Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi–học sinh năng khiếu ở trường TH Ngư Thuỷ Bắc

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi–học sinh năng khiếu ở trường TH Ngư Thuỷ Bắc

Có nhiều cách hiểu và quan niệm học sinh giỏi nói chung và học sinh

giỏi tiểu học nói riêng. Theo Vụ tiểu học Bộ GD &ĐT thì quan niệm về học

sinh giỏi tiểu học là:

- Học sinh giỏi về một môn nào đó là sự đánh giá ghi nhận kết quả học

tập mà các em đạt ở mức độ cao với mục tiêu của môn học ở trường lớp và ở

cả bậc học ở tiểu học. Kết quả mỗi môn học của học sinh được thể hiện qua

kiến thức và kĩ năng mà các em có được, đồng thời còn thể hiện ở trình độ tư

duy, thể hiện ở thái độ và cách ứng xữ, qua cách vận dụng kiến thức và kĩ

năng vào cuộc sống hàng ngày.

- Nhà nước ta yêu cầu các trường tiểu học dạy đủ các môn, tạo điều kiện

để các em học tập đạt kết quả cao trong tất cả các môn theo quy định trong

mục tiêu và kế hoạch giáo dục.

pdf 7 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 3474Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi–học sinh năng khiếu ở trường TH Ngư Thuỷ Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BỒI 
DƯỠNG HỌC SINH GIỎI–HỌC SINH NĂNG 
KHIẾU Ở TRƯỜNG TH NGƯ THUỶ BẮC 
Phần mở đầu 
 1. Lí do chọn đề tài: 
Bước sang thế kỉ XXI đất nước ta bước vào thời kì đẩy mạnh nhanh sự 
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Trong đường lối đổi mới toàn 
dịên của đất nước ta về giáo dục và đào tạo, Đảng ta xác định: “Cùng với khoa 
học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao 
dan trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài...” 
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi-học sinh năng khiếu (BDHSG-HSNK), 
ươm trồng những hạt giống nhân tài cho đất nước là một nhiệm vụ rất quan 
trọng và cần thiết vì những người tài bao giờ cũng là nhân tố quan trọng để 
thúc đẩy xã hội phát triển. Việc BDHSG-HSNK cần phải được tiến hành ngay 
từ bậc học đầu tiên, bậc tiểu học. 
Đã từ lâu việc phát hiện và bồi dưỡng HSG - HSNK là nhiệm vụ trọng 
tâm của một nhà trường Tiểu học. Trong vài năm gần đây ở trường TH Ngư 
Thuỷ Bắc đã có được những thành tích đáng kể trong công tác bồi dưỡng 
HSG-HSNK. Song nhà trường cũng gặp những khó khăn nhất định, kết quả 
thực sự chưa đáp ứng với mục tiêu đề ra. Đây cũng là một lĩnh vực cần được 
nghiên cứu một cách nghiêm túc và đề xuất các biện pháp hữu hiệu, khả thi để 
đạt kết quả cao hơn ở địa bàn vùng khó khăn. 
Xuất phát từ những vấn đề trên, bản thân tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: 
“Biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi–học sinh năng khiếu ở 
trường TH Ngư Thuỷ Bắc”. 
 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 
- Nghiên cứu lí luận của việc bồi dưỡng HSG - HSNK. 
- Tìm hiểu thực trạng việc bồi dưỡng HSG - HSNK trong những năm 
qua ở trường TH Ngư Thuỷ Bắc. 
- Hệ thống hoá và đề xuất các biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng HSG-
HSNK nhằm nâng cao chất lượng học sinh mũi nhọn của nhà trường. 
 3. Đối tượng nghiên cứu: 
Biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi-học sinh năng khiếu 
ở trường TH Ngư Thuỷ Bắc. 
 4. Phạm vi nghiên cứu: 
Do điều kiện thời gian và khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ nghiên cứu việc 
chỉ đạo BDHSG - HSNK ở Trương TH Ngư Thuỷ Bắc từ năm học 2004-2005 
cho đến nay. 
 5. Phương pháp nghiên cứu: 
*Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: 
- Nghiên cứu các tài liệu, nghị quyết của Đảng. 
- Nghiên cứu các chỉ thị của ngành, các tạp chí, các tài liệu có liên quan 
đến việc chỉ đạo BDHSG - HSNK. 
*Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
- Phương pháp quan sát 
- Phương pháp điều tra 
- Phương pháp Chuyên gia 
- Phương pháp toạ đàm trao đổi. 
Phần nội dung 
