Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh

- Từ những việc làm trong năm học này, với kết quả đạt được trong quá trình thực hiện, tôi cảm thấy bản thân mình cần phải cố gắng hơn nữa để giúp học sinh bớt nghỉ học, có hứng thú đến trường, đến lớp nhiều hơn. Bản thân phải không ngừng học tập ở bạn bè đồng nghiệp để công tác chủ nhiệm của mình đạt chất lượng cao hơn. Đồng thời với những gì đạt được tôi rút ra một số biện pháp sau:

 Bản thân giáo viên luôn đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và tạo cơ hội cho học sinh được tham gia tiếp xúc với mọi người, tham gia hoạt động và học tập với các bạn để được lĩnh hội những kiến thức văn hóa, hình thành những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi.

 Giáo viên và các bạn hợp tác với học sinh gặp những khó khăn thì quá trình hòa nhập của các em sẽ thuận lợi hơn và kết quả học tập, các hoạt động khác của các em sẽ được nâng cao hơn.

 Sự sôi nổi, vui vẻ trong giờ học luôn đem đến cho học sinh những cảm giác thoải mái, đồng thời tạo điều kiện để giúp giáo viên đưa học sinh vào hoạt động trong giờ học một cách tự nhiên mà không phải khó khăn.

 Khi thất bại cũng không nản lòng, dù vấp phải khó khăn trở ngại cũng không bi quan, tin ở học trò, yêu thương các em thực sự, đem hết khả năng và lòng nhiệt huyết của mình để giảng dạy, tự phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ.

 

doc 18 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 849Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong những năm gần đây, hiện tượng nghỉ học, bỏ học ở học sinh diễn ra khá phổ biến, là mối quan tâm trăn trở của những người làm nghề (trồng người) và cũng là mối quan tâm của các bậc phụ huynh. 
Câu hỏi: “Làm thế nào để ngăn ngừa, khắc phục tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học?” là vấn đề muôn thuở của nhà trường, đồng thời không ít cán bộ quản lý trường học, giáo viên đã dành một thời gian khá lớn cho công việc này. 
Nguyên nhân tạo ra thực trạng trên từ nhiều phía vì tất cả đều có nguồn gốc phức hợp. Đó có thể từ gia đình, nhà trường, xã hội, bạn bè. Tuy nhiên, với chức năng là một cơ quan giáo dục chuyên biệt, nhà trường vẫn luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp các em yên tâm học tập mà không nghỉ học, bỏ học cũng như vận động thuyết phục học sinh bỏ học trở lại trường và xem việc đến trường để học các môn học là (mục tiêu) của chính các em. 
Để học sinh thực hiện tốt mục tiêu đến trường, trong những năm học qua, bản thân tôi đã chủ động tìm hiểu, áp dụng nhiều biện pháp, cách thức và bước đầu đã đạt được hiệu quả. 
Chính vì vậy, tôi xin ghi lại nơi đây một vài đóng góp nhỏ gọi là “Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh” để các anh chị đồng nghiệp tham khảo thêm trong quá trình thực hiện cộng tác chủ nhiệm lớp của mình. 
II. CƠ SỞ THỰC TẾ: 
Là một giáo viên tiểu học, phải đứng trước một thực trạng đau lòng là các em học sinh hiện nay mới chỉ học lớp 5 mà đã có tâm trạng muốn bỏ học, không thích đến lớp. Tôi cảm thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm và bổn phận.
 Làm thế nào để các em ham muốn đến lớp, và cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Từ sự suy nghĩ đó. Tôi quyết định đem hết khả năng, nhiệt tình sự nỗ lực phấn đấu của bản thân giúp đỡ các em trở lại trường. 
 Dưới sự nỗ lực của người thầy đồng thời cùng sự phấn đấu quyết tâm hết mình của trò nên đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Điều đó mang lại cho tôi niềm hạnh phúc sung sướng. Tôi đã quyết định chọn đề tài này và xin ghi lại đây những kinh nghiệm nhỏ bé mà tôi đã thực hiện trong năm học này và đạt kết quả tương đối khả quan. Mong rằng những kinh nghiệm này phần nào giúp ích cho các đồng nghiệp nhất là các em học sinh. 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 
Thuận lợi: 
Được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, ngay từ đầu năm học tôi đã được phân công chủ nhiệm lớp 52 với sĩ số là 25 học sinh. 
