Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng các phương pháp mới trong dạy học Vật lí 9

Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng các phương pháp mới trong dạy học Vật lí 9

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

 - Yêu cầu HS quan sát hình 31.1 SGK và quan sát đinamô tháo vỏ đặt trên bàn GV, để chỉ ra các bộ phận chính của đinamô xe đạp. Và cho biết dự đoán xem hoạt động của bộ phận chính nào trong đinamô gây ra dòng điện?

- Liệu có phải nhờ nam châm mà tạo ra dòng điện không?

 

doc 25 trang Người đăng vansu03h Lượt xem 1359Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng các phương pháp mới trong dạy học Vật lí 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồ dùng thí nghiệm cơ bản đầy đủ, sách giáo khoa biên soạn phù hợp với cách dạy mới, cùng với phương pháp dạy học hợp lí là điều kiện cơ bản để đạt được mục tiêu cuả việc dạy học Vật lí 9.
 Trước tình hình đó, tôi đưa ra bốn phương pháp dạy học mới áp dụng trong dạy học Vật lí 9 nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên. Trong từng phương pháp có trình bày nội dung, cách thực hiện và ví dụ minh họa cho phương pháp đó.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
	a. Mục tiêu của giải pháp.
	Khi áp dụng các phương pháp mới trong dạy học Vật lý 9, giúp giờ giảng của mỗi giáo viên trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa. Người học là trung tâm nhưng vai trò, uy tín của người thầy được đề cao hơn. Bên cạnh đó, khả năng chuyên môn của người thầy sẽ tăng lên nhờ áp lực của phương pháp, bởi nội dung kiến thức của từng giờ giảng phải được cập nhật liên tục để đáp ứng các câu hỏi của người học trong thời đại thông tin rộng mở.
	Dạy học là quá trình trao đổi kiến thức giữa thầy và trò. Người thầy phải luôn đổi mới bài giảng cũng như phong cách đứng lớp. Như vậy, người dạy sẽ học được từ học trò của mình rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Mối quan hệ thầy trò sẽ trở nên gần gũi, tốt đẹp qua việc giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung bài học và cuộc sống của người học.
	Giáo viên áp dụng các phương pháp mới trong dạy học giúp người học thấy họ được học chứ không bị học. Người học được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình đồng thời với việc bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm không chỉ từ người thầy mà còn từ chính các bạn trong lớp. Họ hạnh phúc khi  được học, được sáng tạo, được thể hiện, được làm. Nhờ học theo hướng tích cực mà họ ghi nhớ sâu kiến thức và tăng khả năng áp dụng vào thực tế lên gấp 3-4 lần so với cách học thụ động một chiều.
	Dạy học bằng phương pháp mới chính là tìm mọi cách giúp người học được chủ động trong việc học, cho họ được làm việc, được khám phá tiềm năng của chính mình. Người dạy cần giúp người học có được sự tự tin, có trách nhiệm với bản thân để từ đó chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng.
	b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
	Trước đây với cách dạy đọc - chép, giáo viên là người rót kiến thức vào đầu học sinh và người dạy giữ vai trò trung tâm. Nhưng kiến thức từ thầy có thể trở thành kiến thức của trò không? Chắc chắn là không nhiều. Theo nhiều nghiên cứu khoa học về giáo dục thì cách dạy đọc - chép chỉ giúp người học tiếp thu được 10-20% kiến thức.
	Khi áp dụng phương pháp giáo dục chủ động, người học giữ vai trò trung tâm, người thầy chỉ đóng vai trò hướng dẫn, giúp đỡ. Người học chủ động tìm kiếm tri thức và có thể thu nhận kiến thức không chỉ từ thầy mà còn từ rất nhiều nguồn khác nhau.
