Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng dạy học theo học theo nhóm

Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng dạy học theo học theo nhóm

Cách chia nhóm ngẫu nhiên từ một hoạt động cụ thể:

 Trong quá trình dạy học, nếu tiết học nào đó mà học sinh nhàm chán, chúng ta muốn tổ chức cho học sinh một trò chơi “ phá băng ” từ trò chơi đó ta cũng có thể chia thành nhóm học tập mới.

* Cách làm như sau: Người quản trò hô“ đoàn kết –đoàn kết “ HS đáp “ kết mấy – kết mấy” kết thành vòng tròn, từ đó ta chia nhóm tiếp.

 Giả sử lớp có 27 học sinh nhưng ta muốn chia lớp thành 5 nhóm thì ta hô “ đoàn kết đoàn kết” “ kết mấy kết mấy” : “ kết 5- kết 5” sẽ dư hai HS, ta có thể bố trí hai học sinh này vào các nhóm thích hợp

 

doc 32 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 8394Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng dạy học theo học theo nhóm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rả lời, không cần huy động nhiều kinh nghiệm của từng cá nhân và thiếu định hướng để HS buộc phải phân chia công việc hay phải trưng cầu ý kiến riêng của từng người trong nhóm.
c) Mặt mạnh – Mặt yếu.
dạy học theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng học sinh, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu. Dạy học theo nhóm nâng cao tính tương tác giữa các thành viên trong nhóm.
- Tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới. Kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng, nguồn lực và cách giải quyết vấn đề
- Tăng cường các kĩ năng biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức biểu đạt như lời nói, ánh mắt cử chỉ
- Khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau, từng người và trở thành niềm vui chung của tất cả. Họ gắn kết với nhau theo phương thức mỗi người cũng như toàn nhóm không thể thành công nếu mỗi thành viên không cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình
**Mặt yếu:
 Một số khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm.
 Bàn ghế chưa phù hợp để có thể sắp xếp cho dạy học nhóm, HS lúng túng và nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động trong nhóm. Một số học sinh còn ỷ lại, dựa dẫm vào các bạn cùng nhóm. Việc quan sát, đánh giá của giáo viên chưa được quan tâm đúng mức.
d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
 Từ năm học 2009 - 2010 trở về trước , quan điểm dạy học của giáo viên chủ yếu là lên lớp cố gắng truyền tải hết khối lượng kiến thức theo yêu cầu trong sách giáo khoa cho học sinh, các tiết học của học sinh thật sự rất đơn điệu, hình thức tổ chức dạy học chủ yếu là ngồi nghe thầy cô giảng bài sau đó luyện tập theo những gì các em tiếp thu được. 
 Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu thông qua học thuộc lòng hoặc việc áp dụng bài học vào thực tiễn một cách máy móc: “Thầy bảo thế nào thì làm thế đó – với hình thức trả bài cho thầy”. Đánh giá cảm tính, không thông qua biểu hiện cụ thể.
Những tiết học được tổ chức theo hình thức nhóm, trò chơi học tập, sắm vai  rất ít; điều này chỉ diễn ra khi thao giảng, hội giảng, những cũng chỉ mang tính hình thức “ Tổ chức cho có chứ phát huy tác dụng thì không”. 
Đồ dùng như tranh ảnh, bản đồ, hay các giáo cụ phục vụ cho việc dạy học cũng ít khi sử dụng. Tiết học chỉ có phấn trắng, bảng đen, SGK, “Tư trang”của GV lên lớp chỉ có giáo án với SGK
 Học 
Việc học của học sinh tất nhiên là phải phụ thuộc vào khâu tổ chức của giáo viên, giáo viên tổ chức dạy thế nào thì học sinh học theo thế đó.
Với việc tổ chức như trên, học sinh lên lớp chỉ ngồi nghe – ghi nhớ kiến thức mà thầy truyền đạt sau đó học thuộc bài, học sinh mà muốn chia sẻ 
bài học với bạn thì bị thầy nhắc nhở “gây mất trật tự”. Trong suốt buổi học , các em chủ yếu là ngồi nhìn lên bảng nghe thầy cô giảng.
Ngồi yên một chỗ nghe giảng và làm bài quả thực là điều rất khó khăn đối với trẻ nhất là học sinh tiểu học.
 Chính vì điều đó mà học sinh rất rụt rè, nhút nhát trong các hoạt động, nhàm chán trong việc học tập, kết quả học tập không cao, khả năng tự bộc lộ bản thân yếu, tư duy chậm... 
