Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp các em học sinh dân tộc thiểu số học tốt môn Tin Trung học Cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp các em học sinh dân tộc thiểu số học tốt môn Tin Trung học Cơ sở

Duy trì sĩ số học sinh

Học sinh DTTS rất hay nghỉ học vì các nguyên nhân sau:

1/ Vì hoàn cảnh gia đình: một số em học sinh DTTS có hoàn cảnh gia đình khó khăn vì vậy các em thường xuyên phải nghĩ học để đi rừng; một số em gia đình bố mẹ thường xuyên đi làm rẩy ở xa vào mùa gặt hay thu hoạch các em phải nghĩ học để phụ giúp bố mẹ; cũng có những em mất bố hoặc mẹ nên không được chăm sóc chu đáo.

2/ Một số em học sinh DTTS nghiện Game, Net vì thế thường xuyên bỏ học, trốn tiết để đi chơi game dần trở nên lười học.

3/ Vì là đồng bào dân tộc thiểu số nên vẫn còn nhiều gia đình bố mẹ thiếu hiểu biết về pháp luật, không quan tâm đến việc học của các em dẫn đến các em tự ý thích học thì học, không thích học thì nghĩ; nhiều trường hợp bố mẹ các em còn cho các em nghĩ học sớm để lập gia đình,

Chính vì các em vắng học thường xuyên nên tạo thành một lỗ hổng về kiến thức, khi trên lớp không theo được các bạn trở nên chán nản việc học.

Do đó việc duy trì sĩ số học sinh, đặc biệt là học sinh DTTS là rất cần thiết để các em có thể học tốt hơn khi mà vốn các em đã chậm hơn các bạn khác trong lớp. Để làm được điều đó đòi hỏi GVCN phải nhiệt tình thường xuyên trao đổi, đến thăm hỏi gia đình phụ huynh học sinh, động viên các em. Để giải quyết vấn đề này, Ban giám hiệu nhà trường đã đưa vào quy chế chuyên môn thực hiện kế hoạch: giáo viên chủ nhiệm thăm hỏi gia đình phụ huynh học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt là học sinh DTTS. Đồng thời nhà trường và liên đội cũng tổ chức quyên góp gây quỹ áo trắng tặng bạn từ các em học sinh trong trường dành cho các em DTTS trong trường và các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

 

docx 21 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1024Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp các em học sinh dân tộc thiểu số học tốt môn Tin Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo tiếng phổ thông, vì thế việc hiểu khái niệm về tập tin, thư mục (khối 6); khái niệm chương trình bảng tính (khối 7); khái niệm: “thuật toán” (khối 8); khái niệm “mạng máy tinh, mạng Internet”,  (khối 9) còn chậm so với các bạn khác, và gặp nhiều khó khăn để giải quyết vấn đề vì khả năng tư duy của các em còn hạn chế.
Ngoài ra, đa phần các em học sinh DTTS học không tốt môn tiếng anh; trong khi đó hầu hết các phần mềm ứng dụng, các công cụ và thao tác trên máy tính đều được hướng dẫn bằng tiếng anh, do đó việc ghi nhớ chức năng, ý nghĩa của các nút lệnh trên các phần mềm là rất khó.
Hoàn cảnh gia đình của các em còn rất khó khăn, vất vả đo đó không thể trang bị máy tính ở nhà để các em thực hành, rèn luyện; đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm các em không sử dụng thành thạo máy vi tính. 
Mặt trái của thời đại công nghệ thông tin đã tác động phần nào đến các em làm cho các em học sinh dễ sa vào một số tệ nạn ảnh hưởng đến quá trình học tập như: đam mê game, mạng xã hội facebook, zing me,  
Một phần nữa các em chưa thực sự ham thích bộ môn, do hạn chế về lý thuyết và chưa nhận thức sâu sắc ý nghĩa của bộ môn này.
