Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 5

Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 5

Trò chơi âm nhạc là một hoạt động thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp

dạy âm nhạc theo chương trình bậc Tiểu học. Trò chơi âm nhạc nhằm giúp giáo viên thay đổi các hình thức hoạt động trong tiết dạy và giúp HS thư giãn, hứng thú theo tinh thần chơi mà học âm nhạc. Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Nghiên cứu cho thấy, trò chơi học tập có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng, kích thích sự phát triển trí tuệ của các em.

Tùy vào từng nội dung bài học. Tôi thường cho HS chơi những trò chơi sau:

* Tiết học bài mới, hoạt động hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3, tôi hướng dẫn từng cặp 2 HS quay mặt vào nhau, miệng đếm 1-2-3 nhịp nhàng kết hợp với gõ đệm theo phách của nhịp ¾ như sau: - Phách 1 (mạnh): Từng HS tự vỗ 2 tay mình 1 tiếng. - Phách 2 (nhẹ): Vỗ tay phải HS này vào tay trái HS kia. - Phách 3 (nhẹ): Vỗ tay trái HS này vào tay phải HS kia.

Hoặc HD hát đối đáp là cách hát chia ra “phần xướng” (hát 1 người) và “phần xô” (hát tập thể); Hoặc cách hát chia một nhóm hát “phần hỏi” và một nhóm hát “phần đáp”.

 Hoặc hướng dẫn HS hát nối tiếp: chia lớp thành 2 nhóm hát nối tiếp nhau từng câu hát:

Ví dụ: + Nhóm A hát câu 1: Cùng nhau cầm tay đi đến thăm các thầy các cô

 + Nhóm B hát câu 2: Lời hát rộn rã bao bé em bước trên đường phố

 + Nhóm A hát câu 3: Ngàn hoa nở tươi khoe sắc hương dưới ánh.

 + Nhóm B hát câu 4: Náo nức tiếng cười, say sưa yêu đời.

Với các hoạt động trên, HS rất hào hứng, bởi các em được làm việc theo nhóm, có sự hợp tác của các bạn, những em HS không có năng khiếu cũng cảm thấy tự tin nắm được kiến thức, những em có năng khiếu thì khẳng định được mình.

 