- Ảnh hưởng của phương pháp dạy truyền thống.
Lên lớp chỉ cần truyền thụ hết khối lượng kiến thức trong sách giáo khoa, chú ý đến nhiều về việc trình bày kiến thức của mình. Các kĩ năng sư phạm chủ yếu là giảng giải. Học sinh tập trung vào việc ghi nhớ luyện tập và làm theo. Hs thường làm việc đơn lẻ. Giáo viên chỉ tập trung vào việc dạy rập khuôn theo chương trình, sách giáo khoa ít chú ý tới sự tiếp thu của học sinh. Chỉ quan tâm tới sản phẩm cuối cùng và đánh giá theo định kì bằng bài kiểm tra để đánh giá mức độ hiểu của học sinh. 
- Kinh nghiệm dạy học của giáo viên chưa nhiều .
Vấn đề kinh nghiệm trong dạy học là vấn đề tạo nên sự thành công, mang lại chất lượng giáo dục cao. Đòi hỏi phải có thâm niên dạy học nhiều, học hỏi nhiều. Không có kinh nghiệm dạy học tức là chưa có kĩ năng tổ chức, xử lí các tình huống sư phạm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập của học sinh.
- Chưa hiểu được tầm quan trọng và ích lợi của hoạt động nhóm mang lại.
 Chưa hiểu rõ hoạt động nhóm giúp học sinh tích cực và tham gia nhiều hơn; các kĩ năng giao tiếp về mặt xã hội và một số kĩ năng sống được phát triển. Chưa hiểu được thông qua hoạt động nhóm, các em có thể tự diễn đạt bằng lời và chia sẻ các ý tưởng của mình với những người khác trong việc phát triển các kĩ năng ngôn ngữ, qua đó các em có thể giúp đỡ lẫn nhau.
Thông qua hoạt động nhóm, GV có thể hỗ trợ các đối tượng HS theo nhu cầu khác nhau đồng thời tạo cho các em tính mạnh dạn, tự tin trong quá trình giao tiếp.
- Chưa hiểu được các cách chia nhóm và tổ chức nhóm.
 Thông thường giáo viên chia nhóm theo kiểu bàn trên quay xuống bàn dưới hay những học sinh ngồi cùng bàn với nhau cùng nhau thảo luận.
 Chưa biết nhiều về cách chia, kiểu nhóm, cách hình thành nhóm 
 - Giáo viên cho rằng tổ chức làm việc theo nhóm làm cho tiết học lộn xộn, mất trật tự. 
 - Khi tổ chức dạy học theo nhóm phải chuẩn bị đồ dùng:( bảng phụ, phiếu học tập, tốn kém thời gian, kinh phí)
- Học sinh
 Hơn 70 % học sinh là học sinh vốn từ vựng còn nghèo nàn, sự rụt rè thiếu tự tin khi giao tiếp ngôn ngữ diễn ra còn phổ biến.
 - Học sinh còn lúng túng, nhút nhát, ít nói, chưa mạnh dạn tham gia vào hoạt động nhóm nhất là học sinh yếu.
 - Tỉ lệ học sinh yếu vẫn cao.
- Cơ sở vật chất
- Bàn ghế chưa phù hợp để có thể sắp xếp chổ ngồi theo nhóm.
- Trang thiết bị dạy học còn ít, không đồng bộ.
- Tài liệu về bồi dưỡng nghiệp vụ, rèn kĩ năng dạy học vẫn chưa đồng bộ, nội dung còn chung chung.
- Phòng học thiếu không gian
 Đó là những nguyên nhân làm cho giáo viên ngại tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm.
e) Phân tích đánh giá, các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đã đặt ra.
 Nhằm để khắc phục thực trạng trên đồng thời rèn kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm theo quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục theo chương trình của Bộ. 
 Bản thân tôi đã áp dụng vào lớp 3A1 Trường Tiểu học Lê Quý Đôn và chia sẻ kinh nghiệm của mình tới đồng nghiệp.
 Đến nay toàn Trường Tiểu học Lê Quý Đôn có 20 lớp/ 20 lớp, có 8 lớp giáo viên có tổ chức dạy học theo hoạt động nhóm trong tất cả các tiết học, trong đó các lớp này đều dạy theo mô hình trường học mới VNEN, về dạy học nhóm phát huy tốt những vấn đề bất cập nêu trên.
