Sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động tạo hình cho học sinh mầm non lớp 5 - 6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động tạo hình cho học sinh mầm non lớp 5 - 6 tuổi

2, Các phương pháp hướng dẫn tạo hình trong trường mầm non:

a) Phương pháp trực quan:

- Là phương pháp cho trẻ quan sát trực tiếp đối tượng bằng các giác quan như tri giác, xúc giác; giúp trẻ tri giác đầy đủ hoàn thiện khắc sâu trí nhớ về sự vật hiện tượng.

a1) Sử dụng tranh mẫu: Tranh mẫu được sử dụng nhiều trong dạy vẽ, cắt, dán, xé dùng tranh để cho trẻ quan sát, tranh mẫu phải có kích thước phù hợp, đẹp và nội dung phù hợp với yêu cầu giáo dục trẻ.

- Khi sử dụng tranh mẫu cô phải treo nửa tầm quan sát của trẻ, cô phải phân tích tranh, nhân vật, hình thức thể hiện, bố cục, mầu sắc. Cô có thể cùng trẻ đàm thoại để tìm hiểu, khái quát cảm xúc của trẻ về bức tranh.

 

doc 14 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 8533Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động tạo hình cho học sinh mầm non lớp 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tích cực tư duy trực quan hình tượng. Thông qua đó ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển, hoàn thiện dần cảm xúc. Thẩm mỹ và tính kiên trì bền bỉ, khéo léo nay rât quan trọng bởi tình yêu đối với cái đẹp là bậc cao của con người tình cảm đó không phải là bẩm sinh, không có sẵn trong mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ. Một em bé sẽ không có được tình yêu cái đẹp nêu chúng ta không tạo điều kiện để em bé đó được tiếp xúc vơi nhiều cái đẹp xung quanh, không làm cho những đặc điểm sinh động, phong phú của các sự vật hiện tượng lọt vào các giác quan của trẻ để trẻ dễ chịu. Nếu chúng ta không biết khêu gợi ở các em về cảm xúc tốt lành về con người và làm thức dạy trong em những gì thân thiết gần gũi khi tiếp xúc với cái đẹp.
- ở trường Mầm non từ nhiều năm nay, hoạt động tạo hình là một môn học chính, bao gồm nhiều hoạt động như: vẽ, nặn, cắt, xé, dán. Đây là một môn học được ngành học rất quan tâm và đạt thành chuyên đề cho những năm học sau. 
- Ngành giáo dục - Đào tạo rất quan tâm tới hoạt động tạo hình đã chỉ đạo cho ngành học mấm non đi sâu vào chuyên đề này. Mở các cuộc thi: Giáo viên giỏi chuyên đề tạo hình và các cuộc thi “ Bé khéo tay ” các cấp cho trẻ. Đặc biệt đã thực hiện trong bộ môn này trong chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Vì thế trường Mầm non số I đã rất quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị tài liệu, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, vận động phụ huynh giúp đỡ về cơ sở vật chất để thực hiện môn hoạt động tạo hình. Xong kết quả ở một số tiết chưa cao. Trẻ thực hiện ở mức độ khá giỏi ít, thực hiện đạt yêu cầu còn nhiều. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp tôi chọn đề tài này để nghiên cứu, mong muốn qua thực hiện tìm ra được những phương pháp, biện pháp hay, tích cực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Mầm non.
II. Mục đích nghiên cứu
- Tôi quyết định chọn đề tài này với mục đích bước đầu tìm hiểu thực trạng của hoạt động tạo hình và áp dụng các phương pháp trong việc dạy tạo hình để nâng cao chất lượng dạy hoạt động tạo hình ở trẻ mẫu giáo. Từ đó vận dụng những những kiến thức có sẵn và qua học hỏi để nghiên cứu và áp dụng phương pháp vào môn tạo hình nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh phù hợp với mục đích giáo dục và trình độ nhận thức của trẻ nhà trẻ .
Iii. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Nghiên cứu lý luận.
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về sự hứng thú và đặc điểm nhận thức của trẻ về phương pháp dạy hoạt động tạo hình và xếp hình.
