Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong học tập Địa lí lớp 8, 9

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong học tập Địa lí lớp 8, 9

PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.

Trong các bộ môn khoa học đang dạy ở nhà trường môn nào cũng có một vai

trò nhất định, giúp học sinh nâng cao nhận thức về tự nhiên và xã hội. Môn Địa lí

giữ một vị trí hết sức quan trọng, nó mở mang cho học sinh hiểu biết về thiên nhiên

trên Trái Đất và cả ngoài vũ trụ, hoạt động văn hóa, xã hội, kinh tế của con người.

Giúp các em đi sâu nghiên cứu khoa học, tìm hiểu khám phá cấu trúc của Trái Đất,

nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên, xã hội để phát triển kinh tế, góp

phần nâng cao đời sống nhân dân.

Ở trường THCS, mỗi môn học đều yêu cầu những đặc điểm riêng, cần các

phương pháp giảng dạy thích hợp. Môn Địa lí đã xác định phương pháp đặc trưng

là sử dụng kênh hình và kênh chữ trong việc dạy và học. Song việc giảng dạy kênh

chữ đã quen thuộc trong nhà trường, nhưng kênh hình mới được chú trọng trong

những năm đổi mới phương pháp dạy học, nên vận dụng nó còn nhiều khó khăn.

Nhất là đối với học sinh lớp 8, lớp 9, việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để đọc và

phân tích các dữ liệu, rồi đi đến nhận biết kiến thức qua các trang bản đồ trong

Atlat là rất cần thiết, giúp cho học sinh nhận thức đầy đủ kiến thức, tiếp thu nhanh,

