Đề tài Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang

Đề tài Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang

Giáo viên sử dụng các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu sẵn có, quen thuộc, gần gũi với trẻ sẽ tạo cho trẻ thêm phần hứng thú tham gia hoạt động. Chuẩn bị cho trẻ nhiều đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu sẵn có, quen thuộc, gần gũi với trẻ như: tre, nứa, lá cây, hộp nhựa, sắt tây, và có thể sử dụng thìa, đũa, vung xoong, nồi, chảo, đá, chai lọ, xắc xô, các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương như: kèn, khèn, sáo

Ví dụ: Dạy vận động bài “Lá xanh” cho trẻ cầm lá cây vận động, múa hát và chơi trò chơi về lá cây

Giáo viên có thể tự làm một số đồ dùng dụng cụ âm nhạc ví dụ như:

Xúc xắc: Từ một vỏ chai nước khoáng, đổ những viên sỏi vào chai với một lượng nhất định, dùng mảnh vải màu chùm lên, buộc lại và thắt nơ phía đáy chai cho đẹp. Cầm lắc lên sẽ tạo ra tiếng kêu mà sau này có thể dùng để chơi nhiều trò khác nhau.

Phách tre: Từ những đoạn tre dài khoảng một gang tay, chẻ tre ra từng mảnh to bằng ngón tay, vót tre cho mịn lớp bề mặt, quét sơn màu những đoạn tre đã vót để có những cặp phách màu sắc đẹp.

Tận dụng những phế thải như: Dùng những hộp sắt tây đựng bánh, kẹo để tạo nên những tiếng kêu sinh động

Khu vực hoạt động âm nhạc cần được bố trí, sắp xếp một cách hài hòa, nhẹ nhàng, khuyến khích và tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động tích cực, trải nghiệm những cảm xúc tích cực, vui tươi qua các giai điệu, lời ca, trò chơi âm nhạc cũng như giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, nói năng, ứng xử lưu loát hơn. Những đồ dùng, đồ chơi âm nhạc được sắp xếp theo từng nhóm riêng nhưng đảm bảo gọn gàng, đẹp mắt và thuận tiện khi giáo viên và trẻ lấy ra sử dụng. Đồ dùng, trang phục cho hoạt động hát múa, biểu diễn văn nghệ gần gũi với trẻ, đậm đà bản sắc dân tộc.

 

doc 22 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1921Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thú tham gia hoạt động. Chuẩn bị cho trẻ nhiều đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu sẵn có, quen thuộc, gần gũi với trẻ như: tre, nứa, lá cây, hộp nhựa, sắt tây, và có thể sử dụng thìa, đũa, vung xoong, nồi, chảo, đá, chai lọ, xắc xô, các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương như: kèn, khèn, sáo 
Ví dụ: Dạy vận động bài “Lá xanh” cho trẻ cầm lá cây vận động, múa hát và chơi trò chơi về lá cây
Giáo viên có thể tự làm một số đồ dùng dụng cụ âm nhạc ví dụ như: 
Xúc xắc: Từ một vỏ chai nước khoáng, đổ những viên sỏi vào chai với một lượng nhất định, dùng mảnh vải màu chùm lên, buộc lại và thắt nơ phía đáy chai cho đẹp. Cầm lắc lên sẽ tạo ra tiếng kêu mà sau này có thể dùng để chơi nhiều trò khác nhau.
Phách tre: Từ những đoạn tre dài khoảng một gang tay, chẻ tre ra từng mảnh to bằng ngón tay, vót tre cho mịn lớp bề mặt, quét sơn màu những đoạn tre đã vót để có những cặp phách màu sắc đẹp. 
Tận dụng những phế thải như: Dùng những hộp sắt tây đựng bánh, kẹo để tạo nên những tiếng kêu sinh động
Khu vực hoạt động âm nhạc cần được bố trí, sắp xếp một cách hài hòa, nhẹ nhàng, khuyến khích và tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động tích cực, trải nghiệm những cảm xúc tích cực, vui tươi qua các giai điệu, lời ca, trò chơi âm nhạc cũng như giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, nói năng, ứng xử lưu loát hơn. Những đồ dùng, đồ chơi âm nhạc được sắp xếp theo từng nhóm riêng nhưng đảm bảo gọn gàng, đẹp mắt và thuận tiện khi giáo viên và trẻ lấy ra sử dụng. Đồ dùng, trang phục cho hoạt động hát múa, biểu diễn văn nghệ gần gũi với trẻ, đậm đà bản sắc dân tộc.