i. cơ sở lí luận và các vấn đề liên quan đến đề tài. 
Hội nghị lần thứ hai BCH TW Đảng khóa VIII đã có nghị quyết 02 -
NQ/HNTW ngày 24/12/1996 về định hướng chiến lược phát triển GD&ĐT 
trong thời kì CNH, HĐH đã khẳng định “Không tổ chức lớp chọn ở các cấp 
học, không tổ chức trường chuyên ở TH và THCS”. 
Tuy nhiên trong thực tiễn chúng ta không nên hiểu đồng nhất hai khái 
niệm: “mở trường chuyên, lớp chọn” với việc “phát triển và bồi dưỡng HSG -
HSNK”. Việc phát hiện và bồi dưỡng HSG -HSNK là một nhiệm vụ trọng tâm 
của mỗi nhà trường nói chung, trường Tiểu học nói riêng. 
* Mục đích của việc BDHSG – HSNK: 
Việc tổ chức BDHSG - HSNK và thi chọn nhằm động viên khuyến khích 
những học sinh giỏi mà các giáo viên dạy giỏi góp phần thúc đẩy việc cải tiến 
chất lượng dạy và học, chất lượng của việc quản lí chỉ đạo của các nhà trường 
đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học 
cao hơn nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước 
* Tầm quan trọng của việc chỉ đạo BDHSG – HSNK: 
Việc phát hiện và BDHSG - HSNK là nhiệm vụ của từng nhà trường mà 
cụ thể là từng nhà quản lí, từng giáo viên giảng dạy. Năng khiếu của học sinh 
nếu được phát hiện và bồi dưỡng sớm sẽ định hướng phát triển và dần định 
hình trở thành những học sinh giỏi. Ngược lại, mầm móng năng khiếu của các 
em bị thui chột và ít có khã năng trở thành học sinh giỏi. Tiến sĩ Đào Duy 
Huân đã viết: “chất xám là một tài nguyên quan trong bậc nhất của đất nước 
nhưng thứ tài nguyên quan trọng này chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian 
nhất định của một đời người. Không sử dụng nó, không phát huy nó rồi tự nó 
cũng biến mất” 
* Một số khái niệm: 
- Năng lực: 
Năng lực là những đặc điểm tâm lí cá biệt ở mỗi con người, tạo quy định 
tốc độ, chiều sâu, cường độ của việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng , kĩ xảo để đáp 
ứng yêu cầu hoàn thành xuất sắc một hoạt động nhất định. Năng lực chỉ tồn tại 
trong quá trình phát triển vận động của hoạt động cụ thể. 
- Tài năng. 
Tài năng là trình độ cao của năng lực, đạt được trình độ tột đỉnh gọi là 
thiên tài. 
- Năng khiếu 
Năng khiếu là mầm móng của tài năng, là tín hiệu của tài năng trong 
tương lai. Nó chưa là bậc nào của năng lực nhưng nếu được phát hiện bồi 
dưỡng kịp thời, có phương pháp và hệ thống thì sẽ phát triển tới đỉnh cao của 
năng lực. Ngược lại mầm móng ấy không được phát hiện và bồi dưỡng thì sẽ 
bị thui chột. 
* Quan niệm về học sinh giỏi của tiểu học. 
Có nhiều cách hiểu và quan niệm học sinh giỏi nói chung và học sinh 
giỏi tiểu học nói riêng. Theo Vụ tiểu học Bộ GD &ĐT thì quan niệm về học 
sinh giỏi tiểu học là: 
- Học sinh giỏi về một môn nào đó là sự đánh giá ghi nhận kết quả học 
tập mà các em đạt ở mức độ cao với mục tiêu của môn học ở trường lớp và ở 
cả bậc học ở tiểu học. Kết quả mỗi môn học của học sinh được thể hiện qua 
kiến thức và kĩ năng mà các em có được, đồng thời còn thể hiện ở trình độ tư 
duy, thể hiện ở thái độ và cách ứng xữ, qua cách vận dụng kiến thức và kĩ 
năng vào cuộc sống hàng ngày. 
- Nhà nước ta yêu cầu các trường tiểu học dạy đủ các môn, tạo điều kiện 
để các em học tập đạt kết quả cao trong tất cả các môn theo quy định trong 
mục tiêu và kế hoạch giáo dục. 
- Học sinh giỏi phải đạt trình độ tiểu học (đạt chuẩn): 
+ Đối chiếu theo quy định, học sinh đạt trình độ tiểu học (đạt chuẩn) là 
những học sinh từ trung bình trở lên trong đó có những em vượt yêu cầu (trên 
chuẩn) được phân định hai mức độ: khá và giỏi. Những em trong độ tuổi chưa 
được đi học và học sinh học tập chưa đạt chuẩn quy định thì gia đình, nhà 
trường, xã hội phải có biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện để các em đi học và 
học đạt kết quả, đạt trình độ tiểu học. 
+ Học sinh giỏi tiểu học theo Quyết định 30: Đó chính là những HS đạt 