2. Nghiên cứu thực nghiệm
- Thực trạng của việc áp dụng các phương pháp trong môn tạo hình và hứng thú của trẻ với môn học.
3. Nghiên cứu việc ứng dụng:
- Đề xuất các biện pháp thông qua việc nghiên cứu, đánh giá đúng để rút ra kết luận, tìm ra được những biện pháp hay, phương pháp dạy tích cực, tác động tốt đến trẻ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và phát huy hết khả năng ở trẻ.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu: 
 “ Hoạt động tạo hình cho học sinh mầm non lớp 5 - 6 tuổi”.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 5 - 6 tuổi - Trường Mầm non số 1 - Thị trấn Than Uyên
V- Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp ứng dụng thực nghiệm giáo dục.
- Phương pháp đánh giá kết quả.
phần iI: Nội dung
I - cơ sở lí luận của đề tài.
1. Vài nét về nghệ thuật tạo hình.
- Nghệ thuật tạo hình là môn gọi chung cho một nhóm tạo hình sáng tác nghệ thụât, nhằm tái hiện hiện thực cuộc sống, con người và thiên nhiên, được cảm thụ bằng các giác quan và sự cảm nhận tinh tế bằng màu sắc, đường nét thông qua chủ đề sáng tạo nhất định, cải tạo nó theo quy luật của sáng tạo, gửi gắm vào đó tâm hồn của người nghệ sỹ tạo ra những giá trị thẩm mỹ cho xã hội. Chúng được tồn tại trong không gian và thời gian. Là một trong những con đường làm phong phú sự tiếp xúc của con người với hiện thực nhằm tìm hiểu hiện thực thế giới khách quan.
- Hoạt động tạo hình là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn đối với trẻ. Đã được xếp vào trong chương trình học tập của trẻ ở trường mầm non. Đó là phương tiện quan trọng trong giáo dục thẩm mỹ và có tác dụng to lớn trong việc hình thành nhân cách cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ và cảm xúc thẩm mỹ. Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ, hình thành tình yêu với cái đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống, con người và nghệ thuật, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. Có thể nói không có trẻ nào lại không thích ngắm nhìn những bức tranh, những đồ vật trang trí đẹp. Đặc biệt trẻ thích tự ngắm nhìn những sản phẩm do chính trẻ làm như vẽ hay nặn ra còn người, con vật hay những đồ vật và tự cho là đẹp. Chúng ta thường hay bắt gặp những “ Hoạ sỹ tí hon” say sưa ngồi hàng giờ, chúng vẽ la liệt khắp nơi như trên giấy, trên bảng, trên tường, trên nền nhà bằng các phương tiện như phấn, than, bút chì, bút sáp... Và qua những sản phẩm thể hiện tư duy còn đơn giản, nông cạn, đường nét nguệch ngoạc, méo mó, cho ta thấy nhận thức tư duy của trẻ còn hạn chế. Nhưng ta thấy trong các tác phẩm của trẻ đã bộc lộ tính tư duy của trẻ và đem đến cho chúng ta sự bất ngờ thú vị bởi cái ngộ ngĩnh, ngây thơ đáng yêu trong những đường nét nguệch ngoạc màu sắc loè loẹt ấy chính là bước khởi đầu của sự tạo ra cái đẹp.
- Nguồn cảm hứng vẽ đẹp trong thiên nhiên, trong xã hội và tình yêu cuộc sống đã giúp trẻ có được những xúc cảm, tình cảm tốt. Trên cơ sở đó trẻ bộc lộ những tư tưởng, tình cảm, trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo bằng những đường nét hình học đơn giản có tính khái quát cao. Sản phẩm của trẻ được tạo ra bằng nguồn cảm hứng say mê sáng tạo. Tất cả những cảm xúc tình cảm ở trẻ đều được phản ánh, thể hiện rõ rệt qua các sản phẩm của mình. Bởi trong tâm trí trẻ mọi sự vui buồn, hờn giận, yêu gét, đều được thể hiện rõ ràng, vì thế sản phẩm của trẻ bộc lộ rõ ấn tượng cảm xúc và cách nhìn nhận với lôgíc riêng của trẻ đối với vẻ đẹp đa dạng, phong phú của thế giới xung quanh.
