Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS

Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS

Tính mới của giải pháp:

Trong quá trình dạy học lịch sử, tranh ảnh đã được sử dụng nhiều nhưng nghiều giáo viên chỉ sử dụng tranh ảnh nhằm mục đích minh họa cho nội dung bài học, sử dụng còn qua loa chưa khai thác hết được nội dung của tranh ảnh phục vụ vào bài học. Qua thực tế quá trình dạy học, tôi thấy rằng việc sử dụng tranh ảnh vào trong dạy học lịch nhằm mục đích tạo hứng thú cho học sinh trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết, để tạo hứng thú cho học sinh, kích thích học sinh học môn. Tôi đã sử dụng hình ảnh trong việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử, trình bày diễn biến các cuộc kháng chiến và củng cố kiến thức lịch sử. Như vậy, tranh ảnh đã khai thác tối đa trong quá trình dạy học lịch sử, giúp học sinh hứng thú học tập, nhớ kiến thức lịch sử lâu.

 

doc 31 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 3968Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một vài kinh nghiệm sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử khối 6, 7 cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất lượng cuối môn lịch sử chưa cao theo số liệu thống kê chất lượng cuối năm của khối 6, 7 năm học 2015 – 2016:
Khối
Tổng số học sinh
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
KÉM
SL
TL
(%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
6
94
11
11,7
16
17
58
61,7
5
5,3
4
4,3
7
90
9
10
15
16,7
56
62,2
6
6,7
4
4,4
Qua bảng số liệu trên, ta thấy: tỉ lệ học sinh khá giỏi còn thấp khoảng 26,7% đến 28,7%, trong khi đó tỉ lệ học sinh yếu kém còn cao 9,6% đến 11,1%.
Từ những thực trạng trên, là một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử - bản thân tôi luôn cố gắng tìm ra những phương pháp để khắc phục tình hình nhàm chán, nâng cao chất lượng trong các tiết dạy lịch sử ở lớp, làm cho tiết học vui vẻ, gây thích thú cho học sinh và góp phần tạo ra tiết học đạt hiệu quả cao trong vấn đề giáo dục học sinh.
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 
Sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông bao gồm nhiều loại: hiện vật lịch sử, tranh ảnh lịch sử, các phương tiện trực quan quy ước như bản đồ, sơ đồ, đồ thị.... trong đó, tranh ảnh góp phần không nhỏ vào tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, phát triển tư duy, cung cấp kiến thức, nâng cao nhận thức lịch sử, nuôi dưỡng tình cảm... Vì vậy, nội dung sách giáo khoa hiện nay đã dành cho tranh ảnh một tỉ lệ đáng kể.
Tranh ảnh không chỉ sử dụng trong trình bày kiến thức mới mà cả khi ôn tập, tổng kết, kiểm tra, hoạt động ngoại khóa và thực hành. Học sinh được sự hướng dẫn của giáo viên tìm hiểu nội dung kênh hình kết hợp kiến thức nội dụng kênh chữ, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách sinh động, hứng thú, sâu sắc mà lại nhớ lâu, làm tiết học lịch sử bớt khô khan và hấp dẫn hơn.
Tranh ảnh có rất nhiều loại và mỗi loại có công dụng và cách sử dụng khác nhau. Vậy làm thế nào để sử dụng hiệu quả các kênh hình trong dạy học lịch sử. Qua quá trình dạy học lịch sử nói chung, dạy lịch sử lớp 6, 7 nói riêng và dự giờ thăm lớp các đồng nghiệp, bản thân thôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhỏ về việc sử dụng tranh ảnh như sau:
Để khai thác tốt tranh ảnh phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn lịch sử, cần đảm bảo một số kĩ năng cơ bản sau: phải biết và hiểu được kiến thức cơ bản của tranh ảnh. Xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác tranh ảnh. Thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm. Giáo viên đứng lớp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo cẩn thận, nghiên cứu kỹ trước nội dung các tranh ảnh trước khi lên lớp. Chuẩn bị lời nói ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và gây hứng thú cho học sinh. Chính yêu cầu đó sẽ giúp người giáo viên nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong các giờ lên lớp. Ngoài ra các giờ sử dụng tranh ảnh trong dạy học giáo viên chủ yếu đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh phải tự quan sát nghiên cứu để rút ra kiến thức. Giáo viên phải khắc phục khó khăn sưu tầm các tài liệu có liên quan đến tranh ảnh, trao đổi chuyên môn tổ, cụm chuyên môn để có cách sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, học sinh học sinh phải tự giác tìm hiểu tranh ảnh dưới sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên, tiếp nhận kiến thức một cách chủ động.