doc 24 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 10826Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Âm nhạc cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Một số em đã tỏ ra không thích hay còn e ngại khi trình bày một bài hát trước tập thể lớp
Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra.
Có thể hiểu rằng hứng thú học tập là thái độ yêu thích đặc biệt của học sinh đối với việc học, được thể hiện qua nhiều mức độ như: sự chú ý, tập trung, sự ham thích và cao nhất là niềm đam mê đối với một đối tượng trong quá trình học. Đối với mỗi mức độ của hứng thú, học sinh ở những lứa tuổi khác nhau có những biểu hiện khác nhau, nhưng ở cấp tiểu học đa số các em đều chỉ thể hiện ở mức chú ý, tập trung chứ rất ít học sinh đạt tới mức độ đam mê do các em chưa ý thức được những lợi ích của việc học tập. Do đó, thiết nghĩ mỗi người giáo viên tiểu học phải bền bỉ, là người bạn đồng hành của tất cả các em trên con đường đi tìm niềm đam mê đối với tri thức. Hơn ai hết, giáo viên tiểu học phải coi trọng việc bồi dưỡng hứng thú học tập cho các em ngay từ những buổi học đầu tiên, những bài học đầu tiên. Đây là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự khéo léo trong nghệ thuật sư phạm. Có thể chỉ với một lời khen : “Hôm nay em hát rất hay và biểu diễn rất sáng tạo” hoặc là: “Em đã hiểu được nội dung của bài hát rồi đấy”. Giáo viên đã kích thích sự hứng thú vốn tiềm ẩn trong học sinh về đối tượng mình đang học, thái độ hứng thú đó sẽ là điểm khởi đầu cho một chuỗi những biến đổi trong nhận thức của học sinh về lợi ích của việc học. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học, với tâm lí thích được khen và động viên thì những lời khuyến khích của thầy cô sẽ là động lực thúc đẩy các em cố gắng hơn, tập trung hơn trong giờ học. Ngoài ra, còn có rất nhiều phương pháp kích thích hứng thú cho các em như: tổ chức các hình thức học tập phong phú, tăng cường hình thức học tập ngoài trời với các kĩ năng thiết thực cho cuộc sống như: quan sát, trải nghiệm, thực hành Ví dụ như thay vì yêu cầu học sinh đứng tại chỗ trong lớp biểu diễn bài hát thì giáo viên có thể dẫn học sinh ra sân trường cho các em biểu diễn với không gian rộng rãi, điều đó sẽ khơi dậy trong các em những cảm xúc mới mẻ và chắc chắn tiết học sẽ sinh động hơn, đồng thời sẽ giúp các em hình thành tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống, hình thành niềm đam mê đối với tri thức và hướng tới "Chân - Thiện - Mĩ" - cái đích cuối cùng của giáo dục.
Bồi dưỡng hứng thú học tập là một việc làm thiết thực và có tác động mạnh mẽ đến quá trình học tập của học sinh bởi vì "Không thể làm tốt việc nếu mà ta không có hứng thú với việc đó". Đối với học sinh Tiểu học cũng vậy, các em không thể học tốt nếu không có hứng thú với việc tiếp thu bài trên lớp cũng như chuẩn bị bài ở nhà. Ngay từ những buổi học đầu tiên, hãy gieo vào tâm hồn các em những niềm say mê đối với việc kiếm tìm những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Đó là chìa khoá quan trọng giúp các em mở cánh cửa đam mê với tri thức - nguồn tài nguyên vô giá của nhân loại.
3. Giải pháp, biện pháp: 
Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm tổng kết các phương pháp, kĩ năng thu được từ thực tiễn giảng dạy. Mặt khác nhằm trao đổi với các giáo viên dạy Âm nhạc về việc vận dụng các phương pháp vào trong giảng dạy giúp học sinh nhận ra được những giá trị to lớn của Âm nhạc, từ đó làm cho học sinh ham mê hứng thú học tập, làm cho quá trình học tập của các em trở nên tự giác, tạo nên niềm vui trong sáng và bổ ích, bồi dưỡng cho các em tinh thần học tập, mạnh dạn trước tập thể, tạo được hưng phấn các em có thể học tốt các môn học khác.
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Môn Âm nhạc lớp 5 gồm 3 phân môn: Học hát, học Tập đọc nhạc, Âm nhạc thường thức (Kể chuyện Âm nhạc, giới thiệu nhạc cụ), để thu hút sự chú ý học tập và tạo hứng thú cho HS thì khi dạy mỗi phân môn - Giáo viên phải thuộc bài hát và thể hiện tốt để khi hát mẫu hoặc cho các em xem những Clip gây được sự hào hứng, đồng thời giáo viên chủ động trong quá trình hướng dẫn các em luyện tập. Các đồ dùng dạy học được chuẩn bị đầy đủ sẽ làm cho tiết học có hiệu quả hơn. Chép sẵn bài hát vào bảng phụ hay dạy tiết học trình chiếu sẽ đỡ mất thời gian trên lớp. Giáo viên linh động áp dụng mỗi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau để không gây ra sự nhàm chán, từ đó học sinh học tập một cách tích cực mang lại hiệu quả cao. Sau đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã vận dụng trong thực tế giảng dạy của mình:
 1. Gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học.
Ngay từ bước chân của giáo viên vào lớp, với thái độ vui vẻ thân mật đối với học sinh đã tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài học mới, sự hứng thú học tập chỉ thực sự bắt đầu với phần giới thiệu gây hấp dẫn đối với học sinh. 
Muốn cho học sinh yêu thích, hứng thú với môn Âm nhạc thì ngay từ đầu tiết học, tôi tạo cho học sinh sự hứng thú, niềm vui. Tôi thường tạo tình huống để thu hút học sinh khi bước vào tiết học bằng một nụ cười, một câu nói nhẹ nhàng, hay một lời khen. (Ví dụ như: các em hôm nay trông thật xinh, thật vui hoặc là hôm nay lớp mình trực nhật sạch sẽ đấy...). Hoặc sau khi ổn định lớp, tôi thường cho học sinh chơi những trò chơi nhỏ như: "Gà thức - gà ngủ" để luyện thanh.
Ví dụ 1: Tôi hướng dẫn cả lớp đứng dậy cùng thực hiện. 
Lớp trưởng hô: Trời tối
Cả lớp ấp hai tay vào má và đồng thanh nói: "Gà đi ngủ"
Lớp trưởng hô: Trời sáng
Cả lớp đặt hai tay lên miệng và giả tiếng gà gáy: Ò...ó...o..o...o...
Thực hiện 2 - 3 lần. Như vậy là HS vừa thực hiện hoạt động luyện thanh khởi động giọng nhưng rất vui, nhẹ nhàng và tạo được sự sảng khoái để bước vào tiết học.
Ví dụ 2: . Để bước vào tiết học “Học hát bài Dàn đồng ca mùa hạ" (tiết 30) tôi bước vào lớp trên tay cầm một chú ve nhỏ và hỏi:
Các em biết cô đang cầm trên tay con vật gì không nào? (Có thể có rất nhiều câu trả lời đúng thậm chí sai nhưng sẽ tạo được không khí vui tươi, rộn ràng, gây được sự tò mò, suy nghĩ và sự tập trung ở học sinh), hấp dẫn hơn khi tôi giới thiệu thêm: Đây chính là một chú ve, những bạn nào biết âm thanh của chú ve này kêu như thế nào? chú là biểu của mùa nào trong năm?.....rất nhiều cánh tay giơ lên muốn được trả lời. Sau đó giáo viên giới thiệu về bài học hôm nay chúng ta sẽ học bài hát ca ngợi về giọng hát của những chú ve - dàn nhạc đặc biệt của mùa hè. Đó là bài hát Dàn đồng ca mùa hạ - Sáng tác nhạc Nguyễn Minh Châu, dựa trên lời của nhà thơ Nguyễn Minh Nguyên. Như thế các em sẽ trở nên vui và hào hứng để chuẩn bị bước vào bài học mới.