Qua quá trình giảng dạy bộ môn tin học từ những năm 2006 - 2007 tôi nhận thấy rằng: đa số các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số có điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ thấp hơn so với các bạn học sinh khác vì các lý do:
Học sinh DTTS thường chưa mạnh dạn, thiếu tự tin trong việc giao tiếp với giáo viên, bạn bè khác trong lớp dẫn đến các em ngại trao đổi bài học với các bạn, giáo viên dù có những nội dung các em chưa hiểu hay thao tác không được, các em không giám ý kiến. 
Tư duy thông qua trực quan - hình ảnh tốt, tư duy trừu tượng - logic còn hạn chế; trong khi đó sách giáo khoa có những nội dung khá xa lạ với học sinh, chưa phù hợp với đời sống, văn hóa của các em.
Tư duy về toán học ở các em học sinh DTTS còn thụ động, chính vì thế các em tiếp thu và xây dựng bài còn chưa nhiều, dẫn đến các em không thể ghi nhớ và hiểu sâu kiến thức, càng lâu dài dẫn đến các em bị hỏng kiến thức và tụt phía sau so với các bạn khác.
Hoàn cảnh kinh tế của gia đình các em không có đủ điều kiện để mua sách, tài liệu, và máy tính để có thể tìm tòi, học hỏi mà chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính thụ động, sử dụng máy tính còn chậm chạp.
b) Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Trên thực tế khi giảng dạy bộ môn tin học, giáo viên cần đánh giá được học sinh cả hai mặt là lý thuyết và thực hành; trong khi đó đối với các em học sinh DTTS hoàn toàn thiếu điều kiện để học tập và rèn luyện; do đó bản thân tôi và một số giáo viên bộ môn tin học trăn trở rất nhiều điều:
- Làm thế nào để các em học sinh DTTS không bị nhàm chán trong các tiết học lý thuyết?
- Làm sao để các em có thể ghi nhớ được kiến thức ngay trên lớp? Yêu thích bộ môn tin học?
- Phòng máy vi tính dạy thực hành như thế nào? Số lượng máy tính hiện tại hoạt động được bao nhiêu?
- Phải tổ chức, sắp xếp chổ ngồi cho các em học sinh DTTS, quản lý lớp làm sao để tiết thực hành thực sự nghiêm túc mang lại hiệu quả và hứng thú học tập của các em (hiệu quả về chất lượng giảng dạy, ý thức học tập, ý thức bảo quản, sử dụng thiết bị máy tính, tài sản chung của nhà trường, )
- Tình trạng nhiều lớp thực hành trùng tiết với nhau ta phải xử lý như thế nào khi mà cơ sở vật chất, phòng máy vi tính của nhà trường còn thiếu thốn?
- Trong tiết học thực hành trường hợp máy tính bị hư hỏng đột xuất thì giáo viên phải xử lý như thế nào để đảm bảo cho các em học tập đúng tiến độ chương trình?
Trên đây là những vấn đề mà đối với một giáo viên dạy bộ môn tin học phải trăn trở rất nhiều.
3. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA GIẢI PHÁP:
a) Mục tiêu của giải pháp:
	Có được những phương pháp dạy học mới, nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, những lượng kiến thức cần thiết phù hợp với học sinh DTTS, đề xuất về cơ sở vật chất và sự vào cuộc của toàn xã hội trong công tác xã hội hóa giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giảm thiểu tỷ lệ học sinh DTTS lưu ban, bỏ học. 
b) Nội dung và cách thực hiện giải pháp:
	b.1/ Duy trì sĩ số học sinh
Học sinh DTTS rất hay nghỉ học vì các nguyên nhân sau:
1/ Vì hoàn cảnh gia đình: một số em học sinh DTTS có hoàn cảnh gia đình khó khăn vì vậy các em thường xuyên phải nghĩ học để đi rừng; một số em gia đình bố mẹ thường xuyên đi làm rẩy ở xa vào mùa gặt hay thu hoạch các em phải nghĩ học để phụ giúp bố mẹ; cũng có những em mất bố hoặc mẹ nên không được chăm sóc chu đáo.
2/ Một số em học sinh DTTS nghiện Game, Net vì thế thường xuyên bỏ học, trốn tiết để đi chơi game dần trở nên lười học.
