Đề tài Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng tính, giải toán cho học sinh lớp 1

Đề tài Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng tính, giải toán cho học sinh lớp 1

Bài bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10

Ở bài tập số 3 ( b), có đề tóm tắt.

 Có: 10 quả bóng

 Cho: 3 quả bóng

 Còn: .quả bóng?

Nếu các em nhìn tóm tắt sẽ đọc đề theo tóm tắt như sau: Có 10 quả bóng, cho 3 quả bóng. Còn chấm chấm quả bóng? (các em đọc đề theo tóm tắt). Có nhiều giáo viên dạy vì không hướng dẫn hoặc hướng dẫn sơ sài phần bài viết phép tính thích hợp chỉ nhìn tranh vẽ mà không cho học sinh đọc đề theo tranh vẽ, nên khi gặp bài toán này, các em thường lúng túng khó định hướng được phải làm tính gì?

Tôi ghi đề theo tóm tắt và hướng dẫn các em đọc đề hoàn chỉnh như sau: Có 10 quả bóng, cho đi 3 quả bóng. Hỏi còn lại mấy quả bóng? Vừa đọc đề theo tóm tắt đồng thời tôi hướng dẫn giúp các em hiểu đề bài toán. Tôi lấy phấn gach chân số liệu; các từ thông qua câu hỏi gợi mở như: Có mấy quả bóng? (10 ), cho đi mấy quả bóng? ( 3), tôi gạch chân từ cho đi và số 3.

Cho học sinh nhắc lại các thuật ngữ như: cho đi, bay đi, rụng đi, hái đi, nhảy đi, gạch bỏ đi, chạy đi, cắt đi.

Ta làm tính gì? ( tính trừ). Và giúp các em hiểu câu hỏi của bài toán gắn liền với thuật ngữ của đề bài đã cho đó là: Nếu ở đề bài có các từ như: cho đi, bay đi, rụng đi, hái đi, nhảy đi, gạch bỏ đi, chạy đi, rời bến ( ô tô, tàu), cắt đi thì câu hỏi bao giờ cũng gắn liền với từ để hỏi là: còn lại. Các thuật ngữ ở đề bài đã cho liên quan mật thiết với câu hỏi và phép tính, do đó khi đọc đến đây, tôi gạch chân từ: ( còn), từ đó sẽ giúp các em nhớ lại kiến thức đã học và lập đúng được phép tính.

10 – 3 = 7

 

