Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi tại địa bàn xã Yên Lâm

Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi tại địa bàn xã Yên Lâm

 Công tác điều tra phổ cập là công tác thường xuyên và thực hiện hàng năm. Vì vậy việc cập nhật số liệu thông tin vào phiếu điều tra là việc làm vô cùng quan trọng, độ chính xác cao. Bản thân chịu trách nhiệm phụ trách công tác phổ cập nên tôi hướng dẫn tỷ mỹ, cẩn thận chi tiết từng nội dung, tránh tình trạng tẩy xoá mẫu, phiếu . và kiểm tra nghiệm thu từng thôn, có chữ ký giao nhận.

 Từ kết quả điều tra giáo viên thiết lập bảng tổng hợp điều tra của trẻ từ 0 – 5 tuổi, giáo viên cập nhật số liệu học sinh từ phiếu điều tra sang bảng tổng hợp phải chính xác, khớp với số liệu trẻ của từng năm, số nam, nữ, dân tộc, khuyết tật. Đặc biệt là số trẻ 5 tuổi tuyệt đối phải chính xác, cập nhật theo thứ tự a, b, c . để công tác phổ cập được thuận lợi và hiệu quả hơn.

 

doc 19 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 3625Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi tại địa bàn xã Yên Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-BCĐPCGDMN ngày 9/8/2011 của Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục huyện Yên Định.
	Thực hiện đề án số 01/ĐA- BCĐPCGDMN ngày 20/8/2011 của Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi xã Yên Lâm
	Thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã Yên Lâm nhiệm kỳ 2011-2015. Bản thân phụ trách công tác phổ cập tôi đã nghiên cứu và tham mưu chỉ đạo thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi trên địa bàn toàn xã.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.	
1. Khái quát về tình hình địa phương.
 Yên Lâm là một xã miền núi duy nhất của huyện Yên Định, địa bàn xã tương đối rộng có tới 5 dân tộc anh em sinh sống, phần đa người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp và lao động cho gần 40 doanh nghiệp đá xẻ đóng trên địa bàn xã. Đời sống của nhân dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến nguồn thu ngân sách của địa phương còn thấp. Vì vậy việc đầu tư cho giáo dục còn hạn chế. Song Đảng ủy, Chính quyền địa phương các cơ quan đoàn thể trong xã đã thấy rõ tầm quan trọng vị trí của giáo dục Mầm non và đã có nhiều mặt quan tâm ưu ái hơn so với bậc học khác. Hơn nữa nhân dân hiện nay cũng đã nhận thức sức đúng đắn và nhận rõ tầm quan trọng của bậc học mầm non.
 	Trong điều kiện toàn Đảng toàn dân xã đang ra sức thi đua xây dựng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Mặc dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng toàn Đảng toàn dân đã phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường, các đoàn thể để thực hiện Công tác Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
2. Đặc điểm tình hình nhà trường.
a. Thuận lợi.
Trường Mầm non Yên Lâm nằm ngay tại trung tâm của xã, bên trục đường giao thông rất thuận lợi cho việc đưa đón trẻ tới trường. Năm nay trường đã được Uỷ ban nhân dân xã sữa chữa bếp khu lẻ và tổ chức bán trú cả 2 khu gần 350 cháu, khuôn viên rộng rãi thoáng mát, tạo cho trẻ một sân chơi lành mạnh, bổ ích giúp trẻ “ Học bằng chơi, chơi mà học ” với tổng số trẻ là: 385 cháu.
Trường có tổng số cán bộ giáo viên là 29 đồng chí, đa số các đồng chí trong xã tiện cho nên tiện cho việc phân công công tác điều tra tại các thôn. Trong đó 100% có trình độ chuẩn, trên chuẩn 13/29 gần 45%. Đa số giáo viên trẻ trung, năng động, nhiệt tình, yêu nghề mền trẻ, có kiến thức vững vàng trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
Cơ sở vật chất trang thiết bị nhà trường tương đối đầy đủ. Đặc biệt các đồ dùng, đồ chơi theo thông tư 02/2008 của Bộ giáo dục và đào tạo
Nhận thức của phụ huynh về bậc học mầm non được nâng lên so với trước đây, phụ huynh đóng góp tiền cho nhà trường mua đồ dùng đồ chơi phụ vụ cho các cháu theo độ tuổi và rất tạo điều kiện cung cấp thông tin cho công tác điều tra.