3/ Vì là đồng bào dân tộc thiểu số nên vẫn còn nhiều gia đình bố mẹ thiếu hiểu biết về pháp luật, không quan tâm đến việc học của các em dẫn đến các em tự ý thích học thì học, không thích học thì nghĩ; nhiều trường hợp bố mẹ các em còn cho các em nghĩ học sớm để lập gia đình,
Chính vì các em vắng học thường xuyên nên tạo thành một lỗ hổng về kiến thức, khi trên lớp không theo được các bạn trở nên chán nản việc học.
Do đó việc duy trì sĩ số học sinh, đặc biệt là học sinh DTTS là rất cần thiết để các em có thể học tốt hơn khi mà vốn các em đã chậm hơn các bạn khác trong lớp. Để làm được điều đó đòi hỏi GVCN phải nhiệt tình thường xuyên trao đổi, đến thăm hỏi gia đình phụ huynh học sinh, động viên các em. Để giải quyết vấn đề này, Ban giám hiệu nhà trường đã đưa vào quy chế chuyên môn thực hiện kế hoạch: giáo viên chủ nhiệm thăm hỏi gia đình phụ huynh học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt là học sinh DTTS. Đồng thời nhà trường và liên đội cũng tổ chức quyên góp gây quỹ áo trắng tặng bạn từ các em học sinh trong trường dành cho các em DTTS trong trường và các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
b.2/ Tạo môi trường giao tiếp thân thiện
Đa phần các em học sinh DTTS có tính nhút nhát, ngại tiếp xúc với bạn bè là các bạn học sinh dân tộc Kinh (nhất là các em học sinh khối 6 khi mới vào trường), do đó khi trên lớp có những kiến thức bài học các em học sinh DTTS chưa hiểu nhưng lại ngại hỏi bạn; đặc biệt khi giáo viên tổ chức thảo luận nhóm thì các em cũng ngại trao đổi; hay những tiết thực hành trên máy tính vì số lượng máy tính hạn chế nên giáo viên thường chia 2 hoặc 3 bạn sử dụng chung một máy, lúc này thường các em học sinh DTTS thường ngại trực tiếp sử dụng máy mà chỉ ngồi các bạn cùng nhóm thực hành giáo viên. 
Để giải quyết vấn đề trên, nhà trường thường tổ chức các trò chơi dân gian; những tiết học sôi động, những cuộc thi văn nghệ, thể thao, trong đó luôn ưu tiên chọn các em học sinh DTTS tham gia, ... làm cho học sinh hứng thú đến trường. Mặc khác, ở lớp, GVCN sắp xếp vị trí chổ ngồi các em hợp lý, phân công các em học sinh dân tộc kinh ngồi cạnh các bạn học sinh DTTS để tạo sự hòa đồng giúp các bạn vượt qua rào cản tâm lý, tự tin hơn trong giao tiếp với các bạn trong lớp, đồng thời cũng để giúp đỡ trao đổi kiến thức với các bạn ấy. 
Đối với giáo viên tin học, trong quá trình giảng dạy kiến thức mới, hay kiểm tra bài cũ nên tổ chức thông qua các trò chơi như “ô chữ bí mật”, “Ghép ảnh các công cụ với tên phù hợp”, “Xem video về thao tác thực hành”, “nhìn hình đoán chữ”, ... để tiết học phong phú và không nhàm chán, ngoài ra tạo sự trực quan hơn cho các em quan sát, mở rộng kiến thức mới.
Việc học sinh đi học thường xuyên và mạnh dạn hơn trong giáo tiếp giúp cho các em tiếp thu kiến thức một cách liên tục, không bị gián đoạn chương trình, yêu thích đến trường sẽ làm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học và chất lượng giáo dục cũng sẽ được nâng lên.
b.3/ Tạo điều kiện về cơ sở vật chất
Hiện nay, trường THCS Nguyễn Trường Tộ đa phần số lượng học sinh/lớp khoảng 33 em/lớp và được trang bị hai phòng máy vi tính với tổng cộng 32 máy, mỗi phòng máy phục vụ cho 1 lớp học thực hành, mỗi tiết học thực hành trung bình 2 em/ máy; khi phân công nhóm thực hành, giáo viên bộ môn tin chia nhóm gồm 1 bạn dân tộc kinh, và 1 bạn DTTS/ máy để trao đổi nội dung cần giải quyết của bài thực hành; trong đó ưu tiên cho các em học sinh DTTS thời lượng sử dụng máy nhiều hơn trong tiết học đó.