dễ hiểu. Đồng thời tránh được các phương pháp diễn giải dài dòng, từng bước gây

hứng thú và ham mê học tập môn Địa lí cho học sinh

pdf 13 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 927Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong học tập Địa lí lớp 8, 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, bảng biểu, số liệu thống kê trong 
sách giáo khoa và trong Atlat 
Trong giảng dạy bộ môn Địa lí, việc khai thác sử dụng kênh hình là phương 
pháp giảng dạy mới. Những năm gần đây do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công 
nghệ đã cung cấp cho ngành giáo dục nhiều phương tiện tiên tiến như: máy vi tính, 
máy chiếu đa năng, băng- đĩa hình giúp cho việc giảng dạy nâng cao hiệu quả. 
Việc sử dụng Atlat để dạy kênh hình là vấn đề tuy không mới nhưng cũng không ít 
khó khăn, song lại rất hấp dẫn học sinh và đem lại hiệu quả cao. Giúp cho học sinh 
chủ động tiếp thu những kiến thức theo nội dung bài học, ít phải ghi nhớ máy móc 
mà hiệu quả cao. 
 Hiện tại do nhiều lí do khác nhau mà việc sử dụng atlat còn chưa được phổ biến. 
Nhưng đối với học sinh lớp 8 và lớp 9 sử dụng atlat để học tập là rất cần thiết để 
học sinh có kiến thức kỹ năng làm bài tốt hơn, tạo cho học sinh một thói quen làm 
việc độc lập sáng tạo. 
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu và 
thực nghiệm trong quá trình giảng dạy, đến nay đã thu được kết quả khả quan, đồng 
“Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong học tập Địa lí lớp 8,9” 
 3 
thời rút ra được một số kinh nghiệm xin trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp để cùng 
nhau tìm ra phương pháp dạy học môn Địa lí đạt kết quả cao hơn. 
“Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong học tập Địa lí lớp 8,9” 
 4 
PHẦN II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA. 
 1. Bố cục của Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản giáo dục phát hành có thể 
khái quát như sau: 
 a. Bản đồ chung bao gồm các bản đồ: Hành chính, hình thể, địa chất khoáng sản, 
khí hậu, các hệ thống sông, đất, thực vật và động vật, các miền tự nhiên, dân số. 
 b. Bản đồ dùng cho các ngành kinh tế: Bản đồ kinh tế chung, nông nghiệp chung, 
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp chung, các ngành công nghiệp 
trọng điểm, giao thông, thương mại, du lịch. 
 c. Bản đồ dùng cho các vùng kinh tế: 
- Trung du và miền núi Bắc Bộ 
- Vùng đồng bằng sông Hồng 
- Vùng Bắc Trung Bộ 
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 
- Vùng Tây Nguyên 
- Vùng Đông Nam Bộ 
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 
* Trong một trang bản đồ của Atlat thể hiện nhiều yếu tố: 
 + Yếu tố tự nhiên: Địa hình, đất đai, khoáng sản, sông ngòi, khí hậu, sinh vật 
 + Yếu tố kinh tế - xã hội: Dân cư, hành chính, các ngành kinh tế, các vùng kinh 
tế. 
* Trong một trang bản đồ của Atlat còn thể hiện: 
 + Hình thể của đất nước, một vùng hay hai vùng liền kề nhau. 
 + Một số biểu đồ như dân số qua các năm, cơ cấu, mật độ dân số, hay biểu đồ 
biểu hiện giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công 
nghiệp 
 + Một số hình ảnh quan trọng của những địa phương, sản xuất kinh tế, hoạt động 
văn hóa 
 2. Ý nghĩa Atlat Địa lí Việt Nam: 
 - Do bố cục của Atlat rất phong phú nên có thể giúp cho việc giảng dạy môn Địa 
lí lớp 8, 9 đạt hiệu quả cao: 
 + Trong phương pháp sử dụng kênh hình để dạy và học môn Địa lí thì kĩ năng sử 
dụng Atlat là phức tạp hơn cả, vì nó là phương tiện để phục vụ cho nội dung bài 
