Đề tài Một vài phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ phát âm chuẩn Tiếng Việt

Đề tài Một vài phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ phát âm chuẩn Tiếng Việt

Về học sinh

 Nội dung môn Tiếng Việt nói chung và môn Tập đọc nói riêng rất phong phú, kênh hình ở sách giáo khoa được trình bày đẹp, phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi các em.

 Học sinh lớp Ba đã được học về kĩ năng đọc, kĩ năng nói, kĩ năng kể chuyện. Đây là điều kiện để giúp các em học sinh nói chung và nhất là các em học sinh dân tộc tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt.

Tuy nhiên một số học sinh chưa xác định động cơ học tập đúng đắn nên chưa chăm học.

 Chưa thực sự nắm được phương pháp học tập.

 Cha mẹ chưa quan tâm đúng mức đến việc học của các em, còn khoán trắng cho nhà trường, chưa tạo điều kiện cho các em học tập.

 Do bị chi phối bởi công việc gia đình nên thời gian tự học ở nhà quá ít không đảm bảo việc hoàn thành các bài tập, bài đọc và luyện đọc.

 Ngoài ra các trò chơi trên internet cũng như phim ảnh đã trực tiếp tác động làm ảnh hưởng không ít đến việc học tập của các em.

 

doc 17 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2447Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một vài phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ phát âm chuẩn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh trạng học sinh “nghiện” Internet dẫn đến trốn học, học sinh ham chơi hơn ham học mà bỏ học cũng không bị bố mẹ la rầy.
 Một số em học sinh dân tộc thiểu số còn có cảm giác mặc cảm, tự ti. Các em ngại giao tiếp bằng tiếng Việt, lo sợ cô giáo kiểm tra bài cũ, phải phát biểu xây dựng bài trong giờ học, “sợ” phải đến trường...điều này khó tạo ra một môi trường giáo 
dục thân thiện. Có những trường hợp giáo viên đến tận nhà khuyên bảo nhưng gia đình vẫn bất lực hoặc không để ý đến.
 b. Thành công - hạn chế 
+ Thành công : Trước sự quan tâm đặc biệt của các ban ngành từ trung ương đến địa phương cũng như của ban lãnh đạo nhà trường, các đoàn thể, các thầy cô giáo và hội cha mẹ học sinh, hiện nay các em học sinh dân tộc thiểu số có điều kiện tốt hơn để học tập và đến trường. Do đó chất lượng dạy và học càng được nâng cao. Các em chăm chỉ học tập tất nhiên các em sẽ học nhiều, đọc nhiều và ngày càng phát âm chuẩn tiếng Việt hơn. 
+ Hạn chế : Bên cạnh những thành quả trên thì dường như mọi biện pháp đưa ra vẫn còn có phần hạn chế. Vì tình trạng một số học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ vẫn còn nói tiếng mẹ đẻ, phát âm chưa chuẩn tiếng Việt nên các em học yếu môn tiếng Việt đang diễn ra. 
c. Mặt mạnh - mặt yếu 
 Bản thân tôi là khối trưởng, giáo viên trực tiếp giảng dạy đã nhiều năm, được tham gia nhiều lớp tập huấn, chuyên đề, hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, nên cũng đúc rút được một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy. Đồng thời được sự quan tâm của lãnh đạo, Công đoàn nhà trường và các đồng nghiệp nên tôi nhận thấy dạy học sinh dân tộc thiểu số ở tiểu học phát âm chuẩn tiếng Việt phát triển toàn diện là việc làm cần thiết. Đa số phụ huynh đã quan tâm đến việc học tập của con em mình nên đã thường xuyên liên hệ với phụ huynh để có biện pháp dạy các em phát âm chuẩn tiếng Việt kịp thời và hợp lí nhất.
Tuy nhiên do điều kiện kinh tế của gia đình các em còn gặp nhiều khó khăn, lớp tôi chủ nhiệm có (51,6 % học sinh là hộ nghèo), ngoài giờ lên lớp các em còn phải làm việc phụ giúp gia đình. Khả năng giao tiếp và sử dung tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế, kĩ năng giao tiếp chưa nhuần nhuyễn, một vài phụ huynh nói tiếng phổ thông gặp nhiều khó khăn, thậm chí có phụ huynh không biết chữ, nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy cho con em mình đọc và phát âm chuẩn tiếng Việt. 