Sử dụng máy chiếu để hướng dẫn học sinh quan sát một cách trực quan hơn trong các tiết học
b.4/ Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện
 	Các em học sinh DTTS của trường THCS Nguyễn Trường Tộ được chia đều ở hầu hết các khối; do vậy, trong một lớp học sẽ có sự chênh lệch về kiến thức và khả năng tiếp thu giữa các em học sinh DTTS và học sinh dân tộc Kinh, do đó đòi hỏi giáo viên bộ môn phai có phương pháp dạy học phù hợp. Việc áp dụng phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm đối với học sinh dân tộc thiểu gặp rất nhiều khó khăn và thiếu hiệu quả nếu không thực hiện một cách khoa học và phù hợp với đối tượng học sinh. Nhiều giáo viên không dám sử dụng nhiều các hoạt động trong giảng dạy vì sợ “cháy giáo án” hoặc các em học sinh DTTS sẽ tiếp thu không kịp kiến thức. Vì vậy, tiết học trở nên nặng nề, căng thẳng, ít hiệu quả. Do đó, giáo viên cần thực hiện các biện pháp giảng dạy nhẹ nhàng, sôi động gây hứng thú cho học sinh giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Đối với học sinh dân tộc thiểu số, việc sử dụng những phương pháp như thảo luận nhóm, vấn đáp, sử dụng giáo án điện tử, đồ dùng dạy học giúp các em có điều kiện làm quen với các hoạt động tập thể, tiếp xúc và sử dụng tiếng phổ thông nhiều tạo hứng thú để các tiếp thu bài học tốt hơn.
Để tạo nền tảng và thói quen cho các em học sinh DTTS trong việc học và giao tiếp; ngay từ khi các em mới vào trường cần tạo nề nếp và phương pháp học chủ động cho các em.
	Với môn tin học, ngoài ngôn ngữ phổ thông, đòi hỏi các em phải hiểu ý nghĩa của một số từ tiếng anh, để sử dụng máy tính và phần mềm ứng dụng.
Với chương trình tin học 6, ngay từ đầu, giáo viên thường xuyên yêu cầu các em học sinh DTTS đọc nội dung trong sách giáo khoa giúp các em sử dụng tiếng phổ thông nhiều hơn; và tiếp xúc với các từ tiếng anh (buộc các em phải học thuộc lòng như học từ vựng tiếng anh) và đọc được những từ đó.
Chẳng hạn, ở học kỳ I môn tin học khối lớp 6, khi dạy về Windows, giáo viên yêu cầu các em học và nhớ các từ vựng cơ bản mà thường xuyên ta sử dụng, như: 
Thuật ngữ
Ý nghĩa
Chức năng
My Computer
Máy tính của tôi
Bao gồm các ổ đĩa (C, D, E, ) lưu trữ dữ liệu chính của máy tính 
My Documents
Tài liệu của tôi
Chứa các tài liệu (văn bản, hình ảnh, âm thanh, ) được tạo ra trên máy tính
Desktop
Màn hình làm việc chính window
Liệt kê danh sách các thư mục, my computer, my document, và các phần mềm được cài đặt trên hệ thống window
Folder
Thư mục
Nơi dùng để lưu trữ các tài liệu của em (có thể phân theo loại để dể tìm kiếm, )
File
Tệp tin
Là một dạng tài liệu trên máy (có thể là tệp hình ảnh, tệp văn bản, tệp âm thanh, )
Copy
Sao chép
Thao tác tạo ra một tệp tin hay thư mục mới chứa nội dung giống với tệp hay thư mục góc
Cut
Cắt, di chuyển
Thao tác chuyển đổi vị trí của tệp tin hay thư mục từ vị trí này sang vị trí khác
Paste
Dán
Hiển thị tệp tin hay thư mục đã được lưu trong clipboard khi thực hiện thao tác copy hoặc cut
Delete
Xóa
Thao tác xóa bỏ một tệp tài liệu hay thư mục nào đó khi ta không dùng đến
Rename
Đổi tên
Thao tác đổi tên tệp tin hay thư mục để dể nhớ, dể tìm kiếm và khi các tài liệu trùng tên nhau. 