  2. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh 
Để kích thích tính tự giác tích cực, độc lập và tạo hứng thú cho học sinh thì GV cần phải biết lựa chọn những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với môn học và đối tượng học sinh trong lớp. Đối với lớp 5 trường tôi đang công tác, thì đối tượng học sinh tương đối đồng đều về chất lượng. Có nhiều em có năng khiếu hát, múa và Tập đọc nhạc rất tốt. Vì vậy tôi thường chọn hình thức tổ chức dạy học theo nhóm - tác dụng của việc dạy học theo nhóm là đề cao vai trò hợp tác, trách nhiệm giữa cá nhân và tập thể, đồng thời rèn luyện cho học sinh những kĩ năng: biết lựa chọn, tiếp nhận ý kiến của người khác để bổ sung vào sự hiểu biết của mình, ngoài ra, học sinh biết trình bày ý kiến của mình cho bạn nghe và ngược lại.
Tôi thường xuyên cho HS hoạt động theo nhóm trong các tiết dạy, nhất là các tiết ôn tập bài hát và Tập đọc nhạc.
Ví dụ: Tiết 20: Ôn tập bài hát Hát mừng. Ở HĐ 2: Tập biểu diễn
Tôi thường phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh bằng cách: động viên khuyến khích HS xung phong biểu diễn các động tác phụ họa đã chuẩn bị ở nhà (có thể cá nhân hoặc nhóm). Sau đó cho lớp bình chọn bạn biểu diễn đẹp, tiếp theo cho lớp thảo luận nhóm, có thể chọn những động tác biểu diễn của các bạn hoặc tự sáng tạo các động tác khác sao cho phù hợp với nội dung bài hát. Tổ chức thi đua biểu diễn theo nhóm, giám khảo cũng chính là các em, từ đó các em có thể so sánh và học tập những động tác hay, cách biểu diễn từ nhóm bạn, không tạo ra cho các em cảm giác thua bạn, tiết học sẽ trở nên nhẹ nhàng, các em sẽ hứng thú, sẵn sàng để tiếp tục bước vào nội dung học tiếp theo. 
Học sinh xung phong biểu diễn những động tác tự chuẩn bị .
Xung phong biểu diễn theo nhóm
3. Tổ chức nhiều hình thức học tập
Ngoài việc khai thác sự hứng thú trong nội dung dạy học, GS.TS Lê Phương Nga cho rằng: "Hứng thú của học sinh còn được hình thành và phát triển nhờ các phương pháp, thủ pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với sở thích của các em". Vì vậy, tôi thường áp dụng những hình thức dạy học sau, tôi thấy học sinh rất say mê hứng thú khi học Âm nhạc:
Tổ chức trò chơi học tập
Trò chơi âm nhạc là một hoạt động thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp 
dạy âm nhạc theo chương trình bậc Tiểu học. Trò chơi âm nhạc nhằm giúp giáo viên thay đổi các hình thức hoạt động trong tiết dạy và giúp HS thư giãn, hứng thú theo tinh thần chơi mà học âm nhạc. Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Nghiên cứu cho thấy, trò chơi học tập có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng, kích thích sự phát triển trí tuệ của các em. 
Tùy vào từng nội dung bài học. Tôi thường cho HS chơi những trò chơi sau:
* Tiết học bài mới, hoạt động hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3, tôi hướng dẫn từng cặp 2 HS quay mặt vào nhau, miệng đếm 1-2-3 nhịp nhàng kết hợp với gõ đệm theo phách của nhịp ¾ như sau: - Phách 1 (mạnh): Từng HS tự vỗ 2 tay mình 1 tiếng. - Phách 2 (nhẹ): Vỗ tay phải HS này vào tay trái HS kia. - Phách 3 (nhẹ): Vỗ tay trái HS này vào tay phải HS kia. 
Hoặc HD hát đối đáp là cách hát chia ra “phần xướng” (hát 1 người) và “phần xô” (hát tập thể); Hoặc cách hát chia một nhóm hát “phần hỏi” và một nhóm hát “phần đáp”. 