doc 21 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2052Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng tính, giải toán cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n.
b: Đối với phần thực hành của bài mới và bài luyện tập – luyện tập chung.
Từ việc vận dụng kĩ năng tính đúng, nhanh của phần bài mới, tôi đã hướng dẫn các em vận dụng linh hoạt vào thực hành tính thông qua phần thực hành, tiết luyện tập, luyện tập chung. Vì tất cả các phép tính đều được hình thành từ phần bài mới mà ra. Nếu tính theo hàng ngang cần đảm bảo tính từ trái sang phải. Nếu gặp bài tính nhẩm thì tôi yêu cầu theo dõi bài trong sách giáo khoa và lần lượt nối tiếp nêu nhanh phép tính có trong sách và kết quả của phép tính đó, em nào chậm thì em khác trả lời, nếu trả lời chưa đúng, tôi cho cứu trợ bằng phép tính khác tùy vào lực học của em đó. Khi tôi hỏi, tôi đã yêu cầu tất cả các em trong lớp đều làm việc (làm ban giám khảo). Như vậy sẽ củng cố được kiến thực và vừa tránh lãng phí thời gian, vừa làm cho lớp học thêm sôi động, giúp các em tự lĩnh hội được kiến thức thông qua câu trả lời của bạn.
Đối với dạng bài tính theo dãy tính. 
Tôi đã hướng dẫn các em bắt buộc tính từ trái sang phải các số chỉ có một chữ số thì tương đối dễ, nhưng đối với số có hai chữ số ( cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100), thì tôi hướng dẫn cộng hoặc trừ các chữ số hàng đơn vị trước và viết kết quả sau dấu bằng (=) nhưng hơi cách dấu bằng một chút vì kết quả đó thuộc hàng đơn vị, còn hàng chục tiếp tục thực hiện tính như hàng đơn vị, nhưng khi viết kết quả phải viết trước số lúc nãy đã viết (viết ngay sau dấu bằng – trước của số chỉ hàng đơn vị) vì kết quả đó thuộc hàng chục. Thay vì tập trung vào nháp, thì tôi định hướng cho các em tính đúng, rèn kĩ năng thực hiện tính nhanh. Nếu học đến bài có kèm tên đơn vị (cm) thì tôi hướng dẫn các em tính như thông thường và chỉ cần ghi tên đơn vị vào sau kết quả tính là xong.
Đối với đạng bài đặt tính rồi tính.
Nhiều học sinh chưa hiểu rõ hết yêu cầu của đề nên vẫn còn có học sinh viết kết quả theo hàng ngang. VD: đặt tính rồi tính 2 + 3. Học sinh viết kết quả ngay sau dấu bằng. 2 + 3.= 5
Còn tôi, tôi giúp các em hiểu rõ yêu cầu của đề. Bài yêu cầu những gì? (đặt tính – tính kết quả). Chốt lại: bài có 2 yêu cầu (yêu cầu thứ nhất là đặt tính; yêu cầu thứ hai là tính kết quả) và tôi lấy phấn gạch chân 2 yêu cầu của đề để làm rõ trọng tâm của đề 
Tôi hướng dẫn các em viết số theo đề hay số nào đọc trước thì viết trước, số viết sau phụ thuộc vào số viết trước sao cho các hàng tương ứng phải thẳng cột với nhau. Sau đó viết dấu cộng (+) hoặc dấu trừ (-) hơi lệch về bên trái giữa hai sô, kẻ dấu gạch ngang thay cho dấu bằng, vì nếu các em quên không gạch ngang mà ghi kết quả của phép tính cộng thì coi phép tính đó chưa có kết quả. Còn nếu phép tính trừ thì đặt tính sai ( vì không thể đặt tính trừ khi có ba số trở lên). Khi dạy làm quen đọc viết các số từ 1 -> 9 ở đầu năm học, tôi đã giúp các em hiểu các số có một chữ số đều thuộc hàng đơn vị, nên khi đặt tính tới đây đối với mấy phép tính đầu tôi thường hỏi để nhắc nhở các em cần đặt tính đúng thông qua câu hỏi giúp các em tự định hướng cho bài làm của mình ví dụ: số thứ nhất có mấy chữ số?, số thứ hai có mấy chữ số?, sau khi viết các số xong cần làm gì? vì chỉ có đặt tính đúng, thực hiện tính đúng mới cho kết quả đúng. 