	Như vậy, vai trò của người thầy có giảm đi không? Xin khẳng định ngay là không. Ngược lại, vai trò người thầy càng trở nên quan trọng. Giữa biển thông tin mênh mông, điều gì cần gạn lọc, cách sử dụng ra sao và ứng dụng chúng vào cuộc sống như thế nào Tất cả những điều ấy đều cần đến sự chỉ dẫn của người thầy. Sự thay đổi này đòi hỏi chúng ta phải dạy và học như thế nào? Với người học, các bạn cần hiểu rõ mình là ai và mình muốn là người như thế nào, điều gì mình cần học và mình muốn học cái gì. Với người dạy, mỗi người thầy càng phải phấn đấu, tu dưỡng nhiều hơn, tự học, tự sáng tạo nhiều hơn để xứng đáng trong vai trò mới.
Để cho các tiết dạy có hiệu quả tôi mạnh dạn trình bày một số phương pháp tích hợp như sau:
Phương pháp 1: Thu thập tài liệu sinh động và có sức thuyết phục.
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm bất cứ tư liệu nào trên mạng internet cũng trở nên dễ dàng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
Sau khi xây dựng được nội dung bài giảng giáo viên tìm và lựa chọn những phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu để bài giảng trở nên sinh động hơn.
Phương pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin để giảng dạy.
	Việc ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học sẽ phát huy cao tính trực quan của bài dạy. Đòi hỏi không chỉ cung cấp kiến thức, kĩ năng mà quan trọng là hình thành ở học sinh thái độ trước các vấn đề của bài học, điều này sẽ đạt được hiệu quả cao khi các em được tự nghiên cứu, hoạt động tương tác lẫn nhau để tìm ra kiến thức mới. 
 	c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
	Góp phần phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, tự giác của học sinh trong học tập và tham gia các hoạt động thực tiễn.
	Hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
	Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động thực tiễn với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn, phù hợp, tạo niềm vui và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh.
	Giúp học sinh phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân.
	d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
 d1: Phương pháp dạy và học hoạt động nhóm trong dạy học Vật lí 9.
 + Theo phương pháp này, lớp học được chia thành nhiều nhóm nhỏ. Tùy mục đích yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định , được duy trì ổn định hoặc thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng nhiệm vụ hoặc nhiệm vụ khác nhau.
+ Nhóm tự bầu ra nhóm trưởng. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc, như: người lắp ráp thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, thư kí ghi kết quả, báo cáo kết quả
 	+ Trong nhóm, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không được ỷ laị một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vắn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc chung của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ của nhóm khá phức tạp.
* Cấu tạo của một buổi học vật lí theo nhóm có thể như sau:
	+ Làm việc chung cả lớp: Giáo viên đặt vấn đề bằng cách nêu hiện tượng hoặc làm thí nghiệm, xác định nhiệm vụ; Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ, đồ dùng thí nhgiệm (nếu có); Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
	+ Làm việc theo nhóm: Phân công trong nhóm; Thành viên trong nhóm trao đổi hoặc cùng làm thí nghiệm, thảo luận trong nhóm; Cử đại diện trình bày kết quả.
	+ Tổng kết trước lớp: Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả; Thảo luận chung cả lớp; Giáo viên tổng kết, nhận xét buổi làm vệc. 
Ví dụ về phương pháp theo nhóm trong bài: 
BÀI 15
THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA CÁC DỤNG CỤ ĐIỆN
Hoạt động 1:
Tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Gọi 1 HS nêu mục tiêu cụ thể của bài thực hành này là gì ?
- Gọi một số HS trình bày các câu hỏi trong phần 1 báo cáo thực hành.
- Chia nhóm, phân công nhóm trưởng các nhóm. Yêu cầu nhóm trưởng các nhóm phân công nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm mình.
- Yêu cầu các nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo việc chuẩn bị của nhóm.
- Yêu cầu một trong các nhóm cho biết các bước cần làm để xác định công suất của một bóng đèn.
- 1 HS nêu mục tiêu cụ thể của bài thực hành
- HS hoạt động cá nhân trình bày các câu hỏi trong báo cáo. Các HS khác lắng nghe, nhận 
xét, bổ xung nếu cần.