 Hoặc hướng dẫn HS hát nối tiếp: chia lớp thành 2 nhóm hát nối tiếp nhau từng câu hát: 
Ví dụ: + Nhóm A hát câu 1: Cùng nhau cầm tay đi đến thăm các thầy các cô
 + Nhóm B hát câu 2: Lời hát rộn rã bao bé em bước trên đường phố
 + Nhóm A hát câu 3: Ngàn hoa nở tươi khoe sắc hương dưới ánh...
 + Nhóm B hát câu 4: Náo nức tiếng cười, say sưa yêu đời.......
Với các hoạt động trên, HS rất hào hứng, bởi các em được làm việc theo nhóm, có sự hợp tác của các bạn, những em HS không có năng khiếu cũng cảm thấy tự tin nắm được kiến thức, những em có năng khiếu thì khẳng định được mình.
* Tiết Ôn tập bài hát: Để tạo hứng thú và sự bất ngờ cho HS, trước khi giới thiệu bài tôi cho HS chơi trò chơi: "Xem tranh đoán bài hát": Tôi treo tranh minh họa cho bài hát và cho HS thi đua đoán tên bài hát, tác giả. Sau khi HS đoán đúng tên bài hát và tác giả tôi mới giới thiệu vào bài mới. Hoặc trò chơi: "Ghép tranh đoán bài hát": tôi chuẩn bị bức tranh nội dung miêu tả bài hát rồi cắt ra nhiều mảnh rồi cho HS thi đua cá nhân hoặc theo nhóm ghép bức tranh lại nhanh và chính xác nhất. Ghép xong yêu cầu HS đoán tên bài hát và tác giả của bài hát.
Ví dụ: Tiết 23:Ôn tập bài hát: Tre ngà bên Lăng Bác
HS xem tranh và nêu: Bài Tre ngà bên Lăng Bác (Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích)
Hoặc sau khi học tôi lồng ghép những trò chơi có nội dung liên quan đến tiết học để GDHS và khắc sâu kiến thức bài học cho các em.
Ví dụ: Tiết 25 có nội dung Tập đọc nhạc số 7: Em tập lái ô tô
Sau khi học xong nội dung Tập đọc nhạc, tôi cho các em chơi trò chơi "Đèn xanh - đèn đỏ". Tôi cho các em đứng dậy và HD trò chơi: Khi GV hô: Đèn xanh - thì hai tay quay nhanh, GV hô "Đèn vàng" - hai tay quay chậm lại, Gv hô "Đèn đỏ" - hay tay dừng lại. Sau đó GV thử tài HS bằng cách miệng hô "Đèn đỏ" nhưng tay GV vẫn quay nhanh, nếu em nào làm sai thì yêu cầu hát hoặc biểu diễn theo nhóm (hay cá nhân) một bài hát tự chọn đã học. Sau đó yêu cầu HS nhắc lại cách đi như thế nào là đúng Luật giao thông...
Hoặc sau khi học sinh hát đúng giai điệu của bài hát, tôi hướng dẫn HS chơi trò chơi: "Hát thay lời ca bằng chữ cái". Tôi làm kí hiệu tay theo các chữ cái A, U, I. Khi GV đưa tay theo kí hiệu, HS hát giai điệu với các chữ cái theo kí hiệu GV hướng dẫn trước lớp
Ví dụ: Bài hát: Con chim hay hót. 
Câu 1, GV đưa tay kí hiệu chữ A, HS hát "A" theo giai điệu của câu 1. “À à, à à a à á a”
Câu 2, Gv đưa tay kí hiệu chữ U, HS hát "U"theo giai điệu của câu 2.“U ú u uù ụ ù u u ù u”. GV tiếp tục thay đổi các kí hiệu khác cho đến hết bài hát. Trò chơi này giúp các em thay đổi không khí học tập, đồng thời để kiểm tra việc ghi nhớ giai điệu của HS 
Trò chơi "Ai nhanh tai hơn” cũng giúp HS mau thuộc lời ca, phát triển tai nghe một cách nhanh nhất.
Ví dụ: Sau khi học xong bài hát, tôi sử dụng nhạc cụ, đàn giai điệu một câu nhạc bất kì, yêu cầu HS nghe và hát lại câu có giai điệu vừa nghe.
Việc kết hợp tổ chức một trò chơi trong giờ học hát, vừa giúp học sinh nắm kiến thức chắc hơn, sâu hơn, nhanh hơn, vừa tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú cho HS học môn Âm nhạc cũng như học các môn học khác.
Tổ chức hoạt động học theo nhóm  