34
42
76
36
-
6
30
+
 Thường thì học sinh hay đặt tính sai ở số thứ hai, vì các em chưa biết phân biệt và chưa có kĩ năng đặt tính khi viết số thứ hai cần phụ thuộc vào số thứ nhất.
30
6
90
VD: 
30
6
36
+
+
 Nhìn vào ví dụ, ta nhận thấy ở phép tính thứ nhất, do các em đặt tính sai dẫn đến kết quả của phép cộng sai; ở phép tính thứ hai tuy các em đặt tính sai nhưng vẫn có kết quả đúng vì đây là phép tính đơn giản, có thể em tính nhẩm cũng có kết quả đúng, nhưng đặt tính sai.
Tôi đã hướng dẫn các em đặt tính như sau: - Viết số thứ nhất, số thứ hai viết ở dòng dưới của số thứ nhất sao cho các hàng tương ứng phải thẳng cột với nhau, đồng thời tôi chỉ số tương ứng (VD phép tính 30 + 6 thì viết số 6 thẳng cột với số 0 vì số 0 và số 6 đều thuộc hàng đơn vị ). Muốn vậy, các em phải nhận biết được số các chữ số của từng số.
Từ ví dụ trên, tôi viết lại để sửa lỗi sai, đặt tính đúng phải là:
3
+
65
30
+
6
36
 Hoặc phép tính cộng	 
62
Chốt ý: Khi tính phải thực hiện tính từ phải sang trái, nhưng khi viết số ta phải viết 
số từ trái sang phải 
	đ. Đối với dạng viết phép tính thích hợp thông qua kênh hình.
Qua thực tế giảng dạy lớp 1 nhiều năm tôi thấy:
          - Phần lớn học sinh biết làm bài toán có lời văn.
          - Học sinh ham học, có hứng thú học tập môn toán nói chung và “Giải bài toán có lời văn” nói riêng.
          - Học sinh bước đầu biết vận dụng bài toán có lời văn vào thực tế.
Song bên cạnh đó, qua quá trình giảng dạy tôi thấy còn không ít học sinh còn lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Đó là:
          + Đọc được đề bài nhưng chưa hiểu đề bài, chưa biết thế nào là tìm hiểu bài toán có lời văn như: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ?
+ Không hiểu các thuật ngữ toán học như: thêm, bớt, cho đi, mua về, bay đi, chạy đến,. . . và câu hỏi: Có tất cả bao nhiêu? Còn lại bao nhiêu? . . . .
+ Không biết tóm tắt bài toán, lúng túng khi nêu câu lời giải, có khi học sinh nêu (viết lại) câu hỏi của bài toán. Không hiểu thuật ngữ toán học nên không biết nên cộng hay trừ dẫn đến nói sai, viết sai phép tính, sai đơn vị, viết sai đáp số.
Bài toán giải có lời văn được hình thành từ kiểu bài toán đơn qua tranh vẽ là viết phép tính thích hợp.
VD: Ngay từ bài đầu tiên: Bài phép trừ trong phạm vi 3
 Ta gọi hình vẽ đó là quả trứng. Nhìn vào hình vẽ, có em sẽ đọc bài toán như sau: Có 2 quả trứng và 1 quả trứng bị gạch bỏ. Hoặc có 3 quả trứng, gạch 1 quả trứng 2 quả trứng. Ta đều nhận ra rằng cả hai cách đọc đề của học sinh chưa đúng. Tôi vẽ lại hình và gợi ý giúp các em hiểu lúc đầu có mấy quả trứng? ( 3 ), sau đó tôi gạch bớt đi 1 quả trứng, kết hợp hỏi: Bỏ bớt đi mấy quả trứng? ( 1 ). Và đề bài toán hoàn thiện là: Lúc đầu có 3 quả trứng, bớt đi 1 quả trứng. Hỏi còn lại mấy quả trứng? Tôi đã hướng dẫn và yêu cầu các em nhắc lại nhiều lần đề bài toán sau khi đã hoàn thiện. 
