Đề tài Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học ở trường Mầm Non Sơn Ca

Đề tài Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học ở trường Mầm Non Sơn Ca

Dạy trẻ nói đủ câu, cô nói trước và cho trẻ nhắc lại nhiều lần hoặc cho trẻ khác giúp đỡ các bạn. Khi đọc một bài thơ hay câu chuyện một câu chuyện để chuẩn bị dạy cho trẻ giáo viên phải hiểu được nội dung, xác định được thể loại thơ truyện, xác định nhịp đọc, xác định rõ mục đích yêu cầu của tác phẩm. Bên cạnh đó tôi phải chú ý đến giọng kể của mình, kể diễn cảm, dùng ngữ điệu của từng nhân vật trong truyện, thể hiện nét mặt cử chỉ, tư thế phù hợp với từng diễn biến của câu truyện thì mới thu hút sự chú ý của trẻ. Giọng đọc, giọng kể của cô nhịp nhàng, đúng nhịp điệu sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài thơ, câu truyện và khả năng cảm thụ văn học của trẻ qua giọng đọc, giọng kể của mình. Mặt khác, cần phải hiểu được tác giả sử dụng nghệ thuật gì?( So sánh, nhân cách hóa ) biết được nội dung bài thơ nhắn gửi điều gì?

 Để hỗ trợ trẻ vào vai, tôi cho trẻ xem lại tranh minh họa. Tôi làm mẫu cho trẻ bắt trước hoặc trẻ khá lên thể hiện cho trẻ yếu hơn quan sát. Tôi động viên trẻ tự nhận xét bạn và mình và khích lệ những cố gắng của trẻ. Tôi dạy trẻ phối hợp trong vở diễn, sắp xếp đội hình, chuyển cảnh Để vở kịch được tiếp nối liền mạch. Tôi cho trẻ luyện tập trong các thời điểm thích hợp, cũng có thể cho trẻ xem vở kịch để cũng cố và làm cho trẻ say mê thêm cách diễn.

 Chú ý từng cá nhân phải được đọc thì giọng đọc cần thiết của trẻ qua đọc sẽ được rèn luyện kiểm tra cụ thể. Việc dạy bất cứ một loại hình nghệ thuật nào trong đó có cả việc đọc diễn cảm cũng đòi hỏi tôi phải thường xuyên chú ý đến việc học tập của từng cá nhân. Mặc dù tất cả các em trong lớp đều đọc nhưng nhận xét bạn và mình và luôn khích lệ những cố gắng của trẻ. Tôi dạy trẻ phồi hợp trong vở diễn, sắp xếp đội hình, chỉ khi từng cá nhân đọc toàn bộ tác phẩm hay một đoạn thì giọng nói, phong cách cần thiết của một người đọc diễn cảm mới được rèn luyện và mới được kiểm tra một cách thật sự. Nếu nắm vững đặc điểm cá nhân của các em, biết được trình độ đọc diễn cảm của các em thì có thể dựa vào chất lượng đọc của các em mà xác định được mức độ hiểu biết của trẻ về tác phẩm đó. Sự thể hiện giọng điệu, ngữ điệu, dấu ngắt câu, điệu bộ và cử chỉ của mỗi em có thể cho chúng ta đánh giá sự hiểu biết sâu sắc của em về tác phẩm đó hơn là những câu trả lời.

 