Cycle bin
Thùng rác
Nơi lưu trữ các tài liệu đã bị xóa bằng thao tác Delete
	Sau đó giáo viên có thể kiểm tra miệng các từ vựng đó trên lớp bằng cách yêu cầu các em viết lên bảng, đặc biệt với học sinh DTTS.
	Sang học kỳ II, Với chương trình Soạn thảo văn bản, giáo viên yêu cầu các em học thuộc từ vựng (cũng có thể liên hệ với những từ đã học trong môn tiếng anh), như:
Thuật ngữ
Ý nghĩa
Word
Văn bản
New
Tạo mới
Open
Mở
Save
Lưu
Close
Đóng
Exit
Thoát
Edit
Chỉnh sửa
Insert
Chèn
Format
Định dạng
Table
Bảng
Picture
Hình ảnh
Find
Tìm kiếm
Replace
Thay thế
Print
In
Page Setup
Cài đặt trang in
Tương tự ở chương trình lớp 7, 8, 9, ta cũng yêu cầu học sinh phải học thuộc ý nghĩa của một số từ tiếng Anh cơ bản trong môn học.
Đối với tiết học thực hành, để đạt hiệu quả tối đa và sự nghiêm túc trong giờ học, trước hết giáo viên cần giao nội dung cần thực hành cho các em học sinh ở tiết học lý luyết trước đó; ngoài ra phòng máy vi tính cần phải được cài đặt phần mềm quản lý như: Netop School, iTALC, hay bộ phần mềm Labclient, labserver,  qua đó giáo viên có thể quan sát được nội dung thực hành của các em để biết được tiến độ thực hành, thao tác trên máy tính của các em, đồng thời tránh trường hợp các em mở các trang khác hay chơi game trong giờ thực hành.
Ở tiết thực hành cần ưu tiên cho các em học sinh DTTS thực hành nhiều hơn, thường xuyên quan sát, kiểm tra, giúp đỡ các em, khi các em tiếp xúc với giáo viên nhiều hơn sẽ trau đồi được vốn từ, cũng như tự tin hơn khi phát biểu xây dựng bài, hay hỏi về một vấn đề các em chưa hiểu.
	Đặc biệt trong chương trình tin học 8 lớp (ngôn ngữ lập trình) đây là một môn học hoàn toàn mới và đòi hỏi các em phải có tư duy về thuật toán; là một môn học mà ngay cả các em học sinh có học lực khá, giỏi cũng phải rất vất vả mới có thể giải quyết tốt được bài tập; do đó nó là một môn học hết sức cực nhọc đối với các em học sinh DTTS, trong khi đó một số nội dung bài tập, ví dụ trong sách giáo cũng tương đối khó. Chính vì thế đòi hỏi giáo viên bộ môn phải có phương pháp dạy phù hợp với tư duy của các em; chịu khó tìm tòi những bài tập, ví dụ trực quan với mức độ thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo các em vẫn nắm được cấu trúc của câu lệnh cần đạt được; để việc truyền đạt có hiệu quả thực hiện biện pháp sau:
	Thứ nhất, yêu cầu các em học sinh phải nắm được cấu trúc để viết một chương trình, hiểu được ý nghĩa của các từ khóa, câu lệnh,  bằng cách giáo viên yêu cầu học một số từ vựng Program (chương trình), Var (biến), Const (hằng), Integer (số nguyên), real (số thực), Char (ký tự), String (Xâu ký tự), If (nếu), then (thì), else (trái lại, ngược lại), for (cho), To (đến), Do (làm), While (trong khi), read (đọc, nhập), write (viết, in), 
	Thứ hai, sau khi các em đã học thuộc lòng và hiểu ý nghĩa các từ trên, ta cung cấp cho học sinh cấu trúc để viết chương trình, đây là chương trình mẫu yêu cầu các em học thuộc lòng và nhớ vị trí của từng câu lệnh:
