Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở trường THPT Quảng Uyên – Tỉnh Cao Bằng Năm học 2006 - 2007

Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở trường THPT Quảng Uyên – Tỉnh Cao Bằng Năm học 2006 - 2007

 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là biện pháp quan trọng nhất quyết định chất lượng dạy và học của một nhà trường, nhà trường chỉ đạt được hiệu quả giáo dục cao khi có một đội ngũ giáo viên kiên định về tư tưởng chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng. Để nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cần phải có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, liên tục trước mắt và lâu dài. Phải biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng. Bồi dưỡng tư tưởng chính cho giáo viên nhằm nâng cao nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan của người giáo viên, nhằm tạo ra một sự nhạy bén, sự mẫn cảm và khả năng thích ứng về mọi mặt xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Những nhận thức đó tạo lên sức mạnh , niềm tin và lý tưởng của từng giáo viên, từ đó giáo viên nhận thức rõ vai trò , vị trí trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục trẻ em lứa tuổi trung học phổ thông.

 

doc 13 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1379Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở trường THPT Quảng Uyên – Tỉnh Cao Bằng Năm học 2006 - 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội ngũ giáo viên trong trường THPT là một biện pháp mà người quản lý luôn phải quan tâm hàng đầu nhằm xây dựng đội ngũ đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển thực tế xã hội của đất nước, yêu cầu phát triển giáo dục nói chung và yêu cầu phát triển của nhà trường PTTH nói riêng.
Trường THPT Quảng uyên chúng tôi có bề dày thành tích qua 45 năm xậy dựng và trưởng thành là cái nôi giáo dục của huyện nhà .Trong những năm qua chất lượng giáo dục ngày càng tăng . Trường đã có học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia. Đội ngũ giáo viên thì thiếu, năng lực chuyên môn chưa đáp ứng được đổi mới phương pháp dạy học.Năm học 2006 - 2007 là năm đầu tiên dạy học theo phương pháp đổi mới. Chính vì vậy đòi hỏi ở người thày phải giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu đó. Nhằm để nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trong trường PTTH Quảng Uyên, trong những năm qua Ban giám hiệu trường chúng tôi đã xác định được việc bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên là việc làm quan trọng và cần thiết, song còn nhiều bất cập chưa đạt được kết quả như mong muốn. Chính vì những lý do trên nên tôi tìm “Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở trường THPT Quảng Uyên – Tỉnh Cao Bằng Năm học 2006 - 2007”.
Giải quyết vấn đề
 Những cơ sở khoa học của việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường PTTH.
1.- Cơ sở lý luận
Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong tập thể sư phạm nhà trường, là lực lượng trực tiếp thực hiện mục tiêu, kế hoạch giảng dạy, giáo dục của nhà trường, là người tạo nên uy tín, chất lượng hiệu quả cho nhà trường. Xây dựng và phát triển đội ngũ là thực hiện quan điểm về “Giáo dục là quốc sách” và thực hiện nghị quyết TW 4 khoá 8: “Khâu then chốt đó thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục và chính trị, tư tưởng, đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn”.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành trung ương Đảng khoá 8 đã nêu “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”. Nghị quyết của hội nghị trung ương 4 khoá VI cũng đặc biệt quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ nhà giáo cần có đủ sức đủ tài để chấn hưng nền giáo dục nước nhà và chú trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống của nhà giáo đặc điểm của của lao động sư phạm đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải thường xuyên học tập, rèn luyện, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển KH – CN , phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại. Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Bối cảnh trên đã tạo ra nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục. Nhà giáo không chỉ truyền đạt tri thức mà phải chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách có hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp.