Để nâng cao hiệu qủa sử dụng tranh ảnh cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Một là, sử dụng đúng mục đích.
Hai là, sử dụng đúng lúc.
Ba là, sử dụng đúng mức độ, cường độ.
Bốn kết hợp sử dụng tranh ảnh sách giáo khoa với các đồ dùng được trang bị khác.
Năm là, nội dung tranh ảnh phải sinh động, hấp dẫn.
Sáu là, hướng dẫn học sinh quan sát tranh ảnh (từ tổng thể đến chi tiết), kết hợp miêu tả, phân tích, đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên để học sinh tự rút ra được ý nghĩa của tranh ảnh đó. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, cá nhân hoặc toàn lớp.
Bản thân tôi đã thực hiện một số giải pháp sử dụng tranh ảnh nhằm tạo hứng thú cho học sinh cụ thể như sau:
1. Sử dụng tranh ảnh để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử.
Tranh ảnh lịch sử là loại đồ dùng dạy học có giá trị trực quan cao trong dạy học lịch sử. Bởi vì, học sinh có thể quan sát hình ảnh cụ thể sẽ mang lại nhận thức chính xác sinh động về nhân vật lịch sử. Trên cơ sở đó, tạo cho học sinh những cảm xúc lịch sử mạnh, sâu sắc, đồng thời cũng là con đường hiệu quả để tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử. Khắc họa biểu tượng nhân vật lịch sử là “Biểu tượng về những hình ảnh nhân vật lịch sử, nó vừa mang sắc thái riêng của nhân vật vừa chứa đựng bản chất của giai cấp, tập đoàn xã hội mà nhân vật đó đại diện được phản ánh trong đầu học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất”. Hình ảnh của các nhân vật lịch sử có sức gợi cảm mạnh mẽ không chỉ gây hứng thú cho học sinh trong học lịch sử mà còn khơi gợi lòng kính trọng, tự hào đối với những nhân vật lịch sử. Mặt khác, góp phần phát triển tư duy, nhận thức, về nhân vật lịch sử.
Với loại bài dạy về nhân vật lịch sử, giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc tư liệu về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử đó. Kết hợp với đọc sách giáo khoa trước ở nhà để nắm được nội dung của bài mới về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử trước khi đến lớp. 
Trước khi dạy đến nhân vật lịch sử nào đó, giáo viên cần cung cấp để học sinh biết được những nét sơ lược về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian) mà nhân vật hoạt động. 
Học sinh tự trình bày cơ sở hiểu biết đã có của mình về nhân vật lịch sử đó. Những bài học lịch sử trong đó các nhân vật có những lời đối thoại đắt giá thể hiện phẩm chất cao quí của nhân vật.
Khi dạy bài 20 (Lịch sử 6) Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI)- (tiếp theo), mục 4. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Giáo viên cho học sinh giới thiệu về Bà Triệu và báo cáo những hình ảnh, tư liệu đã sưu tầm về nhân vật Bà Triệu. Giáo viên nhận xét về sự chuẩn bị của học sinh, lựa chọn những hình ảnh, tư liệu học sinh cung cấp để khắc họa biểu tượng nhân vật Bà Triệu, giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh.
Giáo viên đặt câu hỏi phát vấn: Em có nhận xét gì về nhân vật Bà Triệu? Học sinh thông qua những gì đã tìm hiểu và hướng dẫn của giáo viên trong quá trình học trên lớp, có thể nhận xét được: Bà Triệu là một con người khảng khái, giàu lòng yêu nước, có ý chí lớn, tiêu biểu cho ý chí bất khuất của dân tộc Việt trong công cuộc đấu tranh chống quân đô hộ, mong muốn giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ. 
