Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo việc sử dụng ĐDDH của giáo viên khi lên lớp ở trường tiểu học Lê Hồng Phong

Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo việc sử dụng ĐDDH của giáo viên khi lên lớp ở trường tiểu học Lê Hồng Phong

- Phiếu học tập (cá nhân hoặc nhóm) kết hợp với bảng phụ hoặc máy chiếu. Có thể dùng trong các giờ ôn tập hoặc kiểm tra.

 - Tranh ảnh, mô hình, dụng cụ thí nghiệm, thực hành (tranh vẽ của bài, tranh động, ảnh chụp thật, vật thật, đồ dùng thí nghiệm )

 - Các phương tiện nghe nhìn: máy chiếu, đầu video, băng hình, máy tính.

 Sử dụng đồ dùng dạy học trong giờ dạy đòi hỏi giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu bài, phải biết kết hợp khéo léo trong giờ dạy và phân bố thời gian hợp lý (nhất là giờ dạy có sử dụng máy chiếu kết hợp với phiếu học tập hoặc mô hình hay tranh ảnh .).

 Việc sử dụng đồ dùng học tập trong các giờ dạy dưới các hình thức: kiểm tra, thảo luận nhóm hay cá nhân, dạy bài mới đều là khâu phục vụ đổi mới phương pháp dạy học. Việc sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để có hiệu quả nâng cao chất lượng giờ lên lớp là điều đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều công sức vào khai thác nội dung bài dạy. Đồ dùng dạy học phải gọn, dễ sử dụng, với học sinh Tiểu học cần phải có màu sắc hài hoà, phù hợp với nội dung bài dạy thể hiện sự phát huy trí lực của học sinh. Nội dung bài có liên hệ thực tế,tạo cho các em niềm vui thích với các giờ học có đồ dùng dạy học. Làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư suy nghĩ nhiều đến nội dung bài dạy, kết hợp với sự hoạt động đều tay của tổ chuyên môn để việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ lên lớp phục vụ đổi mới phương pháp học tập ngày càng có hiệu quả.

 Nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo con người cho hiện nay và mai sau là: “Làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi”. Muốn thực hiện được yêu cầu trên thì hệ thống thiết bị dạy học trong nhà trường phổ thông phải được trang bị theo hướng hiện đại và đồng bộ.

 

doc 20 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1157Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo việc sử dụng ĐDDH của giáo viên khi lên lớp ở trường tiểu học Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i dung sách giáo khoa chưa sáng tạo.
 Chính vì vậy cần phải khắc phục những hạn chế trên để nâng cao chất lượng giảng dạy ở tất cả các bộ môn và sử dụng thành thạo đồ dùng dạy học.
 Sáng kiến chưa khai thác hết được một số dẫn chứng minh họa cho việc sử dụng ĐDDH của giáo viên ở các môn học khác vì thời gian nghiên cứu có hạn.
 c. Mặt mạnh – mặt yếu:
 * Mặt mạnh: Tạo được phong trào thi đua làm và sử ĐDDH thường xuyên trong nhà trường.
 Thông qua kết quả sử dụng §DDH đạt hiệu quả cao góp phần tạo điều kiện cá nhân mỗi đồng chí giáo viên hoàn thành tốt bài dạy, hơn thế giáo viên tự tin hơn khi lên lớp có ĐDDH. 
 Hoạt động giữa giáo viên và học sinh diễn ra đồng bộ tạo không khí tiết học nhẹ nhàng, sinh động.
 Khi thực hiện các giải pháp của đề tài đã giúp giáo viên hiểu và thực hiện nghiêm túc, đúng yêu cầu, phát huy tối đa hiệu quả của việc sử dụng ĐDDH. Do vậy đồ dùng dạy học được sử dụng nhiều và tương đối có hiệu quả qua các đợt hội giảng , hội thi giáo viên giỏi hoặc các giờ kiểm tra và ĐDDH được chuẩn bị tương đối kỹ cả về nội dung và hình thức (có sự trao đổi giữa các cá nhân trong tổ, khối ).
 Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hướng dẫn cho học sinh tự khám phá kiến thức mới thông qua việc nghiên cứu bài và trực quan sinh động trên ĐD DH; chuyển đổi từ dạy học truyền thụ của giáo viên sang tổ chức hoạt động tự học của học sinh; học sinh tiếp thu cách học mới nhanh, có ý thức tự học – tự chia sẻ với bạn bài học, hơn nữa khả năng giao tiếp và giải quyết vấn đề tốt.
* Mặt yếu:
 Đồ dùng dạy học phục vụ cho chương trình mới chưa có, giáo viên phải tự làm nhiều để dạy nên đôi khi đồ dùng chưa khoa học.
 Một số giáo viên lớn tuổi còn chưa sáng tạo, còn lúng túng, chưa linh hoạt trong việc phối hợp và sử dụng đồ dùng dạy học cho từng nội dung bài học một cách hợp lý cho phù hợp với đối tượng học sinh.
 Tuy đề tài đã được triển khai và vận dụng trong toàn trường song đâu đó vẫn còn một vài tiết học do thời gian hạn hẹp nên giáo viên chuẩn bị ĐDDH vẫn còn chưa chu đáo, chưa khoa học khi thực hiện tiết dạy trên lớp.
 Lí luận của bản thân đôi khi còn hạn chế nên đôi chỗ cách trình bày văn bản trong đề tài chưa đạt như mong muốn.
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
 Thực tế hiện nay việc sử dụng đồ dùng dạy học ở các khối lớp tiểu học cũng tương đối phong phú, ở tất cả các môn học. Bên cạnh những đồ dùng phục vụ giảng dạy trong các giờ lên lớp  như mô hình, tranh ảnh, tranh tĩnh, tranh, máy chiếu còn có những nội dung của bài được sử dụng phiếu học tập gây sự hứng thú  học tập cho các em. Muốn tiết dạy hiệu quả, thầy truyền đạt được hết kiến thức cần thiết, trò tiếp thu tốt, lĩnh hội được yêu cầu bài thì việc chuẩn bị đồ dùng dạy học là rất quan trọng, để gây được hứng thú và niềm say mê cho các em. 
 Nhưng so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay thì việc sử dụng phiếu học tập và nội dung soạn phiếu vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho các hình thức học tập. Chính vì vậy đồ dùng dạy học phải được đưa ra đúng lúc và phù hợp với nhận thức của học sinh, phải đảm bảo được tính chất học tập, ôn luyện, củng cố các kiến thức, kĩ năng kĩ sảo là hết sức cần thiết trong các giờ học căng thẳng nhằm: tạo cho trẻ thay đổi hình thức hoạt động trên lớp (thông qua hình thức trao đổi phiếu theo nhóm ) và tạo ra sự vui vẻ thoải mái (học mà chơi – chơi mà học); đặc biệt tạo ra một không khí đoàn kết thông hiểu lẫn nhau. Nếu biết kết hợp khéo léo các bước hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng dạy học với nội dung bài giảng thì bao giờ học sinh cũng tiếp thu nhanh hơn, hiểu bài giảng nhanh hơn, vì vậy khi sử dụng phải lựa chọn các loại đồ dùng trực quan phù hợp với mục đích yêu cầu bài học, đi theo một trình tự nhất định. Ngoài ra, GV phải biết kết hợp với nhiều phương pháp khác như: miêu tả, tường thuật, phân tích để giúp tất cả các HS có cơ hội quan sát. Nhiều giáo viên khẳng định, học sinh nào học kỹ lý thuyết thì khi thực hành sẽ tiếp thu kiến thức nhanh hơn và ngược lại, những em nào biết quan sát, thích tìm hiểu trong các giờ thực hành thì những “lỗ hổng” về lý thuyết sẽ được bổ sung kịp thời. 
 Song bên cạnh đó nguyên nhân của của sự hạn chế, mặt yếu đó là:
 * Công tác chỉ đạo còn chưa linh hoạt: Các chuyên đề của tổ khối được tổ chức còn mang tính hình thức: dự giờ dạy chuyên đề góp ý xây dựng chưa thực sự tâm huyết, nội dung sinh hoạt của tổ khối về các hoạt động chuyên môn chưa phong phú.