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động một số biện pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt 
* Về giáo viên 
Tôi luôn ý thức quan tâm, chăm chút cho học sinh trong từng tiết học, với mỗi bài học tôi đã nghiên cứu kĩ để lựa chọn và tổ chức hình thức luyện đọc sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đồng thời tôi luôn luôn động viên khuyến khích, khêu gợi cho học sinh lòng ham mê học tập, có thái độ tích cực, tự giác luyện đọc. Tôi thường xuyên phát âm tiếng Việt thật chuẩn xác để các em nói và đọc theo. Thường xuyên cho các em phát biểu trước lớp, trước nhóm, trước liên đội,để từng bước trau dồi cho các em về kĩ năng phát âm chuẩn tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp từ đó các em vui chơi, hòa đồng với các bạn của lớp, của trường để cùng nhau học tập tốt môn Tập đọc.
Trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh, tôi đã phân loại các đối tượng học sinh.
 Tìm hiểu hoàn cảnh của từng học sinh để có biện pháp hướng dẫn cho các em khả năng học tập phát âm chuẩn tiếng Việt cho tốt nhất.
Đầu tư vào việc soạn giảng, gây hứng thú học tập cho học sinh.
Việc tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh: tập tổ chức các trò chơi, thi Giao lưu tiếng Việt, các hoạt động văn nghệTham gia các hoạt động của Đội như Trò chơi dân gian, Thi đố vui để học nhằm phát triển khả năng giao tiếp, khả năng biểu cảm, khả năng nói lưu loát cho học sinh chưa được chú trọng đúng mức nên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc phát âm chuẩn tiếng Việt của học sinh. 
 * Về học sinh 
 Nội dung môn Tiếng Việt nói chung và môn Tập đọc nói riêng rất phong phú, kênh hình ở sách giáo khoa được trình bày đẹp, phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi các em.
 Học sinh lớp Ba đã được học về kĩ năng đọc, kĩ năng nói, kĩ năng kể chuyện. Đây là điều kiện để giúp các em học sinh nói chung và nhất là các em học sinh dân tộc tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt.
Tuy nhiên một số học sinh chưa xác định động cơ học tập đúng đắn nên chưa chăm học.
 Chưa thực sự nắm được phương pháp học tập.
 Cha mẹ chưa quan tâm đúng mức đến việc học của các em, còn khoán trắng cho nhà trường, chưa tạo điều kiện cho các em học tập.
 Do bị chi phối bởi công việc gia đình nên thời gian tự học ở nhà quá ít không đảm bảo việc hoàn thành các bài tập, bài đọc và luyện đọc.
 Ngoài ra các trò chơi trên internet cũng như phim ảnh đã trực tiếp tác động làm ảnh hưởng không ít đến việc học tập của các em.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 
Như chúng ta đã biết thực trạng để “Học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt ” là một vấn đề nan giải của trường tiểu học Võ Thị Sáu nói riêng và của toàn ngành giáo dục nói chung. Vậy chúng ta muốn hạn chế được vấn 
đề này thì trước hết Đảng và nhà nước phải tiếp tục duy trì những chính sách thiết thực đã và đang thực hiện cho học sinh vùng núi cao, hải đảo như NĐ 49 (74)CP, đầu tư xây dựng thêm phòng học, các phòng chức năng cho trường tiểu học Võ Thị Sáu nói riêng và các trường học ở vùng khó khăn trên cả nước nói chung. 
Nhà trường cần chú trọng xây dựng tốt phong trào “Trường học thân thiện học sinh tích cực”, “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui ”, tổ chức nhiều hoạt động vui chơi bổ ích ngoài giờ lên lớp lành mạnh để thu hút học sinh đến trường. 
 Giáo dục học sinh phải biết lễ phép kính trọng các thầy cô giáo, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập. 
