Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn chi tiết tiêu biểu trong giảng dạy bài kí Cô Tô

Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn chi tiết tiêu biểu trong giảng dạy bài kí Cô Tô

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Một trong những thể loại được đưa vào sách Ngữ Văn mới khá nhiều là thể

ký: Chỉ riêng ở sách giáo khoa Ngữ Văn 6 - tập 2 đã có 5 tác phẩm. Học sinh lớp

6 là đối tượng còn non nớt ngây thơ. Một bài ca dao, một câu chuyện cổ có lẽ lôi

cuốn hấp dẫn các em dễ dàng hơn là những trang ký ngồn ngộn sự sống. Đó

chưa kể những bài ký nặng về chất chính luận, thiên về sự kiện, quả là một thử

thách đối với các em. Vậy làm thế nào để các em tiếp nhận với những bài ký

một cách hứng thú, phát hiện ra được nét riêng, hấp dẫn ở mỗi tác phẩm là điều

trăn trở khi tôi dạy thể loại này cho đối tượng lớp 6.

Với những băn khoăn trên tôi đã cố gắng khai thác các cách tiếp cận

những bài ký khác nhau. Cùng thể loại nhưng bài thì thiện về ký sự( sự việc),

bài thì thiên về cảm xúc( tuỳ bút), bài lại thiên về chất chính luận( Lòng yêu

nước), bài lại thiên về thuyết minh (Cây tre Việt Nam), bài ký mở đầu cho chuỗi

tác phẩm ấy là "Cô Tô" của Nguyễn Tuân.