 Đảng, Nhà nướcvà nhân dân ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan tâm nhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của mọi tầng lớp nhân dân về học tập. Để đổi mới giáo dục thì người thầy giáo có vai trò vô cùng quan trọng “Là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình giảng dạy và quyết định chất lượng giáo dục”. Nói như vậy ta không có ý phủ nhận vai trò của người học mà ta phải coi người học là chủ thể trong quá trình tiếp nhận tri thức, nhưng chủ thể ấy vẫn phải tồn tại có sự hướng dẫn gợi mở của người thầy để người học tiếp thu một cách sáng tạo.
 Với một vị trí quan trọng như vậy, người thầy giáo phải có những tiêu chuẩn về phẩm chất và chuyên môn – nghiệp vụ mới có thể đáp ứng được những yêu cầu của xã hội hiện nay.
 Như vậy việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo là việc làm hết sức quan trọng, quyết định sự phát triển của mỗi nhà trường. Do đó người cán bộ quản lý nhà trường phải coi đây là công việc đầu tiên , giữ vai trò quyết định đối với chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường.
 .2- Cơ sở thực tiễn.
Trường THPT Quảng Uyên hiện nay là một trong những trường THPT lớn của tỉnh Cao Bằng .Trong những năm qua mặc dù cơ sở vật chất còn thiếu. Giáo viên thiếu . Điều kiện sống của giáo viên còn khó khăn nhưng các thầy giáo luôn tâm huyết với nghề. Luôn dạy học với tinh thần và trách nhiệm cao nhất. Vì vậy trong các năm học 2003, 2004, 2005 trường đã có nhiều học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia. Nhưng để đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng đội ngũ thì vẫn cần phải tiếp tục bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
Đội ngũ giáo viên THPT hiện nay , hầu hết được đào tạo chính quy bậc Đại hoc. Từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới , Sự nghiệp giáo dục được toàn Đảng , toàn dân quan tâm đúng mức. Người thầy đã được quan tâm về vật chất, tinh thần và có vị thế trong xã hội. Các trường ĐH sư phạm đã thu hút được nhiều những sinh viên giỏi, tâm huyết với nghề vào học tập.
 Đội ngũ giáo viện ở trường THPT Quảng Uyên trong những năm qua luôn thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng , trình độ giáo viên còn một số chưa đạt chuẩn Đại học (Môn tiếng Anh, môn Thể dục ở trình độ Cao đẳng). Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu, không đồng bộ, lạc hậu, trình độ chuyên môn của giáo viên không đồng đều, năng lực hạn chế. Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy và kết quả giáo dục của nhà trường
 2.1 Đánh giá chung:
 Thuận lợi : Đội ngũ giáo viên của trường đều được đào tạo chính quy, đa số giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng nhiệt tình và say mê với công việc.
 Nhiều giáo viên đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh nhiều năm, có kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục học sinh ,tận tâm vời nghề.
 Khó khăn: Tuy có những thuận lợi như trên, trường THPT Quảng Uyên chúng tôi còn gặp một số khó khăn sau: 
 - Trình độ giáo viên còn hạn chế , chưa đồng đều ở các bộ môn , một số giáo viên chưa đạt chuẩn: 4 đ/c (trình độ cao đẳng năm 2005).
 - Một số giáo viên trẻ nhiệt tình song chưa có kinh nghiệm, một số giáo viên tinh thần học hỏi chưa cao , còn ngại việc, ngại đi dự giờ thăm lớp, chưa sát sao với lớp chủ nhiệm.
Một số giáo viên tuổi cao thì hay bảo thủ với những phương pháp dạy học cổ truyền, truyền thụ một chiều không phát huy được tính tích cực của học sinh.
- Chất lượng của học sinh đầu vào còn thấp, không đồng đều cũng là một khó khăn lớn của trường trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trường.
2 .2 Quá trình nghiên cứu :
 - Trong quá trình đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thì nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc soạn giảng và truyền thụ kiến thức cho học sinh, việc sử dụng đồ dùng thí nghiệm còn lúng túng , năng lực chuyên môn hạn chế, khả năng bao quát lớp còn yếu, một số giáo viên tuy có kiến thức nhưng không có phương pháp sư phạm nên việc truyền thụ bài giảng cho học sinh kém hiệu quả, dẫn đến học sinh không hiểu bài và gây mất trật tự trong giờ học, giáo viên thì bất lực. 