 Những điều giáo viên cần biết và rèn luyện. 
* Nhận thức đầy đủ một cách có hệ thống về quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Là đặt người học vào trung tâm của quá trình dạy học, tạo cơ hội tới mức tối đa để HS được tham gia tích cực vào quá trình học tập thông qua các hoạt động trên lớp. Đây cũng chính là cách học có hiệu quả nhất.
Học qua các hình thức sau:
- Trải nghiệm: Học qua thực tế, học từ những kinh nghiệm thông qua việc làm và qua khám phá tìm tòi của các em.
- Giao tiếp: Thông qua trao đổi, tranh luận các em có thể chia sẻ cho nhau những gì mình biết được, học được và cách học của mình cho bạn bè. “ Học thầy không tày học bạn”.
- Học qua tương tác: ( Sự qua lại) Chia sẻ với bạn bè những kinh nghiệm của mình và học kinh nghiệm từ bạn bè cũng như người lớn.
	- Rút kinh nghiệm: Sau những lần thất bại, các em cố gắng làm lại lần nữa, lần sau sẻ tốt hơn lần trước. Từ những kinh nghiệm học tập đó, các em có thể áp dụng vào các tình huống khác.
Bốn hình thức trên chính là biểu hiện của quan điểm dạy học này.
Để thực hiện được điều đó thì giáo viên cần phải biết hình thức đặc trưng cho từng cách học. 
* Biết được tầm quan trọng và ích lợi của hoạt động nhóm.
- Tầm quan trọng của việc hoạt động nhóm:
Là giúp học sinh tích cực tham gia ý kiến và có cơ hội trao đổi với các bạn khác để cùng học, khám phá và phát triển tư duy.
 - Ích lợi khi tổ chức hoạt động nhóm đó là:
- Hoạt động nhóm giúp học sinh tích cực và tham gia nhiều hơn.
- Các kĩ năng giao tiếp về mặt xã hội và một số kĩ năng sống được phát triển.
- Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể tự diễn đạt bằng lời và chia sẻ các ý tưởng của mình với những người khác trong việc phát triển các kĩ năng ngôn ngữ, qua đó các em có thể giúp đỡ lẫn nhau.
- Thông qua hoạt động nhóm, GV có thể hỗ trợ các đối tượng HS theo nhu cầu khác nhau đồng thời tạo cho các em tính mạnh dạn, tự tin trong quá trình giao tiếp.
- Học sinh được làm việc nhiều dần dần tự tin hơn.
Điều quan trọng nhất vẫn là làm thế nào để có hiệu quả, biến những lý thuyết trên thành các hoạt động cụ thể, mang tính thường xuyên. Đó chính là biết và thành thạo công việc.
Cách chia nhóm và tổ chức hoạt động nhóm.
 Kiểu nhóm:
Nhóm theo tên các loài hoa
Nhóm theo biểu tượng
Nhóm theo đếm số
Nhóm theo mã màu
CÁC CÁCH 
CHIA NHÓM
Nhóm cặp
Nhóm theo trình độ
Nhóm theo tháng sinh nhật
Nhóm tương trợ
Bàn trên quay xuống bàn dưới
Nhóm theo sở thích
Nhóm theo ghép hình
Tuy nhiên trong thực tế thì có nhiều kiểu nhóm khác, nhưng tôi nêu ra 11 kiểu điển hình trên và hướng dẫn cách chia và các hình thức chia các nhóm này .
Cách chia như sau :
Nhóm đếm số : Muốn chia lớp thành 5 nhóm thì điểm số từ 1 đến 5 rồi quay lại 15.
Ví dụ lớp bạn có 25 học sinh , bạn muốn chia thành 5 nhóm thì yêu cầu học sinh đếm 1,2,3,4; 5; - 1,2,3,4; 5 - 1,2,3,4; 5 - 1,2,3,4; 5- 1,2,3,4; 5 
Bạn yêu cầu những học sinh có số đếm là 1 thì về nhóm 1, những học sinh có số 2 về nhóm 2  
Khi chuyển nhóm có thể cho học sinh vừa đi vừa hát 
* Ưu điểm : Tốn ít thời gian , tạo cho học sinh có không khí học tập thoải mái , phong cách nhanh nhẹn, áp dụng được cho tất cả các môn học.
Nhóm biểu tượng .
-Biểu tượng có thể là : (con vật , cây cối , hình ảnh, các bông hoa  )
Muốn chia lớp thành 5 nhóm thì bạn phải chuẩn bị 5 biểu tượng .
