Sáng kiến kinh nghiệm Cách giải một số dạng bài tập hoá học vô cơ ở trường trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Cách giải một số dạng bài tập hoá học vô cơ ở trường trung học cơ sở

 Trường có chi bộ, luôn được chi bộ quan tâm, chỉ đạo đúng đắn về quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, chất lượng mũi nhọn. .Trường có đội ngũ giáo viên phần lớn là trẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn vững, đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục. Cán bộ giáo viên luôn yên tâm công tác, luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong lối sống, đoàn kết giúp đỡ nhau trong công tác.

doc 10 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 3094Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách giải một số dạng bài tập hoá học vô cơ ở trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I - MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
 Hoá học đang ngày càng trở thành một môn khoa học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống và sản xuất công nghiệp - nông nghiệp. Nhiều phản ứng hoá học là cơ sở cho các ngành sản xuất, nhất là trong công nghiệp luyện kim và điều chế hoá chất. Vì vậy việc học tốt và vận dụng tốt kiến thức hoá học là điều hết sức cần thiết trong thời đại hiện nay. Muốn vậy, ngay từ bậc học trung học cơ sở thì học sinh cần phải nắm vững được kiến thức, kĩ năng cơ bản về hoá học, trong đó kĩ năng phân loại và giải bài tập có ý nghĩa hết sức quan trọng.
 Hiện nay việc giải các dạng bài tập hoá học của học sinh ở trường THCS gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các dạng bài tập tính toán. Đa số học sinh không tự giải quyết được các bài tập này, một số học sinh chỉ biết làm bài tập một cách máy móc mà không hiểu được bản chất. Mặt khác, khi giải bài tập, các em không biết cách phân loại và không có phương pháp giải phù hợp. Do đó hiệu quả học tập của bộ môn không cao, các em hay có tâm lý sợ học môn hoá học.
 Với mong muốn và tâm huyết góp một phần nhỏ bé của mình vào việc giảm bớt những khó khăn của học sinh trong việc giải bài tập hoá học, tôi đã chọn đề tài 
“Cách giải một số dạng bài tập hoá học vô cơ ở trường trung học cơ sở". Hi vọng, khi áp dụng phương pháp này vào giảng dạy sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập môn hoá học của học sinh nói chung và kĩ năng giải bài tập nói riêng.
II. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích hệ thống hoá một số dạng bài tập hoá học vô cơ, giúp học sinh nắm rõ cách làm và trình bày bài giải một cách chính xác, logíc. Đồng thời qua đề tài này giúp học sinh hệ thống hóa lại những kiến thức hoá học, các công thức, định luật trong chương trình hoá học bậc trung học cơ sở, tạo tiền đề vững chắc cho các em ở những bậc học cao hơn.
III. Phạm vi nghiên cứu
 - Nghiên cứu cách giải một số dạng bài tập hoá học vô cơ ở trường THCS Hòa Bình trong các năm học từ năm 2012- 2013 đến năm học 2014 - 2015.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Nghiên cứu lý luận dạy học nói chung và môn hoá học nói riêng ở trường THCS, từ đó xác định cơ sở lý thuyết cho việc áp dụng các phương pháp giải bài tập.
2. Nghiên cứu thực trạng việc áp dụng các cách giải các dạng bài tập hoá ở lớp 8, 9 trường THCS.
3. Đề xuất các phương pháp hiệu quả trong giải các dạng bài tập hóa học THCS.
- Phân loại các dạng bài tập.
- Đưa ra ví dụ minh hoạ cho các dạng bài tập.
- Đưa ra phương pháp giải cho mỗi dạng bài tập.
- Đưa ra một số dạng bài tập tương tự.
V. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu (lý thuyết).
2. Nghiên cứu thực nghiệm .
3. Phương pháp phân tích tổng hợp.
4. Phương pháp so sánh đối chiếu.
5. Phương pháp thống kê toán học.
6. Phương pháp kiểm tra đánh giá.
V. Đóng góp mới của đề tài
- Xây dựng những phương pháp phân loại các dạng bài tập và cách giải cho từng loại nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn hoá học . 
VII. Kế hoạch nghiên cứu
STT
Thời gian
Nội dung kế hoạch
Ghi chú
1
Tháng 9, 10/2014
- Thu thập tài liệu văn bản , hướng dẵn chung.
- Nghiên cứu tài liệu. 
- Lập đề cương nghiên cứu.
2
Tháng 11, 12/2014
- Sưu tầm thêm tài liệu.
- Tiến hành thực hiện đề tài.
3
Tháng 1, 2, 3/2015
- Nghiên cứu, xử lí số liệu.