* Giải pháp 2: Giúp trẻ hứng thú, tích cực hoạt động âm nhạc thông qua giờ học giờ học âm nhạc, mọi lúc mọi nơi, giờ hoạt động góc, các giờ học khác, qua biểu diễn văn nghệ.
* Giáo dục âm nhạc trong giờ học âm nhạc.
Một giờ dạy âm nhạc giáo viên xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động.
- Nếu trọng tâm là nghe hát, nghe nhạc thì giáo viên cần lựa chọn bài hát, bản nhạc phù hợp với chủ đề, lứa tuổi, thực tế ở địa phương, độ dài của bài vừa phải. Giáo viên lựa chọn các bài cho trẻ nghe trong một năm học phải khác nhau về nội dung, hình thức và thể loại. Cần tuyển chọn tác phẩm chứa đựng tính nhân đạo, đi sâu vào thế giới tình cảm của trẻ, có hình ảnh vừa sức (phù hợp) với trẻ em. Các tác phẩm nghe nhạc, nghe hát phải phong phú, không bó hẹp trong chương trình quy định. Giáo viên nên lựa chọn những bài hát mới, trẻ chưa hề được nghe thì trẻ sẽ có sự hứng thú, tò mò và muốn khám phá. Với các bài hát quen thuộc thì trẻ có thể hòa nhập với bài ngay bằng cách hát theo, làm điệu bộ theo, nhưng nó rất dễ gây cho trẻ sự nhàm chán, mất tập trung.
Để tạo không khí phấn khởi, vui tươi, hào hứng cho trẻ thì lớp học cần được trang trí một vài thứ khác với mọi ngày, có một vài đồ dùng, vật dụng, tranh ảnh phát họa nội dung bài, giáo viên mặc trang phục phù hợp với bài hát. Chuẩn bị các thiết bị, nhạc cụ hỗ trợ như âm thanh, ti vi, máy tính, máy chiếu
Ví dụ: Bài hát “Cò lả”- dân ca Bắc Bộ thì mặc trang phục dân ca vùng đồng bằng Bắc Bộ
Trong quá trình cho trẻ nghe nhạc, tất cả các hoạt động phải được diễn ra một cách liên hoàn, nhịp nhàng và linh hoạt, tránh sự nhàm chán, đơn điệu, tẻ nhạt. Khi bắt đầu tiến hành cho trẻ nghe nhạc, giáo viên cần giới thiệu bằng ngôn ngữ trong sáng, súc tích, sinh động, hấp dẫn về hình tượng âm nhạc, tên tác phẩm, tác giả, cần thiết dựa vào lời ca, sự biểu cảm hoặc vận động để khơi gợi trí tưởng tượng của trẻ.
Ví dụ: Nghe hát bài “Những đám mây sẽ kể” – sáng tác Đỗ Trí Dũng
Bước 1: Giới thiệu trước khi cho trẻ nghe.
Giáo viên giới thiệu: Thiên nhiên trong cuộc sống của chúng ta rất tươi đẹp và thú vị: các con hãy lắng nghe bài hát sau đây của nhạc sĩ Đỗ Trí Dũng xem “những đám mây, dòng sông, mùa xuân” kể về điều gì nhé!
Hoặc dùng powerpoint trình chiếu những hình ảnh có liên quan đến nội dung bài hát “Những đám mây sẽ kể” kết hợp đàm thoại về thiên nhiên để hướng sự chú ý của trẻ tới nội dung tác phẩm sắp được nghe. Có thể cho trẻ nghe một đoạn nhạc bài hát để làm tăng thêm sự chú ý của trẻ
Bước 2: Hát cho trẻ nghe
Giáo viên hát thể hiện tình cảm, hát kết hợp với nhạc không lời.
Sau khi cho trẻ nghe nhạc, giáo viên hỏi trẻ về tên bài hát, tên tác giả. Cũng có thể cho trẻ tự đặt tên bài hát sáng tạo. Hỏi trẻ về tính chất âm nhạc êm dịu hay sôi nổi, vui vẻ hay êm ái
Giáo viên tâm tình với trẻ về nội dung bài hát (kèm hình ảnh minh họa nội dung bài hát).
