Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS của huyện Lang Chánh - Tỉnh Thanh Ho

Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS của huyện Lang Chánh - Tỉnh Thanh Ho

 Trong nhà trường, nhiệm vụ chủ yếu là dạy học. Để thực hiện nâng cao chất lượng dạy thì phải có các nhiệm vụ mang tính điều kiện phục vụ cho dạy học. Đó là việc sử dụng công cụ quản lý trong quản lý bao gồm: Quy chế GD - ĐT, tổ chức nhân lực, sử dụng tài chính, vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ CBQL.

 Cách thức xác định biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạt học được trên mối quan hệ biện chứng của các vấn đề mang tính lý luận đã được trình bày ở trên. Mọi liên hệ có được thể hiện bằng sơ đồ sau:

 

doc 40 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1717Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS của huyện Lang Chánh - Tỉnh Thanh Ho", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc là: Người giáo viên phải hết sức quan tâm giáo dục học sinh lý tưởng đạo đức, tác phong, động cơ, tinh thần, thái độ học tập đúng đắn, ý thức tổ chức kỷ luật cao.
2. Biện pháp quản lý chất lượng dạy học của hiệu trưởng:
	2.1. Khái niệm biện pháp quản lý:
	Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. Muốn hiểu rõ khái niệm biện pháp quản lý giáo dục, trước hết chúng ta xem xét đến các phương pháp quản lý giáo dục.
	Phương pháp quản lý là bộ phận đồng nhất, linh hoạt nhất trong hệ thống quản lý, phương pháp quản lý là bộ phận đồng nhất, linh hoạt nhất trong hệ thống quản lý, phương pháp quản lý cúng thể hiện rõ nhất tính năng động, sáng tạo của chủ thể quản lý trong mỗi tình huống, mỗi đối tượng nhất định người cán bộ phải biết sử dụng phương phương pháp quản lý thích hợp. Tính hiệu quả của quản lý phụ thuộc một phần quan trọng vào việc lựa chọn đúng đắn và áp dụng linh hoạt nhất các biện pháp quản lý. Biện pháp quản lý chính là những cách thức cụ thể để thực hiện phương pháp quản lý. Vì đối tượng quản lý phức tạp đòi hỏi những biện pháp quản lý cũng rất đa dạng linh hoạt. Các biện pháp quản lý có liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống các biện pháp. Các biện pháp này sẽ giúp cho nhà quản lý thực hiện tốt các phương pháp quản lý của mình mang lại hiệu quả hoạt động tối ưu của bộ máy.
	2.2. Biện pháp quản lý chất lượng dạy học ở trường THCS của hiệu trưởng:
	2.2.1.Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng để đảm bảo chất lượng dao động. 
	+ Phân công công tác giảng dạy cho giáo viên: Khả năng giảng dạy là căn cứ chủ yếu để phân công giáo viên. Phải xem xét đến những triển vọng của khả năng cũng như sự non yếu phải chấp nhận trong điều kiện hiện nay của đội ngũ giáo viên mà lựa chọn những biện pháp tối ưu.
	Phân công tất cả giáo viên ngoài số giờ giảng dạy đều tham gia các hoạt động giáo dục khác để có sự gắn bó trong tập thể sư phạm và tiếp xúc rộng rãi hơn với học sinh.
	Phân công đúng khả năng, mỗi giáo viên sẽ đem lại kết quả to lớn, nếu làm ngược lại sẽ phát sinh những vấn đề phức tạp về tư tưởng, tình cảm cảm và ảnh hưởng không tốt đến các mặt hoạt động của nhà trường. Vì vậy hiệu trưởng cần phải hết sức thận trọng, cân nhắc các yêu cầu công tác và khả năng từng giáo viên, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của giáo viên và làm việc tập thể trong khi tiến hành phân công giảng dạy, hiệu trưởng là người có trách nhiệm cuối cùng về sự phân công và sử dụng đội ngũ giáo viên.