	PROGRAM	tênchươngtrình; {hs chỉ việc thay tên khác cho mỗi chương trình }
	Uses 	Crt;	 {không thay đổi}
	Var	(nếu chương trình có yêu cầu)
	: ;
	{a, b, c, d, }	: {integer, real, char, string};
	Const	(nếu chương trình có yêu cầu)
	 = ; 	
Begin
	Clrscr;	{không thay đổi}
	(câu lệnh chính);	{thay đổi dựa vào yêu cầu của bài toán}
	Readln;	{không thay đổi}
	End.	{không thay đổi}
	Chẳng hạn: ở bài thực hành 2 – khai báo và sử dụng biến
Bài tập 1: Viết chương trình Pascal có khai báo và sử dụng biến
	Bài toán: Một cửa hàng cung cấp dịch vụ bán hàng thanh toán tại nhà. Khách hàng chỉ cần đăng ký số lượng mặt hàng cần mua, nhân viên cửa hàng sẽ giao hàng và nhận tiền thanh toán tại nhà khách hàng. Ngoài trị giá hàng hóa, khách hàng còn phải trả thêm phí dịch vụ. Hãy viết chương trình Pascal để tính tiền thanh toán trong trường hợp khách hàng chỉ mua một mặt hàng duy nhất.
Gợi ý: công thức cần tính: tiền thanh toán = đơn giá x số lượng + phí dịch vụ
	a) Khởi động Pascal. Gõ chương trình sau và tìm hiểu ý nghĩa của từng câu lệnh trong chương trình:
	program Tinh_tien;
	uses crt;
	var
	soluong : integer;
	dongia, thanhtien : real;
	thongbao : string;
	const	phi = 10000;
	begin
	clrscr;
	thongbao := ‘Tong so tien phai thanh toan :’ ;
	{ Nhap don gia va so luong hang}
	write(‘Don gia = ’); readln(dongia);
	write(‘So luong = ’); readln(soluong);
	thanhtien := soluong * dongia + phi;
	(* In ra so tien phai tra *)
	Write(thongbao, thanhtien:10:2);
	readln
	end.
	b) Lưu chương trình với tên TINHTIEN.PAS dịch và chỉnh sửa các lỗi gõ, nếu có.
	c) Chạy chương trình với các bộ dữ liệu (đơn giá và số lượng) như sau (1000, 20), (3500, 200), (18500, 123). Kiểm tra tính đúng của các kết quả in ra.
	d) Chạy chương trình với bộ dữ liệu (1, 35000). Quan sát kết quả nhận được. Hãy thử đoán lí do tại sao chương trình cho kết quả sai.
	=> Với đề bài và hướng dẫn viết chương trình như trên ta có thể thấy đề vẫn chưa rõ ràng, do đó đối với học sinh dân tộc thiểu số khi các em đọc sẽ không rõ yêu cầu của đề bài, dẫn đến các em sẽ không tìm được cách giải quyết. Trước khi cho học sinh làm bài này, giáo viên có thể lấy ví dụ thực tế như sau:
	Em hãy tính số tiền em phải trả khi em mua số lượng 9 cây bút mực, với giá 2500 đồng/ cây?
	Học sinh trả lời: em phải trả 22500 đồng
	Giáo viên: làm sao em tính được?
	Học sinh trả lời: 9 x 2500 = 22500 (số lượng x giá = thành tiền)
	Giáo viên: giả sử em mua hàng qua điện thoại, và nhân viên mang đến nhà, sau đó tình tiền vận chuyển là 10000 đồng vậy số tiền em phải trả là bao nhiêu?
	Học sinh: em phải trả 32500 đồng (thành tiền + tiền vận chuyển = số tiền phải trả)
	Từ đó giáo viên đưa ra công thức chung theo gợi ý của bài
Tiền thanh toán = Đơn giá x số lượng + Phí dịch vụ
Vì thế giáo viên có thể thay đổi nội dung đề bài cho phù hợp với đối tượng học sinh, làm sao đề bài phải rõ ràng.
