Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng môn Tin học

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng môn Tin học

I. Phần mở đầu

1 Lý do chọn đề tài:

- Công nghệ thông tin và truyền thông là ngành ứng dụng công nghệ

quản lý thông tin và xử lý thông tin. Tốc độ phát triển của CNTT làm cho quá

trình trao đổi thông tin ngày càng trở nên nhanh chóng, thuận tiện. Bên cạnh đó

công nghệ thông tin và truyền thông làm cho kho tri thức của nhân loại giàu lên

nhanh chóng, giúp chúng ta tiếp cận tri thức đó nhanh hơn, dễ dàng, tiện lợi

hơn. Từ đó sẽ thúc đẩy các ngành khoa học, công nghiệp, y học . hay những

lĩnh vực khác trong đời sống xã hội hiện đại phát triển mạnh mẽ.

Nhờ có công nghệ thông tin và truyền thông mà những phát minh, phát

hiện mới về công nghệ sản xuất, nghiên cứu khoa học, y học . được phổ biến

và ứng dụng nhanh hơn, cũng như làm cho năng suất lao động tăng lên, do có

điều kiện kế thừa và phát huy được các công nghệ sẵn có.

Nhận biết được vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của công nghệ thông tin

và truyền thông trong xã hội hiện nay nên Đảng và Nhà nước ta đã đưa môn tin

học vào giảng dạy ngay từ bậc học tiểu học.