- Nhóm trưởng các nhóm phân công nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm mình.
- Nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị báo cáo của các thành viên trong nhóm.
- Một trong các nhóm cho biết các bước cần làm để xác định công suất của một bóng đèn.
Hoạt động 2:
Thực hành xác định công suất của bóng đèn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm cách tiến hành TN xác định công suất của bóng đèn.
- Yêu cầu HS các nhóm tiến hành đo công suất của bóng đèn theo các bước.
- Kiểm tra, hướng dẫn các nhóm HS mắc đúng ampe kế và vôn kế cũng như điều chỉnh biến trở để có được hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn đúng như yêu cầu ghi trong bảng 1 SGK.
- Lưu ý HS cách đọc kết quả đo, đọc trung thực ở các lần đo khác nhau.
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 thảo luận thống nhất phần a; b
- Đại diện HS trình bày các bước xác định công suất của bóng đèn với các hiệu điện thế khác nhau, vẽ sơ đồ mạch điện lên bảng.
- HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm đo công suất của bóng đèn theo các bước:
+ Mắc mạch điện theo sơ đồ hình 15.1 SGK sao cho biến trở có giá trị lớn nhất.
+ Đóng công tắc. Điều chỉnh biến trở để vôn kế có số chỉ U1 = 1V. Đọc số chỉ của ampe kế 1, ghi kết quả vào bảng.
+ Làm tương tự với U2 và U3.
+ Tính và ghi bảng giá trị tương ứng của công suất.
+ Rút ra nhận xét về sự thay đổi của công suất bóng đèn khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm.
- HS lưu ý cách đọc kết quả đo, đọc trung thực ở các lần đo khác nhau.
- HS hoàn thành bảng 1 thảo luận thống nhất phần a; b.
 d2: Phương pháp dạy và học đặt và giải quyết vấn đề trong môn Vật lý 9.
 	Dạy và học đặt và giải quyết vấn đề được hiểu là giáo viên hoặc học sinh tạo tình huống có vấn đề để thu hút học sinh vào quá trình nhận thức tích cực. Cơ sở thực tiễn của phương pháp này là: Trong xã hội phát triển theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết vấn đề hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo cho sự thành đạt trong cuộc sống. Vì vậy tập dượt cho học sinh phát hiện, đặt và giải quyết vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống cá nhân, gia đình và cộng đồng là mục tiêu cơ bản trong dạy học Vật lí 9.
 * Cấu trúc một bài học (một phần bài học) theo dạy – học giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lí 9 thường như sau:
	+ Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức: Tạo tình huống có vấn đề (Giáo viên hoặc học sinh nêu hiên tượng hay làm thí nghiệm); Học sinh nhận dạng, phát hiện vấn đề nảy sinh; Học sinh phát biểu vấn đề cần giải quyết.
	+ Giải quyết vấn đề đặt ra: Đề xuất cách giải quyết (Học sinh hoặc giáo viên); Lập kế hoạch giải quyết; Thực hiện kế hoạch giải quyết.
	+ Kết luận: Học sinh thảo luận kết quả và đánh giá; Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra; Phát biểu kết luận; Đề xuất vấn đề mới (nếu có)
 Trong dạy và học đặt và giải quyết vấn đề có 4 mức độ, nhưng theo tôi nên thực hiện theo mức sau: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các dự đoán hoặc giả thuyết và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện cách giải quyết và cùng giáo viên đánh giá.
Ví dụ về phương pháp dạy và học đặt và giải quyết vấn đề trong bài:
BÀI 31: HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
Hoạt động 1:
Phát hiện ra cách khác để tạo ra dòng điện ngoài cách dùng pin hay ăcquy 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
* Đặt vấn đề 
- Ta đã biết muốn chế tạo ra dòng điện phải dùng nguồn điện là pin hoặc ăcquy. Em có biết trường hợp nào không dùng pin hoặc ắc quy mà vẫn tạo ra dòng điện được không?
