ những dồ chơi 
ấy. Ngoài ra tôi cũng dùng vỏ hến, ốc trai, sò  vỏ trứng vệ sinh sạch sẽ vừa 
làm đồ dùng, đồ chơi phong phú vừa rẻ tiền vừa dễ kiếm. 
b. Xây dựng môi trường ngoài lớp học 
Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé( 3- 4 tuổi ) 
15 
 Khu vực ngoài hiên tôi xây dựng góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt 
động chăm sóc cây cối: Nhặt cỏ, bắt sâu, tưới nước. Ở nơi đó có những chậu 
hoa đua nở bốn mùa, có tiếng hót véo von, có những đàn cá bơi lội tung tăng, có 
những hạt lạc, hạt đỗ ngày đêm đội đất, nhú mầm. Ở đó tôi đã bố trí phù hợp 
chỗ cho những giò cây leo lá xanh tươi mát. Ở chính nơi này các bé được đắm 
mình thực sự trong thế giới tự nhiên của trẻ, khiến cho trẻ bị hấp dẫn bị thu hút 
từ đó trẻ đã có thể cảm nhận sự vật hiện tượng, được trải nghệm chúng một cách 
tự nhiên nhất 
Tất cả những điều đó như tạc vào tâm hồn trẻ cả một thế giới tự nhiên 
sống động, tươi mát, trong trẻo. Để trẻ đắm mình trong thế giới tự nhiên để trầm 
trồ, ngắm nghía, thậm chí là đưa tay để sờ, để cảm nhận. Sự vui tươi, hứng khởi 
đã lộ rõ trên khuôn mặt trẻ. Bởi chính cô giáo chúng đã mang đến cho chúng cả 
một thế giới thiên nhiên, thế giới bạn bè đầy thân thiện. 
Ví dụ: Một số hình ảnh ở các góc 
 Hình ảnh góc: Thiên nhiên Hình ảnh góc:Khám phá khoa học 
Hình ảnh góc: Xây dựng 
Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé( 3- 4 tuổi ) 
16 
 Hình ảnh góc: Toán Hình ảnh góc: Kỹ năng 
 Hình ảnh góc: Bán hàng Hình ảnh góc: Sách truyện 
 Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, chúng 
tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập 
tình yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể bày tỏ 
những thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc” rất trẻ con của mình. 
C. Làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi. 
Đồ chơi là người bạn không thể thiếu trong các trò chơi của trẻ và là 
nguồn vui của trẻ thơ, là những phương tiện trẻ dùng để vui chơi, là những đồ 
vật cụ thể giúp trẻ cầm, nắm dễ dànggiúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung 
quanh, làm quen với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật khác nhau , 
biết được công dụng của chúng trong sinh hoạt và trong lao động của con người, 
còn là phương tiện giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ giữa người với 
người trong xã hội và dần dần biết gia nhập vào những mối quan hệ đó. Đồ chơi 
còn có tác dụng thúc đẩy, hình thành và phát triển các chức năng tâm lý, góp 
phần hình thành nhân cách ở trẻ trong đó việc phát triển tình cảm thẩm mỹ rất 
quan trọng. 
Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé( 3- 4 tuổi ) 
17 
Vai trò và ý nghĩa của đồ chơi thật to lớn và sâu sắc, là nhu cầu tự nhiên 
không thể thiếu đối với cuộc sống tinh thần đối với mỗi đứa trẻ. Đồ chơi được 
lựa chọn đúng đắn sẽ thúc đẩy hoạt động trí tuệ của trẻ em. Có những đồ chơi 
giúp phát triển các cơ quan thụ cảm, những đồ chơi mô phỏng các đồ vật giúp 
trẻ nắm được hình dáng, cấu tạo, công dụng và phương thức sử dụng. Có những 
đồ chơi thôi thúc trẻ tập nói, phát triển ngôn ngữ và làm phong phú thêm vốn từ. 
Những đồ chơi lắp ráp hay phương tiện giao thông giúp trẻ rèn luyện các thao 
tác trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại,...làm phát triển tư duy ở 
trẻ thơ một cách hoàn thiện. 