Giáo viên làm động tác, múa minh họa theo băng cát- xét, đĩa tiếng, có thể mời trẻ cùng tham gia phụ họa. 
Giáo viên mở nhạc có lời do ca sĩ hát, giáo viên và trẻ cùng làm động tác, múa minh họa. 
Mời các nhóm nam, nữ thi tài làm động tác, múa minh họa theo nhạc.
Cho trẻ xem, nghe đĩa hình bài hát “Cò lả” do ca sĩ hát.
Các tổ thi đua làm động tác, múa minh họa theo nhạc.
Giáo viên mời một số trẻ thể hiện tài năng hát và vận động minh họa theo nhạc
- Nếu trọng tâm là dạy hát, giáo viên cần tập trung vào nội dung chính là tập cho trẻ hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc. Tùy vào đối tượng học sinh mà giáo viên lựa chọn bài hát theo chủ đề sao cho vừa sức với trẻ của lớp mình. Cần tuyển chọn các bài hát có chất lượng nghệ thuật, giàu lòng nhân ái và mang đậm tính nhân văn, gần gũi với đời sống tình cảm và đáp ứng được nhu cầu hứng thú với âm nhạc của trẻ.
Giáo viên giới thiệu cho trẻ tên bài hát, tên tác giả, dẫn dắt trẻ nghe bằng các thủ thuật với mục đích tập trung sự chú ý của trẻ đến nội dung, hình tượng nghệ thuật, khơi gợi trí tưởng tượng và sự hình dung ở trẻ. 
Ví dụ: Bài hát nào nói lên ba con vật nuôi trong gia đình? Đó là bài hát: “Gà trống, mèo con và cún con”.
Nếu là bài hát dân ca, hát ru thì giải thích cho trẻ là bài hát có nhiều người sáng tác hoặc bài hát được ra đời từ một vùng miền nào đó. 
Ví dụ: Bài hát “Lí cây xanh” – dân ca Nam Bộ, là do người dân sinh sống ở Nam Bộ sáng tác từ “ngày xửa ngày xưa”, “từ lâu lắm rồi”
Giáo viên giới thiệu nội dung và tính chất bài hát bằng từ ngữ, hình ảnh gần gũi với trẻ để giúp trẻ hiểu rõ hơn, ghi nhớ tốt hơn, hứng thú lắng nghe cô giới thiệu nội dung và tính chất của bài hát.
Ví dụ: Chủ đề thế giới động vật, dạy bài hát “Đố bạn”có thể kết hợp cho trẻ xem clip về các con vật tương ứng với mỗi câu hát, đến câu hát về con vật nào thì trẻ xem hình ảnh tương ứng về con vật đó 
Để lôi cuốn trẻ hứng thú lắng nghe cô hát mẫu bài hát thì giáo viên cần sử dụng biện pháp trực quan truyền cảm, cô biểu diễn bài hát trọn vẹn, hát đúng, hát hay, rõ lời, hát cùng với giai điệu của đàn hoặc mở đĩa nhạc không lời, để trẻ cảm thụ được bài hát theo đúng nội dung, tình cảm của bài hát cũng như từng cung bậc âm thanh của bài. 
Ví dụ: Cho trẻ nghe giai điệu bài hát “Rước đèn dưới ánh trăng” của Phạm Tuyên ở nhịp độ vừa phải; cần nhấn rõ vai trò tiết tấu bằng cách kết hợp tiếng trống sư tử. 
Trong quá trình dạy trẻ hát, giáo viên cho trẻ nghe và hát nhiều lần theo cô, theo giai điệu của bài hát trên đàn, hoặc băng đĩa nhạc không lời nhằm giúp trẻ hứng thú, tích cực học hát cùng cô và bạn. Trong quá trình cho trẻ hát, giáo viên lắng nghe để phát hiện trẻ hát sai, phát âm sai thì sau khi hát hết bài, giáo viên động viên khuyến khích trẻ tập hát lại chỗ đó vài lần (giáo viên chú ý không chê bai trẻ khi trẻ hát sai), trong giờ học, giáo viên chú ý khen những trẻ hát đúng, hát hay, vận động thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn, tích cực hơn trong học tập.
- Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc, giáo viên hướng dẫn trẻ cách vận động theo bài hát để tạo cho bài hát hay hơn, trẻ hứng thú hơn. Cho trẻ vận động theo nhạc nhằm giúp trẻ cảm nhận và thể hiện nhịp điệu âm nhạc bằng các vận động của cơ thể phù hợp với nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc, qua đó giúp trẻ có cơ hội thể hiện sự sáng tạo trong hoạt động âm nhạc.
Căn cứ vào nội dung của bài, giáo viên phác họa một số động tác vận động hợp lý và nhẹ nhàng, hài hòa, phù hợp với giai điệu, tiết tấu của bài hát để giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia vận động. 
Một bài hát nhanh – vui không thể có những động tác chậm chạp; ngược lại, một bài vừa phải- nhẹ nhàng không thể có những động tác nhanh được. Khi trẻ làm tốt các động tác vận động đơn giản, giáo viên hướng dẫn cho trẻ múa một số động tác cơ bản và khuyến khích trẻ sáng tạo bằng những động tác của chính mình.
Ví dụ: Vận động bài hát “Bác đưa thư vui tính” - nhạc và lời: Hoàng Lân, giáo viên cho trẻ làm các động tác như sau: 
Động tác 1: “Kính coong, bác đưa thư đang tới nhà em. Xe đạp kêu kính kính coong. Thấy chiếc xe em chạy lon ton”
2 tay giả động tác cầm ghi đông xe đạp. Người lắc lư theo xe đi từ ngoài vào lớp. 
Động tác 2: “Cầm lấy thư nói cảm ơn. Này em bé ngoan”
 Tay phải vẫy nhẹ theo nhịp bài hát.
“Cầm ngay lá thư” 
Tay phải từ từ lật bàn tay, đưa thư.
“.Mau đưa thư cho bố nhé!”
Tay phải chỉ, dùng ngón trỏ chỉ theo nhịp bài hát. 
Động tác 3: “Kính coong kính coong. Bác đưa thư đi rồi”
2 tay giả động tác cầm ghi đông xe đạp người lắc lư theo xe đi ra khỏi lớp.
Cô cho từng cặp hai trẻ: Một trẻ đóng vai người đưa thư, một trẻ đóng vai người nhận thư vận động theo nhạc. Sau đó cho trẻ tự sáng tạo động tác theo ý thích của trẻ.
Do trẻ học thông qua bắt chước nên giáo viên phải làm mẫu nhiều lần. Những động tác múa cần rõ ràng, đúng tính chất âm nhạc, có đường nét đẹp, có diễn cảm. Nếu là hát kết hợp vận động vỗ tay, gõ theo nhịp bài hát, phách lời ca, phách, nhịp thì giáo viên thể hiện đồng thời một cách dễ dàng; trong tổ chức có nhiều trẻ tham gia vận động, di chuyển đội hình múa, động tác cháu trai khác cháu gái, thì giáo viên cần phải sử dụng biện pháp trình bày kết hợp dùng lời giải thích động tác của cháu trai trước, cháu gái sau. 
Ví dụ: Vận động bài hát “Rước đèn dưới ánh trăng” – nhạc và lời: Phạm Tuyên.
Cô đeo trống cơm và múa cho trẻ xem, động tác múa như sau:
Động tác nam:
Động tác 1: “Tùng dinh dinh dinh cắc tùng dinh dinh dinh”
Chân trái chống gót chếch sang trái một bước, chân phải hơi khuỵu, hai tay giả làm động tác đánh trống vỗ vào phách mạnh của ô nhịp thứ hai đến “cắc tùng dinh dinh dinh” đổi bên.
Động tác 2: “Rước vui theo trăng rồi phá cỗ linh đình”
Hai tay chống hông chân nhảy lò cò theo nhịp bài hát từng chân một.
Động tác 3: “Kìa ông trăng thanh lướt trời mây bao la”
Hai tay làm hình vòng cung trên đầu quay tròn hai vòng tại chỗ.
Động tác 4: “Ánh trăng vàng tươi càng thêm sáng sân nhà”
Hai tay giang sang bên, lòng bàn tay nắm hờ, chân trái nhảy lò cò chân phải đá lăng, rồi đổi bên theo nhịp bài hát.
Động tác nữ:
Động tác 1: “Tùng dinh dinh dinh cắc tùng dinh dinh dinh”
Chân trái chống gót chếch sang trái một bước vào phách mạnh ô nhịp thứ hai vào chữ “dinh” hai tay chống hông, rồi đổi bên theo nhịp bài hát.