100% các môn đánh giá định lượng đạt điểm giỏi (từ 9 điểm trở lên), các môn 
định tính đạt loại hoàn thành, thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của người học sinh. 
ii. cơ sở thực tiễn và thực trạng việc chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi-học 
sinh năng khiếu ở trường tiểu học ngư thủy bắc. 
1. Đặc điểm tình hình và đội ngũ nhà trường 
Trường tiểu học Ngư Thủy Bắc là trường thuộc 10 xã vùng khó khăn của 
huyện Lệ Thủy nên giáo viên giảng dạy ở đây đa số là giáo viên trẻ, mới ra 
trường được điều động đi nghĩa vụ vùng xa. Năm học 2007 -2008 nhà trường 
có 25 giáo viên và nhân viên. Trong đó Đại học:15 Cao đẵng: 6 Trung cấp: 4. 
Điểm nổi bật về đội ngũ nhà trường có sự thống nhất cao, một tập thể 
đoàn kết nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công việc đặc biệt là công tác bồi 
dưỡng HSG-HSNK. Do vậy trong những năm qua chất lượng giáo dục học 
sinh luôn duy trì tốt theo chuẩn vùng và có nhiều thành tích trong công tác bồi 
dưỡng HSG-HSNK tham gia ở cấp cụm, huyện và tỉnh. 
Trường tiểu học Ngư thủy Bắc trong năm học 2007-2008 có 17 lớp với 
số học sinh là 340 được học dàn trãi ở 4 khu vực cho nên nhà trường gặp 
những thuận lợi và khó khăn nhất định trong việc tuyển chọn và bồi dưỡng 
HSG - HSNK. 
2. Những việc đã làm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi-
học sinh năng khiếu trường tiểu học Ngư Thủy Bắc. 
Xác định rõ tầm quan trọng và vai trò của công tác bồi dưỡng HSG -
HSNK trường tiểu học Ngư Thủy Bắc những năm qua đã có những bước đi 
phù hợp và tạo ra kết quả ban đầu khả thi. Nhà trường nâng cao chất lượng 
giáo dục đại trà làm nền tảng vững chắc trên cơ sở đó mà nâng cao chất lượng 
mũi nhọn. Đội ngũ học sinh giỏi, học sinh năng khiếu ngày càng nhiều về số 
lượng và về chất lượng. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình năng động và đều xác 
định việc bồi dưỡng học sinh giỏi rất quan trọng, nó khẳng định uy tín của nhà 
trường đối với cộng đồng xã hội. 
Những giáo viên được lựa chọn giảng dạy đội tuyển là những giáo viên 
có uy tín, trình độ nghiệp vụ vững vàng. trước khi giảng dạy mỗi giáo viên 
phải lên kế hoạch giảng dạy và tiến hành hội thảo về nội dung phương pháp 
giảng dạy. Nội dung hội thảo làm rõ số lượng tiết dạy, phương pháp đặc trưng 
từng mảng kiến thức. Những giáo viên còn gặp khó khăn, đội ngũ quản lí từng 
bước giúp đỡ họ hướng dẫn họ làm quen đến thành thạo việc. Chính từ đó mà 
mọi giáo viên rất phấn khởi và quyết tâm cao, không e dè, tự ti. Mọi giáo viên 
đều thấy rõ nhiệm vụ của mình và nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao. 
Trong qúa trình giảng dạy, hàng tháng đều có rút kinh nghiệm. Ban Giám 
hiệu nhà trường cùng tổ trưởng chuyên môn, công đoàn, thường xuyên giám 
sát việc giảng dạy ở các lớp, nhắc nhỡ giáo viên quan tâm hơn tới học sinh yếu 
kém và học sinh giỏi. Sự quan tâm đó thể hiện rõ trong từng bài soạn của giáo 
viên. Nhà trường thường xuyên theo dõi chất lượng của học sinh thông qua 
kiểm tra định kì và kiểm tra thường xuyên, riêng đội tuyển HSG một tháng 
một lần. Qua đó BGH thường xuyên nắm bắt kịp thời và điều chỉnh nếu thấy 
cần thiết đối với giáo viên và học sinh. 
3. Một số vấn đề đặt ra trong bồi dưỡng HSG–HSNK 
- Phần đông là giáo viên mới ra trường nên có ít kinh nghiệm giảng dạy 
thực tế, trình độ đào tạo nhiều loại hình. Giáo viên hợp đồng nhiều, thường 
biến đổi thuyên chuyển qua hàng năm. Do đó công tác bồi dưỡng HSG - 
HSNK của một số giáo viên chưa đáp ứng phần nào so với yêu cầu, đặc biệt là 
việc lựa chọn giáo viên dạy bồi dưỡng. 
- Học sinh vẫn chưa tích cực tham gia các đội tuyển để bồi dưỡng. Việc 
bồi dưỡng học sinh để dự thi các cấp quá nặng nề vì tính chất thời vụ mà gây 
ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của học sinh. 