Nhà trường luôn được sự quan tâm của Đảng chính quyền địa phương, phòng GD & ĐT huyện và các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ trong năm học cũng như công tác phổ cập giáo dục hàng năm.
b. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi trên, nhà trường còn gặp những khó khăn như:
- Đa số nhân dân thu nhập còn thấp, nhiều hộ nghèo và có 4 thôn đặc biệt khó khăn, nhiều gia đình đi làm ăn xa nên việc điều tra gặp khó khăn, và một số bộ phận nhân dân chưa hiểu được tầm quan trọng của Công tác phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi.
- Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục trẻ mầm non hiện nay. 
- Một số giáo viên chưa điều tra trực tiếp nên đôi khi số liệu sai dẫn đến số liệu của cả hệ thống hồ sơ sổ sách Phổ cập lệch sai.
3. Thực trạng của việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi tại địa bàn xã Yên Lâm.
Xã Yên Lâm là xã miền núi nằm cuối huyện Yên Định, dân cư phân bố thưa thớt, không tập chung, có 4 thôn đặc biệt khó khăn nhân dân đi làm xa rất nhiều nên công tác điều tra gặp rất nhiều khó khăn. Năm học 2011 – 2012 Công tác Phổ cập giáo dục bắt đầu triển khai xã đăng ký hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục vào năm 2012. Dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục mầm non mà trực tiếp là tôi chịu trách nhiệm chính, công tác điều tra được thực hiện trên tất cả các thôn, sau khi công tác điều tra kết thúc, tất cả điều tra viên nộp kết quả về Ban chỉ đạo đối chiếu và vào các chủng loại hồ sơ. Nhưng trên thực tế 2 năm vừa qua năm học 2011-2012 và 2012-2013, công tác phổ cập của xã nhà vẫn còn nhiều bất cập như số liệu trẻ mỗi lần vào không khớp nhau, công tác huy động trẻ ra lớp không đạt yêu cầu chung so với huyện đề ra, tỷ lệ trẻ bán trú không đạt yêu cầu, chất lượng trẻ chưa cao, cơ sở vật chất thiếu thốn .... giáo viên một số vẫn còn lơ mơ trong công tác làm phổ cập chưa hiểu được nguyên tắc và nội dung làm, điều tra mang tính đại khái, không biết làm từ đâu và làm những gì để được kết quả chính xác, khoa học nhất.
Kết quả cụ thể của năm đầu tiên thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi như sau:
Năm học
Phát triển số lượng
2011-2012
Độ tuổi
Tổng số lớp
5 tuổi
4 tuổi
3 tuổi
1-2 tuổi
TS lớp
SL bán trú
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng
Tỷ lệ
%
84/84
100
104/104
100
77/81
95,1
60/261
22,9
12
7
II. Thực trạng cơ sở vật chất, TT bị
TS phòng học
Kiên cố
Học nhờ
Học tạm
TTB đồng bộ
theo TT02/2010
12
6
5
1
3 bộ chưa đầy đủ
III. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi
Chất lượng giáo dục(%)
Chất lượng CS(%)
Đạt
Chưa đạt
Ghi chú
PTBT
cân nặng
PTBT
chiều cao
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
Số trẻ
Tỷ lệ
78/84
92,9
6/84
7,1
78/84
92,9
77/84
91,7
Là năm đầu tiên triển khai và thực hiện công tác phổ cập giáo dục nên qua kết quả trên ta thấy, chất lượng chưa cao ở tất cả các mặt. Từ thực tế đó, với cương vị là Phó hiệu trưởng nhà trường, nằm trong ban chỉ đạo và phụ trách công tác phổ cập, tôi trăn trở đúc rút được một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi trên địa bàn xã nhà. 
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM 5 TUỔI TẠI ĐỊA BÀN XÃ YÊN LÂM.
1. Tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi, huy động trẻ em 5 tuổi đến trường 100%.
Sau khi được tập huấn tại huyện về Công tác Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ, nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền, tham mưu với Đảng chính quyền, UBND xã về công tác Phổ cập, và đề nghị UBND xã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện công tác Phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi, Hiệu trưởng làm phó ban, bản thân tôi làm ban viên và phụ trách công tác Phổ cập của nhà trường. 
Phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về nội dung, nhiệm vụ của Công tác Phổ cập, tổ chức họp phụ huynh để tuyên truyền và phối kết hợp trong việc thực hiện kế hoạch Phổ cập.
Phối hợp với trạm Y tế - với cấp uỷ các thôn để làm tốt công tác điều tra trẻ trên địa bàn xã một cách chính xác từng độ tuổi và huy động trẻ trẻ 5 tuổi 100% đến trường được chăm sóc giáo dục 2 buổi /ngày.
Thực hiện tốt các chế độ chính sách của nhà nước đối với học sinh con hộ nghèo, vùng 135, trẻ khuyết tật, ... nhằm tăng cường tỷ lệ trẻ đến trường. Theo dõi nắm chắc số liệu trẻ 5 tuổi chính xác trên địa bàn xã và huy động cũng như duy trì sỹ số trẻ đến trường.
2. Triển khai kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi của huỵên đến toàn thể CBGV, NV và phụ huynh học sinh, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhà trường.
	Đưa công tác Phổ cập giáo dục vào kế hoạch hoạt động hàng tháng của nhà trường và triển khai hàng tháng thông qua họp Hội đồng nhà trường. Tổ chức triển khai, tập huấn các loại văn bản của cấp trên liên quan đến vấn đề Phổ cập của Trung Ương, của Tỉnh Thanh Hoá, của huyện Yên Định và của xã Yên Lâm tới toàn thể CBGV, NV trong trường và phân công nhiệm vụ cụ thể:
* Đối với Hiệu trưởng:
Phụ trách chung, tổ chức thực hiện kế hoạch Phổ cập của xã, huyện, chịu trách nhiệm toàn bộ công tác phổ cập trẻ 5 tuổi với địa phương và ngành giáo dục
Tham mưu với các cấp về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi
Kiểm tra đôn đốc các thành viên trong nhà trường thực hiện kế hoạch Phổ cập đúng thời gian và nội dung công việc.
* Hiệu phó và chủ tịch Công đoàn:
	Tham gia các lớp tập huấn và triển khai tại trường, chỉ đạo công tác điều tra trên địa bàn và tổng hợp kết quả.
	Kiểm tra toàn bộ cơ sở trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02, tham mưu với hiệu trưởng có kế hoạch mua sắm.
	Giám sát việc thực hiện chế độ chính sách cho CNGV, NV và học sinh theo quy định.
	Phát động và tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua trong nhà trường, đề nghị khen thưởng kịp thời những cá nhân tập thể thực hiện tốt công tác phổ cập trẻ 5 tuổi.
* Giáo viên:
Thực hiện tốt công tác điều tra trẻ trên địa bàn đầy đủ, chính xác. Thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, phối kết hợp với phụ huynh để phòng chống suy dinh dưỡng và hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng. Bảo quản, sử dụng tốt đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị và làm thêm đồ dùng đồ chơi đủ theo danh mục.
Giáo viên đứng lớp 5 tuổi đánh giá trẻ đúng hướng dẫn và đánh giá theo bộ chuẩn, đặc biệt là làm tốt công tác chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1.
* Y tế học đường
Cùng với giáo viên theo dõi sức khỏe của trẻ, phối kết hợp với trạm Y tế khám sức khỏe và phân loại sức khoẻ cho trẻ. Chỉ đạo làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và tai nạn thương tích cho trẻ.
* Kế toán: 
Tham mưu cho hiệu trưởng, lập kế hoạch thu – chi ngân sách, ưu tiên mua sắm trang thiết bị đồ dùng cho lớp 5 tuổi.
* Các thành viên khác trong nhà trường:
Phối kết hợp với các thành viên trong nhà trường điều tra phổ cập trên địa bàn toàn xã và thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ.
* Hội cha mẹ học sinh:
Hội cha mẹ học sinh phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc thực hiện công tác phổ cập và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo khoa học nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. 
3. Thực hiện tốt công tác điều tra số trẻ trên địa bàn, cập nhật phiếu điều tra độ đuổi theo hộ gia đình và sử dụng tốt phần mềm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
a. Thực hiện công tác điều tra:
	Phân công giáo viên điều tra số trẻ từ 0-5 tuổi theo từng hộ gia đình, giáo viên ở thôn nào thì phân công điều tra ở địa bàn thôn đó để thuận tiện cho việc điều tra chính xác và nhanh chóng hơn.