- Đánh giá kết quả, rút ra kết luận.
- Viết bản thảo.
4
Tháng 4/2015
- Sửa chữa, bổ sung đề tài khi tiếp thu ý kiến của Hội đồng khoa học nhà trường.
5
Tháng 5/2015
- Hoàn thành đề tài
PHẦN II - NỘI DUNG
CHƯƠNG I 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
 Trong quá trình học tập các môn học, đặc biệt là môn khoa học tự nhiên, trong đó có môn hóa học - một môn khoa học thực nghiệm, học sinh không những học lí thuyết mà còn phải làm bài tập. Thông qua bài tập học sinh nắm vững được kiến thức lí thuyết.
 Bài tập hoá học là nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi, phát hiện kiến thức và kĩ năng.
 Bài tập hoá học mô phỏng một số tình huống thực của đời sống thực tế. Qua đó kích thích khả năng tìm tòi, phát hiện kiến thức và tạo hứng thú học tập cho học sinh.
 Bài tập hoá học được nêu như là tình huống có vấn đề, mà tư duy của học sinh thường bắt đầu từ vấn đề mới lạ, đòi hỏi phải được giải quyết. Để giải quyết vấn đề mà bài tập đặt ra, học sinh sẽ phải tiếp tục tìm tòi phát hiện và từ đó học sinh có hứng thú cao với vấn đề nghiên cứu. Vậy làm thế nào để học sinh có thể giải quyết được các bài tập đó, giáo viên cần có các phương pháp khéo léo.
 Bài tập hoá học là phương tiện để tích cực hoá hoạt động của học sinh ở mọi cấp học bậc học. Thông qua bài tập học sinh hình thành được kiến thức và kĩ năng mới, đồng thời học sinh cũng biết cách vận dụng kiến thức đó vào các tình huống nảy sinh trong học tập và đời sống.
 Cơ sở lý luận quan trọng cho việc giải bài tập hoá học vô cơ định lượng là những kiến thức hoá học đại cương và hoá vô cơ.
 Phần đại cương, đối với học sinh THCS, các kiến thức cần nắm được là các định luật, khái niệm cơ bản của hoá học. Những kiến thức này sẽ theo học sinh trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoá học gồm:
- Định luật thành phần không đổi.
- Định luật bảo toàn khối lượng.
- Định luật Avôgađrô.
- Công thức hoá học, phản ứng hoá học, PTHH.
- Dung dịch - nồng độ dung dịch - độ tan, các phản ứng trong dung dịch.
- Phân loại các chất: Các hợp chất vô cơ, kim loại, phi kim
Ngoài ra học sinh cần phải nắm chắc tính chất của một số nguyên tố: oxi, hiđrô, nhôm, sắt, cacbon, clo, silic và hợp chất của chúng, cách điều chế đơn chất, hợp chất, cách tính theo công thức hoá học và phương trình hoá học.
Để giải được các bài tập định lượng học sinh cần phải có những kiến thức về toán học: giải hệ phương trình 1 ẩn, phương trình bậc nhất, giải phương trình bậc 2, giải bài toán bằng phương pháp biện luận.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
1. Thuận lợi
 Trường có chi bộ, luôn được chi bộ quan tâm, chỉ đạo đúng đắn về quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, chất lượng mũi nhọn... .Trường có đội ngũ giáo viên phần lớn là trẻ, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn vững, đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục. Cán bộ giáo viên luôn yên tâm công tác, luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong lối sống, đoàn kết giúp đỡ nhau trong công tác.
 Tập thể học sinh ngoan, lễ phép.
 Về cơ sở vật chất: Có đủ phòng học một ca, một phòng thư viện, một phòng đựng thiết bị, được cấp khá đầy đủ trang thiết bị dạy học ở các khối lớp.
2. Khó khăn
Yên Lạc là một xã thuần nông, trình độ dân trí còn thấp, kinh tế còn rất nghèo nàn và lạc hậu. Đa số bộ phận học sinh con em nông dân , thời gian dành cho học tập không nhiều, thới gian chủ yếu dành cho phụ giúp gia đình , còn nhiều học sinh ham chơi.
 Mức độ nhận thức của phụ huynh học sinh còn nhiều hạn chế, không có điều kiện quan tâm và đầu tư đến việc học tập của con em mình.
Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn, chưa có phòng học bộ môn riêng.