giảng. Mỗi trang bản đồ trong Atlat chứa đựng những kiến thức cụ thể và rất phong 
phú, mang đặc trưng của bộ môn. 
 + Atlat Địa lí Việt Nam dùng để giảng dạy và học tập môn Địa lí cho các bài ở 
nhiều khối lớp khác nhau. Nhưng trong từng bài cụ thể mức độ khai thác, sử dụng 
Atlat không giống nhau. Đối với học sinh lớp 8, 9 để có kĩ năng sử dụng Atlat 
thành thạo thì phải được rèn luyện một cách thường xuyên qua từng tiết học. 
Trong chương trình Địa lí lớp 8, 9 có bài chỉ cần sử dụng một trang bản đồ 
trong Atlat, nhưng cũng có bài phải sử dụng nhiều trang bản đồ khác nhau, song lại 
“Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong học tập Địa lí lớp 8,9” 
 5 
có trang Atlat dùng để dạy và học được nhiều bài. Vì vậy khi giảng dạy môn Địa lí 
lớp 8, 9 ta nên tích cực rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng Atlat để các em biết 
cách khai thác kiến thức qua từng trang bản đồ của Atlat để phục vụ cho nội dung 
bài học, các kĩ năng sử dụng Atlat còn được vận dụng là rất cần thiết để các em vận 
dụng lâu dài sau này. 
II. PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CHO HỌC SINH. 
 1- Phương pháp chung. 
 - Kĩ năng tìm hiểu nội dung trong Atlat để rút ra kiến thức cho học sinh về tự 
nhiên - kinh tế - xã hội. 
 - Các kĩ năng cần có: 
 + Kĩ năng chồng xếp, đối chiếu các trang bản đồ để trình bày mô tả tổng hợp về 
các đối tượng địa lí, tình hình phát triển và phân bố các hiện tượng, sự vật địa lí. 
 + Khi sử dụng Atlat, người học phải tuân theo trình tự sau: 
Tìm hiểu về cấu trúc Atlat (gồm các trang mục nào, được sắp xếp ra sao?) 
Xem bảng chú giải để biết các kí hiệu thể hiện trên bản đồ, giáo viên cần lưu ý học 
sinh là thuộc càng nhiều kí hiệu càng tốt; lưu ý học sinh kĩ năng chồng xếp bản đồ 
vì có thể một nội dung cần tìm hiểu nhưng nó lại được thể hiện ở nhiều trang Atlat 
khác nhau. 
 2- Phương pháp vận dụng. 
 a. Tự nhiên ở lớp 8. 
Ví dụ 1: nêu các đặc điểm của địa hình Việt Nam, các đặc điểm đó có ảnh 
hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất và đời sống? 
Với dạng câu hỏi này thì nếu chỉ sử dụng một trang Atlat tự nhiên thôi thì sẽ không 
phân tích được hết vấn đề và sẽ không đầy đủ, mà phải vận dụng kĩ năng chồng xếp 
với bản đồ địa hình (các trang 6, 7, 13, 14), bản đồ khí hậu (trang 9), bản đồ đất đai 
(trang 11) để phân tích tổng hợp các kiến thức để chứng minh đặc điểm chung của 
địa hình Việt Nam có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. 
Ví dụ 2: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được thể hiện như thế nào qua các 
thành phần địa lí? 
Nếu với dạng câu hỏi này thì cũng sử dụng kĩ năng chồng xếp bản đồ ở các 
bản đồ khoáng sản (trang 8), bản đồ khí hậu (trang 9), bản đồ sông ngòi, bản đồ các 
nhóm đất và các loại đất chính (trang 10, 11). 
 b. Dân cư và xã hội ở lớp 9. 
Ví dụ 1: Đối với bài 2 - SGK 9: Phân tích tháp tuổi trong biểu đồ để rút ra 
kết luận: Dân số nước ta có kết cấu dân số trẻ, giải thích xu hướng thay đổi cơ cấu 
theo độ tuổi ở nước ta. So sánh giới tính nam và nữ(biểu đồ trang 15 Atlat). 
Ví dụ 2: Bài 4. Lao động và việc làm - SGK 9. 
 Qua biểu đồ sử dụng lao động theo ngành, học sinh có thể nhận thức được: Nước 
ta có nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động trong ngành Nông – lâm – thủy sản 
chiếm tỉ lệ cao, công nghiệp và dịch vụ còn thấp (biểu đồ trang 15 Atlat). 
 c. Kinh tế ở lớp 9. 
 Có thể phân tích lược đồ, biểu đồ trong Atlat để tìm hiểu từng ngành cụ thể. 
“Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong học tập Địa lí lớp 8,9” 
 6 
Ví dụ 1: Tìm hiểu về nông nghiệp – Bài 7. 
 - Bản đồ trang 9: Nói lên đặc điểm của nhân tố khí hậu của nước ta (Lượng mưa, 
nhiệt độ) phân hóa từ Bắc vào Nam. Các loại gió mùa hoạt động trên lãnh thổ nước 
ta. 
 - Bản đồ khái quát chung về nông nghiệp trang 18 (dạy bài 8): học sinh tìm hiểu 
được hiện trạng sử dụng đất, sự phân bố các cây trồng chính. 
 - Bản đồ trang 19 Atlat, học sinh tìm hiểu và phát hiện: 
 + Ngành trồng trọt: Tổng diện tích trồng lúa và hoa màu (diện tích trồng cây 
lương thực), diện tích trồng cây công nghiệp mà học sinh có thể tìm trên bản đồ. 
 + Ngành chăn nuôi: Dựa vào kĩ năng sử dụng Atlat như trên, học sinh sử dụng 
biểu đồ trang 19 của Atlat để trình bày giá trị sản lượng của ngành chăn nuôi gia 
súc và gia cầm tăng trưởng mạnh qua các năm: 2000, 2005, 2007. 
Ví dụ 2: Lâm nghiệp và thủy sản (bài 9 SGK trang 33) 
 - Dùng Atlat Địa lí Việt Nam để học sinh tìm hiểu sự phân bố lâm nghiệp (rừng 
tự nhiên và rừng trồng), các khu vực có khả năng phát triển ngành nuôi trồng thủy 
sản (bãi tôm, bãi cá), các ngư trường đánh bắt thủy sản (ngư trường Cà Mau – Kiên 
Giang, ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải 
Phòng – Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa - quần đảo Trường Sa). 
Học sinh tìm hiểu kiến thức qua các trang bản đồ 12, 13, 14, 20. 
- Biết được sản lượng thủy sản của nước ta qua các năm 2000, 2005, 2007 (biểu đồ 
trang 20 - Atlat) 
Ví dụ 3: Bài 12. Công nghiệp. 
 Khi giảng dạy nội dung về ngành công nghiệp ta phải hướng dẫn cho học sinh 
biết sử dụng bản đồ công nghiệp chung trang 21 Atlat, cách thực hiện như sau: 
 - Học sinh đọc kĩ, hiểu về ngành công nghiệp, các trung tâm công nghiệp trong 
phần chú thích. 
 - Khai thác kiến thức trên lược đồ, biểu đồ thấy rõ đặc điểm phân hóa công 
nghiệp nước ta như thế nào? 
 - Qua phần hướng dẫn kĩ năng sử dụng Atlat, học sinh nhanh chóng nhận thức 
được: 
 + Công nghiệp nước ta phân bố không đều trên khắp lãnh thổ mà tập trung theo 
từng khu vực, từng vùng như Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. 
 + Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân theo thành phần kinh tế 
năm 2000, 2007 (đơn vị %), Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước phân 
theo ngành (biểu đồ trang 21 Atlat), các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, 
giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp, những trung tâm công nghiệp lớn là TP 
Hồ Chí Minh và Hà Nội. 
 + Phân tích bản đồ trang 22 học sinh có thể nhận biết được một số ngành công 
nghiệp trọng điểm như: Công nghiệp năng lượng, công nghiệp cơ khí, luyện kim, 
điện tử - tin học, hóa chất, hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm 
Ví dụ 4: Bài 14. Giao thông vận tải. 
“Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong học tập Địa lí lớp 8,9” 
 7 
 Đối với giao thông học sinh có thể biết được Việt Nam có đầy đủ các loại hình 
giao thông vận tải, các loại hình giao thông vận tải này đều có mối quan hệ với các 
ngành kinh tế khác. Các loại hình GTVT đường bộ, đường sắt, đường hàng 
không ngày càng được phát triển và mở rộng với các tuyến đường, cảng biển, 
sân bay được hiện đại hóa (Atlat trang 23). 
Ví dụ 5: Đối với ngành du lịch (sử dụng Atlat trang 25) ngành du lịch có vai 
trò rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế nước ta, tiềm năng to lớn của ngành du lịch 