Vừa làm vừa hướng dẫn các em viết phép tính thích hợp vào ô trống như sau: 
Có 3 quả trứng được viết số liệu là số 3 vào ô trống thứ nhất, bớt đi ta làm tính trừ.
Đến đay tôi nhấn mạnh các thuật ngữ dùng trong toán như: bớt đi ta làm tính trừ kết hợp viết dấu trừ vào ô trống thứ hai. Yêu cầu nhìn vào hình vẽ và hướng dẫn đếm xem còn lại mấy quả trứng? ( 2 ),
Hướng dẫn các em lập phép tính: 3 – 1 = và hướng dẫn điền kết quả hoặc nếu em nào đã hiểu phép tính trừ 3 – 1 = 2 thì điền số 2 vào sau dấu bằng.
3
-
1
=
2
Lưu ý: đối với viết phép tính thích hợp qua kênh hinh, tranh. Tôi yêu cầu các em phải viết phép tính theo hàng ngang ( không được viết theo cột dọc ) và đây cũng là cơ sở để các em vận dụng, rèn kĩ năng vào giải toán có lời văn khi viết phép tính giải.
Sau mỗi bài toán đều có chốt ý, tôi tìm điểm đặc trưng của bài toán để chốt ý sao cho toát lên được ý chính của bài, đó cũng là điểm tựa giúp các em dễ nhớ. Cũng trong bài phép trừ trong phạm vi 3, quan sát tranh trong sách giáo khoa toán 1 ta thấy ở bài tập số 3 ( phần thực hành của bài mới), đề yêu cầu viết phép tính thích hợp. Nhìn vào tranh vẽ tôi đã gợi ý để các em nói được: lúc đầu trên cành cây có 3 con chim, sau đó 2 con chim bay đi. Hỏi trên cành cây còn lại mấy con chim. Và hướng dẫn các em hiểu thuật ngữ “ bay đi” ta làm tính trừ. Đến đây tôi chốt lại. Như vậy nếu nhìn vào tranh vẽ mà các em đọc đúng đề là bay đi, cho đi, rụng đi, hái đi, nhảy đi, gạch bỏ đi, chạy đi. Ta làm tính trừ.
	Tương tự với phép cộng: 
Các mũi tên theo chiều ngang ( thêm ), các thuật ngữ bay đến, chạy đến ( chỉ hướng con vật đến), trong cùng một hình nhưng được chia 2 phần ( gộp). Ta làm tính cộng.
	e. Với dạng: Viết phép tính thích hợp
 Kiểu viết đề theo tóm tắt bằng lời.
Xét 2 ví dụ: 
 VD1: 	VD2: 
Có: 10 quả trứng Có: 5 kẹo	
Cho: 3 quả trứng Thêm: 3 kẹo
Còn: ....quả trứng? Có tất cả:kẹo?
Trước khi chính thức học “Giải toán có lời văn” học sinh được học bài nói về cấu tạo của một bài toán có lời văn. Hai ví dụ trên tuy hai phép tính khác nhau nhưng cùng có một điểm chung của đề, đó là: Bài gồm hai thành phần chính là những cái đã cho (đã biết) và những cái phải tìm (chưa biết). Vì vậy có thể giải thích cho học sinh: “ Bài toán đã cho biết gì?” - tôi gạch chân dữ kiện của đề đã cho để giúp các em nhận biết phần nào gọi là cái đã cho, cái đã cho bao giờ cũng có số liệu cụ thể và các thuật ngữ để thiết lập phép tính đó. Bài toán hỏi gì? – Tôi gạch chân câu hỏi. Mà muốn nhận biết câu hỏi (cái cần tìm) thì cuối câu hỏi bao giờ cũng có dấu hỏi chấm ( ? ). Kết hợp giữa thuật ngữ để thiết lập phép tính đúng và câu hỏi để khẳng định chắc chắn bài toán cần thiết lập phép tính nào cho đúng.
	 Kiểu bài thực hiện tính trừ
	Bài bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10
Ở bài tập số 3 ( b), có đề tóm tắt.
 Có: 10 quả bóng
 Cho: 3 quả bóng
 Còn: ....quả bóng?