 Giáo viên chủ động tiếp xúc, gần gũi, thực sự yêu nghề, mến trẻ phải là một “Tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, tích cực đi thực tế gia đình học sinh để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh nhiều hơn nữa thì hiệu quả rèn cho các em đọc đúng, chuẩn tiếng Việt ngày càng đạt kết quả cao hơn.
 Tôi phải luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học, dạy lồng ghép các hoạt động, các trò chơi bổ ích để gây hứng thú cho các em không chán nản trong học tập, tạo cho các em cảm giác “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Từ đó các em sẽ gây hứng thú trong học tập và thích đến trường, đến lớp để học tập.
 Trong quá trình giảng dạy hoặc tiếp xúc nói chuyện với học sinh, với đồng nghiệp, với tất cả mọi người tôi cũng phải nói chuẩn tiếng Việt không được nói tiếng địa phương để các em bắt chước và học theo.
 Trong giờ dạy tôi phải quan tâm chú ý nhiều hơn đến học sinh đọc sai chính tả (dấu thanh, các phụ âm đầu, các vần khó) để uốn nắn các em đọc cho chính xác. 
Tôi phải theo học lớp dạy tiếng Ê đê để hiểu biết vốn ngôn ngữ, phong tục tập quán của người dân tộc địa phương nơi đang công tác, để phát huy hết khả năng của mình trong công tác giảng dạy.
Tôi là giáo viên chủ nhiệm tôi phối hợp với lãnh đạo, đoàn thể, hội cha mẹ học sinh trong nhà trường để cùng nhau nắm bắt tình hình, nguyên nhân những em phát âm sai tiếng Việt để có biện pháp phụ đạo, hỗ trợ, động viên các em đi học đầy đủ thì các em sẽ có tiến bộ về cách phát âm.
Tôi không ngần ngại tiếp thu ý kiến của bạn bè đồng nghiệp, của phụ huynh học sinh, nghiên cứu tài liệu có liên quan để phục vụ công tác giảng dạy phát âm chuẩn tiếng Việt cho học sinh có hiệu quả hơn. 
 Đặc biệt cần quan tâm nhiều hơn đến đối tượng học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm cảm hoá các em để các em coi thầy cô giáo là chỗ dựa tinh thần và tạo được mối quan hệ tình cảm thầy - trò, làm cho các em thích đến trường hơn ở nhà thì các em sẽ đi học chuyên cần và tích cực học tập do đó giảm thiểu được tối đa các em phát âm sai (dấu thanh, các phụ âm đầu, các vần khó).
 II.3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Giúp học sinh dân tộc tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Là một giáo viên tiểu học, hằng ngày trực tiếp giảng dạy cho các em tôi luôn suy nghĩ làm cách nào để giúp các em học sinh dân tộc tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt. Bởi vì có đọc đúng các em mới viết đúng và dùng từ, đặt câu, viết văn đúng. Đặc biệt, khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi về tri thức con người ngày càng cao, trong đó ngôn ngữ nói chuẩn và viết đúng chính tả là vô cùng cần thiết. Mỗi tiết học, mỗi buổi học tôi phải luôn gần gũi, chỉ bảo ân cần cho các em để các em thấy được việc học chữ, học làm người là một việc làm cần thiết nhất của mỗi người học sinh. Từ đó các em sẽ tích cực, tự giác trong học tập, các em cảm thấy thích được đi học, có động lực học tập và phấn đấu trở thành những lớp người 
phát triển toàn diện, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, tôi mạnh dạn đề ra một số biện pháp cụ thể như sau: 
Biện pháp 1: Tổ chức điều tra để nắm thông tin về học sinh nhằm phân loại đối tượng học sinhNgay từ đầu năm khi nhận lớp, tôi đã tiến hành điều tra các thông tin về học sinh từ đó hiểu được hoàn cảnh, sở thích của các em, các em thích học môn nào, môn nào em học giỏi nhất. Đặc biệt là về kĩ năng đọc tôi phân loại thành các đối tượng cụ thể. Thông qua đó, tôi đã lựa chọn các biện pháp kèm cặp, bồi dưỡng cho các em một cách hợp lí nhất.