Được sự chỉ đạo quan tâm thường xuyên của các ban ngành, đặc biệt của Ban giám hiệu nhà trường kết hợp với sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp. 
Khó khăn:
Còn một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình, vì vậy nên họ chưa kiểm tra nhắc nhở con em họ học tập. 
Ý thức tự học của các em chưa cao. 
Phần lớn học sinh trong lớp là con em nông dân nên ngoài việc học các em còn phải phụ giúp gia đình. 
Do quan niệm của một số phụ huynh, chỉ cần cho con em mình học biết chữ là được. 
 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HỌC SINH NGHỈ, BỎ HỌC: 
Do khó khăn trong quá trình học tập:
Đối với học sinh tiểu học, mục đích dạy học là giúp các em nắm được năm kỹ năng cơ bản như: đọc, đánh vần, làm toán, viết và nói. Thế nhưng nhiều học sinh không thành thạo các kỹ năng trên và đã gặp trở ngại trong học tập. Từ đó, mang lại sự chán nản, mất tự tin và cuối cùng là nghỉ, bỏ học. 
Điều này được biểu hiện như: 
Một số học sinh gặp khó khăn trong việc đọc do thuật ngữ tiếng địa phương, tiếng đồng bào dân tộc thiểu số hay do khuyết tật nên đã tự ti, mặc cảm khi phải đọc trước bạn bè và đã tỏ ra sợ sệt, e dè. 
Một số học sinh gặp trở ngại trong việc làm toán như: những trục trặc ban đầu về phát triển kỹ năng trong phép đếm, phép cộng, phép trừ, những trục trặc trong việc lưu giữ kiến thức trong trí nhớ. Từ đó, những con số, những bài toán trở thành sự khó khăn, vất vả trong môn học và những bài kiểm tra đã trở thành bức rào ngăn cách đối với các em.
Một số học sinh tỏ ra tự ti khi bạn bè trêu ghẹo vì bài viết chính tả, tập làm văn bị điểm thấp và dẫn đến cảm thấy mình thua kém bạn bè, sự mặc cảm ngày càng gia tăng. 
Do sự tự ti, mặc cảm vì bệnh hay một khuyết tật:
 Trong thực tế, một số học sinh có sự trục trặc trong phát triển của cơ thể. Các em đến trường, thường xuyên bị bạn bè chọc ghẹo bởi một khiếm khuyết nào đó trên cơ thể Có thể nói lúc đầu em cho là điều không quan tâm nhưng khi sự phát triển theo cấp học, lớp học buộc lòng em phải so sánh mình cùng bạn bè trang lứa. Em cảm thấy mình không được diễm phúc như các bạn, sự mặc cảm đó ngày càng tăng cao khiến em tách rời mình với các bạn. Sự tách rời mình ra tập thể dẫn đến em cảm thấy lẻ loi, đơn độc và cũng từ đó em cảm thấy mình không thích nghi với môi trường hiện tại là lớp học, nhà trường dẫn đến việc nghỉ, bỏ học sẽ diễn ra. 
Do hoàn cảnh gia đình: Gia đình là yếu tố rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Kinh nghiệm cho thấy trẻ sống trong một gia đình mà các thành viên gắn bó chặt chẽ với nhau, đặc biệt là mối quan hệ ổn định giữa cha và mẹ dễ tạo cho trẻ thuận lợi trong học tập. Nhưng cũng có những vấn đề ngược lại với những trẻ sống trong một gia đình có sự bất hòa giữa cha và mẹ. Điều đáng buồn là ngày nay theo nhịp sống của nền kinh tế thị trường, do bận rộn nhiều công việc. Các bậc cha mẹ ít có thời gian gắn bó, chăm sóc con mình trong học tập. Hoặc có trường hợp trẻ sống trong một gia cảnh khó khăn, cha mẹ thường xuyên đau yếu. 
Từ những thực tế trên dẫn đến cho trẻ bị tê liệt về mặt cảm xúc tinh thần, có hành vi nông nổi, thái hóa, nói dối những hành vi đó không phù hợp với môi trường giáo dục của nhà trường và tất nhiên trẻ cảm thấy mình bị cô lập, mất lòng tin và chuyện nghỉ, bỏ học là tất yếu. 