Nếu các em nhìn tóm tắt sẽ đọc đề theo tóm tắt như sau: Có 10 quả bóng, cho 3 quả bóng. Còn chấm chấm quả bóng? (các em đọc đề theo tóm tắt). Có nhiều giáo viên dạy vì không hướng dẫn hoặc hướng dẫn sơ sài phần bài viết phép tính thích hợp chỉ nhìn tranh vẽ mà không cho học sinh đọc đề theo tranh vẽ, nên khi gặp bài toán này, các em thường lúng túng khó định hướng được phải làm tính gì?
Tôi ghi đề theo tóm tắt và hướng dẫn các em đọc đề hoàn chỉnh như sau: Có 10 quả bóng, cho đi 3 quả bóng. Hỏi còn lại mấy quả bóng? Vừa đọc đề theo tóm tắt đồng thời tôi hướng dẫn giúp các em hiểu đề bài toán. Tôi lấy phấn gach chân số liệu; các từ thông qua câu hỏi gợi mở như: Có mấy quả bóng? (10 ), cho đi mấy quả bóng? ( 3), tôi gạch chân từ cho đi và số 3.
Cho học sinh nhắc lại các thuật ngữ như: cho đi, bay đi, rụng đi, hái đi, nhảy đi, gạch bỏ đi, chạy đi, cắt đi. 
Ta làm tính gì? ( tính trừ). Và giúp các em hiểu câu hỏi của bài toán gắn liền với thuật ngữ của đề bài đã cho đó là: Nếu ở đề bài có các từ như: cho đi, bay đi, rụng đi, hái đi, nhảy đi, gạch bỏ đi, chạy đi, rời bến ( ô tô, tàu), cắt đi thì câu hỏi bao giờ cũng gắn liền với từ để hỏi là: còn lại. Các thuật ngữ ở đề bài đã cho liên quan mật thiết với câu hỏi và phép tính, do đó khi đọc đến đây, tôi gạch chân từ: ( còn), từ đó sẽ giúp các em nhớ lại kiến thức đã học và lập đúng được phép tính. 
10 – 3 = 7
	 Vận dụng từ cách học của các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10, như trên tôi đã nêu. Đến đây tôi chỉ hướng dẫn các em cách đọc đề hoàn chỉnh theo tóm tắt và thiết lập phép tính đúng theo đề chứ tôi không nhắc lại kết quả của phép tính nữa mà tôi yêu cầu các em trả lời nhanh kết quả ( vì đã học toán đơn),
Ở bài này, tôi chốt ý qua câu hỏi: Vậy các thuật ngữ như: cho đi, bay đi, rụng đi, hái đi, nhảy đi, gạch bỏ đi, chạy đi, đã bán, đã ăn, căt đi,  ( không còn nữa). Mà câu hỏi là: “ còn lại”, ta làm phép tính gì? ( tính trừ ).
	Kiểu bài thực hiện tính cộng.
	Tôi cũng thực hiện cách làm như trên nhưng thay các thuật ngữ “ thêm, chạy tới, đi tới, sẽ gắn liền với câu hỏi: có tất cả – ta thực hiện phép tính cộng”
VD: Đề bài tập số 5 / a – trang 89
Có: 5 quả
 Thêm: 3 quả
 Có tất cả:quả?	
Cũng có khi phải thực hiện phép tính cộng nhưng lại gặp phải đề như bài tập số 4 của bài luyện tập chung ( trang 88 ) 
Tổ 1: 6 bạn
Tổ 2: 4 bạn
 Cả hai tổ:  bạn?
Khi gặp phải đề như vậy, các em thường chưa định hướng được phép tính thích hợp, tôi cho các em trực tiếp thực hành như đề
Gọi 6 em lên bảng đứng, chỉ vào và nói: ( đây là các bạn tổ 1)
Gọi 4 em khác lên bảng đứng, chỉ vào và nói: ( đây là các bạn tổ 2), sau đó tôi dắt các em xích lại gần nhau và nói: ( đây là số các bạn của cả 2 tổ). Vậy cả hai tổ có mấy bạn? và yêu cầu các em đếm, nêu ( 10 bạn ), đến đây các em tự viết đúng được phép tính. Đây chính là bài toán thêm nhưng có biến tấu một chút thành bài toán gộp. 
6
+
4
=
10
Chốt ý: Có hai số liệu đã cho cụ thể, mà câu hỏi là cả hai, ta phải viết và thực hiện phép tính cộng. 	
B. Dạy “Giải toán có lời văn” 
Một bài toán giải có lời văn bao giờ cũng có hai phần chính. 