Chính vì thế mà đồ dùng cần phải đẹp, phong phú, sáng tạo, mới mẻ, đảm 
bảo sự an toàn tuyệt đối, dễ sử dụng thì tiết học sẽ đạt được 50% hiệu quả của 
sự thành công. Đặc biệt là những loại đồ dùng tự làm, luôn thực tế, sinh động và 
bám sát với yêu cầu của tiết học nên chắc chắn sẽ hấp dẫn trẻ hơn so với những 
loại đồ dùng mua sẵn. Hiểu được điều này nên tôi đã mang hết khả năng của 
mình để làm ra những loại đồ dùng, đồ chơi phong phú, nhiều chủng loại. Tôi 
gom nhặt những loại phế liệu như lọ nhựa, can nhựa, vải lỉ vụn, mùn cưa, lá 
cây, bìa, giấy các loại, ống và chai tiếp nước, màu vẽ, vỏ thạch Từ những thứ 
tưởng chừng như vô chi vô giác ấy nhưng bằng sự chịu khó, mầy mò, suy nghĩ: 
phải làm sao tạo cho nó một vẻ đẹp, và thổi vào đó cái hồn để thu hút sự chú ý 
của trẻ. Được nhà trường cấp cho tranh dạy môi trường xung quanh, lô tô các 
loại...Ngoài ra tôi còn tự làm đồ dùng phục vụ tiết dạy, các loại tranh ảnh, hình 
ảnh, các con vật, cây cỏ, hoa lá ... Sưu tầm tranh có hình ảnh đẹp xử dụng trong 
việc cho trẻ KPKH. Tận dụng các hình ảnh ở lốc lịch, bìa, hoạ báo, ảnh cũ ... 
Vừa trang trí lớp vừa làm đồ dùng đồ chơi . 
Đặc biệt, trẻ ở độ tuổi này rất thích tự tìm tòi, khám phá những điều mới 
lạ trong cuộc sống, qua thao tác với đồ chơi, trẻ sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm và 
hiểu biết nhiều hơn. Nếu trong một tiết học, cô không sử dụng đồ dùng trực 
quan thì sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ và trẻ chóng chán, khiến chất 
lượng dạy và học không cao. Đồ dùng trực quan là một minh họa sinh động để 
giúp trẻ chú ý và tiếp thu một cách nhanh chóng nội dung vấn đề cô cần truyền 
đạt. Đồ chơi tự tạo là dụng cụ học tập đơn giản dễ dàng phục vụ hoạt động chơi 
mà học của trẻ, cách thức chơi với đồ chơi và những đồ chơi mà trẻ thích phải 
thay đổi theo sự phát triển của trẻ. Càng có nhiều cách để trẻ chơi với một đồ 
chơi thì trẻ càng học được nhiều. 
Tôi tận dụng bìa cát tông làm những con vật có dây dật thật sinh động 
,hấp dẫn , gây hứng thú với trẻ. Sau đó để trẻ tự điều khiển, để trẻ biết con vật 
này có chân hay có cánh , có chân thì biết chạy có cánh thì biết bay . 
Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé( 3- 4 tuổi ) 
18 
Tôi để cho trẻ tự làm một sản phẩm như tranh vẽ về các con vật, cỏ cây 
,hoa lá, hoặc các sản phẩm nặn những đồ vật xung quanh trẻ, các sản phẩm tạo 
hình ,tranh từ những phế liệu, cô và trẻ cùng làm thể hiện vốn hiểu biết phong 
phú của trẻ về thế gới xung quanh. 
Với những đồ dùng, đồ chơi được phát và tự làm khi tôi đa vào sử dụng 
trong tiết dạy môi trường xung quanh, tôi thấy trẻ rất hào hứng , hứng thú học, 
trẻ hiểu biết nhiều ,quan sát rất tốt , tìm rất nhanh các vật mẫu cô đưa ra, so sánh 
và phân loại cũng rất rõ ràng , rành mạch , ngôn ngữ rất phát triển, trẻ thuộc rất 
nhiều thơ ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các câu đố về các con vật, các cây hoa, các 
loại quả ... Tư duy của trẻ cũng nhanh và chính xác hơn . 
