Một số kinh nghiệm dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử ở trường THPT chuyên

Một số kinh nghiệm dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử ở trường THPT chuyên

1. Dẫn chứng về việc xác định mục tiêu, động cơ, hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh

Khi được phân công làm chủ nhiệm lớp chuyên Sử, giờ đầu tiên khi tôi lên lớp, không phải là truyền thụ kiến thức ngay mà là dành thời gian cô – trò tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi thông tin với nhau. Trong quá trình tiếp xúc, trò truyện với học sinh, tôi khéo léo giới thiệu về lịch sử trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy, về lịch sử Đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử của trường, về quyền lợi mà các em được hưởng nếu đạt thành tích cao. Cụ thể:

- Từ khi thành lập trường Chuyên (năm 1992) đến nay, nhiều thế hệ học sinh của trường đã được bồi dưỡng và đạt nhiều thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh, Quốc gia, Quốc tế

 

doc 61 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 5220Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử ở trường THPT chuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng, sạch đẹp thì càng tốt.
Ví dụ: “Hãy đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước hồi cuối thế kỉ XIX”.
	Đây là câu hỏi vận dụng ở cấp độ cao, yêu cầu là “đánh giá” thì thí sinh khi làm bài nên có phần đặt vấn đề một cách ngắn gọn thể hiện rõ quan điểm của người viết: “Trong việc để Việt Nam mất nước, rơi vào tay thực dân Pháp hồi cuối thế kỉ XIX, nhà Nguyễn với đường lối, chính sách của mình hoàn toàn phải chịu một phần trách nhiệm”.
	Trong phần giải quyết vấn đề, thí sinh phải trình bày theo từng luận điểm, gồm các luận cứ và dẫn chứng phù hợp: 
Trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Nguyễn vẫn thi hành chính sách phản động.
+ Nêu rõ nguy cơ đó là gì
+ Chính sách cai trị của nhà Nguyễn như thế nào
+ Hậu quả của chính sách đó là gì
Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta:
+ Đường lối kháng chiến chống Pháp của nhà Nguyễn như thế nào
+ Thái độ kháng chiến của nhà Nguyễn
+ Chính sách cai trị của nhà Nguyễn
Kĩ năng làm bài của học sinh cần được rèn luyện thường xuyên, đặc biệt nhất là trong thời gian ôn luyện chuẩn bị cho một kì thi. Học sinh chỉ có thể đạt kết quả cao trong một kì thi nếu hội tụ đầy đủ các yếu tố: chuẩn bị kĩ về mặt kiến thức và nắm chắc các kĩ năng làm bài. Do vậy, trong thời gian ôn luyện, giáo viên cần tăng cường giao bài tập về nhà, bố trí thời gian để học sinh làm bài kiểm tra viết ngay trên lớp, sau đó chấm, trả bài nghiêm túc kèm những nhận xét, đánh giá khách quan, chính xác. Việc làm này giúp học sinh nhận thức rõ ưu, nhược điểm của bản thân, rèn luyện kĩ năng viết bài của các em ngày càng thuần thục để chinh phục các kì thi.
3.1.3.Biện pháp 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh. 
	Câu hỏi ôn tập lịch sử chính là những nội dung kiến thức cơ bản nhất, quan trọng nhất của một giai đoạn lịch sử hoặc một khóa trình lịch sử được cụ thể hóa dưới những dạng câu hỏi khác nhau, bắt buộc học sinh phải nắm vững kiến thức mới giải quyết được. 
Muốn nâng cao chất lượng dạy, học và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử, trong mỗi bài, mỗi chương, mỗi giai đoạn lịch sử, người giáo viên cần xây dựng và cung cấp cho học sinh một hệ thống câu hỏi phong phú. Hệ thống câu hỏi đó được xây dựng theo hướng: vừa củng cố kiến thức cơ bản của mỗi giai đoạn lịch sử đã học, vừa phải tăng cường các câu hỏi mang tính chuyên sâu, nâng cao để bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn. Nghĩa là việc xây dựng hệ thống câu hỏi đó phải góp phần phát triển năng lực học sinh, phản ánh được ba mức độ nhận thức của học sinh:
- Nhận biết: Ở mức độ này yêu cầu học sinh nhớ được sự kiện lịch sử, kể tên được nhân vật lịch sử cụ thể, nêu diễn biến của các cuộc kháng chiến, chiến dịch 
- Thông hiểu: Ở mức độ này đòi hỏi học sinh phải hiểu bản chất của sự kiện, hiện tượng, trên cơ sở đó biết khái quát, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ giữa sự kiện này với sự kiện khác. 
