Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

a. Mục tiêu:

- Qua đề tài nghiên cứu giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác

chăm sóc, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non.

- Đề tài thành công sẽ giúp trẻ khuyết tật hòa nhập với các bạn khác trong cùng

độ tuổi.

- Tìm ra các biện pháp giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật phù hợp và đạt hiệu quả.

b. Nhiệm vụ:

- Tổng hợp những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài

- Tìm ra giải pháp mới và thực hành áp dụng kiểm tra đánh giá kết quả trên trẻ.

- Các phương pháp, biện pháp nghiên cứu phải đảm bảo tính chính xác, khoa học

- Nghiên cứu đặc điểm phát triển trí tuệ, đặc điểm tâm sinh lí trẻ khuyết tật.

- Đề tài có tính ứng dụng thực tiễn, phù hợp với đối tượng nghiên cứu.

- Khảo sát, tìm hiểu trẻ khuyết tật về vấn đề hòa nhập trong trường mẫu giáo, từ đó

đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả việc giáo dục trẻ khuyết tật.

pdf 28 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 4133Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyết tật, tôi tìm hiểu về hoàn cảnh cũng 
như đặc điểm khuyết tật của trẻ. Việc đánh giá khảo sát có vai trò quan trọng giúp 
giáo viên biết được những kiến thức kỹ năng trẻ đạt ở mức độ nào và xây dựng kế 
hoạch hòa nhập phù hợp cho trẻ. 
 Thực hiện kế hoạch số 45-KH/TrMGHS về việc thực hiện nhiệm vụ năm học của 
trường ngày 22 tháng 10 năm 2021, và kế hoạch số 65-KH/CMTrMGHS về kế 
hoạch chuyên môn năm học 2020-2021, tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch năm 
học giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật. 
 Tôi lên kế hoạch theo tháng, tuần và ngày theo từng chủ đề khác nhau. Đối với 
cháu Thiên Đức khuyết tật nhìn (Thị giác), khả năng quan sát mọi vật xung quanh 
của cháu gặp khó khăn vì thế tôi lên kế hoạch phù hợp để trẻ được lĩnh hội kiến 
thức tốt nhất, thỏa mãn phát triển năng lực và các nhu cầu khác. 
 Thực hiện kế hoạch chung của nhà trường theo từng chủ đề khác nhau tôi xây 
dựng kế hoạch cá nhân dành cho trẻ khuyết tật ở mức độ vừa sức với trẻ lựa chọn 
nội dung phù hợp với đặc thù khuyết tật của trẻ nhằm giúp trẻ phát triển dần dần 
các mặt phát triển. 
Ví dụ: Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật chủ đề Trường Mầm non 
Chủ đề nhánh 
Ngày hội đến trường 1 tuần 
Đồ dùng đồ chơi bé thích 1 tuần 
Cô giáo và các bạn 1 tuần 
Bé vui hội trăng rằm 1 tuần 
Mục tiêu Nội dung Hoạt động 
1. Phát triển thể chất: 
*Vận động thô: 
- Thực hiện được vận động 
tung bóng, bật tại chỗ, đập 
và bắt bóng 
* Vận động tinh: 
- Rèn kỹ năng vẽ theo mẫu 
đơn giản, tô màu 
- Rèn khả năng khéo léo 
của đôi bàn tay. 
2. Phát triển tình cảm kỹ 
1. Phát triển thể chất: 
- Tung bóng. ( Bóng to) 
- Bật tại chỗ 
- Đập và bắt bóng. 
- Cho trẻ cầm bút vẽ cùng 
cô 
2. Phát triển tình cảm kỹ 
1. Phát triển thể chất: 
- Hoạt động học: 
- Hoạt động thể dục 
sáng 
- Hoạt động trò chơi 
ngoài trời 
- Hoạt động học 
2. Phát triển tình cảm 
 Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo - Tác giả Triệu Thị Hạnh 
 - 9 - 
năng xã hội. 
- Yêu quý cô giáo và các 
bạn. 
- Yêu thích và biết giữ gìn 
đồ dùng đồ chơi của lớp. 
3. Phát triển thẩm mỹ 
- Trẻ khuyết tật biết vẽ theo 
mẫu và theo sở thích, biết 
giữ gìn sản phẩm đẹp. 
- Trẻ biết hát cùng các bạn 
- Tre thích thú khi được 
nghe hát, thích được chơi 
trò chơi âm nhạc 
4. Phát triển ngôn ngữ. 
- Đọc thơ theo bạn, kể về 
trường lớp mầm non. 
- Bày tỏ nhu cầu mong 
muốn, tình cảm của bản 
thân bằng lời nói. 
- Biết chào hỏi lễ phép 
trong giao tiếp 
5. Phát triển nhận thức. 
 - Biết tên trường, lớp, tên 
cô giáo và các bạn trong 
năng xã hội 
- Cháu giao tiếp với cô 
giáo và bạn bè trong lớp. 
- Cháu tham gia lựa chọn 
góc chơi theo ý thích 
3. Phát triển thẩm mỹ 
- Vẽ quả bóng 
- Tô màu lồng đèn. 
- Tô màu cô giáo và các 
bạn 
-Tập hát và vận động bài 
 “ Vui đến trường”, “Em 
đi mẫu giáo”, “ Cô giáo’. 
- Nghe hát các bài : “ 
Trường em”, “Cô mẫu 
giáo mến thương”, “ Đi 
học”. 
- Chơi các trò chơi âm 
nhạc : “Ai nhanh nhất”, 
“Làm theo hiệu lệnh”. 
4. Phát triển ngôn ngữ 
- Nghe kể chuyện đọc thơ: 
Thơ “ Nghe lời cô giáo” , ‘ 
Bé tới trường’, “ Trăng 
sáng”, truyện “Món quà 
tặng cô giáo” 
- Trong các hoạt động vệ 
sinh, ăn, ngủ của trẻ 
-Trẻ chào hỏi vào giờ đón 
trả trẻ 
5. Phát triển nhận thức. 
- Khám phá về “ Ngày hội 
đến trường”, “Trường 
kỹ năng xã hội 
- Giờ hoạt động góc 
- Sinh hoạt hàng ngày 
- Các hoạt động trong 
ngày. 
3. Phát triển thẩm mỹ 
- Hoạt động học 
- Trong hoạt động âm 
nhạc 
- Trong hoạt động góc. 
- Trong hoạt động 
ngoài trời. 
- Trong hoạt động âm 
nhạc 
- Trong hoạt động góc. 
4. Phát triển ngôn 
ngữ 
- Hoạt động học 
- Hoạt động chơi 
- Sinh hoạt hàng ngày 
- Hoạt động lao động 
- Đón và trả trẻ 
5. Phát triển nhận 
thức. 
 Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo - Tác giả Triệu Thị Hạnh 
 - 10 - 
lớp. 
- Biết các khu vực trong 
lớp, công việc của cô giáo 
trong trường mầm non. 
- Biết về ngày khai giảng 
- Biết được một số đồ chơi 
trong trường 
- Nhận ra hình tròn. 
- Biết đếm đến 5 trên các 
đồ dùng, đồ chơi, nhận ra 
số lượng 1, nhận dạng được 
chữ số 1. 
Mầm Non và lớp học của 
bé”, 
“ Bé vui Tết Trung Thu” 
- Tìm hiểu công việc của 
các giáo viên, nhân viên 
trong trường mầm non 
- Tìm hiểu về một số dồ 
dùng đồ chơi trong lớp 
- Dạy trẻ nhận biết hình 
tròn 
- Nhận biết đồ dùng đồ 
chơi có số lượng 5 
- Dạy trẻ so sánh nhận biết 
sự bằng nhau về số lượng 
của hai nhóm đồ vật. 
Hoạt động học: 
KPKH. 
- Sinh hoạt hàng ngày 
- Hoạt động học 
Hoạt động học: toán 
Hoạt động chơi 
Hoạt động chơi góc 
học tập 
 Trên đây là kế hoạch giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật chủ đề Trường Mầm non, 
và đối với những chủ đề khác tôi cũng thực hiện xây dựng kế hoạch tương tự, tôi 
lựa chọn mục tiêu, nội dung và tổ chức khác nhau sao cho phù hợp với trẻ khuyết 
tật. Thông qua kế hoạch tháng ( từng chủ đề), tôi lên kế hoạch tuần sắp xếp nội 
dung bài học dành cho trẻ khuyết tật sao cho phù hợp với trẻ bình thường trong lớp. 