Tác động của môi trường, xã hội:
Hình ảnh một đứa trẻ sinh ra, lớn lên, thành công trong học tập là niềm vui chung của các bậc cha mẹ, cho xã hội. Thế nhưng, theo sự phát triển của nền kinh tế thời mở cửa và sự phát triển của giới truyền thông (sách, báo, phim ảnh), một số học sinh theo sự hiếu kỳ đã học theo cách nói, cách làm mà những gì mình đã biết Các em muốn thể hiện cái “tôi” của mình theo model thời đại, phát sinh tính ương ngạnh, thiếu lễ phép, bất cần nhằm đáp ứng nhu cầu nhất thời. Sự tác động của môi trường xã hội làm cho các em cảm thấy vui hơn, thích hơn. Từ đó việc nghỉ, bỏ học là không tránh khỏi. 
Ngoài những nguyên nhân trên còn có các nguyên nhân khác trong việc thích nghi môi trường mới, lạ, do sự khác biệt về văn hóa, tư chất cá nhân, do việc gặp khó khăn trong việc hòa nhập trường lớp (Điều này tạm thời và sẽ qua đi nhưng các em có thể ngày càng tệ hơn nhất là khi chuyển lớp). Mặt khác, những biến cố xảy ra trong gia đình như có người đau yếu qua đời hay cha mẹ ly thân, ly dị càng làm cho trẻ càng thêm khó khăn khi mất khả năng hội nhập vào trường học. 
Từ những nguyên nhân trên, bản thân tôi đã mạnh dạn đề ra và áp dụng các biện pháp đó là: 
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 
Giúp học sinh khắc phục khó khăn trong học tập: 
Bản thân giáo viên luyện nói cho học sinh mỗi tuần một giờ ngoài giờ lên lớp và luyện đọc cho học sinh qua các giờ ra chơi, hướng dẫn đọc thêm ở nhà cùng với việc phân công học sinh khá cùng đọc hỗ trợ đối với những học sinh gặp khó khăn trong nói và đọc. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh gặp khó khăn trong tính toán về cách nhận dạng kiến thức, củng cố kiến thức bằng cách ôn luyện theo mỗi ngày. Quan tâm đặc biệt đến các em, hướng dẫn những học sinh khá, giỏi cùng học với các em. Hoặc trực tiếp cùng gia đình phối hợp hướng dẫn các em học ở nhà, ở trường. Đồng thời động viên, tuyên dương kịp thời những em có tiến bộ rõ nét, khuyến khích các em có sự phấn đấu cao hơn. 
Thoát khỏi sự tự ti, mặc cảm: 
Lúc này vai trò của giáo viên hết sức quan trọng đối với tâm hồn trẻ. Người thầy có thể là cha mẹ hoặc là người bạn và sự “Đóng góp” này giúp cho các em vượt qua khó khăn. Chính vì vậy, mỗi người thầy là người tương tác với các em trong việc học tập, sinh hoạt và cốt yếu là luôn cân bằng giữa tư cách là người giữ kỷ cương, là người bạn tâm tình mỗi khi các em cần sự giúp đỡ. Do vậy, mỗi lời hỏi thăm, mỗi cử chỉ chăm sóc của thầy (cô) sẽ giúp các em thoát khỏi mọi tự ti, mặc cảm. 
Quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: 
Trong gia đình, bên cạnh việc người mẹ chăm sóc con chu đáo, tươm tất để học sinh có điều kiện đến trường thì vai trò người cha cũng không kém phần quan trọng trong việc dạy dỗ và phát triển cùa học sinh. Do vậy, các bậc cha mẹ phải có hình thức nuôi dạy phù hợp, dành nhiều thời gian hơn và hãy sẵn lòng quan tâm, thương yêu, dưỡng dục cho tất cả con cái của mình và nhất là những đứa con cá biệt, thiểu năng. 
Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, người giáo viên cần phát huy sự trợ giúp của tập thể lớp, cùng động viên cả lớp quan tâm đóng góp một phần công sức của mình giúp bạn vượt qua hoàn cảnh khó khăn, thông qua việc giáo viên đề ra thực hiện tinh thần “Lá lành đùm lá rách” hay “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Đồng thời giáo viên cần tham mưu với Ban giám hiệu, phối hợp với tổng phụ trách đội xét, tặng học bổng cho các em. Lúc đó sự tương tác giữa gia đình, nhà trường là nguồn động viên giúp trẻ hòa nhập mình vào việc học tập và ngày một tốt hơn. 