Vì vậy hoạt động tạo hình trong trường mầm non có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ trong hoạt động tạo hình là sự khai thác những mặt mạnh của loại hình nghệ thuật. Để giáo dục cho học sinh đặc biệt là giáo dục trẻ nhỏ về cách nhìn nhận đánh giá cái đẹp, sự say mê, sáng tạo ra cái đẹp, có lẽ không một loại hình nghệ thuật nào mà kích thích được tính sáng tạo của trẻ bằng hoạt động tạo hinh. Trẻ luôn say mê hứng thú nhưng chưa có ý thức đầy đủ trong việc sáng tạo ra cái đẹp trong sảm phẩm của mình một cách đầy đủ. Do đó trẻ cần được hướng dẫn hoạt động tạo hình ngay từ lúc còn nhỏ. Mà việc đầu tiên là việc tạo điều kiện để trẻ xem nhiều tác phẩm có giá trị. Những bức tranh là biểu hiện tập trung vẻ đẹp cuộc sống quanh ta được người nghệ sỹ chắt lọc và thể hiện một cách tinh tế trong tác phẩm. Xem tranh đẹp giúp cho việc hình thành trong tâm hồn trẻ nhỏ những tình cảm thiết tha đối với thiên nhiên và con người.
2, Các phương pháp hướng dẫn tạo hình trong trường mầm non:
a) Phương pháp trực quan:
- Là phương pháp cho trẻ quan sát trực tiếp đối tượng bằng các giác quan như tri giác, xúc giác; giúp trẻ tri giác đầy đủ hoàn thiện khắc sâu trí nhớ về sự vật hiện tượng.
a1) Sử dụng tranh mẫu: Tranh mẫu được sử dụng nhiều trong dạy vẽ, cắt, dán, xé dùng tranh để cho trẻ quan sát, tranh mẫu phải có kích thước phù hợp, đẹp và nội dung phù hợp với yêu cầu giáo dục trẻ.
- Khi sử dụng tranh mẫu cô phải treo nửa tầm quan sát của trẻ, cô phải phân tích tranh, nhân vật, hình thức thể hiện, bố cục, mầu sắc... Cô có thể cùng trẻ đàm thoại để tìm hiểu, khái quát cảm xúc của trẻ về bức tranh.
a2) Sử dụng mô hình mẫu: Thường được sử dụng nhiều nhất trong các tiết học nặn, thì những mẫu nặn cho trẻ quan sát đó chính là mô hình. Mô hình mẫu cũng có thể sử dụng cho các loại hình tạo hình thù như xâu hạt, xếp hình, gấp, đan giấy, có thể dùng giới thiệu cho bài vẽ mô hình mẫu là sự mô phỏng lại hình khối, mầu sắc của vật thể bằng nhiều chất liệu khác nhau.
Ví dụ: 
- Đất nặn, gỗ, nhựa, vải... mô hình mẫu tuỳ theo yêu cầu của từng bài và ở từng đối tượng mà chúng ta đơn giản cách điệu từ những hình khối cơ bản ghép lại hay giữ nguyên vật thật. Không nên sử dụng mô hình quá nhỏ, khi sử dụng vật mẫu nơi có đủ ánh sáng và vừa tầm quan sát của trẻ.
a3) Thao tác mẫu của cô: Chủ yếu sử dụng trong thể loại hoạt động tạo hình theo đề tài. Mục đích giúp trẻ nắm được các chức năng để thể hiện, tạo hình và phương pháp thể hiện sản phẩm. Cô thao tác phải chính xác, rõ ràng, thuần thục, trong thể hiện mẫu khi trình bầy kỹ năng cô phải làm chậm, dứt khoát và phải có lời phân tích diễn giải. Những kỹ năng ôn cô có thể gọi trẻ trình bầy lại thao tác nhanh hơn. 