 - Về công tác chủ nhiệm lớp:
 Do đội ngũ giáo viên có nhiều giáo viên trẻ, kinh nghiệm chủ còn ít, lại chưa sâu sát với học sinh , chưa nắm chắc được điều kiện hoàn cảnh của từng học sinh nên gặp khó khăn khi giáo dục học sinh nhất là đối với học sinh cá biệt. Giáo viên chủ yếu lấy quyền để mắng và phạt học sinh là chính mà chưa dùng các biện pháp giáo dục và thuyết phục bằng tình cảm để cảm hóa học sinh . Mặt khác một số giáo viên nắm chưa chắc một số văn bản, chủ trương nhất là về xây dựng, đóng góp tiền và lao động Nên giải thích cho phụ huynh học sinh không rõ ràng gây bức xúc trong phụ huynh học sinh.
 - Công tác tự bồi dưỡng, tự đọc, tự học của giáo viên đã có nhưng nặng về hình thức, chưa thường xuyên , chưa sâu. Cơ sở vật chất thiết bị dạy học còn thiếu trầm trọng : Trường chưa có phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn, chưa có phòng học bộ môn, chưa có nhà đa năng nên ảnh hưởng nhiều đến việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên của trường .
 2.3 – Một số vấn đề đặt ra trong chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trường THPT Quảng Uyên.
 Ban giám hiệu trường đã xác định việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong trường là một nhiệm vụ then chốt, cần phải làm ngay để đáp ứng nhu cầu của học sinh và nhu cầu của xã hội. Là một phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn của trường tôi xin đề cập đến một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn , nghiệp vụ cho giáo viên như sau:
 2.5.1 - Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức.
 2.5.2 – Bồi dưỡng kiến thức, năng lực chuyên môn cho giáo viên
 2.5.3 – Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm
Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn , nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trường THPT Quảng uyên - Cao Bằng.
 1 – Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức lý tưởng nghề nghiệp cho giáo viên.
 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là biện pháp quan trọng nhất quyết định chất lượng dạy và học của một nhà trường, nhà trường chỉ đạt được hiệu quả giáo dục cao khi có một đội ngũ giáo viên kiên định về tư tưởng chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng. Để nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cần phải có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, liên tục trước mắt và lâu dài. Phải biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng. Bồi dưỡng tư tưởng chính cho giáo viên nhằm nâng cao nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan của người giáo viên, nhằm tạo ra một sự nhạy bén, sự mẫn cảm và khả năng thích ứng về mọi mặt xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Những nhận thức đó tạo lên sức mạnh , niềm tin và lý tưởng của từng giáo viên, từ đó giáo viên nhận thức rõ vai trò , vị trí trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục trẻ em lứa tuổi trung học phổ thông.
 Việc bồi dưỡng tư tưởng chính tri, phẩm chất đạo đức cho giáo viên ở trường THPT Quảng Uyên chúng tôi theo kế hoạch ngay từ đầu năm học: Cuối tháng hàng năm trước khi chuẩn bị bước vào năm học mới tổ chức cho giáo viên học tập về đường lối, chính sách của Đảng; Các chỉ thị, nghị quyết, thông tư hướng dẫn của Bộ , Sở, của các cấp chính quyền về giáo dục, 
Tổ chức cho cán bộ giáo viên học tập, quán triệt chỉ thị 40 – CT/TW ngày 15/6/2004 của ban bí thư, quyết định 9/2005/QĐ-TTg ngày 11/1/2005 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, công tác đánh giá và sắp xếp lại đội ngũ, quán triệt chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về nghiệp vụ năm học 2006 – 2007; Học tập pháp lệnh công chức, quy chế dân chủ cơ quan.