Các bài học có sự xen kẽ các hoạt động học và chơi lẫn nhau để tạo ra sự mới lạ 
cho trẻ hoạt động từ dễ đến khó. Từ đó tôi thiết kế bài dạy trong ngày sinh động, sử 
dụng các hình ảnh, đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ và vừa với tầm mắt của trẻ. 
Ví dụ: Kế hoạch hoạt động giáo dục trong tuần cho trẻ khuyết tật chủ đề Động vật 
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG GIA ĐÌNH 
Thứ Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu 
Hoạt 
động 
ĐÓN 
TRẺ 
ĐIỂM 
DANH 
- Đón trẻ: giáo viên nhẹ nhàng ân cần đón trẻ 
- Điểm danh : 
THỂ - Trẻ Tập kết hợp với bài hát: “Con gà trống” 
 Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo - Tác giả Triệu Thị Hạnh 
 - 11 - 
DỤC 
SÁNG 
HOẠT 
ĐỘNG 
HỌC 
KPKH: 
Tìm hiểu về 
một số con 
vật sống 
trong gia đình 
 TD : 
Bật xa- 
Ném xa – 
Chạy nhanh 
10m 
Toán: 
Số 5 ( t2). 
VH: 
Truyện: 
Cáo, thỏ, 
gà trống 
TH : 
Vẽ, tô màu 
con mèo. 
HOẠT 
ĐỘNG 
NGOÀI 
TRỜI 
HĐCCĐ: 
- Quan sát 
tranh về các 
con vật nuôi 
trong gia 
đình. 
TCVĐ: 
Cáo và thỏ 
TCDG: 
Lộn cầu vồng 
Chơi tự do 
HĐCCĐ: 
Tìm hiểu 
một số món 
ăn được chế 
biến từ thịt 
động vật 
 TCVĐ: 
Cáo và thỏ 
TCDG: 
Kéo cưa lừa 
xẻ. 
Chơi tự do 
HĐCCĐ 
- Làm quen 
với thêm 
bớt trong 
phạm vi 5 
TCVĐ: 
Cáo và thỏ. 
TCDG: 
Lộn cầu 
vồng. 
Chơi tự do 
HĐCCĐ 
- Làm con 
trâu từ lá 
bàng 
TCVĐ : 
Cáo và thỏ 
TCDG: 
Kéo cưa 
lừa xẻ. 
Chơi tự 
do 
Hoạt động 
chủ đích: 
Trò chuyện 
về con mèo 
TCVĐ : 
Tạo dáng 
TCDG: 
Kéo cưa lưà 
xẻ. 
Chơi tự do. 
HOẠT 
ĐỘNG 
GÓC 
1. Góc phân vai. 
2.Góc xây dựng. 
3.Góc học tập và sách. 
4.Góc nghệ thuật. 
5. Góc thiên nhiên. 
Vệ sinh 
Ăn trưa 
Ngủ 
trưa 
- Trẻ làm vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn. 
- Cô giáo giới thiệu các món ăn có chất dinh dưỡng cho trẻ.. 
- Cho trẻ ngủ trưa đủ giấc, phòng thoáng, mát, sạch sẽ, có đủ ánh sáng 
HOẠT 
ĐỘNG 
CHIỀU 
- Tô màu 
con mèo 
Bình cờ 
Làm quen 
truyện 
Cáo, thỏ, 
gà trống 
Vẽ con 
mèo 
Làm quen bài 
hát “ Gà trống, 
mèo con và 
cún con” 
H&VĐ: “ 
Gà trống, mèo 
con và cún con” 
Trả trẻ Vệ sinh cá nhân, lấy đồ dùng cá nhân 
Chào cô giáo chào bố mẹ 
 Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo - Tác giả Triệu Thị Hạnh 
 - 12 - 
 Giải pháp này được thành công tùy thuộc vào điều kiện thực tế của trẻ và năng 
lực của giáo viên lên kế hoạch phù hợp với đặc điểm của trẻ khuyết tật và bối cảnh 
trường mẫu giáo Hoa Sen. 
Giải pháp 2: Tạo môi trường giáo dục hòa nhập thân thiện cho trẻ khuyết tật. 
 Nhằm tạo ra môi trường thân thiện kích thích cho việc học tập và tích cực tham 
gia các hoạt động học tập của trẻ trong lớp; trẻ có được cảm giác an toàn; trẻ cùng 
các bạn hợp tác, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau. Việc tạo ra môi trường cho trẻ hết sức 
quan trọng về cả môi trường vật chất lẫn môi trường tâm lý thân thiện, chia sẻ hợp 
tác và vòng tay bạn bè. Để giúp trẻ tập trung vào các hoạt động và giúp trẻ quan sát 
được bài học trong các hoạt động dễ dàng tôi đưa ra một số biện pháp là: 