	Kết quả giảng dạy của tập thể giáo viên phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của hiệu trưởng biết phân công cán bộ theo năng lực của họ, sự liên kết tác động qua lại giữa họ với nha phải đúng đắn và hợp lý.
	+ Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy:
	Xây dựng kế hoạch giảng dạy là việc xác định mục tiêu công tác giảng dạy của mỗi giáo viên, trên cơ sở trình độ tay nghề và kết quả phân tích tình hình học tập của học sinh, hiệu trưởng phải hướng dẫn giáo viên quy trình xây dựng kế hoạch, giúp họ biết cách xác định mục tiêu đúng đắn và biết tìm ra các biện pháp để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
	Trong công tác quản lý nhà trường, hiệu trưởng phải coi việc giáo viên thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy là quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng dạy học. Vì vậy Hiệu trưởng phải sử dụng nhiều biện pháp quản lý phù hợp với tình hình đội ngũ giáo viên nhà trường giúp họ hoàn thành kế hoạch.
	+ Quản lý giáo viên thực hiện chương trình dạy học:
	Chương trình dạy học là văn kiện do nhà nước ban hành trong đó quy định một cách cụ thể: Mục đích, các nhiệm vụ của môn học, phạm vi và hệ thống nội dung môn học, số tiết dành cho môn học nói chung, cũng như từng phần, từng chương, từng bài.
	Chương trình dạy học là một căn cứ pháp lý để nhà nước tiến hành chỉ đạp giám sát hoạt động dạy học của nhà trường. Đồng thời nó cũng là căn cứ pháp lý để hiệu trưởng quản lý giáo viên giảng dạy theo đúng chương trình. Hiệu trưởng phải nắm vững và làm cho toàn thể giáo viên nắm vững chương trình dạy học.
	Quản lý giáo viên dạy đúng và dạy đủ chương trình dạy học nằm trong toàn bộ hoạt động dạy của giáo viên: Soạn bài, lên lớp, ôn tập, kiểm tra, tổ chức các hình thức học tập ngoài lớp học.
	Để quản lý giáo viên thực hiện đúng và đủ chương trình dạy học, hiệu trưởng cần thực hiện các việc sau:
	- Yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học môn học do mình phụ trách, trong đó việc thực hiện chương trình dạy học phải được thể hiện rõ.
	- Hiệu trưởng cùng với phó hiệu trưởng, tổ trưởng bộ môn phân công theo dõi nắm tình hình thực hiện chương trình sau mỗi lần tổng hợp để có những biện pháp, có những quyết định quản lý chương trình dạy học.	
	- Sử dụng các biểu bảng, sổ sách như : Phiếu báo giảng, sổ ghi đầu bài, lịch
kiểm tra học tập, phiếu dự giờ, sổ dự giờ để nắm rõ tình hình liên quan đến việc thực hiện chương trình.
	- Dùng thời khoá biểu để điều khiển và kiểm soát tiến độ thực hiện chương trình. Kịp thời xử lý hàng ngày các sự cố ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình dạy học.
	+ Quản lý việc giáo viên soạn bài và chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp:
	- Việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên bao gồm việc chuẩn bị dài hạn cho toàn bộ năm học hoặc từng học kỳ và chuẩn bị cho từng tiết lên lớp cụ thể.
	- Chuẩn bị từng tiết lên lớp ,đó là soạn giáo án và đây là việc chuẩn bị quan trọng nhất của giáo viên cho giờ lên lớp .Giáo án là bản thiết kế cụ thể về tiết lên lớp, do đó cần phải ghi rõ nội dung khoa học mà học sinh cần nắm, các hoạt động với cách thức và phương tiện cụ thể, thời gian phân phối trong tiết học.
	Như vậy để quản lý giáo viên chuẩn bị tốt trước khi lên lớp, cần thực hiện các biện pháp:
	Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài.