pdf 25 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 4555Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng môn Tin học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mạnh, chấp hành tốt đường lối chính sách 
của Đảng, pháp luật nhà nước. Có lý tưởng nghề nghiệp, có kiến thức về khoa 
học giáo dục, biết tôn trọng yêu thuơng học sinh, đối xử công bằng, có ý thức 
trách nhiệm cao, tận tụy sáng tạo trong lao động, có tinh thần khắc phục khó 
khăn, là một tấm gương sáng về nếp sống cho học sinh noi theo. 
 Tình hình dạy học môn Tin học trong nhà trường: 
 - Được nhà trường tạo điều kiện sắm sửa máy vi tính,máy chiếu, trang 
thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học. Hệ thống máy tính trong 
trường học đều đã được kết nối mạng Internet. Có phòng máy tính riêng. 
- Khi học môn Tin học, các em được học bằng máy chiếu hay trên phòng 
máy, vừa được học, vừa được chơi, nên các em rất hứng thú mỗi khi học Tin 
học. 
- Giáo viên nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề mến trẻ, có lập trường kiên 
định, luôn đấu tranh và bảo vệ vị thế của môn học, từ đó đưa ra các đề xuất mua 
sắm, đầu tư các trang thiết bị đầy đủ hỗ trợ tốt nhất cho công tác dạy và học 
môn Tin học. Giáo viên được đào tạo những kiến thức chuyên sâu về tin học để 
đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn tin học trong bậc tiểu học. Ngoài ra, để 
8 
đáp ứng yêu cầu đổi mới, giáo viên luôn nêu cao tinh thần tự học, trau dồi kiến 
thức chuyên môn cũng như các kiến thức về sữa chữa máy tính, kịp thời khắc 
phục các lỗi về máy tính khi kỹ thuật viên ở xa. Tham gia đầy đủ các cuộc tập 
huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ do các cấp tổ chức. 
* Khó khăn: 
Bên cạnh những thuận lợi trên, thì tình hình học tập, giảng dạy môn Tin 
học ở trường TH Tam Trung cũng gặp một số khó khăn như sau: 
Là địa bàn thuộc xã vùng sâu, vùng xa, với hơn 95% dân số đều là người 
đồng bào từ các tỉnh phía Bắc di cư vào nên đời sống kinh tế của nhân dân 
còn gặp nhiều khó khăn, sự quan tâm của phụ huynh tới việc học tập của học 
sinh còn hạn chế. Đặc biệt thời gian gần đây do giá cả các sản phẩm từ cây 
trồng giảm mạnh, sâu bệnh, dẫn đến phụ huynh đi làm ăn xa, để con em ở lại 
cho ông bà chăm sóc, vì vậy sự quan tâm đến việc học hành của con em mình 
lại càng buông lỏng. Với điều kiện kinh tế khó khăn như vậy thì rất ít học sinh 
ở nhà có máy vi tính (hầu như là HS trước khi được học Tin học chưa từng 
được tiếp xúc với máy tính). Thậm chí có 1 số học sinh chưa có sách giáo khoa 
để học, các em chỉ được học những kiến thức thông qua bài giảng của giáo viên 
dạy trên lớp. Ít được tiếp xúc với máy tính nên khi vào học Tin học các em khá 
rụt rè. Sợ làm hỏng máy, sợ làm sai. 
Ngoài việc phụ huynh học sinh có tâm lý xem nhẹ môn học, thì ở một số 
bộ phận cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cũng chưa xác định đúng vai 
trò của môn Tin học. 
Nhà trường đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng 
chưa đảm bảo được số lượng yêu cầu, yếu về cấu hình, thường xảy ra trục trặc, 
gặp sự cố khi dạy học ( Nhân viên kỹ thuật ở xa trường nên nhiều lúc chưa thể 
khắc phục lỗi kịp thời cho việc dạy học), mỗi ca thực hành có tới 3-4 em ngồi 
cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành làm bài tập 
một cách đầy đủ. 
Nguồn tài liệu, tài nguyên phục vụ cho môn học còn thiếu và chưa nhận 