pdf 21 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 469Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn chi tiết tiêu biểu trong giảng dạy bài kí Cô Tô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 
 Thông thường khi cơn bão đi qua, người ta thường nhận thấy sự đổ nát, 
tàn phá của nó. Riêng ở bài ký này, qua các cảm nhận của nhà văn ta không 
nhận thấy điều đó; Thậm chí cảnh vật lại hiện lên như mang một sắc thái mới, 
tinh khôi, quang đãng như vừa được gột rửa, thay áo mới; cảnh vật bừng lên 
trong những nét đẹp đầy sức sống, như một cuộc hồi sinh kỳ diệu. Nếu chú ý 
đọc kỹ tác phảm ta sẽ thấy rất nhiều câu văn, hình ảnh, tác giả đã nhấn mạnh vào 
thời khắc sau bão. Ví dụ " Sau mỗi lần giông bão bao giờ bầu trời Cô Tô cũng 
trong sáng như vậy..." và một loạt hình ảnh minh hoạ cho điều đó. 
 " Cây lại thêm xanh mượt 
 Nước lại lam biếc đậm đà hơn 
 Cát lại vàng giòn hơn nữa... 
 Lưới càng thêm nặng..." 
 Một loạt phụ từ được sử dụng: "Lại"( 3 lần), "Càng" (1 lần) để diễn tả ý 
nghĩa tiếp diễn tăng tiến: Cảnh vật như ta thấy quả thật là đẹp hơn, đậm sắc hơn 
nhiều khi bão vừa đi qua, cứ như là một phép màu nhiệm. 
 + Ở bức tranh thứ hai: Cảnh mặt trời lên ta cũng nhận thấy điều này: Mặt 
trời bừng lên trong một không gian thật mới lạ"Sau trận bão, chân trời ngấn bể 
sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi..." Dường như khi trận bão đi qua giông 
tố phũ phàng mới đủ sức gột rửa để " lau" đi hết "mây, bụi" cho nên trở nên 
trong veo" như một tấm kính": làm nền cho vầng thái dương xuất hiện. Phải 
chăng vì thế mà "quả trứng thiên nhiên" ấy càng "hồng hào", "thăm thẳm", 
"đường bệ" chẳng khác gì một "mâm lễ phẩm" tiến ra từ trong bình minh. 
_ Hinh ảnh so sánh “y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để 
mừng cho sự trường thọ ..trên muôn thưở biển Đông” Nguyễn Tuân đã ví cảnh 
mặt trời mọc như một “mâm lễ phẩm”mà thiên nhiên ban tặng cho con người 
để dâng lên thần biển uy nghiêm , “mừng cho sự trường thọ”của những người 
ngư dân, cầu cho một cuộc sống an bình đối với người dân miền biển. 
 Bên cạnh vẻ đẹp tráng lệ của mặt trời tác giả còn điểm xuyết một số nét vẻ 
bâng quơ nhưng theo tôi thật tài hoa và tinh tế. Đó là hình ảnh "Vài chiếc nhạn 
 5 
mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể...", "Một con hải âu bay ngang là là nhịp 
cánh..." 
 Mùa thu - mùa của bão tố, vậy ,mà lúc này đây - mặt bỉển thật quá đỗi 
bình yên. "Chiếc nhạn" - hình ảnh mỏng manh như một chiếc lá và phải nhìn từ 
xa. Còn "Một con hải âu" lại nhìn từ một góc độ rất gần, nên rất rõ. Một: là 
chiếc nahn mùa thu; một nữa là hải âu - là dấu hiệu của điềm lành ( vì hải âu 
vốn báo hiệu sự bình yên). Chúng xuất hiện trong những động tác " chao đi 
chhao lại", "là là nhịp cánh" gợi cảnh tượng bình yên biết bao; làm cho bức 
tranh biển ấy vừa tĩnh lại vừa động. Những nét vẽ mỏng manh, thanh tú ấy như 