	Thống nhất về mục đích yêu cầu của bài dạy, nội dung cần truyền đạt.
	Hướng dẫn sử dụng đồ dùng dạy học (nếu có).
	+ Quản lý giờ lên lớp của giáo viên: Hoạt động dạy học ở trường THCS được thực hiện chủ yếu bằng hình thức dạy học trên lớp với những giờ lên lớp và hệ thống bài học. Giờ lên lớp giữ vai trò quyết định chất lượng dạy học. Vì vậy cả hiệu trưởng và giáo viên đều tập trung cố gắng để nâng cao chất lượng toàn diện giờ lên lớp. Quản lý thế nào mà để tất cả các giờ lên lớp của giáo viên có kết quả tốt là trách nhiệm của hiệu trưởng.
	Xây dựng thời khoa biểu một cách khoa học để quản lý giờ lên lớp: Thời khoá biểu có vai trò xây dựng duy trì nề nếp dạy học, điều khiển nhịp điệu dạy học trong ngày trong tuần, điều tiết giờ lên lớp của giáo viên. Hiệu trưởng phải thực hiện coi thời khoá biểu là biện pháp quản lý trực tiếp của mình.
	Kiểm tra giờ dạy lên lớp của giáo viên bằng hình thức dự giờ là chủ yếu, đồng thời kết hợp việc trao đổi trực tiếp với giáo viên và thông báo của tổ trưởng bộ môn.
	Hiệu trưởng phải thường xuyên đánh giá hiệu quả của những biện pháp quản lý giờ lên lớp đã để ra, nguyên nhân của tình hình và vấn đề đặt ra.
	Hiệu trưởng dự giờ để kiểm tra hoạt động của giáo viên là một cách thức phổ biến nhất từ trước đến nay bởi vì chỉ thông qua đó là người giáo viên mới bộc lộ hết khả năng sư phạm của mình. Hiệu trưởng qua dự giờ thăm lớp sẽ nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết về chất lượng dạy và học của thầy lẫn trò, phát huy được những mặt mạnh, mặt yếu của giáo viên trong việc phát huy tích cực độc lập chủ động sáng tạo của học sinh.
2.2.2. Các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng dạy học:
	Trong nhà trường, nhiệm vụ chủ yếu là dạy học. Để thực hiện nâng cao chất lượng dạy thì phải có các nhiệm vụ mang tính điều kiện phục vụ cho dạy học. Đó là việc sử dụng công cụ quản lý trong quản lý bao gồm: Quy chế GD - ĐT, tổ chức nhân lực, sử dụng tài chính, vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ CBQL.
	Cách thức xác định biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạt học được trên mối quan hệ biện chứng của các vấn đề mang tính lý luận đã được trình bày ở trên. Mọi liên hệ có được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Nâng
Cao chất
Lượng
Dạy học
Cụ thể hoá vận dụng quy chế dạy học
Cụ thể hoá vận dụng quy chế dạy học
Cụ thể hoá vận dụng quy chế dạy học
Cụ thể hoá vận dụng quy chế dạy học
Sơ đồ 3:
Kế hoạch hoá
Tổ chức
Chỉ đạo
Kiểm tra
Chương II
Tổ chức nghiên cứu
I. vài nét về khách thể nghiên cứu
1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu:
	Lang Chánh là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá gồm 10 xã và 1 thị trấn, có 12 trường THCS là huyện thuần nông, dân cư chủ yếu sống bằng nông nghiệp và làm nghề trồng rừng. Một số ít xã có nghề thủ công mây tre đan, chiếu cói, thợ mộc Phong trào xã hội hoá giáo dục ở Lang Chánh trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Hiệu nay đã xoá được tình trạng học 3 ca, 100% phòng học đã được ngói hoá và kiên cố. Hiện đã có số xã trong toàn huyện đạt phổ cập THCS.