- Vận dụng (cấp độ thấp và cấp độ cao): Ở mức độ này đòi hỏi học sinh trên cơ sở hiểu bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử, phải biết đánh giá, nhận xét, bày tỏ quan điểm, thái độ về các vấn đề lịch sử, liên hệ với thực tiễn, biết vận dụng những kiến thức lịch sử giải quyết những vấn đề trong cuộc sống thực tiễn, biết rút ra những bài học kinh nghiệm.	
	Để xây dựng được hệ thống câu hỏi phát triển năng lực nhận thức của học sinh, trước tiên giáo viên phải căn cứ vào mục tiêu (kiến thức, giáo dục, kĩ năng) của mỗi bài, mỗi chương, mỗi giai đoạn lịch sử; đồng thời phải tùy từng mức độ nhận thức mà sử dụng các động từ (của câu hỏi) phù hợp:
- Câu hỏi ở mức độ Nhận biết sử dụng các động từ: Nêu, liệt kê, trình bày, kể tên, nhận biết
- Câu hỏi ở mức độ Thông hiểu sử dụng các động từ: Hiểu được, giải thích, phân biệt, tại sao, vì sao, hãy lí giải, vì sao nói, khái quát
- Câu hỏi ở mức độ Vận dụng sử dụng các động từ: Xác định, dự đoán, thiết lập liên hệ, vẽ sơ đồ, lập niên biểu, chứng minh, phân tích, so sánh, bình luận, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử, liên hệ với thực tiễn
(Xem thêm phụ lục trang 36-60)
Điểm mới và sáng tạo (ưu điểm của giải pháp)
- Giáo viên không chỉ giảng dạy, truyền đạt kiến thức mà còn biết khơi gợi được hứng thú của học sinh đối với việc học tập; giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, có động cơ học tập, từ đó kích thích tính tích cực học tập của học sinh.
- Giáo viên trang bị và rèn luyện cho học sinh những kĩ năng học và làm bài thi môn Lịch sử giúp cho việc học tập bộ môn trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn; từ đó xóa đi mặc cảm về môn Lịch sử: một môn học khô khan, khó học, khó nhớ 
- Giáo viên trang bị cho học sinh hệ thống câu hỏi khoa học, vừa cơ bản, vừa nâng cao trong quá trình dạy và ôn tập, góp phần củng cố kiến thức cơ bản và bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn.
Như vậy, những cách thức, biện pháp sư phạm về dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT chuyên thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn: đã rèn luyện cho học sinh những kỹ năng học và làm bài thi; kĩ năng giải quyết các câu hỏi, bài tập lịch sử; đặc biệt là khơi gợi được niềm say mê của các em đối với môn Lịch sử trong bối cảnh môn Lịch sử chưa được xã hội coi trọng như hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện tốt những biện pháp trên đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ về nội dung và phương pháp cũng như phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề, yêu mến học sinh.
Kết quả thực hiện giải pháp
Từ tháng 6 năm 2010, tôi chuyển về công tác tại trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy, được phân công giảng dạy ở lớp chuyên Sử và tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, khi áp dụng các biện pháp nói trên tôi đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ: học sinh các lớp chuyên Sử do tôi làm chủ nhiệm luôn đạt thành tích cao khi tham dự kì thi học sinh giỏi môn Lịch sử các cấp, cụ thể:
+ Trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh: đạt được 28 giải (02 Nhất, 11 Nhì, 07 Ba, 08 KK)
+ Trong kì thi Olympic các trường chuyên khu vực Duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ: đạt được 12 giải (02 Nhất, 05 Nhì, 03 Ba, 02 KK) tỉ lệ là 100%.