Lịch sử ghi nhớ công lao to lớn của Bà triệu trong công cuộc đấu tranh giành độc lập trong các câu ca dao, lời ru, lăng và đền thờ Bà vẫn còn mãi với thời gian tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá là di tích lịch sử quan trọng của quốc gia, là bằng chứng về niềm tự hào một người phụ nữ liệt oanh của dân tộc Việt Nam.
 Lăng mộ Bà Triệu 
Ca dao về Bà Triệu
Ru con con ngủ cho lành,
Để mẹ gánh nước rửa bành con voi
Muốn coi lên núi mà coi,
Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng.
 Sau khi khắc họa biểu tượng nhân vật Bà Triệu, giáo viên thực hiện lồng ghép giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất của cha ông để giành độc lập đặc biệt là ý chí sắt đá của những người phụ nữ Việt Nam, tinh thần biết ơn đối với các anh hùng dân tộc đã hi sinh vì tổ quốc. 
Hay khi dạy bài 14 (Lịch sử 7) Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII), phần II – Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285), mục 2. Nhà trần chuẩn bị kháng chiến.
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự chuẩn bị của nhà Trần chống quân xâm lược Mông – Nguyên, giáo viên kể về sự kiện giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ 2 (năm 1285). Vua quan, binh lính, nhân dân thời Trần đều đứng lên đánh giặc. Đây là giai đoạn lịch sử hào hùng với hào khí Đông A tỏa sáng. Trần Thủ Độ với câu nói bất hủ: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”, Trần Hưng Đạo với câu nói nổi tiếng: “Xin bệ hạ trước hãy chém đầu thần đi đã rồi hãy ra hàng”; những người lính tự thích vào vai hai chữ Sát Thát với lời thề thiêng liêng sống đánh giặc, chết cũng đánh giặc và nhấn mạnh về một thiếu niên chưa đầy mười sáu tuổi mang tên Trần Quốc Toản. Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết về nhân vật Trần Quốc Toản. Sau đó, giáo viên lựa chọn hình ảnh đặc trưng nhất về nhân vật, trình chiếu cho học sinh quan sát hình ảnh.
Trần Quốc Toản được ban cam quý Trần Quốc Toản bóp nát quả cam
Kết hợp hướng dẫn học sinh phát biểu cảm nghĩ của bản thân bằng câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hành động bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản? Qua đó, giáo viên làm toát lên tinh thần yêu nước, căm thù giặc, mong muốn diệt giặc, bảo vệ toàn vẹn cho non sông nước Việt của Trần Quốc Toản nói riêng, của dân tộc ta nói chung. Tinh thần ấy không chỉ dừng lại ở hành động bóp nát quả cam, mà còn thể hiện qua những việc làm như: Trần Quốc Toản đã tổ chức đạo quân lớn ngày đêm luyện tập võ nghệ và giương cao lá cờ thêu 6 chữ vàng “ Phá cường địch, báo hoàng ân” . 
 Trần Quốc Toản kêu gọi nhân dân 	 Luyện tập võ nghệ
Sau khi cho học sinh quan sát các bức hình giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: Em có đánh giá gì về nhân vật này? Học sinh có thể đánh giá được Trần Quốc Toản là một thiếu niên anh dũng và tinh thần yêu nước, dám hi sinh mạng sống vì dân tộc của mình. Giáo viên kết hợp lồng ghép giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của tất cả nhân dân ta, đặc biệt là thể hiện ý thức tự lập, tự cường cao cả của người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản. Từ đó nhận ra được là một học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước.
Việc sử dụng tranh ảnh để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử là cơ sơ để hình thành khái niệm lịch sử, tạo sức thu hút học sinh khi học bộ môn sử, có ý nghĩa giáo dục lòng tự hào và sự kính trọng đối với những nhân vật lịch sử. Ngoài ra, còn góp phần phát triển tư duy biện chứng, năng lực nhận thức, khả năng vận dụng thực tế cuộc sống của học sinh.