được thể hiện qua các loại tài nguyên du lịch của nước ta như: Di sản văn hóa thế 
giới, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử, các làng nghề truyền thốngTrung tâm du 
lịch quốc gia (Hà Nội, Huế, Đà Nẵng), các điểm du lịch (Di sản thiên nhiên thế 
giới, Khu dự trữ sinh quyển, Vườn quốc gia) trong cả nước. 
 d. Các vùng kinh tế: 
 Học sinh có thể phân tích bản đồ, biểu đồ để rút ra nhận định về tình hình phát 
triển kinh tế của các vùng kinh tế nước ta. Trong chương trình Địa lí lớp 9 nội dung 
về kinh tế xã hội chia theo các vùng. Vấn đề phát triển kinh tế của mỗi vùng vừa 
thể hiện đặc điểm chung của cả nước, vừa thể hiện tính đặc thù riêng của từng 
vùng. Vì vậy khi trình bày nội dung kiến thức của các vùng học sinh cần phải có kĩ 
năng chồng xếp bản đồ, vì có thể một nội dung nhưng cần nhiều trang bản đồ để 
phân tích tìm hiểu để tìm ra kiến thức tổng hợp. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh: 
 - Xác định vị trí, giới hạn và quy mô của vùng (Dựa vào Atlat để xác định vị trí: 
Phía Bắc, phía Nam, phía Đông, phía Tây giáp đâu?) 
 - Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên: Địa hình, khí hậu, sông ngòi 
 - Từ những đặc điểm trên đánh giá được thuận lợi và khó khăn trong việc phát 
triển kinh tế của vùng. 
Từ đó tìm ra được những thế mạnh và khả năng phát triển kinh tế của vùng. 
Ví dụ: 
1- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
 Học sinh sử dụng Atlat trang 26 để phân tích nội dung: 
 - Xác định vị trí của vùng gồm các tỉnh: phía Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, 
Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Phú 
Thọ, Yên Bái, Lào Cai. 
Phía Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. 
 - Đây là vùng có diện tích lãnh thổ lớn nhất nước ta (100.965 km2) 
 - Thế mạnh của vùng là khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện. Trồng và 
chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, cây rau quả cận nhiệt và ôn đới. Thế mạnh 
về chăn nuôi gia súc và phát triển kinh tế biển, vì vậy khi phân tích Atlat trang 26 
sẽ thấy được mối liên hệ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và sự phân 
bố tài nguyên thiên nhiên từ đó vùng có thể hình thành các khu công nghiệp khai 
thác và chế biến (và có thể sử dụng kĩ năng chồng xếp với các trang Atlat 6, 7, 8, 
9,10, 11 để chứng minh các thế mạnh trên). 
2- Vùng Đồng bằng sông Hồng. 
“Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong học tập Địa lí lớp 8,9” 
 8 
 Quy mô diện tích của vùng là 15.000km2, tiếp giáp phía Bắc và phía Tây giáp 
Trung du và miền núi Bắc Bộ, phía Nam giáp Bắc Trung Bộ, phía Đông giáp biển 
Đông (Atlat trang 26). Từ đó rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển 
kinh tế của vùng: 
 - Có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du 
lịch. Bên cạnh đó ngành giao thông vận tải (đường bộ, đường thủy, đường biển, 
đường hàng không) đều phát triển thuận lợi (Atlat giao thông trang 23). 
 - Về khí hậu (sử dụng Atlat trang 9): Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông 
lạnh nên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. 
Nhưng bên cạnh đó khí hậu cũng gây không ít khó khăn như: lũ lụt, hạn hán, sương 
muối, sâu bệnh 
 - Tình hình dân cư của vùng (sử dụng bản đồ trang 15) để nhận thức được: Đồng 
bằng sông Hồng có dân số đông, phân bố không đều 
3- Vùng Bắc Trung Bộ. 
 Sử dụng Atlat trang 27 để xác định vị trí địa lí của vùng gồm các tỉnh từ Thanh 
Hóa đến Thừa Thiên Huế. 