Đặc điểm của 8 trường THCS trên địa bàn huyện Lang Chánh được nghiên cứu:
	- Trong 8 hiệu trưởng thì có 3 đ.c tuổi đời trên 50, 1 đ/c có tuổi đời trên 40, 4 đ/c có tuổi đời dưới 40.
	- Có 4 đ/c hiệu trưởng tốt nghiệp ĐH chiếm tỉ lệ 50%.
II. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp điều tra bằng đi khảo sát thực tế 8 trường THCS ở huyện Lang Chánh - Tỉnh Thanh Hoá:
	Mẫu chọn là 8 trường THCS tại địa bàn Lang Chánh - Tỉnh Thanh Hoá.
Trường THCS Trí Nang - Lang Chánh - Thanh Hoá
Trường THCS Quảng Hiến	 - Lang Chánh - Thanh Hoá
Trường THCS Giao An - Lang Chánh - Thanh Hoá
Trường THCS Tam Văn - Lang Chánh - Thanh Hoá
Trường THCS Đồng Lương - Lang Chánh - Thanh Hoá
Trường THCS Yên Thắng - Lang Chánh - Thanh Hoá
Trường THCS Lâm Phú - Lang Chánh - Thanh Hoá
Trường THCS Giao Thiện - Lang Chánh - Thanh Hoá
* Các bước tiến hành:
	+ Trực tiếp gặp các hiệu trưởng để xem xét điều kiện thực tế về đội ngũ CBQL
đội ngũ giáo viên, điều kiện thuận lợi, khó khăn có ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý hoạt động dạy học của trường.
	+ Cặp trực tiếp một số giáo viên, hỏi ý kiến đóng góp về các biện pháp quản lý của hiệu trưởng về hoạt động dạy học ở trường.
	+ Đánh giá nhận xét những biện pháp trên đi đến kết luận về thực trạng.
	Thông qua các hoạt động của nhà trường mà chúng tôi quan sát được, bằng các hồ sơ sổ sách, văn bản kế hoạch: Biên bản họp hội đồng giáo dục, biên bản thanh tra chuyên môn, biên bản xét thi đua của mỗi học kỳ, biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn, biên bản tổng kết năm học mỗi học kỳ năm học.
	+ Nghiên cứu các loại kế hoạch đề ra của nhà trường, trong đó chủ yếu là kế hoạch quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng. Như vậy phiếu xoay quanh công việc sau:
	- Phân công giảng dạy chuyên môn cho giáo viên.
	- Quản lý giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn.
	- Quản lý ngày công của giáo viên.
	- Quản lý việc học thêm của học sinh.
	- Quản lý chương trình dạy học.
	- Quản lý giáo viên chuẩn bị bài dạy trên lớp (soạn giáo án và chuẩn bị đồ dùng dạy học).
	- Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên.
	- Quản lý điều hành nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
	- Quản lý CSVC, phòng thí nghiệm, đồ dùng dạy học, phục vụ cho dạy học.
2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
	Trước hết là soạn câu hỏi: Soạn hệ thống câu hỏi gồm các bảng câu hỏi về quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THCS.
	Hệ thống câu hỏi này gồm 4 bảng câu hỏi:
Câu hỏi 1: Gồm 2 câu hỏi về việc vận dụng và áp dụng quy chế. Bởi vì trong quy chế một số hiệu trưởng chưa thực hiện triệt để hoặc chưa thực hiện một cách lỏng lẻo, thì công tác quản lý vẫn chưa đạt được kết quả. Trong vấn đề thực hiện quy chế chung của ngành thì có quy chế áp dụng riêng cho mỗi trường. Do điều kiện của trường về cơ sở vật chất, về vị trí địa lý, về đội ngũ giáo viên và đội ngũ học sinh Mà hiệu trưởng phải biết vận dụng một cách sáng tạo quy chế GD-ĐT của Bộ, áp dụng riêng cho trường mình và sau đó là ý kiến đóng góp cho việc thực hiện quy chế giáo dục cũng là điều cần thiết.