+ Trong kì thi học sinh giỏi cấp Quốc gia: đạt được 11 giải (02 Nhất, 01 Nhì, 04 Ba, 04 KK), tỉ lệ 100%. 
Trong những thành tích nêu trên, tôi rất vinh dự và tự hào đã là người trực tiếp dạy và bồi dưỡng (từ năm lớp 10) của hai học sinh đạt giải Nhất Quốc gia môn Lịch sử, đó là hai em: Nguyễn Xuân Hải và Hoàng Nhật Minh. Đặc biệt, đây là hai giải Nhất quốc gia duy nhất của môn Lịch sử tính từ năm 1997 đến nay (2015).
IV. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC 
	1. Hiệu quả kinh tế: 
	Công tác giảng dạy lớp chuyên và bồi dưỡng học sinh giỏi nhất là học sinh giỏi cấp Quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của trường THPT chuyên, nên rất khó để có thể đánh giá một cách định lượng về hiệu quả kinh tế. 
	Tuy nhiên, nếu tính dựa trên mức tiền thưởng của Tỉnh cho học sinh đạt giải Học sinh giỏi Quốc gia (và cho cả giáo viên tham gia bồi dưỡng) trong những năm gần đây: giải Nhất là 10.000.000đ, giải Nhì là 7.000.000đ, giải Ba là 5.000.000đ, giải KK là 3.000.000đ; thì việc tôi áp dụng những giải pháp mới của đề tài và đã có 11 học sinh đạt giải Quốc gia, tương ứng với số tiền được thưởng là:
(20.000.000đ + 7.000.000đ + 20.000.000đ + 12.000.000đ) x 2 = 118.000.000đ (Một trăm mười tám triệu đồng).
	Bên cạnh đó, nếu học sinh không được hướng dẫn các kĩ năng để học và làm bài có hiệu quả cao, thì một học sinh chuyên Sử mỗi năm thường phải mua khoảng 10 cuốn tài liệu tham khảo, giá trị thấp nhất mỗi cuốn khoảng 25.000đ, tiêu tốn 250.000đ/ em; mỗi lớp chuyên Sử khoảng 30 học sinh, mỗi năm sẽ tốn: 250.000đ x 30 = 7.500.000đ/lớp (Bảy triệu năm trăm nghìn đồng) 
	Ngoài ra, việc áp dụng những giải pháp mới của đề tài còn mang lại một số hiệu quả khác:
- Tiết kiệm được nhiều công sức và thời gian của giáo viên trong giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử.
- Đạt hiệu quả cao trong việc giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử các cấp.
2. Hiệu quả xã hội: 
- Những biện pháp dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi nói trên có tác dụng khơi gợi hứng thú, hình thành những kĩ năng học và làm bài môn lịch sử có hiệu quả, qua đó bồi đắp tình yêu môn Lịch sử cho học sinh, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi nhiều học sinh chán học, học kém môn Lịch sử.
- Các biện pháp dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi nói trên góp phần hình thành tư duy lôgic, khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp về những sự kiện, hiện tượng lịch sử trong quá khứ, từ đó góp phần định hướng giá trị, hình thành kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp đặt ra trong cuộc sống thường nhật của con người. 
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Kinh phí cần thiết để thực hiện sáng kiến: không đáng kể. 
ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Các biện pháp dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi nói trên là điều cần thiết, phù hợp với xu thế, yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy và học môn Lịch sử trong thời điểm hiện nay. 
- Đây là những biện pháp đổi mới tư duy, thay đổi cách thức dạy, học và bồi dưỡng học sinh giỏi một cách có hiệu quả, có tính ứng dụng cao, có thể vận dụng phù hợp với tình hình thực tiễn và đạt hiệu quả tốt trong giảng dạy, học tập, bồi dưỡng học sinh giỏi của tất cả giáo viên môn Lịch sử và học sinh cấp học THCS và THPT, đặc biệt là với đối tượng học sinh chuyên Sử. 