- Một số kỹ năng khó hoặc mới, một số biểu tượng khi thấy cần thiết nhưng cô phải thao tác nhanh và không cần phân tích kỹ. Khi làm thao tác cô phải để trẻ nhìn rõ, sắp xếp chỗ ngồi sao cho hợp lý hoặc cô có thể dùng mặt bảng để làm thao tác.
VD: Nặn, dán mẫu:
a4) Sử dụng vật thật: Trong các tiết học cô có thể sử dụng vật thật cho trẻ quan sát, giúp cho trẻ tri giác một cách cụ thể cấu trúc của vật thể đó và có biểu tượng thực của nó. 
Thường cô chỉ sử dụng trong phần giới thiệu bài cho trẻ để gây cảm xúc thật. ở ngoài tiết học cô có thể cho trẻ quan sát vật thât để trẻ quan sát.
b. Phương pháp sử dụng lời nói.
b1) Phương pháp thuyết trình giảng giải:
Là phương pháp dùng lời nói để gợi mở, dẫn dắt phân tích giải thích giúp trẻ nắm bắt được những vấn đề cần truyền đạt. ở phương pháp này thông tin dược truyền đạt bằng lời nói đến người lĩnh hội thông tin. Trong các tiết học ở trường mầm non phương pháp này được dùng để giới thiệu bài gợi cảm xúc, giải thích theo thiên nhiên hay giải thích theo các mẫu.
b2) Phương pháp vấn đáp: Là phương pháp một người đặt ra câu hỏi để người khác suy nghĩ trả lời theo từng câu hỏi. Phương pháp này sử dụng tìm hiểu khai thác hoặc kiểm tra đối tượng và được sử dụng trong các tiết dạy ở trường mầm non. 
VD: 
- Khai thác khả năng quan sát, khả năng tư duy, nhận biết của mình theo gợi ý của cô giáo, câu hỏi của cô phải ngắn gọn dễ hiểu, phù hợp với trẻ, không nên đặt ra những câu hỏi chung chung. Khi đặt ra câu hỏi thì cô cần phải chuẩn bị trước câu trả lời,khi trẻ trả lời chưa chính xác cô có thể giúp trẻ trả lời.
b3) Phương pháp đàm thoại.
Cô cùng trẻ trao đổi nội dung đề tài, cần sắp xếp bố cục mầu sắc để tạo ra một sản phẩm đẹp .
Cô có thể dùng hệ thống các câu hỏi có tính chất gợi ý giúp cho trẻ suy nghĩ và tự trình bầy ý tưởng của mình. Trong quá trình đàm thoại, cô luôn phải tôn trọng ý kiến của trẻ, khi trẻ chưa hiểu hết vấn đề cô có thể gợi ý cho trẻ. Khi trẻ đưa ra những ý tưởng vượt qua khả năng của trẻ thì cô giúp trẻ chuyển hướng sang đề tài khác phù hợp với trẻ hơn. Khi diễn ra quá trình trao đổi giữa cô và trẻ trẻ có thể đưa ra câu hỏi để cô giáo giải thích về những vấn đề mà trẻ chưa hiểu. Với phương pháp này sẽ giúp trẻ tư duy tốt hơn về môn tạo hình.
c. Phương pháp luyện tập ( Thực hành ).
Là phương pháp hướng dẫn trẻ rèn luyện những kỹ năng thao tác, cảm xúc tư duy để trẻ có thể hoàn thành tốt sản phẩm của mình.
Phương pháp: 
+ Rèn luyện kỹ năng quan sát: Trước hoặc trong khi học bao giờ cũng phải quan sát các sự vật hiện tượng, mầu săc... nhằm giúp trẻ tri giác các đối tượng nhằm giúp trẻ có trí tưởng tượng về hoạt động tạo hình.
+ Cô giáo hướng dẫn trẻ trong quá trình quan sát: Quan sát từ tổng thể đến chi tiết về hình dạng, cấu tạo, mầu sắc sau đó cô đưa ra câu hỏi nhằm giúp trẻ tư duy tốt hơn.