một dấu hiệu để khẳng định: Cảnh vật nơi đây dường như chưa từng đi qua bão 
tố, đã thật sự bình yên. 
 +Ở bức tranh sinh hoạt là nhộn nhịp của cảnh gánh nước, chuẩn bị cho 
những chuyến ra khơi. Điểm nhìn của tác giả là từ cái giếng nước ngọt - sự sinh 
hoạt hội tụ ở đây. Tác giả đã tả " Cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến, đạm 
đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền..." 
 Ở đây ta bắt gặp một hình ảnh rất độc đáo" Lòng giếng vẫn còn rớt lại vài 
cái lá cam, lá quýt của trận bão vừa rồi quăng vào..." Hình ảnh thật sống động và 
thật là thú vị; sách bình giảng văn 6 đã viết:" Hình ảnh này để thừa nhận đây là 
một cái giếng có thực chứ không phải trong cổ tích..." Theo tôi hình ảnh này còn 
có một ý nghĩa nữa: Cái lá cam lá quýt ấy có vẻ như một nét tả bình thường 
nhưng lại đầy dụng ý của tác giả: Nhờ có nó - phải có nó - những chiếc lá ấy- 
mới là bằng chứng để minh chứng cho trận bão vừa đi qua. Còn nếu không, cuộc 
sống nơi đây diễn ra thanh bình, khẩn trương nhộn nhịp, hối hả, dường như 
không hề có dấu tích của bão tố. Sự sinh hoạt mau chóng hồi sinh ấy muốn nói 
với chúng ta điều gì? Dấu vết của bão tố còn đó mà người dân đảo như đã quên 
hẳn nó, nhịp sống lại mau chóng hồi sinh- phải chăng là một cánh rất khéo để 
tác giả khẳng định sức sống, sự lao động hăng say trong công cuộc xây dựng 
XHCN những năm 70 của người dân biển đảo Cô Tô. Mặt khác để khẳng định 
sức sống của chính họ - đã từng quen với bão tố thiên nhiên, bão tố cuộc đời - 
điềm tĩnh và bình thản trước nó. Điều này rất thật, rất hay và cũng giàu ý nghĩa. 
Đây là những gì mà Nguyễn Tuân muốn ca ngợi khi tới vùng đất phía Đông 
Bắc của Tổ quốc này để thực tế và sáng tác. Ta càng thấy rõ sức sống của quần 
đảo này - một sự trân trọng và trìu mến của tác giả dành cho cảnh và người nơi 
đây. 
 - Một hình ảnh nữa cũng cần chú ý ở đây là cảnh" Chị Châu Hoà Mãn địu 
con, thấy nó dịu dàng, yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm ccá cho 
lũ con lành...". Biển cả trong cảm nhận của nhà văn thật bao dung, hiền hậu, 
 6 
không ai nghĩ rằng nó vừa trải qua giông tố, thịnh nộ. Lúc này đây biển thật hiền 
sau cơn bão, như lòng mẹ ấp ủ cho con vậy, hình ảnh thật cụ thể mà sáng tạo đã 
tô đậm cho cái không khí “đậm đà mát nhẹ” mà Nguyễn Tuân đã nhận định ở 
phần đầu : “Cái giếng nước ngọt nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn 
mọi cái chợ trong đất liền”. Tát cả những chi tiết trên theo tôi nhà văn đã có 
dụng ý miêu tả để người đọc cảm nhận sự hồi sinh kỳ diệu của thiên nhiên và 
con người sau cơn bão chứ không phải là một thời điểm nào khác. Khẳng định 
sức sống của con người và cuộc sống nơi đây cũng là một cách để ngợi ca công 
cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc những năm 70; bởi vậy, những 
trang ký rất thực , kể tả chuyện mà thật vô cùng lý thú và lôi cuốn người đọc. 
 Một điều nữa theo tôi cũng cần lưu ý là cho học sinh nhận rõ thể loại của văn 