Tác động của môi trường, xã hội: 
Có nhiều học sinh bộc phát nhân cách của mình một cách nhanh chóng mà bề ngoài khó nhận biết. 
Ở trường, việc học tập của các em có đấu hiệu của một sự khủng hoảng như: học không vào, cúp cua (trốn học) và dị ứng với thầy cô giáo, nhất là sự nổi lên rầm rộ của phong trào chơi Game đang diễn ra phổ biến. 
Ở nhà các em làm cho cha mẹ phải trăn trở, lo lắng, quậy phá quá mức hay lơ đễnh không thèm để ý bất cứ chuyện gì cả. 
Đối với những trường hợp trên, giáo viên cần linh động các biện pháp giải quyết, bảo đảm mối quan hệ gắn bó giữa gia đình, nhà trường, tăng cường biệ pháp thuyết phục mà không chê trách, răn đe, quở phạt. Để hướng các em hòa nhập cùng tập thể lớp, có thể phân công các em đảm trách một nhiệm vụ nào đó trong lớp hay ghi tên, động viên các em tham gia vào đội tuyển của các môn thể thao hay các phong trào khác trong hoạt động nhà trường. Từ đó, sự say mê trong nhiệm vụ mới, được sự tin yêu của bạn bè, được sự thương mến của thầy, cô sẽ giúp em vượt qua mọi thị hiếu do môi trường tác động. 
Mặt khác, đối với những em có mặc cảm do có sự khác biệt về thành phần dân tộc (Kinh, Chăm, Khơ me ) hoặc do chưa thích nghi với môi trường như: chuyển trường, lưu ban thì lúc này vai trò của giáo viên rất quan trọng. Ta có thể kể câu chuyện “Kinh và Ba na đều là anh em” để hướng tới sự đoàn kết là một. Bên cạnh đó, những cử chỉ, giọng nói của giáo viên tạo nên sự gần gũi giữa hai mối quan hệ là rất cần thiết. Một cái xoa đầu, một lời hỏi thăm là bản thân giáo viên đã tạo cho học sinh một sự tin tưởng, dễ gần, lòng cảm mến của học sinh đối với giáo viên, giúp các em xóa đi những mặc cảm, tự ti để hòa nhập với tập thể tốt hơn và ý định chán nản, bỏ học, nghỉ học sẽ dễ dàng xóa đi trong đầu óc non nớt của các em. 
Ngoài ra: để ngăn ngừa, khắc phục và phát huy sự thành công của nghệ thuật thuyết phục học sinh trở lại trường, lớp sau khi nghỉ, bỏ học thì bản thân giáo viên cần kết hợp chặt chẽ nhiều mặt khác như: 
Lập kế hoạch giáo dục cá nhân để cung cấp kiến thức, phát triển năng lực và hạn chế tối đa những khó khăn của học sinh như đã nêu, giúp các em hòa nhập một cách tốt nhất với các bạn. 
Thường xuyên khai thác đúng mức các biện pháp sử dụng hệ thống câu hỏi và hướng dẫn tỉ mỉ, giải thích nhiều lần để khuyến khích học sinh tự giải quyết vấn đề khó khăn trong học tập 
Bố trí chỗ ngồi thuận lợi, quan tâm và dành nhiều thời gian trò chuyện tiếp xúc với các em. Đồng thời, luôn tạo ra các tình huống mà từng học sinh đều có thể thệ hiện mình trong đó, còn giáo viên thì cổ vũ, khuyến khích mọi thành công của các em dù là những thành công rất khiêm tốn. 
Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, Công đoàn trong nhà trường để có sự hỗ trợ và thường xuyên trao đổi với phụ huynh về kế hoạch giáo dục, thuyết phục các em. 
Hướng những em định nghỉ, bỏ học cùng tham gia các phong trào nhà trường nhằm mục đích động viên. 
Hợp tác với những cán bộ lớp gương mẫu lập ra “Đôi bạn cùng tiến” và đề ra những hình thức thi đua khen thưởng để khích lệ tinh thần học tập của các em. 