được sự quan tâm, đầu tư đúng mực của cấp trên, chủ yếu từ sự tự chuẩn bị của 
9 
giáo viên. Chương trình môn Tin học cũng còn nhiều bất cập và đang từng 
bước hoàn thiện nên gây không ít khó khăn cho công tác dạy và học. 
Sau một thời gian giảng dạy môn Tin học tại trường Tiểu học Tam 
Trung, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh thông qua việc kiểm tra bài cũ, và quá 
trình dạy học tại lớp, tổng hợp kết quả thu được : Rất ít học sinh có thể thao tác 
thuần thục trên máy tính, thậm chí có những học sinh còn thấy run, e ngại khi 
cầm con chuột, gõ bàn phím, thậm chí có những học sinh không dám dùng máy 
tính vì sợ thao tác sai bạn cười, sợ làm hỏng máy. Nhất là các em học sinh lớp 
3, vừa chập chững làm quen với môn học mới. Các em học trước quên sau, vì 
mỗi tuần chỉ có 2 tiết Tin học, học sinh đông nhưng máy tính ít, máy tính không 
có ở nhà để các em ôn luyện, thậm chí sách giáo khoa nhiều em cũng không có. 
Chính những điều đó đã dẫn đến chất lượng môn Tin học trong nhà trường 
chưa cao. Lúc này nhiệm vụ đặt ra cho người dạy là cần có những biện pháp, 
giải pháp kịp thời để khắc phục những khó khăn hạn chế nhằm nâng cao chất 
lượng môn học. 
Mặc dù trong Thông tư 22 và bây giờ là Thông tư 27 Bộ giáo và đào tạo 
hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học không yêu cầu môn Tin học phải làm bài 
kiểm tra giữa kỳ, song để nắm bắt được tình hình học tập của học sinh, nhằm 
đưa ra những kế hoạch, giải pháp nâng cao chất lượng môn học, đến giữa kỳ tôi 
lại cho các em vừa làm bài kiểm tra lý thuyết cũng như vừa cho các em thực 
hành. Kết quả thu được ở giữa kỳ 1 năm học 2019 – 2020 như sau: 
Điểm bài kiểm tra : 
Điểm kiểm tra Khối 3 Khối 4 Khối 5 Toàn trường 
Số hs Tỷ lệ % Số hs Tỷ lệ % Số hs Tỷ lệ % Số hs Tỷ lệ % 
Điểm 9 -10 10 21% 8 13% 9 13% 27 15% 
Điểm 7-8 8 16% 7 12% 13 18% 28 15% 
Điểm 5-6 23 47% 45 75% 48 69% 116 65% 
Dưới điểm 5 8 16% 0 0% 0 0% 8 5% 
Kỹ năng thực hành : 
10 
Kỹ năng thực 
hành 
Khối 3 Khối 4 Khối 5 Toàn trường 
Số hs Tỷ lệ % Số hs Tỷ lệ % Số hs Tỷ lệ % Số hs Tỷ lệ % 
Thao tác nhanh 
- đúng 
13 26,5% 12 20% 27 38,5% 52 29% 
Thao tác đúng 13 26,5% 28 46% 26 37% 67 37% 
Thao tác chậm 15 31% 20 34% 17 24,5% 52 29% 
Chưa biết thao 
tác 
8 16% 0 0% 0 0% 8 5% 
Chất lượng giáo dục : 
Chất lượng 
giáo dục 
Khối 3 Khối 4 Khối 5 Toàn trường 
Số hs Tỷ lệ % Số hs Tỷ lệ %Số hs Tỷ lệ % Số hs Tỷ lệ % 
Hoàn thành tốt 10 21% 8 25% 9 13% 27 15% 
Hoàn thành 31 63% 52 75% 61 87% 144 80% 
Chưa hoàn thành 8 16% 0 0% 0 0% 8 5% 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp: 
a Mục tiêu của giải pháp: 
Các giải pháp, biện pháp đưa ra trong đề tài này nhằm thực hiện được 
một số mục tiêu cơ bản sau: 
 Giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trang bị được đầy đủ 
sách giáo khoa đến trường. 
 Tạo cho các em tâm lý tự tin khi làm việc với máy tính. Phát huy tính tích 
cực chủ động học tập của các em. Khơi dậy cho các em đức tính ham học hỏi, 
thích khám phá. Biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập. 
 Giáo viên xác định được vai trò, trách nhiệm với công việc. Tận tâm với 
nghề, với các em học sinh thân yêu. Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức. 
 Và một mục tiêu quan trọng mà tất cả các giải pháp đều hướng đến đó 
chính là để nâng cao chất lượng giáo dục môn Tin học. 
11 
b Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp: 