- Có thể áp dụng và tiếp tục mở rộng, nâng cao trong thời gian tới.
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Nguyễn Thùy Hương
PHỤ LỤC
1. Dẫn chứng về việc xác định mục tiêu, động cơ, hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh
Khi được phân công làm chủ nhiệm lớp chuyên Sử, giờ đầu tiên khi tôi lên lớp, không phải là truyền thụ kiến thức ngay mà là dành thời gian cô – trò tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi thông tin với nhau. Trong quá trình tiếp xúc, trò truyện với học sinh, tôi khéo léo giới thiệu về lịch sử trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy, về lịch sử Đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử của trường, về quyền lợi mà các em được hưởng nếu đạt thành tích cao. Cụ thể:
- Từ khi thành lập trường Chuyên (năm 1992) đến nay, nhiều thế hệ học sinh của trường đã được bồi dưỡng và đạt nhiều thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh, Quốc gia, Quốc tế
- Từ khi Bộ Giáo dục – đào tạo bắt đầu tổ chức thi Quốc gia môn Lịch sử (năm 1997) đến nay, đã có nhiều thế hệ học sinh đã tham gia Đội tuyển, đạt giải cao; trong đó có những người sau này đã quay trở lại trường công tác như các cô Nguyễn Hoàng Vân đạt giải Quốc gia năm 1997, cô Nguyễn Thùy Hương đạt giải Quốc gia năm 1998, cô Vũ Thu Hương đạt giải Quốc gia năm 2004; nhiều học sinh đạt giải Quốc gia đã được tuyển thẳng vào các trường ĐH như ĐH Cảnh sát, ĐH An ninh, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQGHN; Có những năm 100% thí sinh trong đội tuyển Quốc gia môn Sử đạt giải (các năm 2011, 2012, 2013); tỉ lệ học sinh đạt giải Quốc gia của đội Sử trong những năm gần đây thường cao hơn các đội tuyển khác
- Học sinh đạt giải Quốc gia môn Lịch sử không chỉ được các cấp khen thưởng giống như học sinh đạt giải các môn khác (cấp Bộ, cấp Tỉnh, Quỹ khuyến học – khuyến tài Đinh Bộ Lĩnh, Quỹ khuyến học của trường) mà còn được Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức vinh danh, khen thưởng tại Văn miếu – Quốc tử giám vào tháng 4 hàng năm.
	Khi nắm được những thông tin trên, đa phần các em học sinh chuyên Sử đều rất hăng hái, háo hức, mong muốn mình sẽ đạt được những thành tích cao trong học tập như các thế hệ đi trước, để đem vinh quang về cho bản thân, làm rạng rỡ gia đình, dòng họ và tiếp tục xây đắp thêm truyền thống vẻ vang của trường. 
2. Dẫn chứng về ghi nhớ không gian xảy ra sự kiện, hiện tượng lịch sử:
	Để nhớ địa điểm xảy ra cuộc phản công đêm 4 rạng ngày 5/7/1885 do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết khởi xướng: giáo viên sử dụng lược đồ kinh thành Huế để xác định vị trí địa thế của kinh thành, và dựa vào tài liệu tham khảo để tìm ra đặc trưng nổi bật của kinh thành:
“Kinh thành Huế nằm ngay sát bên bờ sông Hương, trên tuyến đường ra Quảng Trị, vào Đà Nẵng. Theo sử cũ ghi lại thì kinh thành Huế được xây dựng những năm 1805-1820, mỗi bề 2,5km, một mặt giáp sông Hương, ba mặt có hào sâu, tường thành xây bằng gạch, đá, cao 10m, trên mặt thành có đủ trăm đại bác. Ngay sát kinh thành Huế (phía đông) là đồn Mang Cá, nơi đóng của quân Pháp. Phía bờ nam sông Hương là tòa Khâm sứ, nơi các sĩ quan Pháp ở đại diện cho Chính phủ Pháp. Với vị trí như vậy, kinh thành Huế chịu sự uy hiếp và khống chế của kẻ thù”.