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Với những biện pháp nêu trên tôi đã thực hiện một cách kiên trì và nhẫn nại. Tôi thấy có sự tiến bộ rõ rệt, kết quả đạt được như sau: 
Năm học
Sĩ số
Đầu năm
Cuối năm
Bỏ học
2004 – 2005
33/17
33/17
31/17
2
2005 – 2006
35/18
35/18
33/18
2
2006 – 2007
32/20
32/20
31/19
2
2007 – 2008
33/18
33/18
32/18
1
2008 – 2009
38/20
38/20
37/19
0
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ những việc làm trong năm học này, với kết quả đạt được trong quá trình thực hiện, tôi cảm thấy bản thân mình cần phải cố gắng hơn nữa để giúp học sinh bớt nghỉ học, có hứng thú đến trường, đến lớp nhiều hơn. Bản thân phải không ngừng học tập ở bạn bè đồng nghiệp để công tác chủ nhiệm của mình đạt chất lượng cao hơn. Đồng thời với những gì đạt được tôi rút ra một số biện pháp sau: 
Bản thân giáo viên luôn đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và tạo cơ hội cho học sinh được tham gia tiếp xúc với mọi người, tham gia hoạt động và học tập với các bạn để được lĩnh hội những kiến thức văn hóa, hình thành những kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi. 
Giáo viên và các bạn hợp tác với học sinh gặp những khó khăn thì quá trình hòa nhập của các em sẽ thuận lợi hơn và kết quả học tập, các hoạt động khác của các em sẽ được nâng cao hơn. 
Sự sôi nổi, vui vẻ trong giờ học luôn đem đến cho học sinh những cảm giác thoải mái, đồng thời tạo điều kiện để giúp giáo viên đưa học sinh vào hoạt động trong giờ học một cách tự nhiên mà không phải khó khăn. 
Khi thất bại cũng không nản lòng, dù vấp phải khó khăn trở ngại cũng không bi quan, tin ở học trò, yêu thương các em thực sự, đem hết khả năng và lòng nhiệt huyết của mình để giảng dạy, tự phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. 
Việc lựa chọn nội dung và bố trí thời gian cho các tiết học cá nhân cho học sinh gặp khó khăn trong học phải được sắp xếp, vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với những khó khăn điều kiện từng lớp. 
Sự động viên thật là quan trọng đối với chúng ta, nhất là đối với lứa tuổi học sinh tiểu hoc. Do vậy, là thầy cô giáo càng không thể quên rằng một chức năng không thể thiếu được trong các chức năng của nghề giáo là động viên, khích lệ trẻ. 
Tham mưu với các cấp chính quyền địa phương, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động tới gia đình học sinh, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng trong toàn xã hội để học sinh đi học chuyên cần. 
Huy động các nguồn lực giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ sách giáo khoa, văn phòng phẩm, mua tài liệu đọc thêm, dụng cụ thể thao để thu hút các em vào hoạt động vui chơi giải trí. 
Đó là những suy nghĩ, công việc của tôi đã thực hiện và đạt được trong năm học này, đây chưa phải là kinh nghiệm mới mẻ và cũng chưa phải là một biện pháp chuẩn mực lắm nhưng nó đã tác động rất lớn đến kết quả của các em. Tôi hy vọng rằng nó cũng phần nào giúp ích cho các anh, chị đồng nghiệp trong công tác chủ nhiệm lớp của mình. 
Những biện pháp trên đây cũng còn nhiều hạn chế, rất mong các anh, chị đồng nghiệp vui lòng góp ý bổ sung để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng hoàn thiện hơn và có tác dụng tích cực đến công tác chủ nhiệm của lớp mình. 
Minh Hòa, ngày 02 tháng 02 năm 2010
Người viết
Nguyễn Thị Hương
MỤC LỤC
Số TT
Mục
Nội dung
Trang
01
A
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
I
Cơ sở lý luận
1
II
Cơ sở thực tế
2
02
B
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3
I
Đặc điểm tình hình
3
II
Nguyên nhân dẫn đến học sinh nghỉ, bỏ học
4 – 6
III
Biện pháp thực hiện
7 – 10 
IV
Kết quả đạt được
11
03
C
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
12 – 13
04
Mục lục
14
05
Phần đánh giá nhận xét của Hội đồng khoa học các cấp.
15 – 17 
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_duy_tri_si_so_hoc_sin.doc