	Nhà trường cung cấp mẫu phiếu điều tra theo quy định và mẫu tổng hợp trẻ theo từng độ tuổi, mẫu tổng hợp chung các độ tuổi. Hướng dẫn cách ghi chép cụ thể từng loại mẫu.
	Giáo viên thực hiện việc điều tra chính xác, đầy đủ các thông tin theo quy định có trong mẫu phiếu, điều tra trực tiếp đến từng hộ gia đình. Phiếu điều tra phải có chữ ký của chủ hộ, trưởng thôn bản và chính quyền địa phương. Giáo viên chịu trách nhiệm trước hội đồng nhà trường về số liệu điều tra của mình. Và công tác điều tra phổ cập cũng là một tiêu chí trong xếp loại thi đua của nhà trường.
b. Cập nhật phiếu điều tra theo từng hộ gia đình. 
	Công tác điều tra phổ cập là công tác thường xuyên và thực hiện hàng năm. Vì vậy việc cập nhật số liệu thông tin vào phiếu điều tra là việc làm vô cùng quan trọng, độ chính xác cao. Bản thân chịu trách nhiệm phụ trách công tác phổ cập nên tôi hướng dẫn tỷ mỹ, cẩn thận chi tiết từng nội dung, tránh tình trạng tẩy xoá mẫu, phiếu .... và kiểm tra nghiệm thu từng thôn, có chữ ký giao nhận.
	Từ kết quả điều tra giáo viên thiết lập bảng tổng hợp điều tra của trẻ từ 0 – 5 tuổi, giáo viên cập nhật số liệu học sinh từ phiếu điều tra sang bảng tổng hợp phải chính xác, khớp với số liệu trẻ của từng năm, số nam, nữ, dân tộc, khuyết tật.... Đặc biệt là số trẻ 5 tuổi tuyệt đối phải chính xác, cập nhật theo thứ tự a, b, c ... để công tác phổ cập được thuận lợi và hiệu quả hơn.
c. Sử dụng tốt phần mềm phổ cập giáo dục.
	Tất cả số liệu, từ phiếu cho đến các mẫu tổng hợp nghiệm thu từ giáo viên kiểm tra chính xác, và nhập vào phần mềm phổ cập lưu giữ và báo cáo về Phòng giáo dục và đào tạo huyện Yên Định.
4. Thiết lập hồ sơ sổ sách phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi tại đơn vị
	Bản thân phụ trách công tác phổ cập giáo dục nên tôi đã nghiên cứu và thiết lập đầy đủ hồ sơ theo quy định và cách thực hiện cụ thể từng loại hồ sơ sổ sách đó 
một cách khoa học. Bởi đây là phần công việc hết sức quan trọng, nó giúp cho việc thực hiện phổ cập một cách chính xác và làm cơ sở cho việc lấy số liệu xây dựng kế hoạch từng giai đoạn, từng năm học, cũng là cơ sở để tham mưu nhà trường, ban chỉ đạo để xây dựng các chỉ tiêu thực hiện làm cho công tác phổ cập chính xác và hiệu quả cao.
	Hồ sơ phổ cập gồm có:
Cặp 1: Hồ sơ phổ cập
- Văn bản chỉ đạo của xã, huyện, tỉnh, trung ương
- Phiếu điều tra hộ gia đình
- Sổ theo dõi tình hình phổ cập
- Sổ theo dõi thông tin trẻ ( Trẻ chuyển đến, chuyển đi)
- Sổ theo dõi trẻ khuyết tật
Cặp 2: Hồ sơ công nhận đạt phổ cập
- Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện phổ cập giáo dục MN ( Kèm theo 3 biểu thống kê)
- Danh sách trẻ hoàn thành chương trình GDMN
- Quyết định thành lập đoàn tự kiểm tra
- Biên bản tự kiểm tra của đơn vị xã
- Tờ trình của xã đề nghị công nhận phổ cập
- Văn bản của huyện:
+ Quyết định thành lập đoàn kiểm tra công nhận hoàn thành PC của huyện
+ Biên bản kiểm tra của huyện
+ Quyết định công nhận hoàn thành phổ cập của huỵên
- Kết quả hoàn thành phổ cập
Từ các loại hồ sơ sổ sách trên hàng năm bản thân dựa vào từng giai đoạn cần phải làm hồ sơ gì và hồ sơ nào trước. Để việc cập nhật hồ sơ sổ sách được thuận lợi cũng như thống kê số liệu chính xác cần phải làm theo các bước sau:
a. Thiết lập sổ phổ cập giáo dục cho trẻ Mầm non 0 – 5 tuổi
	Sổ phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 0 – 5 tuổi dùng để theo dõi tất cả các trẻ từ 0 – 5 tuổi trên địa bàn xã. Sổ này rất quan trọng, hàng năm chúng ta phải cập nhật từ phiếu điều tra vào sổ, đòi hỏi việc cập nhật phải thật chính xác, cập nhật 5 tuổi trước, đến 4 tuổi và lần lượt cuối cùng là 0 tuổi. Mỗi một độ tuổi cập nhật hết thì để trống một số dòng để điều chỉnh hoặc ghi bổ sung trẻ chguyến đến chuyển đi hàng năm khi cần thiết.