Dữ kiện (cái đã cho) – gồm số liệu và tên đơn vị. 
Cái phải tìm ( kết quả) – kèm tên đơn vị.
1 Một số dạng toán có lời văn ở lớp 1:
a) Điền phép tính thích hợp: Học sinh chỉ việc nhìn tranh và trả lời câu hỏi rồi điền phép tính.
 Ví dụ như tranh minh họa bài tập 4/b (sách giáo khoa trang 69) – Phần này tôi đã viết ở trên 
b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán:
Bài toán: Có  bạn, có thêm  bạn đang đi tới. Hỏi tất cả có bao nhiêu bạn?
Với bài này, học sinh chỉ việc nhìn tranh trả lời câu hỏi của giáo viên rồi điền vào số vào đề bài thành bài toán có lời văn
c) Yêu cầu học sinh điền số vào tóm tắt và tìm lời giải, phép tính rồi điền vào đáp số.
Ví dụ: Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn?
       Tóm tắt                                                                Bài giải
            Có : bạn                                      
       Thêm : bạn                                       ..
  Có tất cả : bạn?                                                   Đáp số:. bạn.
d) Điền số vào tóm tắt rồi tự tìm lời giải và giải:
Ví dụ (bài 1 trang 121):
Trong vườn có 12 cây chuối, bố trồng thêm 3 cây chuối. Hỏi có tất cả bao nhiêu cây chuối ?
                                     Tóm tắt
                          Có         : cây
                         Thêm      : cây
                         Có tất cả : cây ?
Bài này giáo viên cần giúp học sinh tìm hiểu đề thông qua câu hỏi gợi mở như: Bài toán cho biết gì?, bài toán hỏi gì? để từ đó các em hiểu đề và giải dễ dàng hơn.
Nhìn chung những dạng toán trên cũng phù hợp với học sinh những cũng có phần
gây khó khăn cho một số học sinh trung bình, học sinh chưa hoàn thành môn. Đây cũng là yêu cầu đối với giáo viên làm sao cho học sinh hiểu được bài toán và giải được thông qua bước phân tích đề bài sau đây.
2. Nhận biết cấu tạo bài toán có lời văn:
Tiết 84: Bài toán có lời văn. Học sinh được học với đề toán chưa hoàn thiện. Tiếp tục sử dụng kĩ năng quan sát tranh, học sinh đã rất thành thạo ở giai đoạn 2 vậy nên hoàn thiện nốt đề bài toán là điều không khó đối với học sinh lớp tôi. Tiếp tục tôi giảng để học sinh nắm chắc một bài toán có lời văn ở lớp 1 gồm 2 phần: phần cho biết, phần hỏi.
         Gồm 4 bài toán có yêu cầu khác nhau:
* Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán:
 Bài toán 1: Có bạn, có thêm bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ?
 Bài toán 2: Có  con, có thêm  con thỏ đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ ?
          * Bài toán còn thiếu câu hỏi (cái cần tìm):
Bài toán 3: Viết tiếp câu hỏi để có bài toán.
        Có 1 gà mẹ và có 7 gà con.
        Hỏi .?
           * Bài toán còn thiếu cả số cả câu hỏi (cái đã cho và cái cần tìm)
Bài toán 4: Có  con chim đậu trên cành, có thêm.con chim bay đến.
     Hỏi .?
   - Dạy dạng toán này tôi phải xác định làm thế nào giúp các em điền đủ được các dữ kiện (cái đã cho và cái cần tìm) còn thiếu của bài toán và bước đầu các em hiểu được bài toán có lời văn là phải đủ các dữ kiện; đâu là cái đã cho và đâu là cái cần tìm.