2. Sử dụng tranh ảnh để trình bày sự kiện lịch sử.
Trong dạy học lịch sử, khi trình bày một sự kiện lịch sử, diễn biến một cuộc khởi nghĩa, một cuộc kháng chiến, giáo viên thường dùng lược đồ để hướng dẫn học sinh tường thuật và nắm diễn biến của sự kiện lịch sử. Như vậy các em cũng đã được học tập qua đồ dùng trực quan lược đồ (bản đồ), nhưng như thế các em cũng chỉ hình tượng sự kiện lịch sử qua các kí hiệu bản đồ mà không thấy được hết tính chất hay sự ác liệt của các sự kiện lịch sử, không thấy hết được tinh thần anh dũng, kiên cường bất khuất của các anh hùng dân tộc, của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến (khởi nghĩa). Vì vậy, trong một số bài trong điều kiện cho phép, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nắm diễn biến các sự kiện lịch sử qua tranh ảnh hoặc kết hợp tranh ảnh. Khi đó, các em nắm các sự kiện lịch sử giống như đọc một quyển truyện tranh, các em sẽ rất thích thú, nắm được diễn biến, các sự kiện, nhân vật chính một các nhanh nhất và nhớ lâu nhất so với khi các em học tập qua lược đồ.
Để dạy về sự kiện lịch sử, việc sưu tầm tranh ảnh tư liệu là rất quan trọng để các em dễ hình dung, dễ nhớ, nhớ lâu các sự kiện đó. Chính vì vậy, giáo viên yêu cầu học sinh phải sưu tầm tranh ảnh ở nhà, đọc trước sách giáo khoa kết hợp với những tư liệu sưu tầm được hoặc do giáo viên cung cấp để nắm vững được nội dung bài. Học sinh được trình bày cơ sở hiểu biết đã có của mình.
Khi dạy bài 17 ( Lịch sử 6). Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 giáo viên chuẩn bị hình ảnh cho học sinh quan sát và đặt hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
Qua hình ảnh và kiến thức trong sách giáo khoa, học sinh có thể biết được những nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa là do chính sách cai trị tàn bạo, thâm độc của chính quyền đô hộ, chồng bà Trưng Trắc bị giết... Để học sinh khắc sâu sự kiện, giáo viên nhấn mạnh nguyên nhân quan trọng nhất của cuộc khởi nghĩa là đánh đuổi quân xâm lược Hán giành lại nền độc lập, khôi phục lại đất nước.
Ngoài ra, giáo viên hướng dẫn học sinh tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng dựa vào quan sát một số hình ảnh kết hợp một số gợi ý và tổ chức hoạt động cá nhân: Em hãy tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Học sinh chuẩn bị trong khoảng 3 phút, giáo viên gọi đại diện một hoặc hai học sinh tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa và kết hợp chỉ lược đồ trước lớp. Dựa vào các hình ảnh giáo viên cung cấp, học sinh dễ dàng tóm tắt được diễn biến của cuộc khởi nghĩa và khắc sâu kiến thức hơn. Sau đó, giáo viên nhận xét phần trình bày cảu học sinh và chốt kiến thức chính. Đồng thời, giáo viên cũng kết hợp giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất của cha ông để giành độc lập. Đặc biệt là ý chí sắt đá của những người phụ nữ Việt Nam, tinh thần biết ơn đối với các anh hùng dân tộc đã hi sinh vì Tổ quốc.
Hay khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 27 (Lịch sử 6). Ngô quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 giáo viên chia nhóm học sinh và yêu cầu về nhà tìm hiểu trước diễn biến, sưu tầm, vẽ tranh ảnh và sắp xếp tranh ảnh theo tiến trình trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng (thời gian chuẩn bị là trước hai tuần học bài 27). 
Đến tiết học, giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo, diễn giải về ý tưởng sản phẩm của nhóm đã chuẩn bị trước ở nhà.