bản. Nếu không các em sẽ không phân biệt được đây là bài ký hay là bài văn 
miêu tả, nhất lại là bài mở đầu cho thể loại này. 
 Muốn vậy, người dạy phải lưu tâm những chi tiết sau: 
 - "Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô..." 
 - "... Ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân..." 
 - Anh hùng Châu Hoà Mãn; HTX Bắc Loan Đầu; Những địa danh: Vịnh 
Bắc Bộ, Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam... 
 Những tên gọi,cách chỉ thời gian, không gian này là có tính xác thực. 
Giáo viên có thể dẫn dắt học sinh để các em hiểu: Cái đẹp ấy vốn có trong cuộc 
sống nhưng hoàn hảo hơn qua cách nhìn, cách cảm nhận của nhà văn, từ đó để 
khái quát nên cái tài, cái tâm của tác giả. 
 Từ những suy nghĩ của bản thân như trên, tôi đã soạn một giáo án hoàn 
chính như sau: 
5.3 Giáo án minh hoạ 
 7 
Tiết 103-104 
 Văn bản : CÔ TÔ 
Nguyễn Tuân 
I – Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức : 
a.Nội dung : Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của những 
bức tranh thiên nhiên và đời sống ở vùng đảo Cô Tô .Tình cảm của tác 
giả dành cho thiên nhiên và con người nơi đây. 
 b. Nghệ thuật : thấy được nghệ thuật và tài năng sử dụng ngôn ngữ của 
Nguyễn Tuân. 
2. Kĩ năng : 
- Rèn kĩ năng đọc ,cảm thụ, hiểu rõ hơn về thể loại kí. 
 - Biết cách tổng hợp kiến thức, nêu nhận xét, đánh giá 
3. Thái độ : -Giáo dục lòng yêu mến thiên nhiên, cuộc sống, mở rộng ra 
là lòng yêu nước. 
4.Tích hợp : 
- Tích hợp liên môn Lịch sử, Địa Lí, Giáo dục công dân, Mĩ thuật. 
5.Phát triển năng lực : 
- Năng lực giao tiếp Tiếng Việt ( nghe, nói,đọc, viết) 
-Năng lực hợp tác , phản biện 
-Năng lực cảm thụ , thẩm mĩ 
+Nhận ra giá trị thẩm mỹ 
+Cảm nhận rung động trước cái đẹp. 
II.Phương pháp : 
- Phân tích, bình giảng,đàm thoại 
- Nêu vấn đề, tạo tình huống, thảo luận nhóm 
III.Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh ; 
- Thiết kế bài giảng bằng phần mềm Power Point 
- Yêu cầu học sinh soạn bài, có kiểm tra đánh giá. 
 IV.Bài mới 
 1.Vào bài mới 
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học 
? GV: Dựa vào chú thích () SGK trang 90 và 
phần tự tìm hiểu thêm của các con về tác giả, các 
con hãy giới thiệu một vài nét về tác giả Nguyễn 
Tuân? 
I/ Đọc – tìm hiểu chú thích : 
1. Tác giả : (SGK/66) 
 8 
( Phương pháp: hoạt động nhóm 
- GV nêu câu hỏi: Hãy giới thiệu một vài nét 
về tác giả Nguyễn Tuân? 
- Các nhóm cùng quan sát kết quả của nhau 
và bổ sung ý kiến. 
• Nguyễn Tuân rất giàu lòng yêu nước và 
tinh thần dân tộc (yêu tiếng mẹ đẻ, yêu 
những kiệt tác văn chương cổ điển, yêu 
âm nhạc dân gian, yêu thiên nhiên ). 
• Nguyễn Tuân rất tài hoa, ông am hiểu 
nhiều ngành nghệ thuật và vận dụng sự 
am hiểu đó để sáng tác văn chương rất 
độc đáo. 
• Sự nghiệp văn chương của ông để lại rất 
phong phú, độc đáo và tài hoa.( Chiếu 
slides một số tác phẩm chính của Nguyễn 