Tổ chức sinh hoạt chính trị hàng tháng theo chủ đề, mời nhân chứng lịch sử về nói chuyện nhân các ngày lễ lớn như kỷ niệm 22/12; Thành lập Đảng 3/2; nhân ngày sinh nhật Bác ,Hoặc kết hợp với Đoàn TN tổ chức ngoại khoá .
2. Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ giáo viên
Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm- chúng ta phải thực hiện tốt cuộc vận động “Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”. Kỷ cương trong việc chấp hành các chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước, kỷ cương trong chuyên môn, trong thi đua khen thưởng.
Trong phong trào tình thương và trách nhiệm nhiều đồng chí giáo viên là những tấm gương sáng trong giảng dạy, trong giáo dục học sinh cá biệt có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều đồng chí giáo viên day thêm cho học sinh yếu kém không thu tiền, đến tận nhà học sinh vận động học sinh có ý định bỏ học, quay lại trường học tập. Vận động các em lớp chủ nhiệm quyên góp tiền mua sách vở, đồ dùng học tập cho các bạn khó khăn. Xây dựng nếp sống tình thương, giúp đỡ mọi người, đoàn kết; Mỗi cán bộ giáo viên thấm nhuần câu nói: “Cả đời làm việc thiện chưa đủ, làm một việc ác quá thừa’. Với các đồng chi giáo viên: Phải hành động thiết thực trong tình thương đó là giảng dạy phải mang tính hiệu quả cao.
3.- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kiến thức bổ trợ
Để có nhiều trò giỏi, trước hết người giáo viên phải giỏi về chuyên môn mà mình phụ trách, kiến thức đó không phải vì được trang bị khi họ còn ngồi trên ghế của các trường đại học, mà nó được tích luỹ và bồi đắp trong suốt quá trình công tác của mỗi người. ở mỗi giáo viên tri thức sâu và rộng là nền tảng của năng lực sư phạm. 
Trước hết, căn cứ vào thực trạng của nhà trường và quy hoạch đào tạo trên chuẩn, chúng tôi đã xây kế hoạch bỗi dưỡng trên chuẩn ở các bộ môn, hiện tại chúng tôi có 1 thạc sĩ thuộc môn: Văn (1), Năm học 2006: 2007 trường chúng tôi có một đồng chí ôn thi cao học ( Môn Văn), phấn đấu mỗi năm trường tôi tạo điều kiện cho một đồng chí đi ôn và học cao học ở các môn còn lại (Với phương châm khi ôn thi trường giảm cho 50% số tiết dạy). 
Đối với môn thể dục và môn GDCD có 4 đồng chí có trình độ cao đẳng thì từ năm 2005 đến nay trường đã tạo điều kiện cho các đồng chí đó đi học để đạt trình độ chuẩn Đại học. Đối với các môn học khác, nhà trường tạo điều kiện cho các đồng chí giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ của sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức.
Ban giám hiệu nhà trửờng còn cử đội ngũ giáo viên cốt cách ở một số bộ môn chủ đạo như toán, văn, lý, hoá, anh... về học lớp bồi dưỡng cốt cán, luyện thi học sinh giỏi do Bộ, Sở tổ chức, đây là dịp để các giáo viên được học tập để nâng cao trình độ một cách hiệu quả, thiết thực. trình độ chuyên môn cho giao viên mà chất lượng mũi nhọn của nhà trường cũng tăng lên rõ rệt, đem lại uy tín đối với nhân dân địa phương. 
Để nâng cao trình độ kiến thức về tin học chúng tôi tổ chức cho giáo viên học tập về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường phổ thông, tiến tới phổ cập tin học cho giáo viên. Tôi đã lập kế hoạch học tin học cho trường trong năm học 2006 – 2007 chia thành hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Từ tháng 10/2006 đến tháng 4/2007: Học tin học cơ bản.
