Đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử cấp THCS

Đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử cấp THCS

Động viên học sinh đi học chuyên cần, ghi chép bài đầy đủ trên lớp. Đây là biện pháp để nâng cao chất lượng chung của bộ môn mà còn duy trì được sĩ số tránh việc bỏ học giữa chừng của học sinh đặc biệt là đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn phải dành thời gian đi làm giúp đỡ gia đình, học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số.

Với đối tượng học sinh này cần đến rất nhiều sự quan tâm của giáo viên đến các em, luôn động viên, khích lệ các em kịp thời để tạo sự phấn khởi, tự tin trong học tập bộ môn. Không nên áp đặt việc học bài của các em mà động viên học sinh để các em dần quen với việc tự giác học bài ở nhà trước khi đến lớp. Ngoài ra, với đối tượng học sinh này việc ra đề kiểm tra của giáo viên cũng phải phù hợp với học lực của các em, tránh gây áp lực để thu được kết quả như mong muốn.

Như vậy, với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có thể bổ sung việc tự học của mình bằng nhiều cách:

- Các em tự học theo cách riêng của bản thân. Đó là học, làm bài trước khi đến lớp. Tiếp thu kiến thức bài học trên lớp thông qua sự hướng dẫn của thầy, cô giáo. Do có sự chuẩn bị bài ở nhà nên thuận lợi rất nhiều trong tiếp thu kiến thức, nâng cao hiệu quả bài học.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh học theo hình thức phân loại các dạng bài học trên lớp vì mỗi bài học lịch sử, lượng kiến thức là khác nhau, kiểu bài học cũng khác nhau. Trong phạm vi kiến thức đã học thì không phân biệt mức độ nặng nhẹ khác nhau theo lớp mà tùy theo tính chất, vị trí của vấn đề trong khoá trình lịch sử.

 

doc 20 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1681Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát huy vai trò tự học nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m hiểu và xác định đúng đắn động cơ học tập các môn học trong chương trình giáo dục nói chung, môn học lịch sử nói riêng. Xác định động cơ học tập đúng đắn môn lịch sử là môn học nằm trong tổ hợp các môn học xã hội, nó có những đặc điểm riêng của bộ môn. Để tiếp thu được kiếnthức bộ môn học sinh cần phải có thời gian nghiên cứu, học tập. Học lịch sử không chỉ là học thuộc lòng, là ghi nhớ máy móc mà là hiểu được vấn đề một cách đúng đắn, không làm sai lệch nội dung và ý nghĩa của nó. 
Thứ ba, người giáo viên phải phân loại đối tượng học sinh để hướng các em đến các cách tự học phù hợp, hiệu quả. Bởi lẽ, một học sinh khá giỏi sẽ không phải mất nhiều thời gian để học như học sinh trung bình và học sinh yếu. Để phân loại được đối tượng học sinh chúng ta phải quan sát, thăm dò qua giáo viên chủ nhiệm, qua kết quả học tập của năm học trước cũng như kết quả kiểm tra thường xuyên trên lớp đề định hướng cho các em cách tự học phù hợp. Trên cơ sở này, học sinh sẽ biết lựa chọn cho bản thân cách tự học hiệu quả nhất.
 Học sinh lớp 6 đầu cấp, lớp 7, 8 và lớp 9 cuối cấp khác nhau về nhận thức nên người dạy phải phân loại được đặc điểm đối tượng để có cách dạy phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tâm sinh lý học sinh. Học sinh đầu cấp đòi hỏi người giáo viên phải hướng dẫn cụ thể, yêu cầu phần bài tập (nếu có) phải rõ ràng, có kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong các tiết dạy để các em thấy được tầm quan trọng của việc tự học ở nhà. Học sinh các lớp 7,8 đã biết cách tự học theo yêu cầu bài học, theo hướng dẫn của giáo viên bộ môn làm cơ sở để học sinh lớp 9 cuối cấp phát huy tinh thần tự học để đạt hiệu quả cao các môn học. Qua đó, học sinh tiếp tục nâng cao tính tự giác, độc lập, chủ động trong học tập...
Sau khi đã thực hiện các bước trên, giáo viên có thể hướng cho các em một số cách thức tự học như sau:
* Đối với học sinh khá, giỏi, việc tự học ở nhà có thể theo cách sau:
+ Đọc, hiểu nội dung bài học trong sách giáo khoa trước khi soạn bài.