Tuân và đoạn video clip về tác giả 
Nguyễn Tuân) 
 - HS theo dõi đoạn video tư liệu về tác giả 
Nguyễn Tuân. 
- GV: Hướng dẫn HS cách đọc đoạn trích: 
- GV đọc 1 đoạn sau đó gọi ít nhất 2 HS đọc VB. 
 ? GV: Con hãy nêu thể loại, vị trí của đoạn trích? 
Trong bài ký rất nhiều lần tác giả kể, tả ngôi thứ 
nhất, chứng tỏ điều gì? 
HS trả lời. 
GV chốt kiến thức: Vị trí ấy chứng tỏ: 
- Người viết có mặt khắp nơi. 
- Kể, ghi chép những điều tai nghe mắt thấy. 
 *GV chiếu các Slides về hình ảnh các chú thích : 
- Cô Tô: Giới thiệu đoạn video clip về cảnh 
đảo Cô Tô. 
- Giã đôi: 
- Đá đầu sư: 
- Ngấn bể: 
2.Tác phẩm 
a. Thể loại: Kí 
b. Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần 
cuối của bài kí Cô Tô. 
c. Chú thích: 
3. Bố cục: 
3 phần: 
- Đoạn 1: 
Từ đầu  “ở đây” → Toàn cảnh 
 9 
- Hải sâm: 
- Cá hồng: 
? GV: Theo con có thể chia văn bản Cô Tô làm 
mấy phần? Nêu nội dung chính từng phần? 
- HS trả lời. 
- GV có thể khái quát hóa bằng sơ đồ trên máy 
chiếu 
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết 
Mục tiêu: HS hiểu, cảm thụ được giá trị nội 
dung và nghệ thuật tác phẩm. 
Phương pháp: Vấn đáp tìm tòi; thuyết trình; 
đọc sáng tạo tái hiện hình tượng. 
Thời gian: 20 phút. 
- GV chuyển ý: Phân tích văn bản theo bố cục: 
+ Tiết 103: Quang cảnh Cô Tô sau cơn bão. 
+ Tiết 104: Hai phần còn lại 
? GV: Bức tranh thiên nhiên Cô Tô được tác giả 
ghi lại vào thời điểm nào? Vào thời điểm đó Cô 
Tô có gì đặc biệt? 
HS trả lời. 
=> GV bình: Một thời điểm cụ thể chính xác đó 
là đặc điểm của thể ký. 
 Đây là một khoảnh khắc bình yên khi cơn 
bão đã đi qua. Tại sao tác giả lại chọn thời điểm 
này để tả về thiên nhiên Cô Tô, qua phần tìm 
hiểu tiếp theo ta sẽ lý giải. 
? GV: Tác giả đã chọn vị trí nào để quan sát và 
miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô? Vị trí quan sát đó 
có tác dụng như thế nào? 
- HS trả lời: Vị trí quan sát: trên nóc đồn. 
Tác dụng: dễ bao quát toàn cảnh biển đảo Cô Tô. 
? GV: Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi 
trận bão đi qua đã được miêu tả như thế nào? Con 
hãy tìm các từ ngữ, hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy 
trong đoạn đầu của bài? 
 - HS : Bầu trời “trong sáng”, cây “xanh mượt”, 
Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau 
khi trận bão đã đi qua. 
- Đoạn 2: 
“Mặt trờinhịp cánh” → Cảnh 
mặt trời mọc trên biển. 
- Đoạn 3: 
Còn lại. → Cảnh sinh hoạt trên 
biển. 
II/ Đọc – tìm hiểu văn bản: 
1.Toàn cảnh Cô Tô sau cơn bão: 
- Thời gian: 
+ Ngày thứ năm trên đảo 
+ Cô Tô sau cơn bão 
- Điểm nhìn quan sát: trên nóc đồn 
- Vẻ đẹp của đảo Cô Tô: 
+ Trong trẻo, sáng sủa. 
 10 
nước biển “lam biếc”, cát “vàng giòn”, cá nặng 
lưới.. 
?GV: Con có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ 
(đặc biệt là các tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp 
của đảo Cô Tô? 
- Hs nêu nhận xét: 
?GV: Tác giả còn sử dụng biện pháp tu từ nào 