 Động tác 2: “Rước vui theo trăng rồi phá cỗ linh đình”
Tay trái giơ cao, tay phải đưa ngang ngực cuộn cổ tay nhảy lò cò từng chân một theo nhịp bài hát rồi đổi bên.
Động tác 3: “Kìa ông trăng thanh lướt trời mây bao la”
Hai tay giang sang hai bên vẫy nhẹ, quay tại chỗ một vòng.
Động tác 4: “Ánh trăng vàng tươi càng thêm sáng sân nhà”
Hai tay giang sang bên, lòng bàn tay nắm hờ, nhảy lò cò từng chân một theo nhịp bài hát.
Cô cho trẻ hát (hai lần) theo nhạc để cô múa cho trẻ xem cả động tác nam và nữ.
Sau đó cô mời bạn nam múa với cô, bạn nữ hát theo nhạc. Cô mời bạn nữ múa với cô, bạn nam hát theo nhạc.
Cho từng đôi nam – nữ múa theo nhạc
- Nếu trọng tâm là trò chơi âm nhạc, giáo viên xác định mục tiêu phát triển khả năng âm nhạc, ôn luyện kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Thông qua trò chơi, trẻ trực tiếp thực hiện và cảm nhận sự nhanh chậm, cao thấp, to nhỏ của âm thanh một cách tự nhiên nhất. 
Có nhiều loại trò chơi âm nhạc, trong đó các trò chơi cho trẻ làm quen với cao độ và tiết tấu sẽ giúp trẻ bước đầu làm quen và cảm thụ âm nhạc một cách thuận lợi nhất. Khi tổ chức chơi, giáo viên giới thiệu trò chơi, phổ biến cách chơi một cách ngắn gọn, rõ ràng và chơi mẫu cho trẻ xem trước. 
Ví dụ: Trò chơi “Âm thanh của bé”
Mục đích: Cho trẻ làm quen với tiết tấu đơn giản và phân biệt âm thanh phát ra từ vật có chất liệu khác nhau.
Chuẩn bị: Một ống tre, một bát ăn bằng nhựa, một ca bằng inox, một trống cơm, một đôi đũa
Cách chơi: Xếp các đồ lần lượt theo thứ tự từ trái sang phải như sau: ống tre – bát – ca – trống. Giáo viên dùng đũa đánh mẫu tiết tấu từ dễ đến khó, mỗi tiết tấu gọi 1 đến 2 trẻ lên hỏi gõ vào đồ vật nào, rồi để trẻ gõ lại.
Khi trẻ chơi quen, giáo viên gọi một trẻ lên tự sáng tạo các tiết tấu của riêng mình rồi mời trẻ khác lên gõ lại.
Trong khi tổ chức cho trẻ chơi, cần khuyến khích, động viên các trẻ tham gia, cổ vũ, nâng cao dần yêu cầu chơi.
Ví dụ: Trò chơi “Tai ai thính”
Mục đích: Rèn luyện cho trẻ nghe phân biệt âm sắc giọng hát của bạn, âm thanh của một số dụng cụ gõ và nhận ra những bài đã học (tên bài hát, tên tác giả).
Chuẩn bị: Mũ chóp kín, một số dụng cụ gõ phách tre, xắc xô, trống và một số bài hát theo chủ đề đang thực hiện.
Cách chơi: Cô gọi một trẻ lên đội mũ chóp kín và chỉ định một cháu khác hát một bài hát bất kỳ theo chủ đề đã học. Cô bỏ mũ chóp và hỏi trẻ: Bạn nào hát? Bạn hát bài gì? Những lần chơi tiếp theo có thể thay đổi và hỏi thêm: Một bạn hay nhiều bạn hát? Bạn hát và cô gõ nhạc cụ gì? Bài hát do ai sáng tác? ...
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên lựa chọn các phương pháp giáo dục âm nhạc phù hợp với tình hình thực tế của lớp, khả năng của trẻ để giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia trong các hoạt động.
* Giáo dục âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi.
Khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ không thể tự phát triển, vì vậy giáo viên cần cho trẻ làm quen với âm nhạc mọi lúc mọi nơi như: Trong giờ đón trẻ, trả trẻ, giờ thể dục buổi sáng, giờ hoạt động ngoài trời, giáo viên lựa chọn các bài hát, bản nhạc nhẹ nhàng, mở đĩa với âm lượng nhỏ để làm nền khi trẻ ăn, lúc đi ngủ trưa, trong giờ chơi tự do buổi chiều
Ví dụ: Vào giờ đón trẻ, cho trẻ nghe nhạc, nghe những bài hát trong và ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi trẻ mầm non như: “Em đi mẫu giáo”, “Cháu đi mẫu giáo”, “Vui đến trường”, “Lời chào buổi sáng”, “Đi học”
Vào giờ thể dục buổi sáng, giáo viên lựa chọn những bài hát hành khúc có giai điệu vui, khỏe khoắn. 
Âm nhạc trong giờ thể dục tạo không khí sôi nổi, phấn chấn, giúp trẻ vận động nhịp nhàng với giai điệu bài hát. Giáo viên lựa chọn cho trẻ nghe nhạc và tập các động tác theo nhạc các bài hát phù hợp với chủ đề như: Chủ đề thực vật, cho trẻ tập các động tác hô hấp, tay, chân, bụng, bật theo nhạc bài hát “Em yêu cây xanh”
Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc; lựa chọn các bài hát trong lúc dạo chơi có giai điệu vui tươi, trong sáng, nội dung gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với phong cảnh thiên nhiên, sự vật hay hiện tượng trẻ đang tiếp xúc. Hát khi đi dạo làm tăng khả năng cảm thụ của trẻ trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Cho trẻ hát những bài hát có nội dung theo chủ đề, qua đó giáo dục cho trẻ thông qua nội dung lời ca của các bài hát đó. 
Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trời: Quan sát vườn hoa. 
Sau khi cho trẻ quan sát xong, giáo viên cho trẻ hát bài “Hoa trường em”, qua đó, trẻ được củng cố lại bài hát đã được học. Giáo dục cho trẻ biết chăm sóc vườn hoa, hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, môi trường xung quanh, biết vâng lời cô giáo, yêu trường mến lớp.
Vào giờ trẻ ăn cùng bạn bè, cho trẻ nghe bài hát như: Mời bạn ăn (Trần Ngọc) thay cho lời mời và động viên nhau ăn ngon miệng.
Trước giờ đi ngủ là thời điểm thích hợp cho trẻ nghe từ bài có tính chất nhắc nhở như “Đi ngủ” của Hoàng Văn Yến, đến những bài hát ru: Ru con (Nguyễn Văn Tý), khúc hát ru của người mẹ trẻ (Phạm Tuyên) giúp trẻ đi vào giấc ngủ đầm ấm, dễ chịu.
Buổi chiều, sau khi ngủ dậy, trẻ cũng cần được nghe các bài ca, bản nhạc không lời mang tính chất vui vẻ, thanh thản, nhộn nhịp. Trẻ được nghe nhạc sau khi ngủ dậy giúp cho trẻ tỉnh táo hơn sau giấc ngủ trưa.
Trong hoạt động chiều, cô có thể tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc theo ý muốn, trẻ hát, múa, chơi trò chơi âm nhạc, cô động viên khuyến khích tất cả trẻ trong lớp cùng tham gia để trẻ có cơ hội học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác biểu diễn.
Trong giờ chơi tự do và chờ bố mẹ đến đón về, giáo viên cho trẻ nghe những bài hát mà trẻ ưa thích, nội dung bài lành mạnh: dân ca, ca khúc thiếu nhi, hoặc nghe củng cố bài đã học,sắp học.
Trẻ được nghe nhạc nhiều lần sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát, thích nghe hát, muốn được thể hiện bài hát, hát được như bạn
Như vậy, ở trường mẫu giáo từ lúc hát đến trường cho đến khi bố mẹ đón, âm nhạc luôn luôn xuất hiện bên trẻ tạo không khí tươi mát. 
Nếu vắng bóng lời ca tiếng hát thì trường lớp đối với các cháu thật buồn tẻ. Âm nhạc là chu kỳ thời gian, là nhịp sống hàng ày của trẻ, làm cho trẻ thêm linh hoạt, tươi vui. Âm nhạc thực sự là người bạn thân của trẻ thơ.
* Giáo dục âm nhạc thông qua các giờ học khác.
Trong mọi hoạt động, âm nhạc là một trong các nội dung bổ trợ nhằm gây hứng thú cho trẻ vào học nội dung mới, giáo viên có thể tích hợp với giáo dục âm nhạc theo từng bài học phù hợp với chủ đề. 