Bảng câu hỏi 2: ở bảng câu hỏi này có 3 câu hỏi lớn trong 3 câu hỏi thì đều có những câu hỏi nhỏ về quan điểm về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Bảng câu hỏi này muốn biết được quan điểm hiệu trưởng về việc nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên. Bởi vì hai yếu tố quyết định cho chất lượng quá trình dạy và học là chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng đội ngũ học sinh. Chính vì thế để quản lý hoạt động dạy, hiệu trưởng phải có những biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Bảng câu hỏi 3: Bảng này gồm 2 câu hỏi lớn. Trong đó có đề cập đến việc quản lý giờ dạy của giáo viên bằng cách dự giờ thăm lớp, thông qua tổ chuyên môn, thông qua kết quả học tập của học sinh và thông qua dư luận của phụ huynh và học sinh. Đồng thời bảng này đề cập đến việc quản lý giáo viên soạn bài trước khi lên lớp.
Bảng câu hỏi 4: Bảng này gồm 2 câu hỏi chính trong mỗi câu hỏi có những câu hỏi nhỏ. Trong bảng này, đề cập đến việc đảm bảo cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, đồng thời phải nâng cao chất lượng của đội ngũ CBQL trong nhà trường.
3. Phương pháp tạo đàm, xin ý kiến của các hiệu trưởng giỏi có kinh nghiệm trong việc sử dụng các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học:
	Trước hết là xây dựng nội dung cần toạ đàn bằng văn bản, giao trước văn bản đó để xin ý kiến.
1.1.1. Thực trạng về đội ngũ hiệu trưởng ở các trường THCS được nghiên cứu:
Bảng 1: Thực trạng đội ngũ hiệu trưởng ở 8 trường THCS được nghiên cứu:
TT
Trường THCS
Hiệu trưởng
Năm sinh
Trình độ CM
Th.Niên công tác
Th.Niên quản lý
Đã qua lớp QL
CĐ
ĐH
Sở
Bộ
Trí Nàng
Hà Minh Ước
1950
x
30 năm
17 năm
4T
0
Quang Hiến
Đỗ Hải
1951
x
29 năm
15 năm
4T
0
Giao An
Lê Minh Thư
1971
x
13 năm
4 năm
4T
0
Tam Văn
Hồ Sĩ Dũng
1968
x
16 năm
10 năm
4T
0
Đồng Lương
Hồ Sĩ Anh
1970
x
14 năm
5 năm
4T
0
Yên Thắng
Nguyễn Văn Lợi
1950
x
30 năm
16 năm
4T
0
Lâm Phú
Đỗ Đông Hoà
1969
x
15 năm
3 năm
4T
0
Giao Thiện
Nguyễn Văn Chung
1964
x
17 năm
7 năm
ĐH
	- Đội ngũ hiệu trưởng của 8 trường có những đặc điểm sau đây:
	* Thuận lợi:
	+ Hầu hết đều có thâm niên giáo dục 13 năm trở lên, tuổi đời trên 30, có kinh nghiệm về giáo dục.
	+ Về quá quản lý ít nhất từ 3 năm trở lên. Trình độ chuyên môn hầu hết là cao đẳng và đại học.
	* Khó khăn:
	+ Hầu hết hiệu trưởng chưa qua lớp đào tạo quản lý chính quy, chỉ được học bồi dưỡng chương trình sơ cấp.
	+ Đa số hiệu trưởng cao tuổi, tuy có kinh nghiệm giáo dục, kinh nghiệm quản lý, những hầu hết ở tuổi này đều kinh qua đào tạo trong cơ chế thị kinh tế cũ, chưa có điều kiện và tham gia để hội nhập thực sự với sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới, mặt khác chưa kinh qua các lớp đào tạo chính quy, chưa có hệ thống lý luận quản lý GD - ĐT. Vì thế chưa nắm được tình hình đổi mới giáo dục một cách nhạy bén.