+ Giai đoạn 2: Từ tháng 9/2007 đến hết tháng 5/2008: Học tin học nâng cao sao cho giáo viên có thể tự soạn bài và giảng dạy trên máy tính .
Phấn đấu đến hết năm học 2006 – 2007: Tất cả các đồng chí giáo viên trong trường đều biết sử dụng máy vi tính để đánh văn bản, làm đề thi và đáp án các môn thi học kỳ, thi học sinh giỏi trường, làm điểm, tính điểm cho học sinh bằng máy vi tính. 
4. Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên
Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên cũng là một nội dung cơ bản quan trọng trong công tác bôi dưỡng, thực tế cho thấy có những đồng chí giáo viên có trình độ chuyên môn vững, nhưng phương pháp sư phạm, khả năng truyền thu cho học sinh còn hạn chế, dẫn đến hiện tượng học sinh mất trật tự, giờ giảng đạt kết quả thấp, có những giáo viên khả năng tổ chức lớp chủ nhiệm còn thiếu bài bản, không tỉ mỉ, khả năng giao tiếp với phụ huynh, với học sinh còn nhiều nên không có uy tín với học sinh. Do đó, ban giám hiệu chúng tôi đã xác định bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho cho giáo viên cụ thể là:
+ Kỹ năng lập kế hoạch dạy học, kế hoạch chủ nhiệm.
+ Kỹ năng dạy học trên lớp.
+ Kỹ năng quản lý giáo dục học sinh.
+ Kỹ năng giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp và công cộng.
Đặc biệt trong quá trình triển khai thực hiện chương trình chương trình nội dung sách giáo khoa mới tiến tới cả nước áp dụng chương trình chuyên ban vào năm học 2006 – 2007 này. Giáo viên cần phải có kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và sử dụng thành thạo các đồ dùng dạy học, các thí nghiệm áp dụng trong mỗi bài giảng thì mới có khả năng hướng dẫn học sinh, rèn kỹ năng thực hành cho các em thông qua đó học sinh sẽ chủ động lĩnh hội được kiến thức, giúp các em phát triển tư duy, tạo hứng thú cho các em khi tiếp thu bài giảng vầ áp dụng nội dung bài giảng vào thực tế đời sống. Để bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, ban giám hiệu chúng tôi đã đề ra kế hoạch từ đầu năm học thông qua các hoạt động sau:
Để nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên, chúng tôi tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp trường (Đối với những năm sở giáo dục không tổ chức thi giáo viên giỏi cấp tỉnh). Thông qua các đợt thi đua chào mừng những ngày lễ lớn trong năm học như kỷ niệm ngày nhà giáo Việt nam 20/11; Ngày quân đội nhân dân Việt nam 22/12; Ngay thành lập Đảng 3/2; Ngày thành lập đoàn 26/3...Sau mỗi lần chúng tôi đều có tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời cho giáo viên, đây cũng là dịp mỗi giáo viên được tự khẳng định mình, tạo điều kiện để anh em giáo viên phấn đấu góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
Về phía học sinh, Ban giám hiệu chúng tôi giao cho đoàn thanh niên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu 75 năm thành lập đảng cộng sản VN, tìm hiểu 60 nước CHXHCN Việt Nam: Đổi mới và phát triển ( Trong đó có cả cán bộ giáo viên tham gia) “Cuộc thi an toàn giao thông”, “Thi giáo dục sức khoẻ vị thành niên”, “Cuộc thi môi trường Xanh – Sạch - Đẹp”, “Bài trừ các tệ nạn xã hội trong học đường” học tập theo gương các anh hùng liệt sỹ: “Tiếp lửa truyền thống: Mãi mãi tuổi 20”. 