 Trước khi bước vào giảng dạy cho các em học sinh, tôi luôn tâm niệm 
phải làm sao cho học sinh thấy được học môn Tin học là một niềm vui, sự trải 
nghiệm và khám phá những lĩnh vực mới. Cho các em thấy được vai trò to lớn 
của máy tính đối với đời sống con người. Từ đó giúp các em tính tự giác học, tự 
làm. 
* Để có 1 tiết dạy hiệu quả, giáo viên phải có kế hoạch bài dạy, xây dựng 
ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp, đưa ra các mục tiêu giáo dục cụ thể cho từng 
bài, và từng hoạt động trong bài. Công việc thiết kế chu đáo trước một bài dạy 
và phù hợp với nhiều đối tượng học sinh là khâu quan trọng, không thể thiếu 
của một tiết dạy học mà bất kỳ một giáo viên nào cũng phải biết và phải làm 
được. Trước mỗi bài dạy, giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài học, mục 
tiêu bài học đó phát triển năng lực – phẩm chất gì cho học sinh, ngoài những 
nội dung trong sách giáo khoa, giáo viên cần tìm kiếm thêm nhiều thông tin liên 
quan đến nội dung bài học thông qua Internet, để cung cấp thông tin đa chiều 
cho các em học sinh. 
Không chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy chu đáo mà tôi luôn 
đến trường sớm hơn tiết dạy bắt đầu từ ít nhất là 15 phút. Khi đó tôi sẽ khởi 
động hết hệ thống máy tính, xem xét có máy nào gặp sự cố thì tôi xử lý luôn, 
không để khi học sinh vào học mới phát hiện máy bị lỗi và xử lý sẽ ảnh hưởng 
đến thời lượng tiết học cũng như thời gian cho các em thực hành. 
*Chất lượng dạy học môn Tin học cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể nếu các 
em không được thực hành đầy đủ, nhất là trong bối cảnh máy móc hay hỏng 
vặt, kỹ thuật viên xa trường. Điều này thôi thúc tôi phải tự học hỏi, nghiên cứu 
về sữa chữa máy tính. Nếu bản thân người giáo viên không biết sữa chữa những 
lỗi thường gặp, mỗi khi đang dạy học cho học sinh, máy tính gặp sự cố, sẽ ảnh 
hưởng đến việc học của các em. Khi có kiến thức chuyên sâu để xử lý các sợ cố 
thường gặp thì nỗi lo về các lỗi của máy tính khi kỹ thuật viên ở xa được giải 
quyết giúp tôi chủ động hơn trong công việc, học sinh không bị gián đoạn việc 
thực hành. Sự am hiểu về máy tính giúp tôi có những ý kiến tham mưu, đề xuất 
12 
đúng đắn, kịp thời, phù hợp với nguồn ngân sách nhà trường để nâng cấp được 
một phòng máy với số lượng 20 máy tính có cấu hình đủ mạnh để phù hợp với 
chương trình Tin học mới: máy có thể chạy mượt với hệ điều hành Windows 7, 
phần mềm học tập Office 2010 và những chương trình khác trong nội dung 
chương trình Tin học mới, phục vụ tốt nhất cho công việc dạy học. Điều này đã 
được cô Thân Thị Kim Tuyến chuyên viên sở giáo dục và đào tạo đánh giá rất 
cao trong lần kiểm tra trường chuẩn Quốc gia năm 2018. 
*Có thể nói trong thời đại công nghệ phát triển, mỗi môn học, mỗi giáo 
viên đều phải thay đổi để phát triển theo kịp với xu thế, nhịp sống hiện đại, theo 
kịp với sự tiến bộ xã hội. Nhưng trong đó thì môn Tin học là môn học gắn liền 
với công nghệ và thay đổi nhanh nhất. Công nghệ thông tin đang thay đổi từng 
ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực của cuộc sống. 
Điều này đòi hỏi người giáo viên Tin học phải luôn cố gắng, không ngừng học 
hỏi để nâng cao chuyên môn. Ví dụ: Hệ điều hành Windows trước kia khi giáo 
viên được học, được đào tạo chỉ là Windows XP, Vista nhưng nay đã phát triển 
lên Windows 7,8,10. Sắp tới có thể sẽ là Windows 11,12...Tương tự như vậy, 