+ Soạn bài theo các câu hỏi ở từng mục trong sách giáo khoa.
+ Xác định và ghi nhớ sự kiện chính trong từng mục, mục trọng tâm của toàn bài.
+ Vẽ sơ đồ tư duy cho từng lượng kiến thức trong các mục hoặc cả bài.
+ Ghi chép những sự kiện quan trọng trong sổ tay.
Với đối tượng học sinh này, giáo viên cần khuyến khích các em tự học theo cách riêng của bản thân. Ngoài học theo nội dung kiến thức ghi chốt trong vở, trong sách giáo khoa, học sinh còn tìm hiểu thêm nội dung trong sách tham khảo, trên các phương tiện internet, học sinh cũng có thể học trực tuyến trên internet để tăng thêm hiểu biết bộ môn. Các sách tham khảo bộ môn lịch sử phải là Nhà xuất bản giáo dục. Các nguồn tư liệu khai thác trên internet phải là các trang thông tin điện tử chính thống của chính phủ, tránh các nội dung sai lệch. Khi học theo các nguồn tư liệu này học sinh phải có sự hiểu biết nhất định và có sự tư vấn của giáo viên lịch sử.
* Đối với học sinh học trung bình: 
+ Ngoài việc tiếp thu kiến thức trên lớp học sinh cần dành một phần thời gian ở nhà để đọc lại nội dung phần bài học ở trên lớp vài lần trước khi đến lớp. 
+ Học sinh tự học bằng cách đọc từng mục nội dung trong sách giáo khoa sau đó trả lời theo ý hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa. 
+ Học bài theo nội dung ghi vở trước khi đến lớp.
+ Mạnh dạn trao đổi với thầy cô, bạn bè nội dung bài học còn chưa hiểu trên lớp.
* Đối với học sinh yếu, kém:
Động viên học sinh đi học chuyên cần, ghi chép bài đầy đủ trên lớp. Đây là biện pháp để nâng cao chất lượng chung của bộ môn mà còn duy trì được sĩ số tránh việc bỏ học giữa chừng của học sinh đặc biệt là đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn phải dành thời gian đi làm giúp đỡ gia đình, học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số.
Với đối tượng học sinh này cần đến rất nhiều sự quan tâm của giáo viên đến các em, luôn động viên, khích lệ các em kịp thời để tạo sự phấn khởi, tự tin trong học tập bộ môn. Không nên áp đặt việc học bài của các em mà động viên học sinh để các em dần quen với việc tự giác học bài ở nhà trước khi đến lớp. Ngoài ra, với đối tượng học sinh này việc ra đề kiểm tra của giáo viên cũng phải phù hợp với học lực của các em, tránh gây áp lực để thu được kết quả như mong muốn. 
Như vậy, với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có thể bổ sung việc tự học của mình bằng nhiều cách:
- Các em tự học theo cách riêng của bản thân. Đó là học, làm bài trước khi đến lớp. Tiếp thu kiến thức bài học trên lớp thông qua sự hướng dẫn của thầy, cô giáo. Do có sự chuẩn bị bài ở nhà nên thuận lợi rất nhiều trong tiếp thu kiến thức, nâng cao hiệu quả bài học.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học theo hình thức phân loại các dạng bài học trên lớp vì mỗi bài học lịch sử, lượng kiến thức là khác nhau, kiểu bài học cũng khác nhau. Trong phạm vi kiến thức đã học thì không phân biệt mức độ nặng nhẹ khác nhau theo lớp mà tùy theo tính chất, vị trí của vấn đề trong khoá trình lịch sử. 
*Đối với bài học là tìm hiểu diễn biến các cuộc khởi nghĩa, các cuộc kháng chiến thì đây là kiểu bài dài, có nhiều sự kiện. Vậy cách tự học tốt nhất không phải là học thuộc lòng các sự kiện mà là ghi nhớ các sự kiện theo trình tự thời gian qua việc lập bảng các sự kiện. Khi các em tiến hành lập bảng thì dễ nhớ sự kiện theo trình tự , không nhầm lẫn sự kiện này với sự kiện khác, không bỏ sót các sự kiện. Ở nội dung này, học sinh cũng có thể tự học theo cách vẽ sơ đồ tư duy ghi nhớ sự kiện mà không máy móc.