Hay khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 27 (Lịch sử 6). Ngô quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 giáo viên chia nhóm học sinh và yêu cầu về nhà tìm hiểu trước diễn biến, sưu tầm, vẽ tranh ảnh và sắp xếp tranh ảnh theo tiến trình trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng (thời gian chuẩn bị là trước hai tuần học bài 27). 
Đến tiết học, giáo viên yêu cầu đại diện nhóm học sinh báo cáo, diễn giải về ý tưởng sản phẩm của nhóm đã chuẩn bị trước ở nhà.
Từ ý tưởng của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động này, kích thích sự tò mò, tạo hứng thú khám phá cái mới để làm sáng tỏ những vấn đề, nội dụng mà các em đã chuẩn bị trước ở nhà. 
Khi học đến phần 2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh về sự chuẩn bị kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ hai do Ngô Quyền lãnh đạo.
Ngô Quyền huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ để chờ địch
Nội dung diễn biến trận chiến thắng Bạch Đằng năm 938, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ .
Khi hướng dẫn học sinh khai thác lược đồ giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh những kĩ năng: hệ thống kí hiệu, qui ước, kĩ năng tường thuật, miêu tả Việc tổ chức cho học sinh làm việc với lược đồ có thể tiến hành như sau:
Cho học sinh quan sát lược đồ, trong đó chú ý quan sát cả nội dung, danh giới và các kí hiệu của lược đồ.
Giáo viên yêu cầu học sinh tự trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng trên lược đồ
Sau khi học sinh trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng, giáo viên nhận xét và chốt lại những diễn biến chính kết hợp với hình ảnh minh họa.
- Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào nước ta.
- Ngô Quyền cho quân dùng thuyền nhẹ nhử địch vào cửa sông qua bãi cọc ngầm lúc triều đang lên.
Nước thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng tấn công quân Nam Hán và giành thắng lợi.
Như vậy học sinh sẽ rất hứng thú theo dõi bài giảng, đảm bảo được yếu tố trực quan sinh động, giúp các em hiểu sâu sắc và ghi nhớ bền lâu kiến thức thông qua lời thuyết trình của giáo viên hoặc các bạn trong lớp dựa trên lược đồ.
Hoặc trong khi dạy bài 11 (Lịch sử 7) Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 -1077), phần II – Giai đoạn thứ hai (1076 -1077), mục 2. Cuộc chiến đấu trên sông Như Nguyệt để tiết học phát huy được tính tích cực của học sinh, tạo nên một tiết học sinh động giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà đọc sách trước để tìm hiểu diễn biến cuộc chiến đấu trên sông Như Nguyệt. Khi đến tiết học, giáo viên sử dụng những hình ảnh đã chuẩn bị và tóm tắt lại diễn biến trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt như một cuốn phim lịch sử (hoặc có thể sử dụng đoạn video).
- Chờ mãi không thấy thủy quân tới, Quách Quỳ cho quân đóng cầu phao vượt sông tấn công phòng tuyến của ta.
- Quân ta chống trả quyết liệt 
- Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, Lý Thường Kiệt cho người đọc bài thơ Nam quốc sơn hà. 
- Cuối xuân 1077, quân ta tấn công bất ngờ đồn giặc, quân Tống thua to.
Sau khi quan sát hình ảnh (hoặc video) xong, để tiếp cận nội dung kiến thức GV tổ chức cho HS trả lời một số câu hỏi có tính dẫn dắt như:
1. Không thấy quân thuỷ đến, quân Tống làm gì?
2. Trước tình thế đó, Lý Thường Kiệt làm gì?
Qua nội dung trả lời của học sinh, GV khái quát và nhấn mạnh đến nội dung kiến thức của bài học. 
Giáo viên sử dụng tranh ảnh hoặc một chùm tranh ảnh có cùng chủ đề để hỗ trợ cho quá trình tường thuật lại sự kiện lịch sử hoặc yêu cầu học sinh nhớ lại nội dung sự kiện lịch sử mà các tranh ảnh phản ánh. Hình thức này, có nhiều ưu điểm trong việc kích thích thị giác của học sinh, làm phong phú thêm các kênh thông tin tiếp nhận lịch sử cho học sinh.