 * Giáo viên: Biết rằng sử dụng đồ dùng dạy học trong giờ học là một nghệ thuật, là cần thiết. Song nhiều giáo viên đã không thực hiện được, hoặc thực hiện không thành công mang tính hình thức, sức ì của một thời “dạy chay” vẫn tồn tại trong không ít giáo viên. Nhiều khi giáo viên cò tâm lý lo sợ sẽ không thành công, sợ mất nhiều thời gian chuẩn bị dẫn đến việc ngại sử dụng hoặc chỉ sử dụng thiết bị dạy học đối phó khi cần.
 Chất lượng thiết bị dạy học còn kém cũng dẫn đến tình hình sử dụng thiết bị dạy không thành công. Chính vì vậy hiệu quả giờ dạy không cao. Đặc biệt với trình độ nhận biết của học sinh hiện nay những tiết học có sử dụng công nghệ thông tin sẽ tạo ra sự thích thú lôi cuốn học sinh vào tiết học nhẹ nhàng; nhưng với một số giáo viên còn hạn chế về công nghệ thông tin, chưa thành thạo kĩ năng để tạo ra các bài học để sử dụng trên máy chiếu thì việc sử dụng đồ dùng dạy học vẫn còn là điều e ngại đối với giáo viên.
 Công tác giới thiệu ĐDDH của nhân viên tới giáo viên chưa kịp thời, chưa sáng tạo.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
 Đồ dùng dạy học không thể thiếu đối với người thầy khi lên lớp và đối với học sinh khi nghiên cứu vấn đề. Vì thế đồ dùng dạy học chính là điều kiện, phương tiện để dạy và học các môn học trong trường tiểu học.
 Rõ ràng qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi đã thấy được tầm quan trọng của đồ dùng dạy, nhất là trong việc hình thành cho các em thao tác thực hành, đem hình ảnh sống động vào thực tế và có thể nói đồ dùng dạy học là nhịp cầu bắt qua ngôn ngữ, giúp học sinh tiểu học cảm thấy gần gũi và yêu thích môn học hơn.
 Sử dụng các đồ dùng dạy học trong các tiết học lí thuyết và làm thực hành sẽ giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thao tác với các đồ dùng dạy, là một trong những biện pháp quan trọng để thu thập thông tin từ thực tế. 
 Các đồ dùng dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu projector, máy chiếu hắt, tivi, loa, giúp các nội dung kiến thức được làm rõ, giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Có thể nói đồ dùng dạy học với việc sử dụng có hiệu quả đồ dùng là một trong những yếu tố quyết định thành công của giờ dạy. Như vậy có thể khẳng định: muốn nâng cao được chất lượng và hiệu quả tiết dạy của môn học, giáo viên cần phải sử dụng tích cực và phát huy tối đa những chức năng của đồ dùng dạy học. 
 * Việc sử dụng đồ dùng dạy học ở trường hiện nay có các hình thức sau:
            - Phiếu học tập (cá nhân hoặc nhóm) kết hợp với bảng phụ hoặc máy chiếu. Có thể dùng trong các giờ ôn tập hoặc kiểm tra.
            - Tranh ảnh, mô hình, dụng cụ thí nghiệm, thực hành (tranh vẽ của bài, tranh động, ảnh chụp thật, vật thật, đồ dùng thí nghiệm )
       - Các phương tiện nghe nhìn: máy chiếu, đầu video, băng hình, máy tính.
           Sử dụng đồ dùng dạy học trong giờ dạy đòi hỏi giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu bài, phải biết kết hợp khéo léo trong giờ dạy và phân bố thời gian hợp lý (nhất là giờ dạy có sử dụng máy chiếu kết hợp với phiếu học tập hoặc mô hình hay tranh ảnh ...). 