Cụ thể, lớp 6 có bài 17 Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40); Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542 - 602); bài 27 Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Lớp 7 có bài 14 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (thế kỉ XIII); bài 19 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; bài 25 Phong trào Tây Sơn. Lớp 8 có bài 15 Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng 1917 - 1921; bài 20 Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á 1918- 1939; bài 21 Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 - 1945; bài 26 Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX; bài 27 Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX. Lớp 9 có bài 19 Phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935; bài 23 Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; bài 27 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc; bài 29 Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước 1965 - 1973; bài 30 Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 1973 - 1975... ; Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự học bằng việc hiểu nội dung không thể thiếu được của một cuộc khởi nghĩa, kháng chiến là gì? Đó là nguyên nhân, diễn biến, kết qủa, ý nghĩa. Ở kiểu bài này, người dạy phải hướng dẫn học sinh cách lập bảng sự kiện. Từ đây, các em dễ dàng nhận biết được kiến thức qua từng mục nội dung đã học. Khi đã tạo cho các em thói quen hiểu và nhận biết được dạng bài trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa, các cuộc kháng chiến từ lớp 6 thì việc lĩnh hội kiến thức ở các lớp 7,8 9 cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Học sinh khá, giỏi có thể lĩnh hội kiến thức theo hình thức vẽ sơ đồ tư duy nêu được nguyên nhân, diễn biến, kết qủa, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến.
Ngoài ra, kiểu bài có thể hướng dẫn học sinh lập bảng tổng hợp có hiệu quả đó là kiểu bài có nội dung thống kê các sự kiện, các thành tựu về văn hóa, khoa học - kĩ thuật hoặc về các giai đoạn phát triển của lịch sử các quốc gia, khu vực...Thông qua bảng thống kê này học sinh nhận biết và dễ dàng so sánh các nội dung khác nhau của cùng một giai đoạn lịch sử.
Ví dụ: Lập bảng niên đại về các cuộc phát kiến địa lí lớn (bài 2- lịch sử 7)
Thời gian
Tên nhà phát kiến
Thành tựu
Ý nghĩa
- Lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX (bài 6 - lịch sử 7)...
Thời gian
Các giai đoạn phát triển
*Đối với dạng bài ôn tập thì học sinh tự học như thế nào? Ở dạng bài này học sinh phải hiểu được đây là dạng bài khó mang tính chất tổng hợp toàn bộ kiến thức của một chương hoặc vài chương nhằm củng cố kiến thức, giúp học sinh ôn tập, kiểm tra giữa kì, cuối kì. Chính vì vậy, học sinh có thể lựa chọn cách tự học dựa trên phân loại kiến thức như: Về chính trị, về kinh tế, về quân sự, về văn hóa, giáo dục. Học sinh có thể sử dụng sơ đồ tư duy để chốt các nội dung kiến thức trong từng mảng, qua đó giúp học sinh hệ thống kiến thức một cách bao quát, tổng hợp. Theo cách này, các em nắm bắt kiến thức giống như từng nội dung kiến thức của một bài đơn giản. Từ đây, tạo tâm lý học tập thoải mái, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Cách học này cũng được giáo viên hướng dẫn cho học sinh từ lớp 6 đầu cấp để tạo kĩ năng học tập cho các lớp 7,8 nhất là lớp 9 cuối cấp.
Cụ thể các bài ôn tập chương ở lớp 6 có bài 7, bài 16, bài 25, bài 28. Lớp 7 có bài 7, bài 17, bài 21, bài 29, bài 30. Lớp 8 có bài 14, bài 23, 31. Lớp 9 có bài 13, bài 34. Trên cơ sở nội dung các bài đã học trơng các chương trước, giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập trên lớp theo các yêu cầu của bài ôn tập. Để làm được điều này tránh mất thời gian trên lớp giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh tự học ở nhà. Kiểu bài này là kiến thức tổng hợp tuy nhiên nó vẫn theo một cấu trúc nhất định trong từng lĩnh vực nên học sinh cần phải phân loại lĩnh vực đã học để ghi nhớ theo từng mảng kiến thức như như về chính trị, về kinh tế, về quân sự, về văn hóa, giáo dục. Vậy làm thế nào mà học sinh có thể vận dụng và nhớ kiến thức tổng hợp ? Học sinh cũng có thể lập bảng về các lĩnh vực như:
Các lĩnh vực 
Thành tựu đạt được
Ý nghĩa
Về chính trị
Về kinh tế
Về xã hội
Về văn hóa
Về giáo dục
....