Tiếp giáp: phía Bắc giáp Đồng bằng sông Hồng và vùng Trung du và miền núi Bắc 
Bộ; phía Nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ; phía Tây giáp Lào; phía Đông giáp 
biển Đông. 
Diện tích 51.513 km2. 
 - Khi dạy sang phần tình hình phát triển kinh tế của vùng giáo viên có thể đặt câu 
hỏi: Nêu một số khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp của 
vùng? Với câu hỏi này học sinh sử dụng bản đồ khí hậu và các loại đất để thấy 
được các yếu tố đó ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là sản xuất lương 
thực) của vùng như thế nào -> Năng suất lương thực cũng như bình quân lương 
thực có hạt (lúa, ngô) theo đầu người đang ở mức thấp so với cả nước. 
4- Vùng Tây Nguyên. 
 Sử dụng Atlat trang 28 để xác định vị trí của vùng và tìm hiểu các thế mạnh phát 
triển kinh tế của vùng. 
 - Tây Nguyên bao gồm các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm 
Đồng. diện tích tự nhiên 54.475 km2. 
 - Đối với Tây Nguyên việc hình thành lên vùng chuyên canh cây công nghiệp và 
phát triển thủy điện là thế mạnh chính của vùng nên trong quá trình tìm hiểu nội 
dung học sinh cần sử dụng Atlat trang 28 để phân tích thấy được tiềm năng trồng 
cây công nghiệp (ví dụ: có đất đỏ bazan với diện tích lớn, khí hậu cận xích đạo); 
tiềm năng xây dựng các nhà máy thủy điện là hệ thống các con sông: Xê- xan, sông 
X- rê-pốc, thác Yaly đã được xây dựng các nhà máy thủy điện như: Thủy điện 
Xê-xan, thủy điện Yaly(trang 10, 21). 
5- Vùng Đông Nam Bộ. 
 - Vị trí địa lí rất thuận lợi để phát triển kinh tế, một mặt giáp biển Đông để phát 
triển kinh tế biển. Lãnh thổ có diện tích đất tự nhiên vào loại nhỏ so với các vùng 
khác (23.550 km2). 
“Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong học tập Địa lí lớp 8,9” 
 9 
 - Đối với Đông Nam Bộ việc phát triển tổng hợp kinh tế biển và khai thác lãnh 
thổ theo chiều sâu là thế mạnh chính của vùng vì vậy trong quá trình phân tích nội 
dung học sinh cần sử dụng Atlat theo kĩ năng chồng xếp bản đồ (trang 29 kết hợp 
với bản đồ trang 8, 18, 21): 
 + Atlat trang 18 tìm hiểu nông nghiệp để nhận xét về tình hình phát triển nông 
nghiệp của vùng nổi bật là cao su, hồ tiêu, cây ăn quả 
 + Atlat trang 21 tìm hiểu đặc điểm phát triển công nghiệp của vùng đặc biệt là 
khai thác dầu mỏ, khí đốt (tiềm năng khai thác dầu khí là một trong những thế 
mạnh lớn nhất của vùng - trang 18). 
6- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 
 - Sử dụng Atlat trang 29: xác định vị trí quy mô, ranh giới của vùng: phía Bắc 
giáp Cam – Pu - Chia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là biển 
Đông, tổng diện tích tự nhiên của đồng bằng khoảng 40.000 km2. 
 - Học sinh rút ra ý nghĩa của vị trí địa lí trong việc phát triển kinh tế của vùng: 
 + Đây cũng là vùng kinh tế trọng điểm thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (lúa 
nước), công nghiệp. Đồng thời ngành thủy - hải sản có nhiều điều kiện thuận lợi để 
phát triển (trang 9, 18, 19, 20) 
 + Đặc biệt du lịch sinh thái cũng là tiềm năng lớn, mở ra hướng phát triển mới 
cho ngành du lịch nước ta (trang 25). Phân tích bản đồ trang 11, học sinh rút ra 
nhận xét về đặc điểm và sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Cửu Long để 
thấy được tiềm năng sử dụng đất của đồng bằng là rất lớn. 
 + Khí hậu (bản đồ trang 9) mang tính chất cận xích đạo, một năm có 2 mùa rõ 
rệt: 1 mùa mưa và 1 mùa khô. Mùa mưa nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, tạo điều kiện cho 