 Việc sử dụng đồ  dùng học tập trong các giờ dạy dưới các hình thức: kiểm tra, thảo luận nhóm hay cá nhân, dạy bài mới đều là khâu phục vụ đổi mới phương pháp dạy học. Việc sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để có hiệu quả nâng cao chất lượng giờ lên lớp là điều đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư nhiều công sức vào khai thác nội dung bài dạy. Đồ dùng dạy học phải gọn, dễ sử dụng, với học sinh Tiểu học cần phải có màu sắc hài hoà, phù hợp với nội dung bài dạy thể hiện sự phát huy trí lực của học sinh. Nội dung bài có liên hệ thực tế,tạo cho các em niềm vui thích với các giờ học có đồ dùng dạy học. Làm được điều này, đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư suy nghĩ nhiều đến nội dung bài dạy, kết hợp với sự hoạt động đều tay của tổ chuyên môn để việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ lên lớp phục vụ đổi mới phương pháp học tập ngày càng có hiệu quả.
            Nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo con người cho hiện nay và mai sau là: “Làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi”. Muốn thực hiện được yêu cầu trên thì hệ thống thiết bị dạy học trong nhà trường phổ thông phải được trang bị theo hướng hiện đại và đồng bộ.
         Người giáo viên trong giai đoạn hiện nay phải nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ lên lớp phục vụ việc đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết. 
       Sử dụng đồ dùng dạy học trong giờ học còn rèn được trí thông minh, sáng tạo, giúp học sinh ôn luyện, củng cố khắc sâu kiến thức đã học một cách chủ động, tự giác.
         Khi trao đổi nhóm, học sinh phát huy toàn bộ sự hiểu biết của mình, cân nhắc, phát đoán nhanh chóng, chính xác các tình huống xảy ra, tìm được nhanh nhất các câu trả lời. Sử dụng đồ dùng học tập trong các giờ dạy góp phần làm giàu thêm kiến thức cho HS, thúc đẩy năng lực hoạt động thực tiễn.
            Sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ học giúp học sinh tiếp thu bài học nhẹ nhàng, thoải mái không mang tính cưỡng ép.
          Việc thực hiện đổi mới sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ dạy tạo cho giáo viên tự khẳng định mình thông qua việc tự nghiên cứu phương pháp dạy học và sử dụng đồ dùng hợp lí để nâng cao chất lượng giảng dạy.
II.3. Giải pháp, biện pháp
Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Công tác quản lí, chỉ đạo việc sử dụng ĐDDH của giáo viên khi lên lớp ở trường tiểu học Lê Hồng Phong là công việc không bao giờ kết thúc. Mục đích của công tác này là nhằm đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ cho tất cả giáo viên, cán bộ và nhân viên trong nhà trường giúp giáo viên có đủ năng lực tham gia vào việc nâng cao chất lượng dạy và học, vào công cuộc đổi mới giáo dục. Nâng cao sự hiểu biết về kĩ năng sử dụng ĐDDH và nâng cao tay nghề chuyên môn giúp cho đội ngũ giáo viên theo kịp và đáp ứng tốt các yêu cầu đòi hỏi của xã hội.	
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
 b.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của phương tiện thiết bị giáo dục.
 - Lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện về tinh thần, vật chất khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học 
 - Thu thập những thông tin lý luận của việc sử dụng thiết bị dạy học qua tài liệu để tuyên truyền, tập huấn cho giáo viên, nhân viên thiết bị.( 1 lần/ tháng)
 - Tổ chức học tập, nghiên cứu, trao đổi về đổi mới phương pháp dạy và học qua các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp trường ( 2lần/ tháng).
 - Trao đổi với giáo viên cốt cán và nhân viên thiết bị về cách giới thiệu các ĐDDH sẵn có và tự làm để sử dụng có hiệu quả trong các môn học. Nhân viên thiết bị phải có những bài giới thiệu thu hút được sự thích thú, hưng phấn để giúp người giáo viên tự tin khi mượn và sử dụng ĐDDH để giảng dạy.
 b. 2. Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức trao đổi, hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng vận dụng lý luận vào thực tiễn giảng dạy của giáo viên.