 Thứ nhất: Tạo môi trường vật chất giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật 
 Trường mẫu giáo Hoa Sen trong những năm qua việc xây dựng cơ sở vật chất 
luôn được coi trọng và đạt được nhiều kết quả cao trong các hội thi như: Giải Nhất 
trong hội thi “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” cấp huyện, giải nhất hội 
thi “ Xây dựng môi trường Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc vùng thiểu số” 
cấp huyện, được Bộ giáo dục tặng bằng khen trong “ Xây dựng trường Mầm non 
lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2021. Chính vì lợi thế đó tôi luôn không 
ngừng học tập và xây dựng môi trường giáo dục cho nhà trường và đặc biệt là tạo 
môi trường giáo dục an toàn mới lạ cho trẻ khuyết tật. 
 Với cháu Đức là khuyết tật về Thị giác nên tôi luôn quan tâm việc xây dựng môi 
trường trong và ngoài lớp học. 
+ Môi trường ngoài lớp học tôi tổ chức cho cháu được tham gia chơi các hoạt động 
ngoài trời khám phá đồ chơi, khám phá vườn rau, vườn hoa, vườn cổ tích sẵn có và 
được tu sửa hàng ngày, hàng tháng phù hợp với sự kiện, chủ đề. 
Cháu Đức cùng các bạn quan sát vườn hoa, vườn rau 
 Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo - Tác giả Triệu Thị Hạnh 
 - 13 - 
+ Với môi trường trong lớp tôi luôn bố trí sắp xếp các đồ dùng đồ chơi phù hợp với 
tầm mắt của trẻ. Hình ảnh trên các mảng tường hay trang trí các góc rõ ràng màu 
sắc nổi bật cụ thể có nội dung rõ ràng dễ hiểu. Lựa chọn làm các đồ chơi to, đẹp 
mắt, màu sắc đa dạng cho trẻ được tham gia chơi hoạt động góc, trẻ biết chơi cùng 
bạn, tham gia các hoạt động một cách tích cực. Tôi luôn tìm kiếm hình ảnh sinh 
động, đủ lớn để trẻ quan sát. 
 Trong tất cả các hoạt động tôi luôn cho trẻ ngồi ở vị trí gần và dễ quan sát, theo 
dõi tạo điều kiện tốt nhất để trẻ học tập. 
 Ví dụ: Khi tham gia hoạt động ngoài trời cô giáo luôn quan tâm trẻ, theo sát, nhẹ 
nhàng gần gũi ân cần với trẻ, cho trẻ được chơi với nhóm bạn và cảm thấy thích thú 
vui vẻ hòa nhập khi tham gia chơi đồ chơi ngoài trời. Trẻ luôn phấn khích khi được 
tham gia chơi ngoài trời, nên tôi cũng dành thời gian cho trẻ thường xuyên được 
chơi để trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái mỗi khi đến lớp. Đôi lúc cháu nói với tôi “Cô 
ơi vui lắm” là tôi thấy rất vui. 
 Hình ảnh cháu Thiên Đức chơi hoạt động ngoài trời 
Đặc điểm của cháu Đức là khả năng nhìn gặp khó khăn và khả năng chú ý có chủ 
định còn kém nên việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi giúp cho khả năng của cháu được 
 Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo - Tác giả Triệu Thị Hạnh 
 - 14 - 
thể hiện tốt là rất cần thiết. Khi trẻ được làm đồ dùng đồ chơi giúp trẻ phát triển 
khả năng tư duy, chú ý ghi nhớ, và khéo léo của đôi tay. Đồ chơi đẹp, phong phú và 
phù hợp với các góc chơi, luôn cuốn hút trẻ tham gia chơi tích cực và luôn đảm bảo 
an toàn với trẻ. Vị trí ngồi của trẻ tôi 
luôn cho trẻ ngồi gần cô và để 
phương tiện dạy học vừa tầm mắt, dễ 
quan sát nhất. 
Ví dụ: Tận dụng những chiếc hộp 
bánh để tạo ra cái trống cho trẻ chơi ở 