nữa? Có gì độc đáo trong cách sử dụng ấy? 
HS phát hiện: Ẩn dụ “vàng giòn”: Ẩn dụ chuyển 
đổi cảm giác. → Cảm nhận được sắc vàng - khô 
đến độ giòn của cát - một màu sắc ấm nóng và 
khoẻ khoắn. 
?GV: Thông thường khi cơn bão đi qua, người ta 
thường nhận thấy sự đổ nát, tàn phá của nó. Ở bài 
ký này, qua các cảm nhận của nhà văn con có 
nhận thấy điều đó không? 
- Hs trả lời. 
?GV: Qua việc miêu tả của tác giả con hình dung 
như thế nào về Cô Tô sau trận bão 
- HS nêu cảm nhận. 
- GV bình chốt: Cách dùng từ (tính từ, cụm tính từ) 
có tính gợi tả cao kết hợp các từ chỉ mức độ để diễn 
tả ý nghĩa tiếp diễn tăng tiến làm cho người đọc 
hình dung được khung cảnh bao la và vẻ đẹp tươi 
sáng, của vùng đảo Cô Tô. Thông thường khi cơn 
bão đi qua, người ta thường nhận thấy sự đổ nát, 
tàn phá của nó. Riêng ở bài ký này, qua các cảm 
nhận của nhà văn ta không nhận thấy điều đó; 
Thậm chí cảnh vật lại hiện lên như mang một 
sắc thái mới, tinh khôi, quang đãng như vừa 
được gột rửa, thay áo mới; cảnh vật bừng lên 
trong những nét đẹp đầy sức sống, như một 
cuộc hồi sinh kỳ diệu cho ta thấy Cô Tô đã đẹp 
nhưng giờ đây - sau cơn bão - nó lại hồi sinh 
nhanh chóng trong một sức sống mãnh liệt, cứ 
như là một phép màu nhiệm. 
 => Thời khắc mà những sắc màu thiên nhiên thể 
+ Bầu trời cũng trong sáng. 
+ Cây cối xanh mượt, 
+ Nước biển lam biếc, đậm đà. 
+ Cát vàng giòn. 
+ Cá nặng lưới. 
 11 
hiện rõ nhất, ấn tượng nhất, ngòi bút tài hoa của 
tác giả bộc lộ rõ nhất. 
 Từ bức tranh này chắc con đã hiểu vì sao tác 
giả lại chọn tả Cô Tô sau cơn bão? 
=> Chọn được vị trí quan sát thích hợp (trên cao) và 
chỉ chọn vài chi tiết tiêu biểu để tả đã làm nổi bật được 
đối tượng cần tả. (Tích hợp văn miêu tả). 
? GV: Con hãy phát hiện câu văn bộc lộ trực tiếp tình 
cảm của tác giả khi ngắm toàn cảnh Cô Tô? 
- HS phát hiện câu văn bộc lộ trực tiếp tình cảm của 
tác giả: “Cảm thấy yêu mến như bao.mùa sóng ở 
đây” 
GV: Tác giả đã có cảm nghĩ gì khi ngắm toàn 
cảnh Cô Tô? Qua đó con hiểu gì về tình cảm của tác 
giả. 
Khái quát bằng sơ đồ tiểu kết của bài . 
 Trong trẻo,tươi sáng 
 Sức sống 
 mãnh liệt. 
 Sự hồi sinh kỳ diệu 
→ Tác giả yêu mến, gắn bó gần 
gũi như với quê hương 
Chuyển tiết 104 
Hoạt động của giáo viên HĐHS Nội dung cần đạt 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cảnh mặt 
trời mọc trên biển 
2. Cảnh mặt trời mọc 
trên biển đảo Cô Tô 
GV gọi hs đọc đoạn 2 trong văn bản . 
? Tác giả chọn điểm nhìn miêu tả ở đâu ? 
Việc lựa chọn điểm nhìn này có tác dụng 
gì ? 
- Nơi tận cùng của mũi đảo, đứng đó có thể 
quan sát cụ thể kĩ càng, tận mặt chiêm 
ngưỡng cảnh mặt trời mọc đồng thời cho ta 
thấy tâm thế của người nghệ sĩ khao khát 
sẵn sàng tìm đến tận cùng cái đẹp của thiên 
nhiên. 
? Quá trình đi ngắm mặt trời đã diễn ra 
như thế nào? Nhận xét về quá trình đó? 
- Dậy sớm ( tử canh tư) ra thấu đầu 
mũi đảo, ngồi “rình” mặt trời . 
Hs đọc 
Hs suy nghĩ 
trả lời 
Hs trình bày ý 