 Thống nhất chỉ đạo thay đổi cách trao đổi, rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy của giáo viên, chú trọng đánh giá phương pháp, kĩ năng sử dụng, khai thác hiệu quả thiết bị dạy học. Cụ thể theo tiêu chí như sau:
 * Sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài học: 
 Đồ dùng dạy học có nhiều loại như tranh vẽ của họa sĩ và học sinh, mẫu vật thực, máy chiếu đa năng, máy tính...Vì thế khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với mục đích, yêu cầu bài học, đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt được hiệu quả bài dạy.
 Giáo viên phải khéo léo đưa ra những câu hỏi vừa sức với học sinh, tránh những câu hỏi thách đố để các em rơi vào thế bí điều đó chỉ làm mất thời gian tiết dạy. Giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như miêu tả, tường thuật, phân tích, hướng dẫn nhằm huy động tối đa kỹ năng làm việc của học sinh: tai nghe, mắt thấy, biết phân tích suy luận vấn đề.
 Ví dụ: Môn: Tự nhiên xã hội , lớp 3; Bài: Hệ tuần hoàn.
 Đồ dùng dạy học: Máy chiếu, phiếu, mô hình hệ tuần hoàn.
 - Sau hoạt động 1 học sinh: tự rút ra kết luận: máu là 1 chất lỏng có màu đỏ.
 - Hoạt động 2: Để thấy hệ tuần hoàn gồm những cơ quan nào? Nhiệm vụ của chúng ra sao? ( ĐDDH: Phiếu bài tập, máy chiếu, mô hình hệ tuần hoàn, các tranh ảnh, áp pic tuyên truyền về căn bệnh HIV, AIDS)
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tiếp phần 2 của sách giáo khoa và làm phiếu học tập trên máy chiếu và phiếu cá nhân. Học sinh điền đúng vào sơ đồ trong phiếu gồm các phần: Tim - động mạch – tĩnh mạch – mao mạch.
 Ứng với các nhóm làm phiếu giáo viên hướng dẫn 1 học sinh làm phim và bật máy chiếu để các nhóm cùng chữa.
 Vậy các cơ quan tuần hoàn có nhiệm vụ gì? Để thấy rõ điều đó giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào sách giáo khoa để điền: Nhiệm vụ của hệ tuần hoàn.
 Lúc này giáo viên sử dụng mô hình hệ tuần hoàn để học sinh tự lên trình bày: (Tim: có nhiệm vụ co bóp -> đẩy máu đi nuôi cơ thể.
 Động mạch: máu chứa nhiều ôxi => máu đỏ tươi => các cơ quan của cơ thể.
	Tĩnh mạch: máu chứa nhiều cácbonic => đưa máu từ các cơ quan về tim.
	Mao mạch: nối động mạch với tĩnh mạch.)
	Vậy hệ tuần hoàn gồm những cơ quan nào? (Tim và các mạch máu)
	Để bảo vệ hệ tuần hoàn cần phải làm gì?
	(Vui chơi – tập thể dục; lao động vừa sức; không dùng chất kích thích, độc hại; không tiêm chích).
	Sử dụng ĐDDH để lồng ghép kĩ năng sống: giáo viên cho 1 số tổ lên minh hoạ 1 số tranh ảnh, áp pic nói về bệnh HIV/AIDS.
 Học sinh hiểu bệnh HIV/AIDS lây nhiễm qua đường máu dưới hình thức tiêm chích và mỗi em có kĩ năng ứng xử trong cuộc sống là: cần tránh xa ma tuý – HIV/AIDS. Vì đây là căn bệnh vô phương cứu chữa.
	Nhận xét: Giờ học sôi nổi – giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí kết hợp linh hoạt giữa phiếu học tập và máy chiếu, tranh ảnh học sinh sưu tầm phù hợp với mục tiêu bài học.