	Do đó ta có thể thay đổi như sau: 
Giáo viên có thể đưa ra cách viết chương trình tinh giảm, ngắn gọn, dể hiểu hơn, như sau:
Bài toán: Một cửa hàng cung cấp dịch vụ bán hàng thanh toán tại nhà. Khách hàng chỉ cần đăng ký số lượng mặt hàng cần mua, nhân viên cửa hàng sẽ giao hàng và nhận tiền thanh toán tại nhà khách hàng. Ngoài trị giá hàng hóa, khách hàng còn phải trả thêm phí dịch vụ không đổi là 10000 đồng. Hãy viết chương trình Pascal để tính tiền thanh toán trong trường hợp khách hàng chỉ mua một mặt hàng duy nhất.
program Tinh_tien;
	uses crt;
	var
	soluong : integer;
	dongia, thanhtien : real;
	const	phi = 10000;
	begin
	clrscr;
	{ Nhap don gia va so luong hang}
	write(‘Don gia = ’); readln(dongia);
	write(‘So luong = ’); readln(soluong);
	thanhtien := soluong * dongia + phi;
	(* In ra so tien phai tra *)
	write(‘Tong so tien phai thanh toan :’);
write(thanhtien:10:2);
	readln
	end.
b.5/ Kỹ năng sư phạm
Nếu làm tốt khâu này thì rõ ràng hiệu quả tiết dạy sẽ được nâng cao. Học sinh sẽ theo hướng dẫn của giáo viên, học sinh thực hiện nghiêm túc theo nội quy khi trong giờ học; đặc biệt trong giờ thực hành giáo viên kiểm tra sĩ số, học sinh báo cáo tình trạng máy tính mà mình phụ trách lên giáo viên, Giáo viên chỉ đạo cho lớp trưởng hướng dẫn các bạn ra về theo quy định; giáo viên khi làm tốt khâu này, các em sẽ có trách nhiệm bảo quản tài sản chung, ý thức học tập của các em sẽ tốt hơn.
Giáo viên bao quát lớp tốt sẽ nắm bắt tình hình học tập chung của cả lớp, của từng học sinh, đặc biệt quan tâm đến các em học sinh DTTS. Bên cạnh đó, còn thúc đẩy các em học tập tích cực hơn. Giáo viên cần kết hợp trên cả thực tế và trên các phần mềm hỗ trợ việc quản lí tiến trình học của học sinh.
Thường xuyên yêu cầu học sinh dân tộc thiểu số đọc nội dung sách giáo khoa, đọc yêu cầu đề bài hay ưu tiên trả lời các câu hỏi đơn giản
Sử dụng phương pháp dạy học nhóm để tìm ra kiến thức, các học sinh yếu kém sẽ tích cực tìm hiểu thông tin hơn so với cách dạy truyền thống thầy giảng trò nghe.
Hoạt động nhóm tìm hiểu thông tin trong tiết tin học của học sinh THCS Nguyễn Trường Tộ
Biện pháp xử lí những trường hợp học sinh DTTS vi phạm: Đòi hỏi ở giáo viên một phong cách chuẩn mực về cả chuyên môn, nhân cách, đạo đức để có những cách xử sự hợp lí, để học sinh của mình kính trọng. Giáo viên phải thực sự nghiêm minh nhưng phải quan tâm, gần gũi với học sinh, đặc biệt là những học sinh cá biệt, học sinh đồng bào dân tộc thường có tính tự ti, do đó giáo viên cần nhẹ nhàng nhắc nhở các em hơn là dùng các biện pháp khiển trách kỷ luật sẽ làm các em cảm thấy sợ sệt và không muốn học môn của mình.
b.6/ Tham mưu tốt với lãnh đạo nhà trường
- Việc quan tâm hơn đối với các em học sinh DTTS không chỉ riêng trong bộ môn tin học; mà là một việc hết sức cần thiết đối với toàn xã hội, ban giá

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_cac_em_hoc_sinh_dan_toc.docx