Học theo nhóm là hình thức học tập có sự hợp tác của nhiều thành viên trong lớp nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập một cách có hiệu quả mà vẫn tạo được không khí thi đua hào hứng sôi nổi trong học tập. Học theo nhóm sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng lực, sở trường, tinh thần và kĩ năng hợp tác của mỗi thành viên trong nhóm để học sinh có cơ hội trao đổi bàn bạc. 
Có nhiều hình thức tổ chức học tập như: cá nhân, tổ, nhóm, dãy... Tuy nhiên tùy theo từng mục tiêu HS cần đạt được mà tôi lựa chọn, phối hợp một cách hợp lý các hình thức học tập. Tôi thường cho học sinh làm việc nhóm khi câu hỏi đặt ra khá rộng và khó, cần sự góp ý của nhiều người thì làm việc nhóm mới thật cần thiết và đạt hiệu quả
Ví dụ: Đối với tiết học có nội dung Tập đọc nhạc, trong hoạt động luyện đọc tiết tấu, cao độ, tôi thường cho HS thảo luận nhóm 4 - 5 em. Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công thành viên trình bày. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. 
HS thảo luận nhóm trong tiết Âm nhạc có nội dung Tập đọc nhạc
Tạo kịch tính trong giờ học
Các tiết học cứ diễn ra bình thường theo những bước đã định sẵn sẽ tạo cho HS sự nhàm chán, không có hứng thú, HS sẽ biết bược tiếp theo sẽ làm gì.Thay vì giảng dạy theo trình tự bình thường, đối với một số tiết học có nội dung kể chuyện Âm nhạc, tôi thường tổ chức cho HS đóng vai thành một vở kịch với những hình ảnh, tình huống sống động, khiến HS quên cả giờ ra chơi. 
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh biết cách ứng xử các tình huống trong cuộc sống. Qua quá trình giảng dạy, tôi được biết: Phương pháp dạy HS đóng vai có rất nhiều ưu điểm và một trong những ưu điểm sau mang lại nhiều kiến thức cho HS : 
- Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. 
- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh 
- Tạo điều kiện để HS được sáng tạo.
- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức 
- Thấy được hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. 
Đối với phương pháp này, tôi thực hiện như sau : 
+ Chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn bị.
+ Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai 
+ Các nhóm lên trình bày. Sau khi HS trình bày, tôi phỏng vấn học sinh đóng vai: - Vì sao em lại ứng xử như vậy ? 
- Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử ? Khi nhận được cách ứng xử ( đúng hoặc sai ) 
+ Lớp thảo luận, nhận xét: Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp ? Chưa phù hợp ở điểm nào ? Vì sao ? 
Cuối cùng tôi kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.
Với phương pháp dạy này cần lưu ý:
+ Tùy vào từng nội dung của tiết dạy (Dạy Kể chuyện Âm nhạc với câu chuyện có nhiều lời thoại như tiết 28: Kể chuyện âm nhạc: Khúc nhạc dưới trăng với những lời thoại của người cha, người con và nhạc sĩ Bét - tô - ven
+ Tình huống nên để mở, không cho trước “ kịch bản”, lời thoại 
+ Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai 
+ Phải hướng dẫn HS hiểu rõ nhân vật của mình trong khi đóng vai để không bị lạc đề.
+ Khích lệ cả những học sinh nhút nhát tham gia
+ Chuẩn bị một vài đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn khi HS đóng vai 
Thay đổi không gian học tập 
Thay đổi không gian học tập cũng tạo được sự hứng thú cho HS và cũng góp phần đến thành công của tiết dạy. Đối với lứa tuổi hiếu động như HS lớp 5. Thay đổi không gian học tập cũng là một hứng thú đối với các em. Chính vì vậy, đối với một số tiết học tôi tổ chức cho HS học tập ở một vài không gian khác nhau như: 