	Sau tiết học, Ban giám hiệu kiểm tra 25 phiếu: Kết quả: Đạt: 25 phiếu	
 * Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo, khoa học và có hiệu quả :
 Muốn tiết dạy hiệu quả, thầy truyền đạt được hết kiến thức cần thiết, trò tiếp thu tốt, lĩnh hội được yêu cầu bài thì việc chuẩn bị đồ dùng dạy học là rất quan trọng, để gây được hứng thú và niềm say mê học vẽ cho học sinh thì :
 + Giáo viên cần chuẩn bị: Tranh ảnh, tư liệu, phiếu học tập
 + Học sinh: Đồ dùng học tập
 Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh rất hiếu động, tò mò, dễ thích ứng nhưng cũng rất dễ chán nản. Vì vậy đồ dùng phải có tính sư phạm phù hợp với nội dung bài dạy. Tranh ảnh phải rõ ràng, chuẩn mực có tính gợi mở đảm bảo tính thẩm mĩ, tính khoa học và tính giáo dục cao. Tránh tình trạng đồ dùng đơn điệu, không trọng tâm, cẩu thả tuỳ tiện, thiếu thẩm mĩ điều đó sẽ dẫn tới không phát hiện được óc thẩm mĩ và tư duy sáng tạo của học sinh.
 Đồ dùng phải rõ cho toàn bộ học sinh bao quát được, quan sát dễ dàng nếu không sẽ ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy .
 Ví dụ: dạy bài 90 – Tiết Ôn tập Tiếng Việt; lớp 1
 Đây là tiết đạt giải xuất sắc cấp trường của cô giáo Nguyễn Thị Phương - lớp 1D.
 Đồ dùng dạy học: Máy chiếu, tranh vẽ của bài, bảng phụ, thẻ từ, nam châm dính, bút dạ đỏ.
 Phần: Ôn các tiếng có vần vừa học:
 Phần này giáo viên sử dụng những băng giấy có in chữ vi tính và nam châm dính.
 Giáo viên: Tìm tiếng có vần vừa học: ăp (vần ắp) – tiếp (vần iếp) - 	âp (vần ấp)
 Giáo viên: Có những vần nào vừa được ôn? ( ăp, âp, iêp,)- ( học sinh dùng thẻ từ tìm vần và gắn)
 Giáo viên: Vừa rồi cô đã được nghe các con đọc bài nhiều rồi con nào đọc cũng tốt. -- > Bây giờ cô hướng dẫn các con viết bài
 Máy chiếu: các từ: đón tiếp, ấp trứng.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các từ và hướng dẫn học sinh cách viết trên bảng. (Bảng đã kẻ sẵn dòng). giáo viên vừa viết vừa nói khoảng cách giữa các con chữ... với cách dùng máy chiếu này học sinh được quan sát bài viết của một bạn học sinh lớp 1 năm trước để có ý thức viết tốt hơn -- > học sinh viết vở, giáo viên chấm một số bài.
 Giáo viên: Chuyển đọc chơn bài thơ.
 Giáo viên sử dụng tranh vẽ của bài == > phóng to và dán lên phần bảng đen của lớp hợp lí. Bức tranh đẹp, màu sắc rõ ràng thể hiện thật sinh động đời sống và hoạt động của các con vật có trong bài đọc:
 Cá mè ăn nổi
Cá chép ăn chìm
 Con tép lim dim
 Trong chùm rễ cỏ
 Con cua áo đỏ
 Cắt cỏ trên bờ
 Con cá múa cờ
 Đẹp ơi là đẹp.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm những tiếng có vần vừa học ôn: (tép, đẹp).
Cùng với sự hướng dẫn của cô - học sinh đọc bài rõ ràng – biết diễn cảm.
(“đẹp ơi là đẹp” – dễ thấy vẻ đẹp điệu đà, mềm mại của con cá cờ).
 Kết quả: Khảo sát 15 em – cả 15 em đều phát biểu rất thích học buổi học này.
 * Sử dụng đồ dùng đúng lúc, đúng chỗ : 
 Chuẩn bị tốt đồ dùng rất cần thiết nhưng chưa đủ. Sử dụng đồ dùng đúng lúc, đúng chỗ mới là điều kiện để đồ dùng phát huy hiệu quả. 