Ví dụ : Lớp bạn có 30 học sinh , bạn muốn chia thành 5 nhóm theo biểu tượng là con vật , bạn phải chuẩn bị các con vật như: chào mào , vành khuyên, thỏ ngọc, sơn ca, hoàng yến chẳng hạn. Mỗi con vật bạn phải có 6 biểu tượng. Ngoài ra bạn phải chuẩn bị 5 biểu tượng của 5 con vật trên có kích thước lớn hơn để đặt lên bàn cho mỗi nhóm . Sau khi phát biểu tượng hoặc cho học sinh chọn biểu tượng xong, HS nào có biểu tượng con vật nào sẽ về bàn có con vật đó.
Tương tự như thế với biểu tượng là: (cây cối, hoa, hình)
* Ưu điểm : Tốn ít thời gian, tạo cho học sinh có không khí học tập thoải mái, lớp học sinh động, áp dụng được cho tất cả các môn học nhất là các môn học có chủ đề. Lớp học sôi nổi hứng thú cho tất cả học sinh.
* Nhược điểm : GV phải chuẩn bị nhiều, gây tốn kém.
Nhóm mã màu: Hình thức chia như nhóm biểu tượng .
Nhóm cặp: Xếp 2 học sinh vào một cặp .
Nhóm sở thích: Những học sinh có cùng sở thích ngồi cùng một nhóm .
“Những người cùng sở thích thì sự thống nhất sẽ cao hơn.”
Nhóm tương trợ: Xếp những học sinh có trình độ và năng lực khác nhau ( khá giỏi và trung bình- yếu) vào một nhóm , để học sinh khá giỏi có thể hỗ trợ cho học sinh yếu.
Nhóm theo ghép hình 
Cắt hình ra thành nhiều mảnh , cho học sinh nhận mỗi em mỗi mảnh sau đó ghép lại thành hình lúc đầu .
Cách này ít khi sử dụng vì tốn nhiều thời gian cho một tiết học , chỉ thích hợp với các hoạt động ngoại khoá .
Nhóm theo trình độ:
Những học sinh cùng năng lực và trình độ sẽ ngồi một nhóm .
* Ưu điểm : Giáo viên có thời gian giúp đỡ , hỗ trợ những nhóm có trình độ yếu và phát huy tính tự lập cho nhóm khá giỏi.
	Nhóm cùng tháng sinh: 
 Nhóm này cũng ít khi sử dụng vì trong lớp đôi khi cùng tháng nhiều hơn khác tháng, gây mất cân bằng. Chỉ thích hợp khi mình có tổ chức sinh nhật cho học sinh 
- Hiện nay còn có mô hình khăn trải bàn, áp dụng vào trong hoạt động nhóm mang lại hiệu quả cao trong tiết dạy và phát huy tính tựu động, tự sáng tạo của HS rất cao
Cách chia nhóm ngẫu nhiên từ một hoạt động cụ thể:
 Trong quá trình dạy học, nếu tiết học nào đó mà học sinh nhàm chán, chúng ta muốn tổ chức cho học sinh một trò chơi “ phá băng ” từ trò chơi đó ta cũng có thể chia thành nhóm học tập mới.
* Cách làm như sau: Người quản trò hô“ đoàn kết –đoàn kết “ HS đáp “ kết mấy – kết mấy” kết thành vòng tròn, từ đó ta chia nhóm tiếp.
 Giả sử lớp có 27 học sinh nhưng ta muốn chia lớp thành 5 nhóm thì ta hô “ đoàn kết đoàn kết” “ kết mấy kết mấy” : “ kết 5- kết 5” sẽ dư hai HS, ta có thể bố trí hai học sinh này vào các nhóm thích hợp
 Chia được nhóm rồi thì tổ chức làm việc như thế nào cho có hiệu quả ? Để trả lời câu hỏi này ta qua phần vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm.
Vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm.
 Chúng ta cùng tìm hiểu qua mô hình sau:
Nhóm trưởng 
Giao nhiệm vụ 
U Báo cáo viên
!
Thư kí
Vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm.
Thành viên
1
Thành viên
3
Thành viên
2
Nhóm trưởng: Cũng là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ tổ chức, điều hành nhóm làm việc đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao.
Thư kí: Cũng là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp ý kiến, đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao của nhóm.
Báo cáo viên Cũng là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình và giải trình ý kiến thắc mắc trước lớp và GV đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao qua từng hoạt động.