+ Rèn luyện thao tác kỹ năng tạo hình: Để có sản phẩm đẹp cô giáo phải giúp các em để các em có thêm trí tưởng tượng về sản phẩm mình vẽ cả về kỹ năng, kỹ xảo.
Trước hết thao tác hướng dẫn mẫu của cô phải chính xác rõ ràng, dễ hiểu, đặc biệt là trong thể loại tạo hình mẫu. Trẻ nắm được trình tự công việc và các thao tác thể hiện trên cơ sở đó trẻ tự rèn luyện, tìm ra cách thể hiện một cách sáng tạo độc lập. Trong quá trình trẻ luyện tập cô luôn gợi ý khuyến khích trẻ tuyệt đối không làm hộ trẻ. Tạo điều kiện cho trẻ làm ở mọi lúc mọi nơi: Trong tiết học, giờ ra chơi...
d) Phương pháp đánh giá kết quả:
- Thường ở cuối mỗi giờ học cô giáo bao giờ cũng phải tiến hành nhận xét đánh giá giờ học và sản phẩm của trẻ.
d1) Nhận xét sản phẩm: Đây là một bước rất quan trọng trong một tiết học tạo hình vì nó thể hiện bằng những sản phẩm cụ thể. Cô giáo cần lưu ý những vấn đề sau:
+ Hình thức tổ chức đánh giá nhận xét cô rèn cho trẻ tự giới thiệu sản phẩm của mình và nhận xét bài của bạn thông qua sự gợi ý của cô giáo. ở thể loại theo mẫu không cần trẻ giới thiệu sản phẩm của mình và thể loại đề tài và đặc biệt ở thể loại theo ý thích cô nên khuyến khích cho trẻ tự giới thiệu bài của mình.
+ Nội dung nhận xét đánh giá: Nội dung chủ đề tư tưởng của sản phẩm, hình ảnh hình tượng thể hiện bố cục, màu sắc kỹ năng, sự sáng tạo.
d2) Nhận xét đánh giá kết quả giờ học:
- Thường được thực hiện sau khi nhận xét sản phẩm của trẻ cô cần nhận xét một số mặt sau: ý thức học tập, kết quả sản phẩm kết quả của từng cá nhân và của cả lớp.
II. Thực trạng các tiết dạy hoạt động tạo hình của trường mầm non:
1. Đặc điểm tình hình của lớp:
- Là một lớp học thuộc trường Mầm Non số 1 - Thị trấn Than Uyên. Tổng số 37 trẻ, chia ra: Nam = 18, Nữ = 19.
- Giáo viên: Hai giáo viên trên 1 lớp, trình độ: Cao đẳng: 01, Trung cấp 01, thực hiện giảng dạy theo chương trình đổi mới.
- Nhà trường đã được trang cấp các trang thiết bị về cơ sở vật chất như bàn ghế, sách vở, giấy vẽ và các đồ dùng để thực hiện chương trình như đất nặn, bút vẽ màu, bảng vẽ khá đầy đủ.
2. Kết quả nghiên cứu về hoạt động tạo hình:
- Để nhận định rõ về vấn đề này tôi đã tiến hành điều tra kiến thức của trẻ trong các giờ tạo hình: Theo mẫu, ý thích từng loại: Vẽ, nặn, xé, dán, qua thực tế tôi thấy: Trẻ rất hứng thú học nhưng kết quả còn có những mặt hạn chế. Vì vậy bản thân tôi phải tìm kiến thức mới lạ, sáng tạo có hiệu quả cao trẻ hứng thú học hơn.
a) Đối với các tiết dạy theo mẫu: Để có biện pháp nâng cao chất lượng của các tiết dạy theo mẫu phải thường xuyên cho trẻ làm quen tác phẩm tạo hình một cách khoa học giúp trẻ hiểu được nội dung của tác phẩm, làm phong phú vốn biểu tượng cho trẻ vì thế cô cần cho trẻ quan sát nhiều mở rộng tầm nhìn và vốn hiểu biết cho trẻ. Trong các giờ dạy theo mẫu cô giáo sử dụng phương pháp trực quan hình tượng cho trẻ quan sát cẩn thận tranh mẫu qua đó đồ dùng của cô rất phong phú để sử dụng như thế nào có thể phát huy hết tác dụng của mẫu cô cần có sự truyền đạt hấp dẫn lôi cuốn trẻ, đặc biệt là các thủ thuật gây hứng thú có tác dụng kích thích trẻ tập trung vào bài học.