	Khi cập nhật sổ này bản thân tôi phải phối kết hợp với giáo viên phụ trách công tác phổ cập hướng dẫn giáo viên cụ thể và kiểm tra cụ thể các thông tin cập nhật như: Số thứ tự, họ tên trẻ, ngày tháng năm sinh, chỗ ở ( xóm , thôn), dân tộc, họ tên cha hoặc mẹ, hoặc người đỡ đầu, chương trình học của trẻ ứng với từng năm học, ghi chú ( ghi rõ trẻ khuyết tật, loại khuyết tật, thời gian chuyển đến, chuyển đi, hoặc chết...). Để thực hiện việc cập nhật có hiệu quả, chính xác, tôi đã chỉ đạo giáo viên cập nhật số liệu trẻ theo từng đơn vị thôn theo thứ tự a, b, c danh sách trẻ từng độ tuổi ở mỗi thôn theo thứ tự a, b, c.
	b. Tổng hợp các biểu mẫu thống kê, các loại danh sách.
	Tất cả các giai đoạn làm phổ cập từ điều tra cho đến tổng hợp và các loại biểu mẫu báo cáo có liên quan chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và tiến hành theo một trình tự nhất định. Vì vậy việc cập nhật hoàn chỉnh sổ phổ cập và tổng hợp các số liệu lên các biểu mẫu thống kê, thiết lập các loại danh sách tôi phải làm cẩn thận, tỷ mỹ, chính xác và khoa học nên đem lại kết quả cao.
	* Biểu mẫu thống kê:
	Để việc thống kê có hiệu quả chính xác thì trước tiên tôi tiến hành thống kê biểu mẫu số 1 thống kê số trẻ 0-5 tuổi, tôi thực hiện cập nhật số liệu đầy đủ vào các mục của biểu mẫu một cách chính xác sau đó so sánh với sổ phổ cập để số liệu trùng khớp với nhau.
	Sau đó tôi tiến hành cập nhật, thống kê biểu mẫu 2 thống kê đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.
	 Và cuối cùng là cập nhật biểu số 3, thống kê tiêu chuẩn phòng học, cơ sở vật chất của nhà trường.
	Các biểu mẫu trên được cập nhật vào phần mềm để số liệu chính xác, hiệu quả.
	* Thiết lập các loại danh sách: 
	- Danh sách trẻ chuyển đi, chuyển đến:
	Trên cơ sở sổ tổng hợp số liệu học sinh theo từng độ tuổi, theo từng thôn và danh sách trẻ theo thứ tự a, b, c. Tôi tổng hợp và thiết lập danh sách trẻ học sinh từ 0 – 5 tuổi trên địa bàn xã chuyển đi học nơi khác và nơi khác chuyển đến học tại trường, sau đó đóng thành tập theo năm học. Những trẻ chuyển đi học các trường trong huyện thì tôi lập danh sách để Ban giám hiệu trường đó xác nhận danh sách trẻ của trường tôi đang học ở trường bạn.
	- Danh sách trẻ theo từng độ tuổi.
	Trên cơ sở triển khai giáo viên phụ trách các thôn, điều tra số lượng trẻ trên từng địa bàn thôn, sau đó tổng hợp danh sách theo từng độ 5 tuổi, 4 tuổi, 3 tuổi, 2 tuổi, 1 tuổi theo mẫu và nộp về Ban phổ cập và tôi trực tiếp cập nhật và thiết lập danh sách của các độ tuổi trong toàn trường để theo dõi trẻ đang học, đã học trong sổ phổ cập.