Ví dụ: Giờ hoạt động làm quen văn học.
Đề tài: Thơ “Làm anh”, giáo viên cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”, “Nhà mình rất vui” khi trò chuyện dẫn dắt, chuyển hoạt động, khi tổ chức trò chơi qua đó giúp trẻ làm quen một số bài hát mới hoặc củng cố những bài hát đã học, không những giúp trẻ làm quen âm nhạc mà còn làm cho trẻ hứng thú hơn trong giờ học.
Giờ tổ chức hoạt động khám phá khoa học: 
Đề tài: Trò chuyện về một số động vật nuôi trong gia đình, có các hát bài “Gà trống, mèo con và cún con”; “Ai cũng yêu chú mèo”; “Con gà trống”; “Một con vịt” qua đó hình thành cho trẻ tình cảm đối với các con vật, giáo dục trẻ biết lợi ích của vật nuôi đối với đời sống con người, cách chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi
Giờ tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình:
Đề tài: Vẽ con gà trống, nghe nhạc kết hợp “Con gà trống” – nhạc sĩ Tân Huyền.
Đề tài: Xé, dán đàn cá, nghe nhạc kết hợp “Cá vàng bơi” – nhạc sĩ Hà Hải.
Trong hoạt động làm quen với toán, giáo viên có thể sử dụng âm nhạc giúp trẻ làm quen với các con số một cách tự nhiên, nhẹ nhàng thông qua các trò chơi với lời ca có số, số người tham gia
Tích hợp âm nhạc trong các hoạt động giáo dục thể chất thì các vận động của trẻ trở nên dễ dàng và giúp trẻ học hứng thú hơn nhiều. Giáo viên có thể mở những đoạn nhạc có tiết tấu nhịp nhàng cho các vận động chạy, nhảy, hay nhạc vui nhộn hoặc nhẹ nhàng cho các hoạt động tinh
Mọi tiết học đều có thể tích hợp giáo dục âm nhạc, ngoài việc ôn lại các bài hát đã học, làm quen các bài hát mới, việc tích hợp giáo dục âm nhạc còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, lôi cuốn, hấp dẫn giúp trẻ thoải mái ham thích học hơn.
* Giáo dục âm nhạc thông qua giờ hoạt động góc.
Trong một giờ hoạt động chung, tất cả trẻ không thể hát thuộc và vận động thành thạo bài hát, vì lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ nhưng mau quên. Cần cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc mọi nơi đặc biệt là hoạt động ở góc. 
Trong giờ hoạt động góc, trẻ chơi rất hồn nhiên, mạnh dạn, thích hát múa lại những bài hát đã được học và thích phản ảnh lại những việc làm của người lớn. Hoạt động góc giúp trẻ ôn luyện, củng cố, vận dụng kĩ năng vào các trò chơi, hoạt động sáng tạo. Giáo viên giúp trẻ thực hiện các hoạt động nghệ thuật: Nghe nhạc, xem đĩa hình, sử dụng nhạc cụ, diễn kịch.
Ví dụ: Trong ngày thứ 5, sau giờ học âm nhạc, học hát bài “Cô giáo miền xuôi”, thì khi đến giờ hoạt động góc, ở góc phân vai cho trẻ chơi trò chơi: Cô giáo, cô dạy hát bài “Cô giáo miền xuôi”, “cô và mẹ” trẻ rất thích thú chơi và đóng vai cô giáo, học sinh, dạy hát và làm theo các cử chỉ của cô như trẻ là cô giáo thật.
Ở góc âm nhạc, trẻ cũng được hát, vận động, biểu diễn các bài hát trẻ đã được học, những bài hát trẻ yêu thích trong chủ đề, trẻ hứng thú thể hiện vai nhạc công, vai ca sĩ
* Giáo dục âm nhạc thông qua các hoạt động biểu diễn văn nghệ.
Biểu diễn văn nghệ được tổ chức sau mỗi chủ đề và biểu diễn vào các ngày lễ hội. Thông qua biểu diễn văn nghệ, trẻ được củng cố, rèn luyện các kĩ năng hoạt động nghệ thuật, qua đó trẻ được trải nghiệm những cảm xúc mới 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nguyen_thi_hong_dao_16_17_1694_2021847.doc