3. Đối với các tiết dạy tạo hình theo ý thích:
- Đây là loại bài mà trẻ dùng cách kiến thức kỹ năng sẵn có để thể hiện những ý tưởng thông qua sản phẩm của mình. Từ ý thức của trẻ cô khuyến khích và gợi ý cho trẻ hình dung được những biểu tượng và tìm ra những kỹ năng thể hiện sản phẩm. Đối với loại tiết này vai trò của giáo viên rất quan trọng.
Ví dụ 1: “ Nặn theo ý thích”. 
- Cô gợi cho trẻ trí nhớ kể về những gì trẻ đã được học qua những giờ nặn mẫu hoặc đã thấy, quan sát được ở ngoài giờ học. Những nhận xét này của trẻ rất quan trọng bở vì trẻ càng nhận xét tinh vi bao nhiêu càng gợi cho trẻ cảm xúc thực sự từ đó trẻ sẽ sáng tạo có tư duy tốt hơn.
- Trong giờ học này nếu như sự gợi mở, dẫn dắt của cô không khéo, không sáng tạo sẽ không gây cho trẻ tính tích cực sáng tạo và sản phẩm làm ra rất đơn giản. Đối với tiết dạy này sự gợi ý của cô là rất ít cô cho trẻ xem một số mẫu và yêu cầu trẻ nặn lại - như vậy trẻ sẽ không nghĩ ra được cái gì khác ngoài những vật mẫu mà cô cho xem nên dù phương pháp có tiến hành đầy đủ các bước nhưng lời dẫn dắt của cô tẻ nhạt khô khan thì dẫn đến trẻ làm việc không có hiệu quả, không có hứng thú sản phẩm làm ra không có tính sáng tạo.
Ví dụ 2: Vẽ theo ý thích:
- Với loại bài này cô sẽ nói chuyện với trẻ về những điều trẻ thích: Cây cối, hoa quả, con vật... Hướng trẻ nói về màu sắc hình dáng của chúng theo ý hiểu của trẻ. Khuyến khích trẻ làm những kỹ năng vẽ đơn giản, phù hợp với bài như những nét xiên, nét thẳng, nét cong... để tạo nên bức tranh đẹp và tạo nên cho bức tranh. Sản phẩm của trẻ muôn hình muôn vẻ cô gợi ý cho trẻ nói lên ý định của mình thể hiện trên bức tranh đó đồng thời cô cần khen ngợi động viên kịp thời. Nhìn chung tiết học tạo hình theo ý thích đòi hỏi cô dẫn dắt một cách khéo léo linh hoạt.
Ví dụ 3: Xé dán theo ý thích:
- Trẻ đã hoàn thành sản phẩm của mình cô hỏi về ý tưởng của trẻ trong bức tranh, nội dung bức tranh mà trẻ thể hiện khuyến khích trẻ đặt tên cho bức tranh của mình để động viên khuyến khích trẻ cô giáo phải có nghệ thuật khéo léo, động viên trẻ sáng tạo theo ý thích của mình.
4. Vài nét về sự hứng thú của học sinh.
- Khi ta nói một học sinh thật sự có hứng thú với hoạt động tạo hình là ta đã thừa nhận trẻ có ý thức và hiểu rõ ý nghĩa của môn học đối với bản thân mình qua quá trình tiếp xúc với đối tượng học thì bản thân trẻ mới thấy được ý nghĩa của môn học từ đó tạo cho trẻ có được sự say mê hứng thú và trở thành nhu cầu. Khi đó sẽ trở nên bền vững và sâu sắc ở lứa tuổi mầm non. Hứng thú không bao giờ hình thành xuất phát từ việc thấy ý nghĩa của việc học tập thích thú theo quan niệm của trẻ và theo sự cảm nhận của trẻ.