kiến cá nhân. 
_ hs suy nghĩ 
a.Sự chuẩn bị của tác giả 
: 
- Điểm nhìn : trên đá đầu 
sư, tận cùng mũi đảo. 
-Cách quan sát: dậy từ 
sớm,từ canh tư→ ra tảng 
đá đầu sư→ “rình” mặt 
trời. 
→ Công phu , tỉ mỉ 
Cảnh 
biển 
Cô Tô 
 12 
- Sự chuẩn bị kì công tỉ mỉ của NT 
GV: Nói về việc đi ngắm mặt trời mọc trên 
biển, Nguyễn Tuân đã dùng cụm từ “rình 
mặt trời lên”. Theo giải nghĩa thì “rình” là 
động từ chỉ hành động quan sát một cách 
kĩ, kín đáo để thấy sự xuất hiện của sự vật, 
sự việc. 
? Tại sao Nguyễn Tuân không dùng từ 
“ngắm” hay” trông” mà lại dùng từ 
“rình”? 
GV chốt : Từ “rình” cũng là ngắm nhìn, 
nhưng ngắm nhìn bằng tất cả sự trông đợi 
thích thú, nóng lòng háo hức, xen lẫn sự tò 
mò như muốn khám phá những điều bí mật 
của thiên nhiên mà con người chưa khám 
phá hết .Chỉ một từ “rình” nhưng cho thấy 
được tài năng, sự tài hoa trong nghệ thuật 
ngôn từ của Nguyễn Tuân.Đó là lý do vì 
sao người ta gọi Nguyễn Tuân là bậc thầy 
ngôn ngữ, mọi từ ngữ của ông đều tinh 
hoa,sâu sắc. 
Chuyển: Và mặt trời lên với một vẻ đẹp 
diệu kì lên như đền đáp cho công sức của 
nhà văn, thoả mãn khát khao tìm kiếm cái 
đẹp của Nguyễn Tuân. 
Mặt trời mọc theo trình tự :trước khi mặt 
trời , trong khi mặt trời mọc sau khi mặt 
trời mọc. 
? Tìm chi tiết nhà văn miêu tả cảnh Cô 
Tô trước khi mặt trời mọc? em có cảm 
nhận gì về chi tiết “ chân trời ngấn bế 
sạch như tấm kính lau hết bụi? 
Gv bình :Mặt trời bừng lên trong một 
không gian thật mới lạ : chân trời ngấn bể 
sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi 
thật khó thể tin rằng trận bão vừa quét qua 
trả lời theo ý 
kiến của mình 
HS nghe 
Hs trả lời 
HS trả lời. 
(chân trời, 
ngấn bể sạch 
như tấm kính 
lau hết mây 
hết bụi 
Hs : hình ảnh 
so sánh 
Vẻ đẹp trong 
sáng, tinh 
khôi của cảnh 
Cô Tô sau 
cơn bão. 
Hs suy nghĩ 
trả lời 
Hs trả lời 
b.Cảnh mặt trời mọc : 
-Trước khi mặt trời mọc : 
Chân trời ngấn bế sạch 
như tấm kính lau hết 
mây hết bụi. 
- Mặt trời mọc : 
+ nhú lên dần dần 
+ tròn trĩnh, phúc hậu 
như quả trứng thiên 
nhiên đầy đặn 
+ y như mâm lễ phẩm 
tiến ra từ bình minh 
*Nghệ thuật : hình ảnh 
so sánh, nhân hoá,ẩn dụ, 
từ ngữ miêu tả, giàu sắc 
thái biểu cảm. 
→ Bức tranh cảnh mặt 
trời mọc tráng lệ, rực rỡ, 
trong trẻo. 
-Hình ảnh “chiếc 
nhạn”,”chim hải âu’ → 
 13 
Cô Tô bởi vẻ đẹp của Cô Tô vẫn vẹn 
nguyên, trong sáng và tinh khôi , trận bão 
mang theo những giông tố quét sạch hết 
“mây” hết “bụi” trên bầu trời ,để rồi vầng 
dương xuất hiện giữa khung cảnh trong 
trẻo tinh khôi ấy. 
?Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh 
mặt trời mọc?biện pháp nghệ thuật tác 
giả sử dụng trong đoạn văn này? Tác 
dụng? 
Gv nói kết hợp chiếu máy vào các từ ngữ, 
biện pháp nghệ thuật. 
 Mặt trời “nhú dần lên”, “rồi lên cho kì 
hết” cho người đọc cảm nhận thấy bước đi 
chầm chậm của thời gian trong sự nín thở 
hồi hộp của tác giả. 
Rồi mặt trời mọc “tròn trĩnh phúc hậu” 