 Trong suốt một khoảng thời gian cố gắng thì số lượng đồ dùng tương đối 
nhiều đủ để phục vụ cho các tiết học làm quen với môi trường xung quanh. và 
tôi lại tiếp tục tranh thủ vẽ tranh, tôi vẽ các bức tranh về con gà, con vịt về thế 
giới động, thực vật, về một số nghề trong xã hộivà về muôn vàn những sự vật 
hiện tượng mà hàng ngày trẻ sẽ được làm quen. Với cả một kho tàng đồ dùng 
phong phú như vậy sẽ góp một phần không nhỏ làm lên sự thành công của các 
tiết dạy, cũng như nâng cao chất lượng của bộ môn làm quen với môi trường 
xung quanh cho trẻ 3 - 4 tuổi. 
 Hình ảnh: Đồ dùng, đồ chơi tự tạo 
 Hình ảnh: Trẻ chơi với đồ chơi tự tạo 
Một số biện pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ mẫu giáo bé( 3- 4 tuổi ) 
19 
3.5 Biên pháp 5: Đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ 
thông tin trong giờ học 
 Đổi mới phương pháp giảng dạy là quá trình phối hợp linh hoạt và hợp lý 
những kinh nghiệm, thành tựu sử dụng, điều kiện cơ sở vật chất và cải tiến các 
phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên. Đổỉ mới phương pháp nhằm tích 
cực hoá các hoạt động dạy và học, khuyến khích giáo viên chủ động, sáng tạo, 
dạy học tập trung vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm để phát triển mọi khả năng của 
trẻ, tổ chức hướng dẫn trẻ học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của mình và 
có niềm tin trong lao động, học tập. 
 Với những hiểu biết của bản thân về đổi mới phương pháp giảng dạy tôi đã 
tự đặt ra những yêu cầu khi tổ chức một giờ học như sau: 
* Đối với giáo viên. 
Nghiên cứu kỹ bài soạn và phân tích sư phạm bài dạy cụ thể. Soạn kế 
hoạch giáo dục, xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng bài học và các hình thức 
tổ chức hoạt động trong tiết dạy. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, những nội dung 
khó, mục đích giải quyết. Dự kiến những tình huống ở trẻ và cách khắc phục. 
Chọn hình thức tổ chức tiết học phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của lớp, 
phù hợp với đề tài dạy và lĩnh vực đã chọn 
Để tổ chức một tiết dạy phải tuỳ vào nội dung và mục đích cụ thể của bài 
dạy để xác định cách tổ chức hoạt động cho trẻ làm thế nào để có kết quả cao nhất 
VD: Nếu mục đích của bài dạy chủ yếu rèn kỹ năng thì coi trọng cách học cá 
nhân của trẻ. 
Tôi thực hiện việc đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 
không có nghĩa là tôi loại bỏ hoàn toàn phương pháp cũ mà về cơ bản vẫn phải 
tuân thủ các bước trong suốt tiến trình của tiết học, vẫn phải dựa trên cơ sở 
phương pháp dạy đặc trưng của các bộ môn. Đổi mới phương pháp là cách học “ 
Lấy trẻ làm trung tâm” dựa trên sự hiểu biết, hứng thú nhu cầu của trẻ mà ta 
đưa ra nội dung bài dạy, kiến thức sao cho phù hợp với trẻ. Hình thức tổ chức 
tiết học đa dạng, phong phú tuỳ vào sự sáng tạo của giáo viên để tiết học trở lên 
nhẹ nhàng, không gò bó, áp đặt trẻ theo đúng tính chất: “ Học mà chơi, chơi mà 
học” của trẻ mầm non. 
*Đối với trẻ. 
Tôi khuyến khích trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cùng cô, giúp 
trẻ tự tin trong giao tiếp, tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ, tạo tâm thế thoải mái c

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_lay_tre_lam.pdf