góc âm nhạc. Hay trẻ chơi với những 
chiếc lá cây cho trẻ thực hiện tạo hình 
con bướm, con chuồn chuồn dưới sự 
hướng dẫn của cô tạo ra bức tranh 
trang trí giúp trẻ hòa nhập cùng cô và 
bạn bè. Khi trẻ tạo ra được trẻ sẽ thấy 
được thoải mái tự tin hơn và ngày 
càng muốn được tham gia các hoạt 
động. Trong hoạt động tạo hình trẻ 
được sử dụng màu nước để vẽ lên bức 
tranh của mình. 
 Tạo ra môi trường vật chất dành 
cho trẻ là việc thường xuyên tôi làm, 
mỗi ngày lên lớp tôi sử dụng những 
đồ dùng đồ chơi đó để truyền đạt kiến 
thức cho cháu một cách tốt nhất. 
 Sản phẩm của cháu Đức 
Thứ hai: Tạo môi trường xã hội thân thiện, yêu thương và gắn bó giúp trẻ 
khuyết tật hòa nhập với trường mầm non. 
Theo nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow những nhu cầu căn bản của con 
người được thể hiện bằng “Bậc thang nhu cầu căn bản của con người” như sau: 
 Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo - Tác giả Triệu Thị Hạnh 
 - 15 - 
 Có thể thấy rằng con người sinh ra đều có một số nhu cầu căn bản như nhau, 
không ai không thể tự đáp ứng toàn bộ những nhu cầu đó, nó cần có một cộng đồng 
xã hội giúp đỡ. Một trong những nhu cầu quan trọng nhất đó là sự yêu thương và 
cần được yêu thương. Và đối với trẻ khuyết tật cũng vậy cần được quan tâm hơn 
hết, trẻ cũng có những nhu cầu cơ bản như đứa trẻ bình thường, cần có bạn và sự 
yêu thương lớn hơn so với những trẻ khác. 
 Xây dựng được một môi trường yêu thương, gắn bó dành cho trẻ khuyết tật đó 
là sự tương tác về tâm lý, tình cảm giữa trẻ - trẻ, trẻ- giáo viên, giáo viên- giáo viên 
và nhiều mối quan hệ trong trường mầm non. 
 Thể hiện trách nhiệm của một cô giáo mầm non, tôi luôn nhận thức được rằng 
với trẻ mầm non nhu cầu yêu thương rất cao vì vậy với trẻ khuyết tật trong mọi 
hoạt động tôi luôn tạo cảm giác an toàn, thoải mái, vui vẻ, thường xuyên trò 
chuyện, âu yếm vỗ về, yêu thương gắn bó, gần gũi. Với hoàn cảnh của cháu Thiên 
Đức hiện nay sống cùng ông bà, bố đi làm xa, mẹ và bố đã li dị lúc cháu còn nhỏ vì 
vậy cháu cần được bù đắp nhiều hơn so với những trẻ bình thường. 
 Ví dụ: Vào giờ đón và trả trẻ tôi luôn tươi cười vui vẻ, thể hiện lời chào yêu 
thương bằng nhiều cách khác nhau lựa chọn hình ảnh chào buổi sáng mà trẻ trích 
 Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo - Tác giả Triệu Thị Hạnh 
 - 16 - 
như ôm hôn, đập tay, thả tim, nhún nhảy, ... trẻ cực kỳ thích thú. Không quá khó 
khăn và ít tốn kém, với cách chào hỏi sáng tạo và thú vị như vậy không chỉ lan tỏa 
niềm yêu thương của cô giáo mà còn chính các bạn nhỏ tiếp thêm năng lượng cho 
người mẹ hiền thứ 2. Giờ đây với trẻ lớp tôi “Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui” 
và đó cũng là mong mỏi của các cô và bố mẹ. 
 Hình ảnh lời chào buổi sáng Giờ trả trẻ 
 Ví dụ: Hoạt động học: tôi thường xuyên cho trẻ ngồi gần tôi và hỏi trẻ với câu 
hỏi dễ, nhẹ nhàng, tươi cười và thường xuyên cho các bạn vỗ tay khen trẻ. Cô cũng 
không quen động viên, chúc mừng khen ngợi trẻ tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ, thích 