biện pháp nhân hoá, tính từ được đặt ở đầu 
câu càng nhấn mạnh dáng vẻ thần thái kì 
vĩ của mặt trời. 
Đoạn văn ngắn với dày đặc những từ láy, 
tính từ gợi hình, gợi cảm : “lòng đỏ” “ 
hồng hào” “thăm thẳm”,”mâm bạc”” màu 
ngọc trai nước biển ửng hồng”. 
Đặc biệt hai hình ảnh so sánh rất đẹp đặc 
sắc : 
- Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả 
trứng thiên nhiên đầy đặn→ hình ảnh so 
sánh chính xác, nó khiến một sự vật kì vĩ to 
lớn trở nên gần gũi quen thuộc . 
- Mặt trời như một quả trứng khổng lồ 
được đặt trên mâm bạc “màu ngọc trai 
nước biển ửng hồng”, đó là mâm lễ phẩm 
tiến ra từ trong bình minhnhững người 
chài lưới trên muôn thưở biển đông→hình 
ảnh so sánh thể hiện sự am hiểu sâu sắc về 
Hs trả lời 
Hs thảo luận 
nhóm: 
- Nhóm 2 
người 
- Thời gian : 1 
phút. 
Hs suy nghĩ 
gợi vẻ đẹp thanh bình , 
yên ả. 
 14 
cuộc sống của con người miền biển của 
NT.Các em ạ, mỗi người dân miền biển khi 
ra khơi họ không chỉ ước mong một con 
thuyền đầy cá, mà còn là cả sự bình an trở 
về của những người thân yêu.Vì vậy mà họ 
không chỉ coi biển là một sự vật, mà với họ 
biển lớn lao hơn, biển trở thành vị thần 
trong đời sống tâm linh mỗi con người nơi 
đây.Bởi thế Nguyễn Tuân đã ví cảnh mặt 
trời mọc mà thiên nhiên ban tặng cho con 
người như một mâm lễ phẩm ,uy nghiêm, 
thiêng liêng để dâng lên thần biển , mừng 
cho sự an lành, “trường thọ” của những 
người dân chài lười trên “muôn thưở biển 
Đông”. 
Em cảm nhận gì về vẻ đẹp bức tranh mặt 
trời mọc? 
Chuyển : Nhà văn khép lại cảnh mặt trời 
mọc bằng một hình ảnh “vài chiếc nhạn 
mùa thu chao đi chao lại ,trên cái mâm bể 
sáng dần lên chất bạc nén”,”một con hải âu 
là là nhịp cánh” .Tại sao nhà văn lại kết 
thúc cảnh mặt trời bằng chi tiết “ chiếc 
nhạn”, “chim hải âu”? Em hiểu điều gì 
về dụng ý của tác giả? 
GV : Một “chiếc nhạn”mong manh, “chao 
đi chao lại”, “một cánh chim hải âu bay là 
là”trên mặt biển buổi bình minh ,hình ảnh 
giản dị nhưng nó lại là mong mỏi của 
những người dân trên biển sau những ngày 
bão tố.Cánh chim hải âu báo sự yên bình 
trên biển cả, báo hiệu cuộc sống êm ả trở 
lại sau những ngày giông tố khắc 
nghiệt.Nguyễn tuân để hình ảnh “ chiếc 
nhạn”, “ cánh chim hải âu” để khép lại 
cảnh mặt trời mọc như muốn khẳng định 
sự bình yên và trường tồn của đảo Cô Tô, 
trả lời 
 15 
sự kiên cường vững chãi của thiên nhiên 
giữa bão tố khốc liệt ngoài biển khơi . 
Đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc 
trong bài kí Cô Tô là đoạn văn xuất sắc 
nhất về tả cảnh của văn học việt nam , 
sau khi cảm nhận cái hay cái đẹp của 
đoạn văn em học được điều gì khi miêu tả 
cảnh? 
GV chốt phương pháp miêu tả cảnh.( chiếu 
đoạn văn trên máy) 
- Chọn đối tượng miêu tả ( số lượng câu 
văn miêu tả đối tượng trong đoạn văn) 
- Trình tự miêu tả( trình tự thời gian) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_lua_chon_chi_tiet_tieu_bieu_trong_giang_day_bai_ki_co_t.pdf