Ở kiểu bài ôn tập tóm tắt kiến thức của chương, học sinh cũng có thể học theo cách hiểu ở chương đó có nội dung gì là nổi bật, qua đó nắm bắt được kiến thức trọng tâm. Điều này giúp các em dễ dàng hơn trong quá trình tự học ở nhà cho các bài có nội dung tương tự ở các lớp học. 
Ví dụ: Ở lớp 6, khi dạy phần lịch sử thế giới cổ đại học sinh cần nắm được: Các nền văn minh cổ đại phương Đông, phương Tây (thời gian ra đời, thành tựu, ý nghĩa).
Ở lớp 8: Khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX học sinh cần nắm vững những nội dung cơ bản sau:
- Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta; 
- Quá trình xâm lược của thực dân Pháp, phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta (tên phong trào, thời gian, người lãnh đạo, lực lượng tham gia, diễn biến, tính chất, ý nghĩa của phong trào. 
Nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản ở từng giai đoạn một cách dễ nhớ, dễ hiểu. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học bài theo sơ đồ tư duy cho kiến thức tổng hợp. Sơ đồ được sử dụng ở phương pháp này nên là sơ đồ hình cây, có nhiều nhánh tương ứng với các nhánh là các kiến thức cơ bản ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Việc áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phát huy được khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh một cách khái quát, tổng hợp đạt hiệu quả cao. 
Ví dụ, ở lớp 9 khi tìm hiểu giai đoạn lịch sử 1930-1945, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nắm kiến thức cơ bản bằng dạng sơ đồ hình cây như sau:
Đối với học sinh khá, giỏi nếu việc tự học ở nhà được chuẩn bị chu đáo thì khi khi học trên lớp ngoài những kiến thức cơ bản giáo viên cũng cung cấp thêm cho học sinh một số kiến thức nâng cao hoặc có tính lí luận cần thiết, vừa đủ sức thì việc tiếpcận vấn đề sẽ sâu hơn. 
Ví dụ, khi nói về nguyên nhân khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 (bài 17 - lịch sử 8) giáo viên cần nói thêm về các qui luật của kinh tế thị trường như qui luật cạnh tranh, qui luật cung cầu... và so sánh sự khác nhau giữa các thời kì CNTB tự do cạnh tranh với CNTB hiện đại. 
Để có định hướng cho học sinh tự học theo từng kiểu bài, giáo viên nên hướng dẫn học sinh cụ thể để tạo co học sinh kĩ năng tự học hiệu quả. Dạy đến phần nội dung nào giáo viên nên chú ý cách chốt kiến thức chung và kiến thức trọng tâm ở phần đó. Phương pháp này sẽ giúp các em học tốt hơn trong phần tự học ở nhà trước khi đến lớp. Từ đó có thể khẳng định, muốn biết học sinh tự học như thế nào thì phải đặt mình vào đối tượng học sinh như thế mới có thể hướng dẫn học sinh cách học tốt nhất, phù hợp nhất. 
Ngoài ra, để học sinh tự học có hiệu quả thì không chỉ có giáo viên là người hướng dẫn, nhắc nhở mà cha mẹ học sinh cũng là người có vai trò rất lớn trong việc nhắc nhở con em học tập. Cha mẹ phải tạo điều kiện tốt cho con em học tập, phải luôn nhắc nhở con em học bài trước khi đến lớp. Tốt nhất là tạo thói quen cho con luôn có ý thức tự học, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. 
Việc tự học của học sinh không chỉ diễn ra ở nhà, trước khi đến lớp mà còn là việc tự nghiên cứu, tiếp thu kiến thức bài mới ngay tại lớp. Ở trên lớp, các em phải là người chủ động tiếp thu kiến thức trên cơ sở hướng dẫn của thầy, cô giáo. Tự học của học sinh ở trên lớp thông qua quá trình thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân trong các yêu cầu của thầy, cô giáo. Phải khẳng định rằng nếu học sinh nào chuẩn bị bài chu đáo ở nhà thì việc tiếp thu kiến thức trên lớp rất dễ dàng. Các em biết vận dụng kiến thức để làm bài, hiểu vấn đề sâu hơn và tự ghi chép nội dung trong vở dễ dàng, không bị động. 