thú và được hòa đồng với bạn bè. 
Với bạn bè trong lớp tôi luôn giáo dục tất cả cháu biết chơi hòa đồng và giúp đỡ 
bạn trong học tập cũng như các hoạt động. Tạo ra môi trường thân thiện để trẻ được 
hòa nhập cùng các bạn, xây dựng nhóm bạn chơi cùng trẻ, biết chia sẻ, giúp đỡ bạn. 
Ví dụ thông qua hoạt động góc trẻ chơi cùng nhóm bạn, trò chuyện vui vẻ, tham gia 
các vai chơi như bố con; mẹ con; cô giáo học sinh thể hiện tình cảm yêu thương. 
Việc xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc để trẻ đến trường luôn cảm thấy được 
che chở, yêu thương đặc biệt quan trọng với trẻ khuyết tật. Ở mọi lúc mọi nơi tôi 
luôn quan tâm chăm sóc trẻ, vì cháu thiếu thốn đi tình cảm của mẹ nên tôi càng cố 
gắng trở thành người mẹ thứ hai của cháu, đúng với câu “Cô giáo như mẹ hiền” 
 Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo - Tác giả Triệu Thị Hạnh 
 - 17 - 
để cháu đến lớp có tâm thế vui vẻ, thoải mái được an toàn. Ví dụ: Trong giờ ăn tôi 
luôn để trẻ ngồi gần cô để dễ dàng theo dõi và có sự giúp đỡ, nhắc nhở nhiều hơn. 
Giờ ngủ tôi cũng cho cháu được ngủ gần cô vừa thể hiện sự yêu thương ôm ấp trẻ 
và trò chuyện để hiểu trẻ nhiều hơn. Hay trong lúc rửa tay tôi cũng cho trẻ ở vị trí 
gần cô để quan sát và chỉ dẫn tỉ mỉ cẩn thận hơn. 
 Trong lớp học tôi luôn xây dựng hình ảnh lớp học vui nhộn, không khí lớp vui 
tươi, ấm áp, khi trẻ thực hiện được một bài tập nào thì cô cho cả lớp tuyên dương 
kịp thời. Sử dụng lời khen nhiều hơn, tránh chê bai trẻ ở các hoạt động. Lớp học 
hai giáo viên nên lúc nào hai cô cũng tạo bầu không khí vui vẻ, nói chuyện nhẹ 
nhàng. 
Cháu Thiên Đức vui vẻ chơi cùng các bạn 
 Đối với gia đình tôi thường xuyên trao đổi với bà nội của cháu, là người chăm 
sóc cháu ở nhà. Giáo dục cháu biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với ông bà, và 
gia đình cũng dành tình cảm cho cháu, quan tâm đến cháu về vật chất cũng như tinh 
thần nhiều hơn. Tôi trao đổi về tình hình các hoạt động của cháu trên lớp, tuyên 
truyền đến ông bà cách giáo dục cháu ở nhà phù hợp đặc điểm khuyết tật của cháu. 
Vì bố cháu đi làm xa nên tôi thường xuyên cho cháu được nói chuyện với bố qua 
điện thoại vào buổi trưa để gắn kết tình cảm của bố con nhiều hơn. 
 Sau thời gian áp dụng giải pháp thì cháu đã tự tin, mạnh dạn chia sẻ, giao lưu 
cùng các bạn trong lớp. Mỗi ngày đến lớp cháu luôn vui vẻ, yên tâm và được thoải 
mái tham gia các hoạt động cùng các bạn. 
 Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo - Tác giả Triệu Thị Hạnh 
 - 18 - 
Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục hòa nhập sử dụng phần mềm 
công nghệ thông tin 
 Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học mầm non là một hình 
thức giáo dục vô cùng tiện lợi và hữu ích. Tôi thường xuyên truy cập mạng để tìm 
hiểu và thiết kế một số hình ảnh hay những trò chơi trong bài giảng powerpoit tạo 
hứng thú cho cháu tham gia hoạt động và phù hợp với đặc thù khuyết tật của cháu. 
Trước đây vì khuyết tật thị giác nên cháu Đức chỉ tri giác các hành động bằng bằng 