	Lược đồ kinh thành Huế năm 1885
3. Dẫn chứng về sử dụng câu hỏi trong dạy và học lịch sử:
Khi dạy bài “Trào lưu cải cách, duy tân ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX” (sách giáo khoa lớp 11- nâng cao), tôi sử dụng hệ thống câu hỏi:
- Trong bối cảnh lịch sử nào ở Việt Nam xuất hiện trào lưu cải cách, duy tân?
	Đây là một câu hỏi khó, buộc học sinh phải kết hợp cả kiến thức mới trong sách giáo khoa (bài đang học) với kiến thức cũ (gồm cả kiến thức phần lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới đã học trước đó) mới có câu trả lời hoàn thiện.
- Nội dung cơ bản của những đề nghị cải cách, duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
	Đây là câu hỏi tương đối dễ vì chỉ cần học sinh biết chọn lọc kiến thức trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo là trả lời được nhưng cũng đòi hỏi các em phải có trí nhớ, phải biết nhiều về các đề nghị cải cách, duy tân của các sĩ phu lúc bấy giờ (như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch)
- Những đề nghị cải cách, duy tân đó có ưu điểm, nhược điểm gì?
	Đây là một câu hỏi khó, buộc học sinh phải biết tổng hợp kiến thức, trên cơ sở những nội dung của các đề nghị cải cách, duy tân mà rút ra nhận định, đánh giá phù hợp.
- Tại sao hầu hết những đề nghị cải cách, duy tân đó không được thực hiện?
Đây là một câu hỏi khó, đòi hỏi học sinh trên cơ sở kiến thức đã học lí phải giải về kết cục của những đề nghị cải cách, duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
	Khi ôn tập phần lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918, nội dung “cải cách, duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX”, tôi sử dụng câu hỏi:
- Điểm giống và khác nhau giữa các đề nghị cải cách, duy tân cuối thế kỉ XIX với phong trào duy tân đầu thế kỉ XX ở Việt Nam?
	Đây là câu hỏi khó, vì học sinh phải đào sâu suy nghĩ, phải so sánh để tìm ra điểm giống, khác nhau, từ đó thấy được bản chất của những đề nghị cải cách, duy tân cuối thế kỉ XIX và phong trào duy tân đầu thế kỉ XX ở Việt Nam.
Như vậy, khi giáo viên sử dụng các dạng câu hỏi trên, không chỉ có tác dụng phát triển tư duy tái tạo, trí tưởng tượng, trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo, logic cho học sinh; mà còn góp phần phát triển các kĩ năng so sánh, tổng hợp đánh giá cho các em. Đó là những kĩ năng cần thiết, quan trọng cần phải có ở những học sinh giỏi bộ môn Lịch sử.
4. Dẫn chứng về lập sơ đồ lịch sử trong dạy và học Lịch sử:
Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ “Nhiệm vụ cách mạng hai miền Nam – Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954” và trình bày kiến thức qua sơ đồ vừa lập.
- Tôi hướng dẫn học sinh xác định những kiến thức cơ bản nhất, mã hóa chúng bằng cách sử dụng các khung sơ đồ hình chữ nhật, tiếp đó nối các khung sơ đồ với nhau bằng mũi tên, diễn tả nối quan hệ giữa chúng; đặt tên sơ đồ:
Nhiệm vụ cách mạng 2 miền Nam – Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954:
Miền Nam: Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
Miền Bắc: Hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, tiến lên xây dựng CNXH.
Cả nước: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 
Sơ đồ: “Nhiệm vụ cách mạng hai miền Nam – Bắc sau 
Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954”
- Tiếp đó tôi hướng dẫn học sinh cách trình bày kiến thức qua sơ đồ với ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu; rút ra mối quan hệ giữa cách mạng 2 miền:
“Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, do tác động của hoàn cảnh lịch sử, do âm mưu và hành động phá hoại Hiệp định của Mĩ, Diệm nên Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền, thực hiện 2 nhiệm vụ khác nhau: Miền Bắc tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, tiến lên xây dựng CNXH; Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước. Tuy 2 miền thực hiện 2 nhiệm vụ khác nhau nhưng đều có nhiệm vụ chung là: Xây dựng CNXH ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
5. Dẫn chứng về lập sơ đồ tư duy trong dạy và học Lịch sử:
Hướng dẫn học sinh lập sơ đồ tư duy “Vai trò của phong trào nông dân Tây Sơn trong lịch sử dân tộc nửa sau thế kỉ XVIII”.