Như vậy chúng ta thấy:
- Với trẻ tạo hình không phải là một việc nặng nhọc mà tạo hình sẽ giúp trẻ thoải mái, vui vẻ, trẻ được hoạt động tạo hình sẽ xuất hiện những ý tưởng mới phát minh mới. Sự hứng dẫn của cô tác động đến trí tuệ tình cảm của trẻ góp phần làm cho tâm hồn của trẻ thêm phong phú. Hoạt động tạo hình tạo ra sự thoải mái vui vẻ ở trẻ gây không khí đoàn kết, làm cho trẻ không bị ức chế trong quá trình lâu dài. Học sinh sẽ đực củng cố kiến thức “ Học mà chơi, chơi mà học”. 
iii- Những kết quả điều tra khảo sát thực trạng:
- Qua thời gian dạy học và khi trao đổi, thảo luận với đồng nghiệp và trực tiếp hướng dẫn trẻ tôi nhận thấy.
+ So với các môn học khác như: âm nhạc, môi trường xung quanh... khả năng học tạo hình của trẻ không cao hơn. Do môn tạo hình đòi hỏi trí thông minh, tưởng tượng sáng tạo và sự khéo léo kiên trì khi thực hiện.
+ Đa số trẻ thường thích môn tạo hình vì sản phẩm do chính trẻ tạo ra.
Iv. Các giải pháp:
- Hướng dẫn trẻ hoạt động taọ hình thông qua các tiết học ở trường mầm non và qua kinh nghiệm thực tê dự các loại tiết học tôi thấy:
- Nhìn chung giáo viên đều nắm vững nội dung phương pháp và chương trình dạy, xong việc vận dụng các phương pháp, thủ pháp vào trong các tiết dạy hiệu quả còn chưa cao giáo viên đã chú ý làm thế nào để nâng cao chất lượng của trẻ nhưng do một số yếu tố chủ quan và khách quan nên kết quả giờ học còn ở mức độ khác nhau, có cô giáo có năng khiếu tạo hình nhưng khả năng ngôn ngữ và sư phạm lại hạn chế, cô làm đẹp, trình bày đẹp các mẫu, biết nhìn nhận đánh giá sản phẩm của trẻ nhưng cô không biết cách trình bày sao cho trẻ hiểu, không giải thích được rõ ràng từng thao tác hay yêu cầu của cô. Giáo viên có trình độ chuyên môn vững thường biết tìm ra cho mình những thủ thuật vào phong cách dạy riêng, lôi cuốn thu hút trẻ. Những giáo viên này thường kết hợp rất khéo léo các phương pháp, thủ pháp và tích hợp được nhiều nội dung trong khi học như Toán, Văn học, Môi trường xung quanh.... nên kết quả đạt được rất khả quan.
- Cô giáo cần có sự chuẩn bị chu đáo luyện tập kỹ càng bình tĩnh, tự tin, có sự ứng xử linh hoạt của cô bên cạnh đó cơ sở vật chất cũng là một yếu tố không nhỏ từ những đồ dùng, đồ chơi sẵn có sẽ làm cho sự chuẩn bị của cô về đồ vật và các giờ học thêm phong phú sinh động.
Phần iii: Kết luận và kiến nghị
- Qua thực tế nghiên cứu và giảng dạy tôi thấy hoạt động taọ hình là một phương pháp - hình thức tổ chức dạy học, góp phần phát huy tính tích cực của trẻ. Bởi học sinh mầm non mang tính đặc trưng “ Học mà chơi, chơi mà học”. Tiết tạo hình giúp trẻ phát huy tính sáng tạo vốn có của trẻ.
Tóm lại: 
- Cô giáo là người trực tiếp đào tạo thế hệ con người mới xã hội chủ nghĩa. Mỗi người giáo viên chúng ta đều phải cố gắng hết mình ở mọi lĩnh vực, mọi hình t

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hoat_dong_tao_hinh.doc