	Từ những phân tích trên, tôi nhận thấy để phát huy vai trò tự học của học sinh trong học tập môn lịch sử cấp THCS thầy, cô giáo nên thực hiện theo các phương pháp sau:
Phương pháp thuyết trình vấn đáp nhằm giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học. Sử dụng phương pháp này nhiều nhất trong các kiểu bài ôn tập. Phương pháp này phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Vì các em có thể trả lời được toàn bộ hoặc một phần nội dung của bài, của chương, của từng lĩnh vực kiến thức đã học. Khi trả lời được yêu cầu câu hỏi của thầy, cô giáo các em càng tự tin khẳng định mình trong học tập và càng nhận thức rõ vai trò của tự học 
Ví dụ, ở lớp 9 khi dạy bài 23 Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 giáo viên nêu câu hỏi: Em hãy trình bày những kiến thức của em về cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945? Hay ở chương VTrên cơ sở kiến thức đã học các em nhắc lại sau đó giáo viên bổ sung, điều chỉnh và củng cố chốt thêm nội dung cho học sinh. Từ đây, học sinh thấy được tầm quan trọng trong việc tự học ở nhà để khắc sâu thêm kiến thức. 
	Phương pháp tổ chức trò chơi sử dụng xen kẽ vào ôn tập để tránh sự nhàm chán, căng thẳng học học tập. 
Ví dụ, bằng cách trả lời nhanh các câu hỏi để học sinh nắm được các sự kiện lịch sử một cách nhanh nhất. Phương pháp này được sử dụng trong trò chơi ô chữ, tìm điều bí ẩn... Giáo viên phải linh hoạt trong phương pháp này nhằm tạo sự thoải mái cho học sinh. Tuyên dương học sinh có nhiều câu trả lời đúng nhất. Ở phương pháp này, giáo viên nên tạo cho học sinh học trung bình, yếu kém trả lời vì đây là những câu hỏi nhanh chỉ cần nêu đúng, sai, nêu mốc thời gian hay gắn liền tên tuổi của những nhà cách mạng, anh hùng dân tộc... Điều này khích lệ được học sinh trong tự học ở nhà bởi nó giúp học sinh ghi nhớ nhiều hơn các kiến thức lịch sử tạo động lực học tập.
	Phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức, vẽ sơ đồ tư duy giúp học sinh khát quát được kiến thức tổng hợp từ nội dung cụ thể của bài học.
Lập bảng hệ thống kiến thức là phương pháp tự học dễ thực hiện của học sinh để nhận biết kiến thức và so sánh giữa các nội dung ở từng giai đoạn lịch sử. Đồng thời kết hợp với việc giao bài tập theo nhóm tìm hiểu nội dung của bài, khái quát kiến thức tổng hợp dưới dạng lập bảng. Ở phương pháp này học sinh sẽ tích cực tham gia bởi các em sẽ phát huy được vai trò cá nhân trong môn mỹ thuật. Nhiều em rất có tố chất này nên các em có cơ hội thể hiện một phần nội dung của bài tập trên cơ sở sự đóng góp kiến thức của các bạn khác. Sản phẩm hoàn thiện của các em được giáo viên tuyên dương, cho điểm có tác dụng thúc đẩy tinh thần tự học cao.
Ví dụ: Học sinh có thể lập bảng thống kê các sự kiện chính trong Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945, hay trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 -1954, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975...Để thống kê được các sự kiện chính trong các cuộc kháng chiến này học sinh cần lưu ý về trình tự các mốc thời gian gắn liền với sự kiện. Như vậy sẽ không bỏ sót các sự kiện và từ đây xác định được các sự kiện chính tiêu biểu.