vùng trồng được nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới, nhiều cây đặc sản như: xoài, sầu 
riêng, dừa, măng cụt 
Tương tự ta có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vùng kinh tế khác dựa vào các 
trang bản đồ trong atlat. 
* Tóm lại, khi phân tích tình hình phát triển kinh tế - xã hội mỗi vùng chúng ta phải 
xác định xem nên sử dụng bản đồ nào, từ đó ta khai thác kiến thức gì theo trình tự: 
Đặc điểm tự nhiên, dân cư - xã hội, tình hình phát triển kinh tế của mỗi vùng. Mỗi 
kiến thức địa lí tự nhiên, xã hội, kinh tế của từng vùng nói riêng và cả nước nói 
chung đều chứa đựng trong các trang bản đồ của Atlat. Mỗi ước hiệu đều nói lên 
một kiến thức địa lí, giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu kĩ ngôn ngữ của bộ môn 
Địa lí mà các em cần ghi nhớ chính là các kí hiệu, ước hiệu này. 
3. Phương pháp sử dụng hình ảnh trong Atlat. 
 Trong một số bài có những hình ảnh minh hoạ có thể sử dụng hình ảnh trong 
Atlat để hỗ trợ cho nội dung của bài. 
Ví dụ 1: Dạy về công nghiệp Việt Nam có 2 hình ảnh về: khai thác dầu khí 
tại mỏ Bạch Hổ và dây chuyền sản xuất trong nhà máy dệt. Qua đó giáo viên có thể 
nhấn mạnh cho học sinh thấy thế mạnh công nghiệp nặng là khai thác dầu khí; công 
nghiệp nhẹ là dệt may 
“Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong học tập Địa lí lớp 8,9” 
 10 
Ví dụ 2: Dạy về các nhóm đất và thảm thực vật chính sử dụng Atlat trang 
11, 12 có hình ảnh về các loại đất để thấy được màu sắc, cấu trúc của từng loại đất. 
(địa lí 8). 
Ví dụ 3: Tìm hiểu về giao thông (bài 14- Địa lí 9). Học sinh quan sát hình 
ảnh bốc dỡ hàng ở cảng Hải Phòng và đoàn tàu thống nhất chạy trên đường sắt Bắc 
Nam (trang 23). Làm cho bài học thêm sinh động khi có những hình ảnh trên. 
Để phát huy được vai trò quan trọng của tập Atlat cho học sinh học tập môn Địa lí, 
thì việc phân tích, khai thác phải có trình tự, phải biết khai thác những chi tiết nào, 
những yếu tố nào và trên bản đồ nào là phù hợp nhất. Tùy theo từng bài cụ thể ta có 
thể sử dụng một hay nhiều trang bản đồ hoặc có thể sử dụng hình ảnh để phục vụ 
cho việc tìm kiếm thông tin sinh động, khoa học, chính xác. 
“Hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong học tập Địa lí lớp 8,9” 
 11 
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. 
 Qua việc áp dụng đề tài tôi đã rút ra được những bài học thiết thực như sau: 
 1. Khi hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để phân tích cần đảm bảo những yêu 
cầu sau: 
 - Sử dụng những bản đồ có nội dung phù hợp với kiến thức cần tìm hiểu trong 
bài. 
 - Khi phân tích bản đồ cần chú ý đọc đúng các ước hiệu, kí hiệu, màu sắc và 
hình dạng kích thước để phân tích mới đảm bảo tính chính xác, khoa học. 
Khi hướng dẫn học sinh cần yêu cầu các em sử dụng bản đồ nào, trang nào cho phù 
hợp với nội dung bài học? 
Phải phân tích từng dữ kiện nào có đặc điểm gì nổi bật? Cần khai thác bản đồ, lược 
đồ hay biểu đồ nào để tìm hiểu kiến thức của bài? 
 2. Trình tự khi khai thác bản đồ trong Atlat là: 
 - Dựa vào bản đồ nào, trang nào, của Atlat? 
 - Nhận biết và đọc được các kí hiệu, ước hiệu ở bảng chú thích. 
 - Học sinh cần nắm vững kĩ năng khai thác kiến thức từ bản đồ thông qua việc 
phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với kinh tế, giữa các yếu tố kinh tế 
với nhau (còn gọi là kĩ năng chồng xếp bản đồ). 
 3. Giáo viên cần hình thành t

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_su_dung_atlat_dia_l.pdf