- Trong bình xe đạp (gọi là đinamô xe đạp) có những bộ phận nào, chúng hoạt động như thế nào để tạo ra dòng điện? 
- HS nêu dự đoán của riêng mình:
+ Có thể dùng bình điện xe đạp.
+ Máy phát điện.
- HS bánh xe chuyển động làm núm các bình điện quay nên nam châm quay trước cuộn dây , trong cuộn dây có dòng điện làm đèn sáng.
Hoạt động 2:
Tìm hiểu cấu tạo của đinamô xe đạp và dự đoán xem hoạt động
của bộ phận nào trong đinamô xe đạp là nguyên nhân chính gây ra dòng điện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 - Yêu cầu HS quan sát hình 31.1 SGK và quan sát đinamô tháo vỏ đặt trên bàn GV, để chỉ ra các bộ phận chính của đinamô xe đạp. Và cho biết dự đoán xem hoạt động của bộ phận chính nào trong đinamô gây ra dòng điện?
- Liệu có phải nhờ nam châm mà tạo ra dòng điện không?
I. Cấu tạo và hoạt động của đinamô.
- HS hoạt động cá nhân quan sát và trả lời câu hỏi của GV:
+ Cuộn dây có mắc bóng đèn (để phát hiện ra dòng điện)
+ Nam châm vĩnh cửu.
- HS nêu dự đoán của mình: Có thể hoạt động của nam châm ở đinamô gây ra dòng điện.
Hoạt động 3:
Tìm hiểu cách dùng nam châm vĩnh cửu để tạo ra dịng điện.
Xác định trong trường hợp nào thì nam châm vĩnh cửu có thể tạo ra dòng điện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Phát dụng cụ tới các nhóm HS, yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm 1 (H 31.2SGK).
- Hướng dẫn HS làm từng động tác dứt khoát và nhanh.
+ Đưa nam châm vào trong lòng cuộn dây.
+ Để nam châm đứng yên một lúc trong lòng 
cuộn dây.
+ Kéo nam châm ra khỏi cuộn dây.
- Yêu cầu HS nhận xét trong trường hợp nào nam châm vĩnh cửu có thể tạo ra dòng điện.
- Yêu cầu HS thảo luận rút ra nhận xét
II. Dùng nam châm để taọ ra dòng điện.
1. Dùng nam châm vĩnh cửu.
- HS hoạt động theo nhóm tiến hành TN 1 quan sát các đèn LED để trả lời câu C1 và C2.
C1
Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện khi:
+ Di chuyển nam châm lại gần cuộn dây.
+ Di chuyển nam châm ra xa cuộn dây.
C2 
* Dự đoán : Trong cuộn dây dẫn kín có xuất hiện dòng điện. 
- Kiểm tra dự đoán trên thấy đúng.
- HS thảo luận nhóm cử đại diện nêu nhận xét.
* Nhận xét
Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi đưa một cực của nam châm lại gần hay ra xa một đầu của cuộn dây đó hoăc ngược lại.
Hoạt động 4:
Tìm hiểu cách dùng nam châm điện để tạo ra dòng điện.
Xác định trong TH nào thì nam châm điện có thể tạo ra dòng điện.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Phát nam châm điện đến các nhóm HS. Hướng dẫn các nhóm lắp ráp TN 2. Cách đặt nam châm điện ( lõi sắt của nam châm điện phải đưa sâu vào lòng cuộn dây).
- Yêu cầu các nhóm làm TN 2.
- Khi đóng , ngắt mạch điện thì từ trường của nam châm điện thay đổi như thế nào?
- Yêu cầu HS thảo luận chung ở lớp nhận xét về những trường hợp xuất hiện dòng điện.
- Lưu ý HS dòng điện của nam châm điện không thể chạy sang cuộn dây dẫn.