các phần mềm học tập của các em cũng thay đổi và cập nhật liên tục: Microsoff 
Office 2003 -2007-2010-2013-2016...Vì thế giáo viên phải thường xuyên cập 
nhật kiến thức để đáp ứng được yêu cầu đổi mới. 
* Đối với việc giảng dạy kiến thức môn học cho học sinh, tôi luôn chú 
trọng đổi mới phương pháp, sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học, phương 
thức tiếp cận, trình chiếu bài dạy trên máy chiếu,  nhằm thay đổi không khí 
cũng như môi trường học tập, tạo hứng thú, kích thích trí tò mò, ham học hỏi 
của các em. Thường xuyên dự giờ thăm lớp để học hỏi kinh nghiệm từ đồng 
nghiệp, tham gia đầy đủ các đợt tập huấn các cấp tổ chức. Sự phát triển của 
công nghệ thông tin cũng là cơ hội để tôi học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến 
thức cho mình từ Internet. Tham gia các diễn đàn giáo dục trên Zalo, Facebook 
để học tập, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp của mình trong huyện 
cũng như trên cả nước. 
Môn tin học ở bậc Tiểu học, cứ sau mỗi tiết lý thuyết, lại có 1 tiết thực 
13 
hành để giúp học sinh vừa được học lý thuyết, vừa được thao tác trên máy. 
Như vậy quá trình thực hành sau tiết học lý thuyết sẽ giúp học sinh khắc sâu 
được kiến thức lý thuyết vừa học, vừa giúp các em vận dụng vào thực hành 
ngay để rèn luyện kỹ năng sử dụng chuột – phím, giúp các em thao tác thuần 
thục hơn. Vì vậy, giáo viên phải kết hợp giữa giờ học lý thuyết và thực hành 
sao cho phù hợp. Khi dạy lý thuyết, giáo viên hướng dẫn, truyền thụ kiến thức 
chậm, kỹ để học sinh dễ nắm được kiến thức ngay tại lớp. Quá trình hình thành 
kiến thức trên lớp, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kỹ các bước thực hiện 
của giáo viên, sau đó gọi học sinh lên thực hiện lại các thao tác của thầy. Từ 
chỗ quan sát thầy làm mẫu, các bạn thực hiện lại, lúc này giáo viên yêu cầu 
học sinh phát biểu bằng lời các bước thực hiện trong bài. Khi học sinh đã hình 
thành kiến thức, giáo viên cho học sinh cả lớp đọc đồng thanh lại kiến thức lý 
thuyết 3-5 lần. Khi các em đã phát biểu được thành lời các thao tác thực hiện, 
giáo viên yêu cầu các em khởi động máy tính và thực hành luôn trên máy. 
Thao tác đến đâu các em tự nêu bước mình vừa thực hiện trên máy thành lời 
đến đó. Điều này sẽ giúp cho các em khắc sâu được kiến thức, nội dung bài 
học. 
*Ở độ tuổi là học sinh tiểu học, các em nhanh thuộc bài nhưng cũng 
nhanh quên, vì thế trước mỗi giờ học, giáo viên cần phải kiểm tra bài cũ cũng 
như đồ dùng học tập. Có học bài cũ thuộc, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập thì 
các em mới học tập tốt được. Công việc này cần tiến hành thường xuyên, liên 
tục xuyên suốt cả năm học. Để học sinh nào cũng về nhà học bài cũ, học lý 
thuyết, cũng có ý thức chuẩn bị bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. Tôi luôn tâm 
niệm rằng khi học bài cũ các em sẽ nhớ chuẩn bị đồ dùng học tập, và ngược 
lại, khi các em nhớ chuẩn bị đồ dùng học tập các em sẽ biết mình đã thuộc bài 
chưa? Để từ đó các em học thuộc bài rồi mới đến lớp. 
*Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập và nhiệm vụ cho học sinh 
một cách cụ thể, rõ ràng và kết hợp cả những kiến thức của bài học trước rồi 
sau đó chia nhóm để các em thực hành. 
Sau khi chia nhóm, giáo viên yêu cầu các thành viên trong nhóm đều 
14 
phải có sản phẩm thực hành, điều này đảm bảo tất cả các thành viên nhóm đều 
hoạt động, đều được thao tác trên máy tính. Trong quá trình thực hành giáo viên 