- Đầu tiên tôi hướng dẫn học sinh xác định chủ đề trung tâm là “Vai trò của phong trào nông dân Tây Sơn thế kỉ XVIII”. 
- Tiếp đó xác định các nhánh cấp 1 là: Thống nhất đất nước, Bảo vệ Tổ quốc, Xây dựng đất nước; xác định các nhánh cấp 2 
- Tôi hướng dẫn học sinh cách trình bày kiến thức qua sơ đồ tư duy với ngôn ngữ rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu:
	“Trong nửa sau thế kỉ XVIII, phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ, từng bước giành thắng lợi và đã có 3 đóng góp to lớn đối với Lịch sử dân tộc Việt Nam đó là: 
- Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ thông qua việc đã lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong trong các năm 1776-1783; lật đổ lật đổ chính quyền chúa Trịnh, tiếp đó là vua Lê ở Đàng Ngoài trong các năm 1786-1788.
- Bảo vệ vững chắc độc lập Tổ quốc thông qua việc tiến hành thắng lợi 2 cuộc kháng chiến: chống Xiêm năm 1785, chống Thanh năm 1789.
- Góp phần xây dựng và phát triển đất nước sau nhiều năm bị chia cắt, chiến tranh loạn lạc bằng việc: cho xây dựng bộ máy chính quyền mới; cho phục hồi và phát triển kinh tế; ra sức phát triển văn hóa, giáo dục theo hướng đề cao tính dân tộc.”
6. Xây dựng hệ thống câu hỏi ba cấp độ nhận thức khi giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX.
a, Xác định mục tiêu dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX:
a.1. Kiến thức:
Để xác định được nội dung kiến thức của phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX, tôi bám sát vào khung Chương trình Lịch sử lớp 11 Chuyên, bám sát nội dung kiến thức của Sách giáo khoa Lịch sử nâng cao lớp 11, đồng thời tham khảo cuốn “Đại cương lịch sử Việt Nam – tập 2” do GS. Đinh Xuân Lâm chủ biên (của NXB Giáo dục năm 1999), cuốn “Giáo trình lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918” do GS. Nguyễn Ngọc Cơ chủ biên (của NXB Đại học Sư phạm năm 2010). Trên cơ sở đó xác định nội dung kiến thức của phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX là:
- Nắm được ý đồ xâm lược của thực dân phương Tây và Pháp có từ rất sớm. Nhận thức được quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 1858- 1884.
- Nắm được cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858 - 1884.
- Hiểu được: xuất phát từ vận nước nguy nan ở nửa sau thế kỉ XIX, một số sĩ phu yêu nước tiến bộ đã đưa ra nhiều đề nghị cải cách, duy tân. Nắm được nội dung chính của một số cải cách, duy tân tiêu biểu. Nhận thức được hầu hết các cải cách còn thiếu tính khả thi, hơn nữa triều đình nhà Nguyễn thì cố chấp, không chịu đổi mới, vì vậy cải cách không thể thực hiện.
- Nhận thức được hoàn cảnh phong trào đấu tranh vũ tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX. Nắm được nét chính của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế. Giải thích được các khái niệm: Cần Vương, văn thân - sĩ phu.
a.2. Giáo dục
- Giúp học sinh hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.
- Ôn lại truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc. Bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi.
- Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến. Đánh giá đúng mức trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.
- Giáo dục tư tưởng đổi mới, nhạy bén với thời cuộc. 
a.3. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá, bình luận, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, liên hệ với hiện tại.
b, Xây dựng hệ thống câu hỏi:
b.1. Câu hỏi ở mức độ Nhận biết:
Câu 1: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884.
Câu 2: Nêu những nội dung cơ bản của các đề nghị

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_boi_duong_mon_lich_su.doc