Bước 1:  Tôi đặt câu hỏi - HS trả lời và điền số còn thiếu vào chỗ chấm để có bài toán. Tôi kết hợp dùng phấn màu ghi số còn thiếu vào bài toán mẫu trên bảng lớp.
Bước 2:  Hướng dẫn các em xác định cái đã cho và cái cần tìm. (dữ kiện và yêu cầu bài toán). Dùng phấn màu gạch chân dữ kiện và từ quan trọng (tất cả) của bài toán.
           Sau khi hoàn thành 4 bài toán giáo viên nên cho các em đọc lại và xác định bài 1 và bài 2 thiếu cái đã cho; bài 3 thiếu cái cần tìm; bài 4 thiếu cả cái đã cho và cái cần tìm. Qua đó giúp các em hiều được đây là dạng toán có lời văn phải có đủ dữ kiện.
          3. Quy trình giải toán có lời văn:
         Gồm các bước:
      - Tìm hiểu bài toán.
      - Tìm đường lối (cách) giải bài toán
      - Trình bày bài giải (gồm 3 phần: câu lời giải, phép tính, đáp số).
      - Kiểm tra lại bài giải
       * Dạy bài: Giải bài toán có lời văn
VD: Bài 2 (trang 118)
- Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có mấy bạn?
Bước 1: Tìm hiểu bài
Tôi yêu cầu học sinh:
- Đọc bài toán.
- Đặt câu hỏi tìm hiểu bài: Bài toán giải có lời văn bao giờ cũng có hai phần
Phần đầu ( đã cho biết) và phần sau hỏi (cái phải tìm)
 + Bài toán cho biết gì? (Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa). Tôi gạch chân dữ kiện thường ở lớp 1 ra đề theo chiều xuôi từ đầu bài cho đến trước chữ hỏi. (Phần đã cho biết của bài toán)
 Đề bài: Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có mấy bạn?
+ Bài toán hỏi gì? (Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn?), tôi gạch chân từ chữ hỏi đến hết và nhấn mạnh tạo điểm tựa cho các em dễ nhớ. Các số 6; 3 là số liệu đã cho. Vậy thêm ta làm tính gì? (tính cộng) và câu hỏi (có tất cả) bao giờ cũng logic với thuật ngữ đã cho (thêm) để các em thiết lập đúng phép tính.
Bước 2: Tìm đường lối (cách) giải bài toán
+ Trước khi làm bài toán giải, bao giờ cũng phải ghi từ: ”Bài giải”(thường được đặt ở giữa dòng), nhưng cũng tùy vào cách trình bày của mỗi giáo viên để ghi. Tôi vừa hướng dẫn, vừa làm mẫu.
Hướng dẫn học sinh viết lời giải:
Tôi hỏi học sinh: Dựa vào đâu ta viết được lời giải của bài toán ?
          Học sinh: Dựa vào câu hỏi của bài toán
          Tôi nhấn mạnh cho học sinh: Bài toán hỏi cái gì thì trả lời ngay cái đó.
         Tôi có thể hướng dẫn các em viết câu lời giải theo một số cách sau:
Cách 1: Hướng dẫn cho HS chọn cách viết câu lời giải gần với câu hỏi nhất đó là:
- Đọc kĩ câu hỏi.
- Bỏ chữ Hỏi đầu câu hỏi. Tôi gạch chéo bỏ
- Thay chữ mấy (thuật ngữ dùng để hỏi), gạch chéo bỏ và viết dưới chữ mấy là chữ  số.
- Thêm vào cuối câu chữ  là và dấu hai chấm
Để có câu lời giải: “ Tổ em có tất cả số bạn là”
Đề bài: Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có mấy bạn?
Vừa làm, tôi vừa giảng giải.
Cách 2: Đưa từ “ bạn” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có “Số bạn ở tổ em có tất cả là”
Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của câu tóm tắt coi đó là “từ khoá” của câu l

Tài liệu đính kèm:

  • docth_75_4477_2021948.doc