thanh, thực hiện các hoạt động chủ yếu là nghe, làm theo. Chính vì vậy khả năng 
nhận thức về các hoạt động không chính xác nên tôi ứng dụng các trò chơi về toán, 
trò chơi, câu đố hay trò chơi âm nhạc trong các phần mềm đã có hình ảnh to, rõ 
ràng để trẻ tri giác chính xác khi sử dụng giải pháp kích thích tư duy cho cháu 
nhanh nhẹn hơn, thông minh hơn. Tôi luôn hướng đến việc tạo ra các trò chơi thu 
hút trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”. Thiết kế bài học sử dụng phần mềm thực hiện 
chung cho cả lớp, tuy nhiên theo mục đích của bài học tôi dành riêng hình ảnh sinh 
động, dễ nhìn và kèm với câu hỏi đơn giản cho cháu. Tìm kiếm hình ảnh trên máy 
tính bằng phần mềm được dễ dàng, phong phú hơn và có thể lồng được âm thanh 
mà có thể thực tế khó tìm được. 
 Sau đây là một số ví dụ: Thiết kế trò chơi vòng quay kì diệu, tùy thuộc vào 
chủ đề giáo dục tôi thực hiện gắn hình 
ảnh và bài nhạc phù hợp nhằm mục 
đích mở rộng cho trẻ hiểu biết về môi 
trường xung quanh. Trong bài giảng 
tôi sử dụng hình ảnh to, ngộ nghĩnh 
mới lạ và vừa sức với trẻ. 
 + Chủ đề động vật tôi gắn hình 
ảnh con voi, con bướm, con vịt gắn 
với các bài hát liên quan đến hình 
ảnh, trẻ vừa biết được con vật đó và 
vừa hát được bài hát liên quan. Sử 
dụng câu hỏi dễ hiểu đối với cháu để 
cháu trả lời, nếu cháu trả lời chưa 
đúng thì sẽ nhờ bạn khác trả lời và 
cháu sẽ nói lại. 
+ Chủ đề giao thông cô sẽ tải các hình ảnh các phương tiện giao thông lên và cho 
trẻ bấm vòng quay, mũi tên chỉ vào phương tiện nào trẻ sẽ trả lời và hởi trẻ: Đây là 
Hình ảnh trò chơi Vòng quay kì diệu 
 Giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong trường mẫu giáo - Tác giả Triệu Thị Hạnh 
 - 19 - 
phương tiện giao thông đường nào? Và hởi trẻ: có bài hát nào về phương tiện giao 
thông đường bộ? với câu hỏi này có thể trẻ không trả lời được sẽ nhờ bạn giúp và 
cả lớp sẽ cùng hát bài hát đó. 
 Sử dụng phần mềm powerpoit trong hoạt động học: làm quen với toán, bài thơ, 
câu chuyện, câu đố hay khám phá môi trường xung quanh. Trẻ được làm quen, tìm 
hiểu và khám phá các bài thơ, câu chuyện thông qua máy tính. Kết hợp với những 
âm thanh hình ảnh sống động kích thích trẻ tham gia vào hoạt động học một cách 
tốt nhất. 
 Trong tiết dạy thơ Quạt cho bà ngủ: vì mục đích bài dạy là hoạt động chung của 
lớp nên tôi sẽ tìm kiếm hình ảnh to, đẹp mắt, sinh động cho trẻ khuyết tật quan sát, 
cháu được ngồi ở vị 
trí gần nhất dễ quan 
sát nhất. Trong bài 
dạy tôi cũng sử 
dụng câu hỏi dễ 
dàng cho trẻ: Bạn 
nhỏ đang làm gì? 
Có ai đây? Song 
song với câu hỏi tôi 
chỉ thước vào cái 
quạt và người bà để 
cháu biết được câu 
trả lời nhanh nhất. 
Với những môn học 
khác cũng tương tự 
tôi thay đổi hình 
thức và sử dụng 
hình ảnh hấp dẫn trẻ 
thu hút trẻ chú ý tập 
trung vào các hoạt 
động 
- Với trò chơi câu đố thì tôi chọn hình ảnh rõ nét, lựa chọn câu đố dễ, và kèm theo 
câu trả lời. T

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_tre_khuyet_tat_hoa_nhap_trong.pdf