- Quá trình bồi dưỡng HSG - HSNK chưa thực sự đặt trên cơ sở vững 
chắc là nâng cao chất lượng dạy và học, đẩy mạnh và phát triển sâu rộng công 
tác ngoại khóa một cách toàn diện. 
- Việc thống nhất nội dung, phương pháp, giới hạn bồi dưỡng HSG - 
HSNK còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn về tài liệu và các văn bản hướng 
dẫn. 
- Việc huy động các nguồn lực cho công tác bồi dưỡng HSG - HSNK còn 
chưa đạt yêu cầu mong muốn. 
- Việc thi đua khen thưởng chưa đủ mạnh để khuyến khích cho học 
sinhvà giáo viên quyết tâm cao trong công việc. 
- Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị dạy học phục vụ cho công tác bồi 
dưỡng HSG - HSNK. 
iii. biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi-học sinh năng 
khiếu của trường tiểu học Ngư Thuỷ Bắc. 
Từ cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng của công tác bồi dưỡng 
HSG-HSNK ở trường tiểu học Ngư Thủy Bắc, tôi xin đưa ra những biện pháp 
chỉ đạo như sau: 
1. Biện pháp thứ nhất: Quán triệt và nhận thức tầm quan trọng của 
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi-học sinh năng khiếu. 
 Chúng ta đã và đang kế thừa truyền thống dân tộc Việt Nam, coi những 
người tài giỏi là cái “gốc” để làm nên sự nghiệp và con người là mục tiêu và động 
lực phát triển kinh tế - xã hội . Trong công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp 
hoá, hiện đại hoá đất nước của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay thì 
việc bồi dưỡng và sử dụng nhân tài càng quan trọng hơn. 
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi-học sinh năng khiếu ở trường Tiểu học là cần 
thiết và quan trọng. ở bậc học này có đầy đủ điều kiện thuận lợi cho việc phát 
hiện và bồi dưỡng ban đầu về học sinh giỏi vì nhà trường tiểu học có mục tiêu 
giáo dục toàn diện. Thực hiện nhiệm vụ này là góp phần nuôi dưỡng và phát triển 
nhân tài để tạo ra nguồn lực con người quý báu có chất xám cao, trí tuệ cao phục 
vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. 
 Chính từ tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi-học sinh 
năng khiếu mà BGH và mỗi giáo viên giảng dạy phải hiểu được và phân biệt 
các khái niệm như: Năng lực, tài năng... BGH cần phải xây dựng cho được 
những biện pháp thích hợp để đưa công tác này đạt kết quả cao. Muốn như 
vậy thì BGH phải nắm vững các chế độ chính sách, các văn bản hướng dẫn 
về việc bồi dưỡng nhân tài của Đảng và Nhà nước ta. 
 Nhà trường cần tuyên truyền trong cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội để 
tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, thuận lợi, thống nhất về mục tiêu giáo 
dục.. BGH cần phải đưa hoạt động chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi-học 
sinh năng khiếu vào Nghị quyết của Nhà trường. Tăng cường làm ảnh hưởng sâu 
rộng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tới Đảng, Chính quyền và các tổ chức 
đoàn thể, tổ chức kinh tế và cộng đồng xã hội. Tranh thủ sự ủng hộ của mọi tầng 
lớp nhân dân và sử dụng các nguồn vốn ủng hộ có hiệu quả. 
 BGH phải biết tạo ra uy tín, dư luận tốt về công tác bồi dưỡng học sinh 
giỏi-học sinh năng khiếu của trường mình với xã hội bằng chính kết quả học sinh 
giỏi các cấp quan mỗi năm. Từ đó xây dựng một truyền thống tốt đẹp của nhà 
trường. 
2. Biện pháp thứ hai: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác bồi dưỡng 
học sinh giỏi-học sinh năng khiếu cụ thể ngay từ đầu năm học. 
 Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi-học sinh năng khiếu ở nhà 
trường là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết vì vậy BGH cần phải xây dựng kế 
hoạch chung và kế hoạch cụ thể về công tác này ngay đầu mỗi năm học. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbien_phap_chi_dao_cong_tac_bd_hsg_le_duc_huan_th_ngu_thuy_bac_4771.pdf