	+ Số hiệu trưởng có trình độ chuyên môn sau đại học chưa có.
1.1.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên của các trường THCS được nghiên cứu:
Bảng 2: Thực trạng về đội ngũ giáo viên của 8 trường:
Trường THCS
Tổng số GV
Trình độ tay nghề
Hệ đào tạo chuyên môn
Giỏi
Khá
TB
Yếu
CĐ
ĐH
Dưới CĐ
Trí Nàng
15
5
6
3
1
13
2
Quang Hiến
20
6
10
3
1
17
3
Giao An
22
7
6
7
2
19
3
Tam Văn
17
5
8
3
1
13
4
Đồng Lương
21
7
7
5
2
18
3
Yên Thắng
25
8
12
4
1
21
4
Lâm Phú
22
6
7
7
2
19
3
Giao Thiện
23
7
11
4
1
20
3
	Căn cứ kết quả điều tra trên ta có nhận xét về đội ngũ giáo viên ở các trường.
	+ Mặt mạnh: hầu hết được đào tạo qua cao đẳng hệ chính chính quy, đại học chính quy và đại học tại chức.
	+ Mặt yếu:
	- Trường nào cũng còn số giáo viên giảng dạy yếu.
	- Số giáo viên được đào tạo đại học còn ít. Chính vì vậy chưa có đủ điều kiện để nắm bắt chương trình đổi mới hiện nay, chất lượng đội ngũ giáo viên ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giảng dạy trong các trường THCS số giáo viên chưa qua đại học vẫn còn ở các trường và tập trung ở hai thôn: GĐC và Thể dục.
1.2. Các tác động quản lý của hiệu trưởng:
	+ Quản lý về phân công chuyên môn.
Bảng 3: Kết quả phân công CM theo năng lực theo nguyện vọng của giáo viên.
Trường THCS
Việc phân công chuyên môn theo năng lực giáo viên
Giáo viên hoàn toàn
 toại nguyện
Trí Nàng
85%
95%
Quang Hiến
90%
80%
Giao An
85%
80%
Tam Văn
80%
85%
Đồng Lương
75%
80%
Yên Thắng
85%
85%
Lâm Phú
85%
70%
Giao Thiện
85%
75%
	Nhìn chung các trường đã tổ chức được việc bàn bạc trao đổi cho giáo viên để đạt nguyện vọng của mình và đã cố gắng để giáo viên đạt được nguyện vọng về phân công chuyên môn.
	Tuy nhiên, có những trường còn khó khăn nhất định, nên dù có rất nhiều cố gắng, nhưng việc tổ chức cho giáo viên giảng dạy theo nguyện vọng chưa thực hiện được 100%. Hơn nữa để số giáo viên hoàn toàn yên tâm với việc phân công chuyên môn chưa đạt được theo ý muốn.
	Trong quá trình thực hiện việc phân công chuyên môn, hiệu trưởng đã chú ý đến thực trạng trình độ dạy nghề, phẩm chất đội ngũ giáo viên của nhà trường và ngoài ra còn chú ý đến học sinh từng lớp (khả năng học tập, đạo đức của học sinh).
	Việc phân công giảng dạy cho giáo viên là công việc phải tính toán, vì nó liên quan đến chất lượng dạy học. Hơn nữa trình độ của giáo viên khác nhau nên các hiệu trưởng đã vận dụng linh hoạt các hình thức phân công chuyên môn, phân công cho giáo viên dạy toàn cấp để phát huy thế mạnh của tập thể về chuyên môn.