Một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nhà trường là dựa vào chỉ tiêu học sinh giỏi, học sinh đỗ tốt nghiệp và tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm. Nên ngoài việc tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, các cuộc thi như đã nói ở trên thì tôi đã lên kế hoạch luyện thi học sinh giỏi, bồi dưỡng học sinh yếu kém, kế hoạch ôn thi tốt nghiệp một cách cụ thể yêu cầu tổ chuyên môn cử giáo viên đảm nhiệm, ban chuyên môn của trường kiểm tra theo lịch đã được niêm yết. Có khích lệ các đồng chí giáo viên thực hiện tốt, đồng thời phê bình kịp thời những đồng chí giáo viên làm chưa hết trách nhiệm và đưa vào tiêu chí thi đua để đánh giá giáo viên hàng tháng. Coi đây là một trong những biện pháp để giáo viên tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Nhờ có chỉ đạo sát sao việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao nhận thức về tư tưởng, chính trị trong mỗi giáo viên của trường, trong những năm qua chất lượng đội ngũ của chúng tôi được nâng lên rõ rệt phấn đấu trình độ giáo viên đạt chuẩn 2010 là 100%. , Các đồng chí giáo viên có tay nghề chuyên môn tương đối vững vàng, có tâm lý ổn định, có uy tín đối với đồng nghiệp, với học sinh và phụ huynh.
III . Kiểm chứng :
Năm học 2005 - 2006 : những giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nhà trường đề nghị đi học các lớp bồi dưỡng thì giáo viên thường từ chối vì các lý do này nọ ,nhưng khi đặt vấn đề chuẩn hoá chất lượng đội ngũ giáo viên. trong năm học 2006 - 2007 trường sẽ tổ chức kiểm tra lại chất lượng đội ngũ nếu giáo viên nào không đạt yêu cầu thì sẽ bị đề nghị chuyển sang trường khác. các giáo viên đã đề nghị được đi chuẩn hoá và được dự các lớp bồi dưỡng nâng cao.
Năm học 2005 - 2006 Trường đã có kế hoạch yêu cầu những giáo viên nào không tự bồi dưỡng được học sinh giỏi bộ môn sẽ không xét thi đua. nếu để chất lượng của bộ môn mình quá thấp sẽ bị phê bình trước hội đồng dưới sự kiểm tra giám sát của lãnh đạo trường. Vì vậy năm học 2006 - 2007 số học sinh giỏi bộ môn vẫn duy trì được .Số học sinh giỏi cấp tỉnh vẫn duy trì bằng năm học 2005 - 2006 
IV : Hiệu quả đạt được
kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh trong 3 năm gần đây như sau:
Năm học
HS giỏi cấp tỉnh
HS giỏi quốc gia
Ghi chú
2004-2005
12
1
2005-2006
14
1
2006-2007
16
0
Kết quả thi giáo viên dạy giỏi các cấp vẫn giữ vững thể hiện trong 3 năm học:
+ Năm 2004 – 2005: 4 trên 4 đồng chí thi đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh môn Văn và Hoá.
- N ăm 2005 – 2006 ( Tổ chức vào đầu tháng 3/2006): 16/16 đồng chí đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện các môn .
- Năm học 2006 - 2007 : 1 / 2 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh và 16 Giáo viên đạt Giáo viên dạy giỏi cấp Huyện . Đây cũng là niềm tự hào cho đội ngũ giáo viên nhà trường, 
* Kết quả giáo dục học sinh năm học 2006 - 2007:
Tổng số học sinh toàn trường : 1564 em :
Về học lực
Giỏi
3 đạt 3%
Về đạo đức
Tốt
854 đạt54,6%
Khá
203 đạt12,97%
Khá
555 đạt35,48%
Trung bình
1150đạt70,74%
Trung bình
141 đạt9,01%
Yếu
208 đạt13,29%
Yếu
14 đạt0,91%
* Xếp loại thi đua:
+ 2/5 tổ được xếp loại tổ lao động xuất sắc.
+ Trường được đề nghị đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc.
+ Chi bộ đảng trong sạch vững mạnh, tiêu biểu của huyệ

Tài liệu đính kèm:

  • docLUAN VAN QUAN LY.doc