Các thành viên Trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao.
 ** Nguyên tắc làm việc trong nhóm: Tôn trọng sự tổ chức của nhóm trưởng, ghi chép trung thực ý kiến chung, báo cáo đầy đủ toàn bộ nội dung đã ghi chép, người nói phải có người nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân, thiểu số phải tuân thủ theo đa số. Có nhận xét rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động
Một nhóm muốn hoạt động hiệu quả cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Cơ cấu của nhóm gồm:
 - Một nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm, nhóm trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu lên hoặc do giáo viên chỉ định.
 - Một nhóm phó (nếu quy mô nhóm lớn) để thay thế, hỗ trợ nhóm trưởng khi nhóm trưởng vắng mặt; 
 - Một thư ký để ghi chép nội dung, diễn biến các cuộc họp, thảo luận của nhóm, thư ký có thể được thay đổi theo từng cuộc họp nhóm hoặc cố định từ đầu đến cuối. 
Nhóm phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng vị trí trong nhóm, xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. 
Lưu ý nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm cần thay đổi thường xuyên tạo nên sự tự tin trong khi làm việc nhóm.
Vai trò của giáo viên trong hoạt động nhóm.
- Trong thời gian học sinh làm việc, giáo viên cần phải đến hoặc đi xung quanh các nhóm để quan sát các hoạt động của nhóm, nếu có vấn đề gì thì kịp thời định hướng.
- Nên thực hành với một số nhóm học sinh cụ thể.
- Đặt câu hỏi gợi mở và trợ giúp cho nhóm.
- Khen ngợi và động viên HS nói về kết quả làm việc.
Vì trong quá trình giao việc cho các nhóm, nếu thấy các nhóm làm việc chăm chú và trao đổi sôi nổi thì GV mới có thể yên tâm. Một khi thấy các nhóm làm việc trầm lắng, hay nhốn nháo  Gv cần nghĩ ngay tới các lí do, như phiếu học tập chưa phù hợp với trình độ hay chưa thực hiện đúng vai trò, HS chưa hiểu cần phát lệnh cứu trợ ngay lúc đó GV phải có mặt kịp thời và giải quyết vấn đề mà nhóm hoặc một vài cá nhân trong nhóm gặp phải.
* Lưu ý khi giao việc cho nhóm.
 Thông thường trong quá trình dạy học chúng ta chia nhóm xong rồi mới giao việc. Giao việc lúc này không có hiệu quả hoặc có thì cũng thấp, vì sau khi thành lập nhóm, ít HS tập trung nghe phổ biến yêu cầu.
Theo kinh nghiệm của tôi, nên giao việc trước khi tiến hành chia nhóm vì trước khi chia nhóm học sinh rất tập trung, giao việc hay triển khai nhiệm vụ vào thời điểm này thì hiệu quả cao hơn.
Tổ chức sắp xếp bàn ghế sao cho thuận lợi trong việc hoạt động nhóm.
Vấn đề sắp sếp lại chỗ ngồi để thuận tiện cho việc dạy học theo nhóm và tận dụng được không gian phòng học để tổ chức trò chơi trong tiết học, quả là một vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm và cũng là chủ đề gây nên nhiều tranh luận nhất trong nhiều trường học hiện nay. 
Tôi xin đưa ra hai mô hình để so sánh về việc này và để các bạn đồng nghiệp lựa chọn.
Mô hình 1: Theo cách sắp xếp truyền thống.
Bảng
Mô hình 2 : Sắp xếp theo quan điểm dạy học mới.
Bảng
Mô hình 2 hiện nay được rất nhiều giáo viên tại trường tôi chọn để sắp xếp cho lớp học của mình.
 Vì nó rất thuận tiện cho việc hoạt động nhóm cho học sinh và tận dụng được không gian phòng học để có chỗ tổ chức các trò chơi đồng thời làm cho lớp học thoáng hơn, thích hợp với lớp được trang bị bàn 2 chỗ.
Tuy chưa được phổ biến rộng rãi vì một số trường BGH lại cho rằng ngồi theo cách này sẽ gây cong vẹo cột sống của học sinh.