Phương pháp giao việc: Sử dụng cho học sinh khi tự học ở nhà như tìm hiểu các khái niệm thuật ngữ lịch sử, tìm hiểu tiểu sử các nhân vật lịch sử... qua sách báo, mạng internet...Tuy nhiên, giáo viên phải hướng cho học sinh quan điểm, sự nhìn nhận đúng đắn, sự đánh giá khách quan về một thời kì lịch sử, cá nhân các vị anh hùng... Giáo viên phải lưu ý rằng đối với học sinh cần giao bài tập cụ thể song không phải là giao khoán cho học sinh mà là hướng dẫn các em tự học để nắm vững kiến thức. Đối với học sinh khá, giỏi có thể giao bài tập riêng dưới dạng tổng hợp kiến thức theo giai đoạn lịch sử, theo tiến trình lịch sử thế giới và Việt Nam từ cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại. Phương pháp này dành riêng cho học sinh khá, giỏi nhằm giảm áp lực cho các học sinh còn lại.
Ví dụ: Ở lớp 6, học sinh phân biệt, so sánh được điểm giống nhau về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông, điểm khác nhau về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây với phương Đông từ đó liên hệ đến các nét văn hóa tương đồng và khác biệt này đối với lịch sử dân tộc ta thời cổ đại. Qua đó khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc đúng đắn. Ở lớp 8, học sinh nhận biết được sự khác nhau giữa con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành với con đường cứu nước của các bậc tiền bối trước đó, nguyên nhân của sự khác biệt này là gì. Ở lớp 9, học sinh so sánh được điểm khác nhau ở cùng giai đoạn lịch sử của các nước ở Liên Xô, Đông Âu với các nước ở Đông Nam Á, châu Á, châu Phi, Mĩ La-tinh. Từ đó, hiểu được nguyên nhân chính của sự khác biệt giữa các khu vực. 
Phương pháp kiểm tra: Có giao việc, giao bài tập thì phải có kiểm tra để đánh giá hiệu quả. Giáo viên kiểm tra để nắm mức độ nắm kiến thức của học sinh giúp các em có cách tự học hiệu quả hơn chứ không phải để lấy điểm học sinh tạo tâm lý căng thẳng cho học sinh. 
Người giáo viên bộ môn lịch sử nói riêng cũng như các bộ môn học khác nói chung có dạy gì thì cũng trên cơ sở kiến thức nền tảng theo chuẩn kiến thức kĩ năng đã qui định của Bộ giáo dục và đào tạo, có thêm phần nâng cao cho học sinh. Người giáo viên phải luôn vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo để học sinh không bị nhàm chán. Mục tiêu cuối cùng là giúp các em có thể hệ thống lại kiến thức và vận dụng làm bài nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
Để thực hiện giải pháp, biện pháp giáo viên giảng dạy phải xác định mục tiêu dạy học, số lượng học sinh giỏi bộ môn các cấp, tỉ lệ trung bình . Mục tiêu này phải được thể hiện cụ thể từ kế hoạch của cá nhân, đến tổ chuyên môn và kế hoạch của nhà trường, đồng thời phải nêu được biện pháp để thực hiện được mục tiêu. Xây dựng chỉ tiêu phải hợp lí, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nhà trường, khả năng của học sinh và năng lực của giáo viên. 
Giáo viên phải tâm huyết với nghề, kiên trì trong dạy học với mọi đối tượng học sinh. Phải có mục tiêu kế hoạch riêng của mình bao gồm kế hoạch ngắn hạn cụ thể và tổng quát dài hạn trên cơ sở đó sẽ triển khai thực hiện như thế nào, phối hợp cùng các giáo viên khác ra sao để vừa đạt được mục tiêu của mình mà không làm ảnh hưởng đến việc học chung các môn học khác. Giáo viên phải tự trang bị các sách tài liệu tham khảo và sưu tầm nội dung, phương pháp hướng dẫn học sinh tự học hiệu qủa. Tự đặt mục tiêu cho mình và phấn đấu để thực hiện hoàn thành mục tiêu đó. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh, đi thực tế gia đình học sinh; tìm hiểu tâm lý học sinh ...từ đó, xác định nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh. Thường xuyên kiểm tra quá trình tự học của học sinh để nâng cao chất lượng bộ môn.
Học sinh phải luôn phải nâng cao ý thức phấn đấu trong học tập, có mục tiêu, thời gian biểu cụ thể, hợp lý, đảm bảo hài hòa giữa học tập, sinh hoạt, giải trí và lao động giúp đỡ gia đình đồng thời không ảnh hưởng đến việc học tập các môn khác. Luôn có thái độ tích cực, tự giác, chủ động trong học tập. Muốn vậy lại đòi hỏi ở người giáo viên luôn có phươ

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_12_9223_2010908.doc