 Để tạo sự lôi cuốn học sinh tham gia vào giờ học đôi khi người giáo viên phải biết kết hợp minh họa nhanh trên bảng kết hợp với đồ dùng làm sẵn tạo chiều sâu của tiết học có chất lựợng.
 Ví dụ: dạy bài 90 – Tiết Ôn tập Tiếng Việt; lớp 1; tiết 2 - Chuyện kể: Ngỗng và tép (là phần cuối của bài).
 Đồ dùng dạy học: Giáo viên vẽ 4 bức tranh của bài và 1 bức gồm 4 tranh.
 Lần 1: Máy chiếu chiếu từng tranh: giáo viên kể nội dung từng tranh
 Lần 2: Giáo viên kể một mạch nội dung truyện, máy chiếu chiếu liền 4 tranh.
 Sau đó học sinh thảo luận nhóm dựa vào sách giáo khoa và lên kể lại nội dung từng tranh trên máy chiếu.
 Nhận xét: Tranh vẽ đẹp, rõ nét, thể hiện rõ nội dung của truyện
(Các nhân vật: vợ chồng bác chủ nhà - ông khách, vợ chồng ngỗng - tép)
giáo viên sử dụng tranh và máy chiếu linh hoạt, thành thục, học sinh học sôi nổi, hứng thú.
 * Khai thác hết tính năng, tác dụng của đồ dùng :
 Giáo viên phải biết khai thác triệt để tính năng của đồ dùng thì giờ học mới sôi nổi hấp dẫn. Muốn như vậy giáo viên phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi kèm theo để khai thác hết kiến thức. Tức là giáo viên phải kết hợp cùng lúc 3 phương pháp: trực quan - quan sát nhận xét - tiến tới sự liên tưởng, hình thành khả năng nhớ lại các hình ảnh đã được quan sát, được thao tác,
 * Không lạm dụng đồ dùng dạy học :
 Học sinh tiểu học thích những cái mới, cái lạ để bắt chước theo, thích ghi nhận nhiều nhưng lại ít có khả năng chọn lọc. Vì vậy giáo viên phải thường xuyên đổi mới đồ dùng và không nên lạm dụng đồ dùng nếu không sẽ phản tác dụng dẫn đến nhàm chán.
 Ví dụ Tiết 18 – bài 18: Vẽ tranh: Đề tài tự chọn
 Đồ dùng dạy học có sẵn ( 4 bức tranh phong cảnh); 5 bức tranh sưu tầm của học sinh lớp trước.
 Ở bài này nhiều giáo viên chưa biết chọn lọc để giảng bài vẽ tự chọn cho hiệu qủa. Có giáo viên đưa ra rất nhiều tranh vẽ mà vẫn cảm thấy thiếu, chưa đủ, chưa nói được hết những gì bài yêu cầu và khả năng học sinh chưa đạt được sự thoả mãn .
 Nhiều giáo viên còn chưa xác định được "thế nào là vẽ tranh đề tài tự chọn". Có giáo viên đưa cả vẽ trang trí, vẽ theo mẫu vào đồ dùng. Chính vì vậy mà bài giảng lan man không tập trung. Với bài này thầy giáo đã chọn mỗi chủ đề một tranh như: Tranh phong cảnh: Phong cảnh nông thôn, phong cảnh miền núi, phong cảnh miền biển, phong cảnh thành phố, và tập trung vào mỗi loại 1 tranh để gợi mở đề tài cho học sinh tự lựa chọn chủ đề để vẽ . Vì thế bài vẽ của học sinh vừa phong phú về đề tài vừa đảm bảo thời gian thực hành của học sinh và khả năng sáng tạo của học sinh sẽ cao hơn. ( Tiết dạy của thầy Bùi Trần Thiên Hiển – tham gia thi giáo viên giỏi cấp trường)
 Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, kỹ năng hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua việc sử dụng thiết bị dạy học một cách chủ động, tích cực và sáng tạo.
 b.3. Chú trọng tổ chức hội thi đồ dùng dạy học cấp tổ, trường và tham gia thi ĐDDH các cấp có hiệu quả.
 Qua các hội thi ĐDDH giáo 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_VUI.doc