II. Dùng nam châm để taọ ra dòng điện.
2. Dùng nam châm điện.
- HS làm TN 2 (H 31.3 SGK) theo nhóm trả lời câu 
C3
Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây có mắc đèn LED khi:
+ Trong khi đóng mạch điện của NC điện.
+ Trong khi ngắt mạch điện của nam châm điện.
- HS thảo luận nhóm trả lời : 
Nhận xét
+ Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong 
thời gian đóng, ngắt mạch của nam châm điện 
nghĩa là trong thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên.
Hoạt động 4:
Tìm hiểu thuật ngữ mới : “Dòng điện cảm ứng, hiện tượng cảm ứng điện từ”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Yêu cầu từng HS đọc SGK để nhân biết hai thuật ngữ mới.
- Qua những TN trên khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng.
III. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
- HS hoạt động cá nhân nêu nhận xét 1 và nhận xét 2 trong SGK. 
Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
Hoạt động 5: Vận dụng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Yêu cầu HS đọc câu C4 gọi 1 hoặc 2 HS đưa ra dự đoán.
- Làm TN hình 31.4 SGK để kiểm tra dự đoán.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi nêu ra ở phần 1
IV. Vận dụng
- HS Hoạt động cá nhân trả lời câu C4, C5.
C4: Dự đoán : Trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng xuất hiện.
- HS Quan sát GV biểu diễn TN kiểm tra , nhận thấy dự đoán trên là đúng.
C5: Đúng là nhờ NC ta có thể tạo ra dòng điện.
d3: Phương pháp xử lí thông tin theo mô hình quy nạp trong môn Vật lý 9.
 Phương pháp xử lí thông tin theo mô hình quy nạp thường được sử dụng để khám phá ra các khái niệm Vật lí mới, các quy tắc Vật lí mới, các định luật Vật lí mới. Phương pháp này thường có các bước sau:
 + Giáo viên làm thí nghiệm hoặc cho học sinh tự làm thí nghiệm theo nhóm.
 + Học sinh quan sát cẩn thận thí nghiệm rồi từ đó rút ra nhận xét.
 + Các học sinh phân tích, đánh giá nhận xét đó.
 + Giáo viên tiếp tục làm thí nghiệm Vật lí thứ hai hoặc cho học sinh tiếp tục làm thí nghiệm Vật lí thứ hai theo nhóm.
 + Học sinh quan sát cẩn thận thí nghiệm thứ hai từ đó thừa nhận hay bác bỏ nhận xét ban đầu, tiến tới phát hiện ra kiến thức mới.
Ví dụ khi dạy bài: BÀI 53 THỰC HÀNH:
ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ
Hoạt động 1:
Trình bày việc chuẩn bị báo cáo thực hành
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Yêu cầu kiểm tra phần chuẩn bị lí thuyết cho bài thực hành của HS. Mỗi câu yêu cầu từ một đến hai em trình bày.
- Kiểm tra việc chuẩn bị báo cáo thực hành của HS.
- Hoạt động cá nhân kiểm tra lại việc chuẩn bị báo cáo của mình và một vài bạn trình bày câu trả lời.
Hoạt động 2: 
Tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm và biểu điểm của bài thực hành.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Với phương pháp đo tiêu cự của thấu kính như trên cần có những dụng cụ thí nghiệm gì?
- Đưa ra biểu điểm của bài thực hành là cơ sở của các nhóm tự đánh giá kết quả của nhóm mình trong quá trình thực hành.
Chính xác khoa học (3 đ)
Có sự hợp tác cao trong nhóm (3đ)
Thao tác thành thạo , không lúng túng (2đ)
Kết quả tương đối chính xác (2đ)
- Hoạt động nhóm để nêu dụng cụ thí nghiệm trong bài thực hành.
- Lắng nghe GV thông báo biểu điểm cho bài thực hành.