Dạy học ngoài trời tạo điều kiện để HS quan sát thiên nhiên, có không gian biểu diễn, chơi các trò chơi nhằm gây hứng thú, sự tích cực học tập cho các em. Tổ chức tiết học ngoài trời sẽ giúp HS tri giác trực tiếp đối tượng và ghi nhớ tốt, không phải tri giác gián tiếp qua các phương tiện dạy học. Các em có điều kiện gần gũi, hiểu biết về thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh. Hoạt động ngoài lớp còn là cơ hội để các em bộc lộ cá tính, năng khiếu, sở trường, đồng thời có tác dụng hình thành thói quen hợp tác, tương trợ, học hỏi lẫn nhau. Ngoài ra, trong môn Âm nhạc, nhiều bài hát gắn liền với địa phương, nơi HS đang sinh sống nên việc dạy học ngoài không gian lớp học lại càng quan trọng.
Ví dụ: Tiết 23 Ôn tập 2 bài hát: Hát mừng, Tre ngà bên lăng Bác 
Tôi thay đổi không gian lớp học bằng cách cho HS ra sân xếp thành vòng tròn vừa hát vừa biểu diễn, sau khi biểu diễn 2 bài hát, tôi thường lồng ghép một số câu hỏi hoặc trò chơi để liên hệ giáo dục tình cảm thái độ của HS về kiến thức địa phương, hay ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh trường lớp .....
Hoặc với những tiết Tập biểu diễn bài hát. Khi bắt đầu tiết học, tôi cho HS sắp xếp bàn ghế theo hình chữ U, cách sắp xếp bàn ghế này tạo cho lớp học có không gian biểu diễn đồng thời tất cả HS được quan sát các bạn biểu diễn cũng như thúc đẩy quá trình học tập sáng tạo, ý thức tự giác, niềm đam mê học tập, háo hức được cùng các bạn tham gia biểu diễn. 
4. Phát huy hiệu quả của ĐDDH
Muốn gây hứng thú cho HS, theo tôi việc sử dụng ĐDDH là rất quan trọng, Tuy nhiên đồ dùng cần phải đáp ứng được tính thẩm mĩ không tùy tiện cẩu thả, phong phú đa dạng và phải phù hợp với nội dung bài học.
Mỗi tiết dạy có sự đặc trưng riêng về cách tổ chức lớp và có những sáng tạo riêng của từng giáo viên. Đặc biệt đối với môn Âm nhạc lớp 5, việc sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy là hết sức cần thiết vì giáo viên không thể thao thao bất tuyệt với lý lẻ suôn hay chỉ hát “chay” từ ngày này qua ngày khác sẽ khiến học sinh nhàm chán và thiếu phấn khởi trong học tập. Vì đây là môn năng khiếu cần có sự bồi đắp và vun dưỡng từ giáo viên để tạo cơ hội cho những học sinh có năng khiếu bộc lộ mình, các em học HS không có năng khiếu cũng sẽ hiểu bài một cách chủ động hơn. Trong tất cả các tiết dạy, tôi chuẩn bị đầy đủ các đồ dụng dạy - học sẵn có để hỗ trợ việc dạy và học Âm nhạc như: Thanh phách, song loan, đàn Organ, băng đĩa, tranh phóng to các bài TĐN của lớp 5. Hoặc những nhạc cụ do các em tự chế như: chai nước nhựa, thanh tre nhỏ, những chiếc đũa... tất cả các đồ dùng dạy - học trên sẽ mang lại một tiết học sôi nổi đầy hào hứng.
Tuy nhiên, nếu GV không biết phối hợp hoặc sử dụng những ĐDDH không thành thạo thì cũng không mang lại hiệu quả cao cho tiết dạy. Việc sử dụng thành thạo đàn Organ cũng là một yếu tố quan trọng. Cách bỏ hợp âm, dạo nhạc cũng sẽ thu hút HS hào hứng học hát và hát đúng giai điệu, vì vậy tôi thường xuyên học tập, sáng tạo, đổi mới cách đệm phù hợp với sắc thái của từng bài hát, sao cho tất cả các đối tượng HS đều biết hát đúng giai điệu hoặc ít nhất là hát theo giai điệu của bài hát.
Sử dụng đàn Piano và Organ trong các tiết dạy Âm nhạc
Cùng với đ

Tài liệu đính kèm:

  • docth_96_6904_2021969.doc