bao quát, xem xét đến từng máy, từng nhóm, để mỗi khi các em gặp khó khăn, 
vướng mắc, giáo viên có thể giúp đỡ, động viên kịp thời. Cuối buổi thực hành 
giáo viên sẽ cho các nhóm nhận xét bài làm của nhau hoặc các thành viên trong 
nhóm nhận xét về bài làm của nhau, điều này sẽ tạo sự thi đua giữa các nhóm, 
giữa các thành viên trong nhóm giúp cho học sinh có hứng thú khi thực hành. 
Việc bố trí sơ đồ lớp học cũng góp phần vào việc giúp cho lớp học tốt 
lên, với những em học sinh hay nói chuyện, hay làm việc riêng, tôi thường bố 
trí các em ngồi cạnh các bạn học tốt, ham học hỏi. Vì khi đó, những học sinh 
này sẽ không có bạn để nói chuyện cùng, hoặc sẽ cho các em lên ngồi dãy bàn 
đầu, gần với bàn giáo viên, để tiện cho việc theo dõi, nhắc nhở khi các em chưa 
chú ý thực hành hay làm việc riêng trong giờ học. Cũng qua việc bố trí cho các 
bạn còn chưa chăm, hay làm việc riêng ngồi cùng những bạn chăm chỉ học tập, 
học tập tốt, tôi luôn động viên, nhắc nhở các em giúp nhau cùng tiến bộ, từ đó 
dần dần hình thành nên những “ đôi bạn cùng tiến”, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ 
trong học tập và rèn luyện. Khi bạn làm học tốt thao tác trước, bạn còn chậm 
hơn quan sát, theo dõi để thực hiện lại các thao tác. Khi bạn thực hành lại vẫn 
còn gặp khó khăn thì tôi khuyến khích để bạn học tốt hơn hướng dẫn cho bạn 
mình thực hiện lại các thao tác trên máy tính. Từ đó các em sẽ hình thành ý 
thức cùng dìu dắt nhau tiến bộ. 
*Đối với những nhóm, những học sinh thực hành tốt, hoặc có tiến bộ 
giáo viên cho các bạn trong lớp vỗ tay tuyên dương, giáo viên khen ngợi. Khi 
lần đầu tiếp xúc máy tính, các em không khỏi thích thú, hoan hỉ, nhưng cũng rất 
bỡ ngỡ, có tâm lý lo lắng. Lúc này giáo viên hãy chỉ bảo tận tay giúp các em 
biết cách cầm chuột, cách đặt ngón tay lên chuột, trên bàn phím, các thao tác 
khi làm việc trên máy tính.... và khi thấy các em sử dụng chuột, bàn phím, hay 
thao tác trên máy tiến bộ hãy luôn dành cho học sinh những lời khen, tuyên 
dương. Nếu các em chưa thực hiện tốt, người giáo viên cần tìm hiểu nguyên 
nhân và đưa ra những lời động viên, khuyến khích, hướng dẫn, chỉ bảo lại cho 
15 
các em kịp thời. Tuyệt đối không chê bai, phê bình các em. Có như thế học sinh 
mới có thể tự tin hơn, mạnh dạn học tập và tiến bộ được. 
Nói như thế không có nghĩa giáo viên lạm dụng lời khen, mà chúng ta 
phải khen cho khéo, cho phù hợp với hoàn cảnh, con người, không để lời khen 
được sử dụng tràn lan, dễ gây sự nhàm chán, phản tác dụng của lời khen. 
*Đặc trưng của môn Tin học là lí thuyết gắn liền với thực hành, đặc biệt 
ở cấp tiểu học, các em được làm quen với các phần mềm chú trọng các thao tác 
sử dụng chuột và bàn phím. Việc này giúp các em luyện kỹ năng sử dụng chuột 
và bàn phím ngày càng thành thạo. Mặc dầu tôi đã cố gắng tạo để các em được 
thực hành nhiều, song với thời lượng 1 tuần 2 tiết tin học, mỗi máy có đến 2-3 
học sinh thực hành, thì thực tế các em chưa được rèn luyện nhiều. Đặc biệt là 
các em còn rụt rè, thao tác chậm. Quá trình quan sát các em học tập, thực hành, 
tôi sẽ ghi lại danh sách học sinh trong các lớp thực hành còn chậm, có hoàn 
cảnh khó khăn không có máy tính ở nhà, để đến giờ ra chơi, tôi ưu tiên cho 
những học sinh này được thực hành thêm, quá trình này sẽ xoay vòng từ lớp 
này qua lớp khác, khối này qua khối khác nhằm tạo điều kiện cho các em được 