Như vậy, để trình bày diễn biến một sự kiện lịch sử nào đó, giáo viên có thể sử dụng nhiều kênh hình khác nhau như lược đồ lịch sử, cũng có thể sử dụng tranh ảnh tích hợp để tường thuật, với những ưu thế của nó về tính trực quan, thẩm mĩ sẽ tạo ra hứng thú, kích thích học sinh tìm tòi để giải quyết những vấn đề nhận thức. Ngoài ra, cũng có thể kết hợp với nhiều phương pháp dạy học khác để tiết học sinh động, hiệu quả, học sinh tích cực chủ động, thích thú học với bộ môn lịch sử. Sự phong phú, đa dạng về hình thức biểu đạt đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả môn lịch sử. 
3. Sử dụng tranh ảnh để củng cố kiến thức cho học sinh.
Trong quá trình dạy lịch sử, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp nhằm giúp học sinh củng cố những kiến thức đã học: yêu cầu học sinh hệ thống lại kiến thức chính của bài, các dạng câu hỏi, bài tập lịch sử. Nếu ở bài học nào giáo viên cũng thực hiện như vậy sẽ gây sự nhàm chán cho học sinh. Vì vậy, trong mọt số bài tôi đã dùng tranh ảnh để giúp các em củng cố kiến thức bài học một cách trực quan hơn, các em dễ nhớ,nhớ lâu hơn. Và đặc biệt, tranh ảnh với những ưu thế của nó về trực quan, thẫm mĩ sẽ tạo ra hứng thú, kích thích học sinh tìm tòi để giải quyết vấn đề nhận thức.
Sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố bài học, sau khi dạy xong bài 12 (Lịch sử 6). Nước Văn Lang giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy lịch sử với những bước sau:
Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, vẽ lại một đơn vị kiến thức vừa học bằng sơ đồ tư duy.
Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh dưới dạng phiếu học tập bản sơ đồ tư duy chưa hoàn chỉnh kết hợp nêu ra các câu hỏi để học sinh trả lời hoặc vẽ trên giấy khổ lớn, lên bảng.
 Sơ đồ tư duy môn Lịch Sử (dạng phiếu học tập)
Giáo viên cho một vài học sinh hoặc đại diện của một nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về sản phẩm sơ đồ tư duy của nhóm mình thiết lập. Hoạt động này giúp giáo viên biết được khả năng tiếp nhận thông tin của học sinh, rèn luyện khả năng diễn đạt, tự tin trước đám đông cho học sinh.
Sản phẩm sơ đồ tư duy của học sinh
Đây là hình thức chơi mà học, giúp các em phát triển tư duy theo lối tư duy tượng hình này giúp nhớ dễ dàng hơn, hình ảnh sẽ luôn được mường tượng ra trong đầu. Đồng thời, học sinh có thể sáng tạo kiến thức theo logic của mình, chia sẻ với các bạn trong lớp, giáo viên sẽ giúp các em hoàn chỉnh kiến thức.
Hoặc bài 13 (Lịch sử 6): Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang. Để củng cố lại toàn bộ những kiến thức đã học trong tiết học, giáo viên cũng thể thực hiện bằng cách cho học sinh quan sát một số hình ảnh về trang phục, đồ dùng, công cụ sản xuất và đặt câu hỏi: Em hãy điểm lại những nét chính về đời vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?
Đại diện học sinh lên bảng báo cáo về những hiểu biết của học sinh. Các học sinh khác trong lớp có thể nhận xét và bổ sung câu trả lời nhằm hệ thống hoàn thiện kiến thức bài học mới học xong.
Nhờ hoạt động tự mình tái hiện lại những nét chính về đời vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang dựa trên một số hình ảnh gợi ý. Học sinh thực sự có trải nghiệm về bài học, không chỉ là nghe những từ ngữ liệt kê đơn thuần, còn tác động được tớ

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN2018-2019.doc
  • docBÌA SKKN.doc