Đối với những học sinh đã đọc tốt: Động viên, khuyến khích các em phát huy hơn nữa thành tích học tập của mình. Đồng thời cho các em giúp đỡ, hỗ trợ thêm các em học yếu hơn để giúp nhau cùng tiến bộ.
Đối với học sinh đọc yếu: giáo viên tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em học chưa tốt: vì gia đình chưa quan tâm, chưa có điều kiện và thời gian học ở nhà,  Đối với các em này, giáo viên cần động viên các em tự giác, tích cực và chủ động hơn trong học tập.
Sắp xếp chỗ ngồi sao cho các em có thể giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ.
Tôi nêu tầm quan trọng, yêu cầu cơ bản về việc rèn luyện kĩ năng đọc, cách phát âm chuẩn dấu thanh ( dấu ngã / dấu sắc), (dấu hỏi/ dấu nặng); các âm dễ lẫn : l / n, tr / ch, s / x,  Hướng dẫn các em ghi lại những âm, vần, tiếng, từ, dấu thanh,  dễ lẫn để theo dõi và thường xuyên luyện đọc và ghi nhớ. 
Biện pháp 2: Xây dựng ý thức tự giác trong học tập của học sinh
Trước khi học mỗi bài Tập đọc, tôi đã yêu cầu học sinh đọc nhiều lần ở nhà cho trôi chảy. Các em tự tìm các tiếng, từ có âm, vần và dấu thanh dễ lẫn, khó phát âm để luyện đọc nhiều lần. Sau đó, trả lời các câu hỏi và tìm hiểu trước nội dung của bài học.
Tôi cần tập cho các em ý thức tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Yêu cầu học sinh phải làm đúng, đủ các yêu cầu mà giáo viên đã đưa ra. Nếu học sinh đọc tốt, phát âm chuẩn giáo viên tuyên dương, khen ngợi cho các em khác 
học tập và noi theo. Nếu học sinh đọc chưa tốt, chưa chuẩn giáo viên cần phải có biện pháp hỗ trợ (phân tích, hướng dẫn cho các em đọc đi đọc lại nhiều lần) để giúp các em đọc đúng, đọc chuẩn chứ không phê bình hoặc chê trách học sinh trước lớp.
Khi học sinh thường xuyên đọc sai, giáo viên cần bình tĩnh tìm hiểu rõ nguyên nhân, nhẹ nhàng nhắc nhở uốn nắn để học sinh có ý thức tự sửa chữa.
Trong các giờ Tập đọc, khi học sinh đọc sai giáo viên cho các em dừng lại để đọc lại tiếng, từ đó. Nếu vẫn sai cần yêu cầu các em đọc chậm tiếng từ đó hoặc có thể cho các em đánh vần để ghi nhớ về âm, vần, dấu thanh trong tiếng đó rồi yêu cầu học sinh đọc lại cả câu một hoặc vài lần sau đó tuyên dương khích lệ các em. (VD)
 Biện pháp 3: Rèn kỹ năng phát âm 
 Để việc rèn kỹ năng phát âm cho học sinh dân tộc thiểu số đạt hiệu quả, trước hết tôi phải phát âm chuẩn về tiếng Việt, nếu tôi phát âm không chuẩn thì sẽ làm các em phát âm sai theo tôi.
 Việc sửa lỗi phát âm cho các em phải được chú trọng và thực hiện trong mọi lúc, mọi nơi, trong tất cả các giờ học, môn học. Tôi đứng lớp phải biết tạo không khí thân thiện trong lớp học, tạo môi trường giao tiếp thuận lợi để khuyến khích các em phát huy khả năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Tổ chức các hình thức dạy học phong phú cho các em như: trò chơi, hoạt động nhóm để các em có nhiều cơ hội được nói. Trong giờ học cần đặt những câu hỏi gợi mở, ngắn gọn, đưa ra các tình huống giao tiếp thuận lợi giúp các em chủ động phát triển vốn ngôn ngữ tiếng Việt. Đặc biệt tôi phải biết động viên, khuyến khích, đưa ra biện pháp hỗ trợ để các em nói khéo léo, biết chỉnh sửa khi nghe các bạn phát âm sai hoặc dùng từ, đặt câu chưa chuẩn.
Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh phát âm 
 Ở giai đoạn tiểu học, do các cơ quan cảm giác chưa phát triển hoàn thiện nên bộ máy phát âm của các em chưa chuẩn các em thường đọc lẫn l/n, b/v, l/đhoặc đọc các từ khó còn lệch lạc như khúc khuỷu, ngoằn ngoèo, đọc bỏ dấu thanh như hô thành hốhay những khiếm khuyết nào đấy trong bộ máy phát âm sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ra lỗi phát âm. 
 Ví dụ người có lưỡi hơi ngắn sẽ khó phát âm chính xác các chữ như n, ch, rngười có lưỡi dài thường phát âm không tròn vành rõ tiếng, người hở hàm ếch,