thực hành, làm việc với máy tính nhiều hơn, giúp cho kỹ năng sử dụng chuột, 
bàn phím của các em được cải thiện. 
*Ngoài việc dành lời khen, động viên, thì một phương pháp dạy học tôi 
thường sử dụng để khơi dậy trí thông minh, óc sáng tạo và cũng không kém 
phần lý thú, giúp học sinh hăng say học bài, đó là tôi luôn lồng ghép các chủ đề 
mở vào mỗi phần nội dung kiến thức của các em. Ví dụ ở phần em tập vẽ Paitn, 
ngoài những bài học và các nhiệm vụ học tập các em cần hoàn thành, tôi dành 
riêng 1 tiết để các em vẽ theo trí tưởng tượng về một điều khiến em thích thú. 
Khi tôi đưa ra yêu cầu này tất cả các em đều hào hứng, thi nhau vẽ, bạn thì vẽ 
về ngôi nhà mơ ước, bạn lại vẽ về chiếc xe, bạn vẽ món đồ chơi mong muốn 
được bố mẹ mua... sau khi vẽ xong tôi cho học sinh giải thích về hình mà mình 
đã vẽ ra. Em nào cũng muốn nói ra suy nghĩ, mong muốn được trình bày về bức 
tranh của mình, làm cho không khí lớp học sôi nổi, các em thêm tự tin khi đứng 
trước đám đông trình bày ý kiến. 
16 
Khi học phần mềm soạn thảo Word, các em hoàn thành các bài gõ theo 
yêu cầu trong sách giáo khoa, tôi sẽ cho các em viết một bài văn cảm nghĩ của 
mình về ngôi trường mình học, về ông bà cha mẹ, về ngày Tết cổ truyền của 
dân tộc, về truyền thống anh bộ đội cụ Hồ...Điều này giúp cho các em vừa được 
học Tin học, luyện gõ chữ, lại được làm văn, được bộc lộ những tâm tư tình 
cảm của mình. Làm cho các em thêm yêu thích môn học Tin học. 
Hay khi các em được học về chỉnh sửa Video, học về Power Point, tôi lại 
cho các em kết hợp với kiến thức được học trên Internet để tìm kiếm các hình 
ảnh, video, bài hát liên quan và tạo ra một sản phẩm về tình yêu quê hương, ông 
bà cha mẹ, hay về lịch sử Việt Nam... Khiến các em vô cùng thích thú. 
Với những chủ đề mở được tôi khéo léo đưa vào với mỗi phần nội dung 
kiến thức các em được học ở trên, không chỉ giúp cho các em thêm hào hứng, 
sôi nổi học tập, phát huy được hết tích tích cực, sự sáng tạo của học sinh, mà 
qua đó giúp cho học sinh hiểu Tin học rất gần gũi với thực tiễn, giúp ích cho 
con người rất nhiều trong đời sống sinh hoạt, kể cả từ những điều nhỏ nhất. 
Cũng qua các sản phẩm học tập và phần trình bày của học sinh về các chủ đề 
đưa ra, tôi cũng sẽ hiểu hơn về tâm tư tình cảm, suy nghĩ của các em về những 
giá trị truyền thống cốt lõi, tình cảm đối với ông bà cha mẹ, thầy cô bạn bè, hay 
nói cách khác, qua đó người giáo viên có thể hiểu rõ hơn về các em để có 
những định hướng giáo dục toàn diện cho các em. Vì tôi cho rằng, trách nhiệm 
của tôi không chỉ dừng lại ở mức chỉ truyền thụ kiến thức môn học cho các em, 
mà còn cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể, gia đình, 
nhà trường và xã hội để giáo dục, định hướng các em phát triển toàn diện về 
“Đức – trí – thể - mỹ. 
 *Tôi cũng mạnh dạn thay đổi, bố cục và sắp xếp lại những nội dung kiến 
thức trong sách giáo khoa cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà 
trường. Ví dụ phần học nhạc với Encore, nhà trường chưa có hệ thống loa, tai 
nghe để các em thực hành, vì vậy đến phần này, tôi sẽ bổ sung các kiến thức về 
phần mềm soạn thảo Word cho các em, bởi vì nội dung kiến thức về phần mềm 
soạn mà chương trình tin học tiểu học khá ít, nhưng khi học nội dung này các 
17 
em cũng giống như đang vừa học Tin học, vừa học các phân môn Tiếng Việt, 
giúp cho các em soạn, 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_mon_tin.pdf