Hoạt động 3: 
Thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm theo các bước ở SGK. Lưu ý các nhóm : lúc đầu đặt thấu kính ở giữa giá quang học , đặt màn cách đều thấu kính, sau đó dichi chuyển vật và mà những khoảng bằng nhau đảm bảo (d =d`)
- Lưu ý HS khi ảnh hiện rõ nét cao bằng vật , kiểm tra bằng cách đo h và h` để so sánh xem h = h` không?
NỘI DUNG THỰC HÀNH:
a) Lắp ráp thí nghiệm:
- Các nhóm nhận dụng cụ sau đó lắp ráp và tiến hành thí nghiệm.
b) Tiến hành thí nghiệm 
+ Đo chiều cao của vật.
+ Điều chỉnh vật và màn, cách thấu kính những khoảng bằng nhau, cho ảnh cao bằng vật.
+ Đo các khoảng cách (d, d`) tương ứng khi h = h`.
+ Công thức f = d + d`/4.
Hoạt động 4: 
Hoàn thành báo cáo thực hành. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Nhận xét về ý thức tinh thần thái độ của các nhóm, khen các nhóm làm tốt, phê bình các nhóm chưa tốt.
- Cho các nhóm tự chấm chéo đánh giá lẫn nhau dựa vào biểu điểm của GV.
- Thu báo cáo thực hành để chấm điểm.
- Qua kết quả thực hành của nhóm hoàn thành báo cáo thực hành cá nhân. 
d4. Phương pháp xử lí thông tin theo mô hình diễn dịch
 Theo phương pháp này thì trên cơ sở các kiến thức và thông tin đã biết của học sinh mà giáo điều khiển, dẫn dắt học sinh suy luận ra các quy tắc mới, các mối liên hệ mới.
 Phương pháp này nên áp dụng cho các bài dạy mà kiến thức mang tính suy luận định lượng.
Ví dụ khi dạy bài: BÀI 5
ĐOẠN MẠCH SONG SONG
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Trong đoạn mạch mắc nối tiếp chúng ta đã biết Rtđ bằng tổng các điện trở thành phần. Với đoạn mạch song song Rtđ của đoạn mạch có bằng tổng các điện trở thành phần hay không ? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay:
(( ĐOẠN MẠCH SONG SONG ))
Hoạt động 2:
Ôn lại kiến thức có liên quan đến bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 7 trả lời các câu hỏi:
+ Trong đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp, cường độ dòng điện chạy qua mỗi đèn có quan hệ như thế nào với cường độ dòng điện mạch chính ?
+ Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch liên hệ như thế nào với hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn ?
- Ghi tóm tắt trên bảng, yêu cầu HS ghi vở.
Đ1 // Đ2
I = I1 + I2
U = U1 = U2
ĐVĐ:
 - Các hệ thức (1) và (2) có đúng với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song không?
- Yêu cầu HS quan sát hình 5.1 SGK trả lời câu hỏi C1.
- Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời câu C1. 
THÔNG BÁO:
Các hệ thức (1) và (2) vẫn đúng với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp.
- Gọi 1 HS lên bảng viết hệ thức với 2 điện trở R1 // R2
- Yêu cầu cá nhân HS trả lời câu hỏi C2.
- Thông báo cho HS biết có hai cách để trả lời câu C2. Gợi ý 2 cách giải câu C2 cho HS.
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện C2. Mỗi HS làm 1 cách
- Kiểm tra phần trình bày của HS ở dưới lớp.
- Yêu cầu HS phát biểu hệ thức (5) thành lời .
I. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp.
1. Nhớ lại kiến thức ở lớp 7.
- HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 7 trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- HS trả lời được:
+ Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện trong mạch rẽ.
I = I1 + I2
+ Hiệu điện thế giữa 2 đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa 2 điểm nối chung. U = U1 = U2
- HS ghi tóm tắt vào vở.
Đ1 // Đ2
I = I1 + I2 (1)
U = U1 =

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN PP DAY HOC TICH CUC_12885614.doc