răng thưa, lưỡi gà ngắn thường khó phát âm các âm gió, âm sát, âm họng. Ngoài ra
cấu tạo vòm họng, dây thanh ảnh hưởng rất lớn đến việc phát âm. Ảnh hưởng của cách phát âm tiếng mẹ đã trở thành thói quen với học sinh dân tộc thiểu số nói chung và học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số trường Tiểu học Võ Thị Sáu nói riêng, khi học một ngôn ngữ mới các em khó làm quen với thao tác phát âm mới, nhất là những âm khó, những âm không có trong tiếng mẹ đẻ, bởi vậy khi các em sử dụng tiếng Việt vẫn còn mang dấu ấn của tiếng mẹ đẻ ở đâu đó trong âm sắc ngữ điệu. Cụ thể: Dân tộc Ê đê không phân biệt được dấu sắc, hỏivần ênh/êênh, ôc/ôôc, vần ong/oong, ong/ônghọc sinh lớp 3 dân tộc thiểu số của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu có điều kiện sống và hoàn cảnh khác nhau, nhưng đa phần môi trường sống của 
các em chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên thời gian sử dụng tiếng Việt của các em rất ít, bị bó hẹp. Chính vì vậy khi dạy tập đọc cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3, tôi cần phải chú ý đến cách phát âm, chú ý sửa lỗi phát âm cho học sinh một cách có định hướng, toàn diện nhằm giúp các em sử dụng tiếng Việt hiệu quả trong học tập cũng như trong giao tiếp. Học sinh dân tộc không phải bao giờ cũng phát âm chuẩn, chính xác, hiểu những từ mình phát âm (tiếng mẹ đẻ, yếu tố sinh lý, yếu tố xã hội) nên hầu như toàn bộ sự chú ý của các em tập trung vào việc nhận mặt chữ, đánh vần để phát thành âm. Mặt khác học sinh dân tộc thiểu số thường phát âm sai nhưng các em không thể phân biệt được lỗi sai của mình khi phát ra lời nói, do đó nó có ảnh hưởng đến khả năng phát âm của các em.
Trong việc trang bị kiến thức cho học sinh, tôi không nên áp đặt cho học sinh theo một khuôn mẫu nhất định mà tùy vào từng bài cụ thể để giáo viên tìm ra phương pháp và hình thức phù hợp nhất giúp cho học sinh ngày càng yêu thích phân môn Tập đọc, từ đó nâng cao kĩ năng đọc cho các em.
* Trong quá trình hướng dẫn luyện đọc, nếu các em chưa thực hiện được yêu cầu giáo viên đề ra thì giáo viên phải đưa ra biện pháp hỗ trợ các em đọc cho đúng hoặc gần đúng theo yêu cầu và có nhận xét tuyên dương khích lệ kịp thời để các em cố gắng học tập.
Biện pháp 5: Tăng cường các hoạt động tập thể ngoài giờ học trên lớp nhằm tạo môi trường giao tiếp tự nhiên cho học sinh 
Ngoài giờ học trên lớp, khi ra chơi hoặc ở nhà các em học sinh dân tộc tại chỗ thường không sử dụng tiếng phổ thông trong giao tiếp mà thường sử dụng tiếng mẹ đẻ nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát âm không chuẩn trong khi học. Vì thế, tôi cần tổ chức các hoạt động tập thể, có thể tham gia chơi cùng học sinh, hướng dẫn các em các chơi trò chơi sân trường để các em nói với nhau bằng tiếng Việt cho chuẩn. 
 Ví dụ như: Tổ chức giao lưu “ Tiếng Việt của chúng em”, chơi trò chơi “ Đoán chữ ”, thi “Đố vui để học”, trò chơi dân gian để giúp các em luyện phát âm đúng, nói chuẩn tiếng Việt. Tham gia biểu diễn văn nghệ, thi kể chuyện, hoạt động thể dục thể thao.
 Các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề, chủ điểm tôi tổ chức cho học sinh thi đọc thơ, kể chuyện, thi đọc diễn cảm, thi văn nghệ trong giờ sinh hoạt tập thể để các em nói tiếng Việt nhiều hơn thì các em sẽ phát âm chuẩn tiếng Việt.
 Thông qua các hoạt động trên mà tạo ra các tình huống thực cho học sinh được giao tiếp bằng Tiếng Việt với nhiều người, học sinh với học sinh, của nhóm này với nhóm khác hoặc tập thể của lớp này với lớp khác dưới sự hướng dẫn tích cực của tôi và anh Tổng phụ trách Đội. Từ các hoạt động này làm cho học sinh tự tin trong giao tiếp và có nhiều cơ hội nói tiếng Việt thật chuẩn xác.