 Thực ra thì vấn đề này nếu chúng ta xem xét một cách đúng đắn thì cách sắp sếp ngồi học như thế này không ảnh hưởng gì tới thể chất của học sinh cả: Việc tổ chức hoạt động nhóm thường xuyên thay đổi vị trí ngồi học , lúc thì ngồi học chỗ này, tiết học sau lại ngồi chỗ khác. Hay nói cách khác áp dụng hình thức dạy học theo nhóm thì chỗ ngồi của học sinh là chỗ ngồi không ổn định.
Ngày xưa ngồi học là lấy bảng làm trung tâm để tiếp thu kiến thức của thầy, và chú ý nghe thầy giảng bài, ngày nay, ngồi học tức là ngồi làm việc, ngồi để thực hiện một nhiệm vụ không đơn thuần chỉ nhìn về phía bảng, các em chỉ nghe phổ biến nhiệm vụ sau đó cùng nhau thực hiện nhiệm vụ đó trên tinh thần hợp tác, chia sẻ ngay trên bàn mình ngồi.
3. Giải pháp, Biện pháp.
a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
Kỹ năng giao tiếp, tương tác trẻ với trẻ.
+ Biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng.
+ Biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người khác.
+ Biết ngắt lời một cách hợp lí.
+ Biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản đối.
+ Biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục.
Kỹ năng tạo môi trường hợp tác
Đây là sự ảnh hưởng qua lại , sự gắn kết giữa các thành viên.
Kỹ năng xây dựng niềm tin
Đây là kỹ năng tránh đi sự mặc cảm nhất là đối tượng học sinh  có khó khăn về học.
Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
 Đây là kỹ năng giúp học sinh tránh những từ ngữ dễ gây mất lòng nhau .Vì thế, trong thảo luận cần tránh những từ ngữ như đúng, sai mà cần thay vào đó những cụm từ như: thế này sẽ tốt hơn, tìm một giải pháp hợp lý hơn
1- Quan hệ giữa mục đích bài dạy với hình thức tổ chức lên lớp:
Nếu đối tượng nhận thức quá mới mẻ với HS, cần vai trò chủ đạo của GV trong việc thông báo, giải thích thì cách tổ chức học toàn lớp là cần thiết. Nhưng nếu gặp một đối tượng nhận thức mà bản thân HS ít nhiều có kinh nghiệm hoặc chứa đựng những hiểu biết khác nhau, dễ phân hóa thành các nhóm ý kiến để tranh luận, bàn cải thì học nhóm sẽ có tác dụng kích thích hoạt động của từng cá nhân khác nhau. Ví dụ: trao đổi về nghĩa từ, giọng đọc một đoạn văn, cách giải các đề toán, về vấn đề TN-XH gần gũi với HS thì chắc chắn học nhóm sẽ có nhiều tác dụng. Hoặc muốn đa dạng hóa, sinh động hóa hoạt động nhận thức của HS cũng có thể chia nhóm học nhằm tạo ra những dạng, những kiểu đánh giá, nhận xét, bình luận khác nhau, tránh được sự đơn điệu. Ví dụ: chia nhóm quan sát một số chiếc cặp, một số con gà khác nhau để viết các bài văn miêu tả phù hợp đối tượng quan sát hoặc chia nhóm để tìm cách giải khác nhau của một đề toán có nhiều cách giải. Đôi khi, tùy mức độ khó dễ của nội dung bài học, chia nhóm theo trình độ để HS nào cũng có thể góp phần giải quyết nhiệm vụ học tập chung của nhóm.
Mặt khác, cần phải chọn lọc những nội dung có “tính vấn đề” hoặc tương đối khó, cần có sự hợp tác của một nhóm học sinh, bởi vì nếu làm việc độc lập, học sinh không đủ khả năng giải quyết. Cũng cần lưu ý đến “độ khó” của vấn đề, nên chọn vấn đề vừa sức học sinh và giáo viên phải theo sát để hướng dẫn, gợi ý cho các em. Nếu chọn vấn đề quá đơn giản sẽ không thực hiện được mục tiêu của phương pháp dạy học theo nhóm lại làm cho việc tổ chức hoạt động nhóm trở nên hình thức.
3- Quan hệ giữa các phương tiện học tập, giảng dạy và CSVC lớp học: 
Rõ ràng, nếu tài liệu, phương tiện học tập đủ, thiếu, đồng bộ hay không đồng bộ và điều kiện về CSVC phù hợp hay không phù hợp đều rất quan hệ trực tiếp ảnh hưởng đến cách tổ chức học nhóm. Tổ chức luyện tập theo nhóm, nếu không quan tâm tới 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN DẠY HỌC NHÓM.doc