	- Danh sách trẻ khuyết tật:
	Trên cơ sở danh sách trẻ khuyết tật của các đơn vị thôn, lớp mà giáo viên cung cấp. Từ đó tôi nắm được số trẻ khuyết tật và khuyết tật hoà nhập để có hướng chỉ đạo thực hiện việc thiết lập hồ sơ khuyết tật và nội dung giáo dục trẻ khuyết tật theo chủ điểm một cách hiệu quả nhất.
	5. Lập kế hoạch báo cáo các giai đoạn theo năm học.
	Trên cơ sở các số liệu thống kê cùng với các loại công văn hướng dẫn của cấp trên tôi đã tham mưu với Ban chỉ đạo phổ cập cho trẻ em 5 tuổi của trường lập kế hoạch phổ cập theo từng năm học sát với cụ thể tình hình của nhà trường. Hàng năm tôi tham mưu để làm các loại báo cáo như: Báo cáo kế hoạch phổ cập, báo cáo tiến độ phổ cập và báo cáo kết quả phổ cập theo từng giai đoạn, báo cáo thể hiện rõ kết quả đã đạt được và những mặt hạn chế theo mẫu của cấp trên từ đó đề ra những phương hướng để thực hiện trong thời gian tới. Nội dung báo cáo phải thể hiện rõ các số liệu, các chỉ tiêu cụ thể sát đúng với thực tế của công tác phổ cập trên địa bàn xã.
	6. Công tác tham mưu, phối kết hợp với các cơ quan đoàn thể, đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục.
	Công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi được kết quả chính xác, hiệu quả thì công tác tham mưu, phối kết hợp rất quan trọng và góp phần lớn vào việc thành công của công tác phổ cập.
* Công tác tham mưu:
	- Bản thân được giao nhiệm vụ phụ trách công tác phổ cập trẻ em 5 tuổi trên địa bàn xã, tôi đã nhận thấy công tác tham mưu vô cùng quan trọng:
	Thứ nhất tham mưu với nhà trường và cấp trên để đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị tối thiểu cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi, từ đó có các biện pháp, phương pháp chỉ đạo để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
	Thứ 2 tham mưu với nhà trường trong việc phân công giáo viên phụ trách công tác điều tra phổ cập ở các thôn sao cho phù hợp đồng thời thu được kết quả chính xác nhất, ngoài ra việc phân công giáo viên đứng lớp phù hợp với năng lực chuyên môn, nghề nghiệp và công tác huy động trẻ ra lớp đúng độ tuổi tỷ lệ huy động cao cũng là việc rất cần thiết và tạo nên sự thành công trong công tác phổ cập.
	Thứ 3 là tham mưu để tổ chức các buổi tập huấn tại địa phương về công tác phổ cập giáo dục cũng góp phần vào tạo nên kết quả của công tác phổ cập.
	* Công tác phối kết hợp qua đó để đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục
	- Công tác phối kết hợp là một trong những công tác quan trọng trong việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, nó cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể, các ban nghành trên địa bàn xã, đặc biệt là công tác tuyên truyền để phụ huynh thấy sự cần thiết của bậc học mầm non, từ đó mà trẻ được huy động ra lớp đúng độ tuổi và tỷ lệ huy động cao, riêng mẫu giáo là 100%. Từ đó mà đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục của phụ huynh, các đoàn thể, các nhà hảo tâm trên địa bàn của xã.
	7. Nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong nhà trường.
	 Để thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi bản thân là Chủ tịch công đoàn, phó hiệu trưởng phụ chuyên môn và phổ cập tôi đã nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ quả lý, giáo viên và nhân viên trong trường bằng cách:
	- Động viên tạo điều kiện cho CBGV nhân viên học hỏi mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ trên chuẩn, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý, các lớp bồi dưỡng do cấp trên mở.
	- Phát động các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, từ đó để khen thưởng, tuyên dương kịp thời những cá

Tài liệu đính kèm:

  • docle_thi_hong_tinh_mot_so_kinh_nghiem_thuc_hien_cong_tac_pho_cap_giao_duc_mam_non_cho_tre_em_5_tuoi_ta.doc