Biện pháp 6: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
Học sinh tiểu học là lứa tuổi thích tìm tòi, học hỏi, các em rất hiếu động song cũng rất nhanh chán. Vì vậy, trong giờ Tập đọc giáo viên phải tổ chức điều khiển khéo léo, gây bầu không khí sôi nổi, kích thích hứng thú học tập và nâng cao ý thức tự giác của học sinh. Muốn thực hiện được điều này, trước hết giáo viên phải có nghiệp vụ sư phạm tốt, phát hiện kịp thời khi học sinh đọc sai, giáo viên phải kiên trì uốn nắn sửa cho học một cách tận tình. Cho các em đọc tốt đọc trước sau đó cho học sinh đọc chưa tốt đọc lại, có thể cho các em đọc nhiều lần một từ, một câu để các em ghi nhớ cách đọc. Tổ chức cho học sinh đọc theo cặp, theo nhóm để tự các em sửa lỗi cho nhau để khi đọc trước lớp các em đọc yếu có thể ít mắc lỗi và tự tin hơn. Giáo viên và lớp cần động viên, khen ngợi các em thường xuyên dù đó chỉ là một tiến bộ nhỏ.
Biện pháp 7: Xây dựng mối quan hệ bạn bè 
Trong học tập, mối quan hệ bạn bè rất cần thiết, nó là động lực để giúp các em cùng thi đua nhau học tập. Ở mỗi tiết học, tôi thường chia nhóm ngẫu nhiên để tạo điều kiện cho các em được giao tiếp bằng tiếng Việt, được luyện đọc với đa số các bạn trong lớp. Các em thay nhau làm nhóm trưởng để em nào cũng được điều hành hoạt động của nhóm. Đồng thời những em phát âm tốt hay chưa tốt đều phải cùng giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình. Khi nhận xét, đánh giá các nhóm, tôi thường nhận xét tuyên dương chung cho cả nhóm làm tốt và đưa ra biện pháp hỗ trợ cho các nhóm đọc (viết) sai chính tả chưa chuẩn tiếng Việt hoặc chưa hoàn thành. Có như vậy các em mới có ý thức giúp các bạn phát âm chưa chuẩn, đọc chưa tốt trong nhóm mình. Ngoài ra, tôi còn xây dựng những đôi bạn cùng tiến những em đọc tốt giúp đỡ những em đọc yếu (phát âm chưa chuẩn) trong các giờ ra chơi, trong các buổi tự học, hoặc những em nhà ở gần nhau sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Biện pháp 8: Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội và các giáo viên bộ môn
 Kết hợp với giáo viên Tổng phụ trách Đội và các giáo viên bộ môn để Tạo môi trường Tiếng Việt thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, phương tiện bổ trợ 
 Ví dụ như:
 Tranh ảnh, sách báo ở thư viện.
 Chương trình phát thanh, bản tin của liên đội hàng tuần.
 Thông qua đồ dùng dạy học, trang trí lớp học.
 Thông qua ti vi, vi tính, đài phát thanh.
Tổ chức cho các em chơi các trò chơi như: trò chơi phóng viên, đóng vai xử lí tình huống, múa hát tập thể, chơi trò chơi “ Đoán chữ ”, thi “Đố vui để học”, trò chơi dân gian, “ học mà chơi, chơi mà học”... Từ đó giúp các em trở nên tự tin, năng động và sáng tạo nhằm củng cố cho học sinh về kĩ năng sống, kĩ năng đọc phát âm chuẩn tiếng Việt. Tạo hứng thú học tập để các em cảm thấy ‘Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, các em tự nhìn nhận ra những hạn chế của bản thân so với bạn bè trong lớp, trong khối để có ý thức sửa chữa, uốn nắn. Có như vậy sẽ từng bước giúp
học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Để làm tốt việc giúp học sinh dân tộc tại chỗ phát âm chuẩn tiếng Việt là một việc làm khó khăn, vất vả, đòi hỏi người giáo viên phải tìm hiểu kĩ nội dung cơ bản của chương trình, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cách đọc của đoạn văn, đoạn thơ cho học sinh hiểu. Giáo viên phải đọc mẫu chuẩn, hay, có sức cuốn hút học sinh, vì trong khâu rèn đọc thì việc đọc mẫu của giáo viên là chuẩn mực để học sinh bắt trước và so sánh, đánh giá với giọng đọc của mình. Đồng thời, giáo 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN BÙI THỊ THƯ VTS 2014_2015.doc