Số lượng học sinh trong các năm học khá đông, năm học 2014 - 2015, toàn trường có 329 học sinh. Trong đó khối 9 có 3 lớp, khối 8 có 2 lớp với tổng số học sinh là 165 em, khoảng 33 em/lớp. Với số lượng học sinh đông như vậy rất khó khăn cho việc kèm cặp, hướng dẫn cho các em làm bài tập, đặc biệt là các em học sinh yếu. Việc học tập của học sinh chủ yếu ở giờ học chính khoá, nên thời gian ôn tập, củng cố cũng như hướng dẫn các dạng bài tập cho học sinh không có. Vì vậy việc hướng dẫn cho các em làm bài tập chủ yếu là về nhà và thông qua một số buổi bồi dưỡng, phụ đạo.
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
I. Giải pháp thực hiện
Trong dạy học không chỉ coi trọng việc truyền thụ kiến thức mà còn coi trọng cả việc hướng dẫn cho học sinh độc lập tìm ra con đường dẫn đến kiến thức mới. Những vấn đề trong học tập, luôn tồn tại một cách khách quan, nhưng không phải ai cũng nhận ra nó, không phải lúc nào học sinh cũng nhận ra nó, vì khả năng nhận thấy vấn đề là một phẩm chất, một thành phần quan trọng của tư duy sáng tạo. Ở đây, bài tập có rất nhiều khả năng rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.
Ở bất cứ công đoạn nào của quá trình dạy học đều có thể sử dụng bài tập. Khi dạy bài mới có thể dùng bài để vào bài, để tạo tình huống có vấn đề, để chuyển tiếp phần này sang phần kia, để củng cố bài, để hướng dẫn học sinh học bài ở nhà, đặc biệt khi ôn tập củng cố, luyện tập và kiểm tra đánh giá thì nhất thiết phải dùng bài tập. 
Sau đây là một số dạng bài tập hoá vô cơ được sử dụng trong chương trình trung học cơ sở. 
I. Phân loại các dạng bài tập vô cơ định lượng
Bài tập vô cơ định lượng được chia thành những dạng sau:
1 - Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất vô cơ.
2 - Bài tập tính theo PTHH dựa vào một chất phản ứng.
3 - Bài tập tính theo PTHH khi biết lượng của 2 chất phản ứng.
4 - Bài tập pha trộn dung dịch.
5 - Bài tập xác định thành phần của hỗn hợp.
6 - Bài tập chất tăng giảm khối lượng.
7 - Bài tập về chất khí.
8 - Bài tập tính khối lượng hỗn hợp dựa vào định luật bảo toàn khối lượng.
9 - Bài tập tổng hợp nhiều kiến thức.
II. Phương pháp giải một số dạng bài tập vô cơ thường gặp
1. Dạng 1: Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất vô cơ
1.1. Yêu cầu
- Học sinh nắm vững nguyên tử khối của nguyên tố, tính được khối lượng mol của hợp chất.
- Nắm vững hoá trị các nguyên tố, qui tắc hoá trị, cách tìm lại hoá trị các nguyên tố đó.
- Biết cách tính thành phần % của nguyên tố trong hợp chất.
1.2. Một số dạng bài tập
1.2.1. Lập CTHH của hợp chất khi biết % nguyên tố và khối lượng mol chất (PTK):
a) Ví dụ: Lập CTHH của hợp chất có thành phần: %H = 3,06%; %P = 31,63%; %O = 65,31%; biết khối lượng mol hợp chất là 98g.
Giải:
PHẦN CÒN LẠI GỒM 20 TRANG ĐÃ BỊ ẨN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN HÓA CHUẨN, MỚI, THỰC TẾ
MẪU NHƯ TRÊN THẦY CÔ CẦN BẢN ĐỦ XIN LIÊN HỆ
SĐT: 01629.665.572 - XIN CẢM ƠN ĐÃ XEM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* * * * *
SGK Hoá học 8 - 9 (Lê Xuân Trọng - Cao Thị Hằng - Ngô Văn Vụ)
SGV Hoá học 8 - 9 (Lê Xuân Trọng - Cao Thị Hằng - Ngô Văn Vụ - Nguyễn Phú Tuấn)
Phương pháp dạy học hoá học (Nguyễn Cương - Nguyễn Mạnh Duy)
Hoá học cơ bản và nâng cao 9 (Ngô Ngọc An)
400 bài tập hoá học (Ngô Ngọc An)
27 đề kiểm tra trắc nghiệm 9 (Nguyễn Đình Bộ )
Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THCS (Cao Thị Thặng - Nguyễn Phú Tuấn)
Rèn luyện kĩ năng giải bài tập (Ngô Ngọc An)
Bồi dưỡng hoá học THCS (Vũ Anh Tuấn )
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Hoá học (Vụ giáo dục trung học)
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Đánh giá của hội đồng khoa học trường.
Đánh giá của hội đồng khoa học phòng GD & ĐT Phú Lương

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_MON_HOA_CUC_HAY.doc