	+ Quản lý kế hoạch giảng dạy:
	Mỗi giáo viên đều phải xây dựng cho mình kế hoạch giảng dạy: Kế hoạch cho 1 tuần, cho từng kỳ. Sau khi khảo sát thực tế ở 8 trường, có những điểm giống nhau: hầu hết các hiệu trưởng yêu cầu giáo viên phải xây dựng kế hoạch cá nhân từng tuần, từng kỳ của bộ môn mình dạy.
	Ngoài ra các giáo viên còn phải thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn và thực hiện chương trình:
	+ Theo thời gian biểu
	+ Theo chương trình kế hoạch của Bộ GD-ĐT.
Sơ đồ 4: Mẫu kế hoạch giảng dạy của giáo viên.
Tuần từ ngày đến
Tiết
Tên bài dạy
Yêu cầu
Điều chỉnh tiết dạy
Lý do
Nội dung
Phương pháp
Chuẩn bị
	Tất cả các giáo viên đều phải có kế hoạch cho mỗi tuần: Chuẩn bị đầu tuần và thực hiện trong cả tuần: Hiệu trưởng quản lý chương trình dạy học bằng quản lý kế hoạch của giáo viên. Trong việc này hầu hết các hiệu trưởng đều có kế hoạch kiểm tra việc giáo viên lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch hàng tuần và thời khoá biểu hàng ngày, chưa thực sự quan tâm đến kế hoạch cả năm.
	+ Quản lý giáo viên thực hiện chương trình giảng dạy.
	Tất cả các hiệu trưởng đều nhận thức được rằng: Chương trình dạy học là văn bản, pháp quy của ngành GD-ĐT, của nhà nước ban hành, tất cả các trường đều phải thực hiện nghiêm túc. Người cuối cùng thực hiện chương trình này là giáo viên: Chính vì thế hiệu trưởng THCS phải có những biện pháp quản lý giáo viên thực hiện chương trình đầy đủ, đúng tiến độ theo phân phối không dồn ép, không thêm, bớt. Đó là điều kiện kiên quyết nhất để mỗi nhà trường đảm bảo chất lượng giảng dạy cũng như mục tiêu kế hoạch đào tạo đã đề ra.
	- Về việc quản lý chương trình dạy học THCS phải quản lý những mặt sau:
	+ Các trường phải dạy đủ môn học theo mục tiêu đào tạo: 11 môn học cho nhà trường THCS. Những năm gần đây Bộ GD-ĐT quyết định đưa thêm môn giáo dục dân số vào nhà trường. Tuy nhiên môn học này, giáo viên đào tạo chưa đầy đủ nên có những trường chưa thực hiện được.	
	+ Các trường phải dạy đủ số tiết: Không tự cắt xén chương trình, không tự ý đảo lộn chương trình khi chưa có hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
	Yêu cầu với những giáo viên: Để giúp giáo viên trong công tác giảng dạy đúng chương trình, hiệu trưởng các trường đều yêu cầu giáo viên nắm vững chương trình từng môn học ở khối lớp mình dạy.
 	- GV nắm vững được chương trình dạy học tức là nắm vững các nội dung sau:
	+ Kiến thức cần truyền đạt cho học sinh và những kỹ năng, kỹ xảo cần hình thành cho học sinh tất cả các môn học do yêu cầu GD ĐT quy định.
	+ Các phương pháp dạy học đặc trưng của từng môn học, các hình thức tổ chức dạy học (chú ý việc sử dụng phương pháp học mới) 
	+ Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học trập của học sinh để thực hiện tốt việc kiểm tra, cộng điểm đánh giá theo thông tư 15 GD-ĐT ngày 02/8/1998 của Bộ giáo dục đào tạo.	
	+ Nghiên cứu để thực hiện đánh giá phân phối thời gian của từng môn, thời khoá biểu hàng tuần. Đó là những yêu cầu chung nhất trong quá trình thực hiện hàng năm, các trường đều có những yêu cầu cụ thể tuỳ thuộc 

Tài liệu đính kèm:

  • docQuan ly' giao' duc Lang Chanh'.doc