doc 24 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 12339Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học ở trường Mầm Non Sơn Ca", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huấn về chuyên đề mầm non. Dự giờ các tiết mẫu về hoạt động làm quen văn học cũng như các môn học khác trong chương trình do Phòng giáo dục và đào tạo huyện tổ chức. Thường xuyên tìm tòi học hỏi sáng tạo thêm một số đồ dùng đồ chơi đẹp mắt để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động.
Bản thân tôi 4 năm liên tiếp đều phụ trách lớp chồi, tham gia các buổi thao giảng, sinh hoạt chuyên môn do phòng giáo dục và nhà trường tổ chức, từ đó bản thân tích lũy được một số kinh nghiệm. Một số phụ huynh nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải rèn luyện kỹ năng đọc thơ, truyện làm nền tảng vững chắc cho hoạt động nhận thức sau này.
 * Hạn chế : 
 Trong quá trình dạy trẻ làm quen văn học tôi cảm thấy khả năng cảm thụ văn học lớp tôi còn nhiều hạn chế, cứng nhắc. Mặt khác với việc tiếp cận chương trình mầm non mới như hiện nay đòi hỏi trong tiết học trẻ phải được trải nghiệm và hoạt động một cách tích cực sáng tạo của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm hướng đến giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.
 Khả năng cảm nhận các tác phẩm văn thơ chuyện của trẻ còn hạn chế giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng.
 Kỹ năng đọc diễn cảm còn hạn chế nhất là trẻ nam còn rụt rè ít tham gia. Trẻ chưa thật sự mạnh dạn tự tin khi đọc diễn cảm Bên cạnh đó nhận thức của một số phụ huynh về tầm quan trọng của việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết để rèn cho trẻ chưa cao. 
 Chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng kịch cho trẻ, nếu có thì chủ yếu là trong tiết học. Còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì hầu như chưa có.
 Không đủ đồ dùng dụng cụ phục vụ cho tiết dạy kể chuyện hay đóng kịch. 
 Đồ dùng như tranh ảnh, rối còn đơn điệu, chưa được đẹp nên không cuốn hút trẻ trong tiết học 
 Sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý hiệu quả trên tiết học chưa cao
 Hầu hết các vở kịch còn thiếu các yếu tố phụ trợ như: Âm thanh, cảnh trí, trang phục làm cho hoạt động đóng kịch không thu hút đượ sự chú ý của trẻ. 
 Đứng trước thực trạng đó, tôi đã suy nghĩ, xây dựng và áp dụng. “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt qua hoạt động làm quen văn học” ở trường Mầm non Sơn Ca, để góp phần nhỏ bé vào sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ và phát triển thêm khả năng đọc diễn cảm của trẻ
 *Bảng khảo sát Thống kê 
Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê về hoạt động làm quen văn học để nắm bắt khả năng nhận thức của từng cá nhân trẻ. Cụ thể :
Nội dung
Tổng số cháu
Khảo sát đầu năm
SL
Tỉ lệ %
Đọc diễn cảm
42
15/42
35,7%
Thuộc nhiều, nhanh
42
17/42
40,5%
Phát triển ngôn ngữ diễn đạt tốt
42
19/42
45,2%
* Dự giờ : 
Tôi luôn luôn học hỏi đồng nghiệp thông qua các buổi dự giờ, thao giảng, dự giờ chuyên đề...tìm ra các biện pháp để áp dụng phù hợp với lớp mình.
*Nguyên nhân chủ quan 
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người, không có một phương tiện giao tiếp nào có thể sánh được với ngôn ngữ. Trong giao tiếp nhờ có ngôn ngữ mà con người có khả năng hiểu biết lẫn nhau. Ở trẻ, nhu cầu giao tiếp rất lớn, khi giao tiếp trẻ sử dụng ngôn ngữ của mình để trình bày ý nghĩ, tình cảm, hiểu biết của mình với bạn bè và mọi người xung quanh. 
 Qua thời gian nghiên cứu tài liệu và áp dụng vào thực tế, tôi thấy việc “Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt qua hoạt động làm quen văn học” là một việc làm thiết thực và là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng mà giáo viên mầm non trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay. 
 *Nguyên nhân khách quan 
 Trong sự phát triển của xã hội trẻ cũng bị các yếu tố xã hội tác động nhất là sự phát triển của cộng nghệ thông tin trẻ dễ bị các trang mạng xã hội tác động như internet, các trò chơi điện tử, các loại tranh ảnh khác làm cho trẻ không thích các tác phẩm văn học.
 Trong nền kinh tế thị trường cha mẹ trẻ mải lo công việc, lo cơm áo gạo tiền không có thời gian dành cho trẻ, không có thời gian kể chuyện, tâm sự trao đổi với trẻ về thơ văn.....Nhiều cha mẹ còn cho trẻ thoải mái chơi điện thoại để trẻ không quấy vô tình đã để trẻ tiếp xúc với văn hóa không lành mạnh, trẻ lại có thói quen chỉ thích dùng điện thoại để chơi gêm, để xem phim....
 3. Nội dung và cách thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp
 Thông qua hoạt động làm quen văn học sẽ giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học, từ đó sẽ thúc đẩy khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. 
 Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học. 
 Giúp trẻ nắm bắt được nội dung tiết học một cách chủ động. Gây hứng thú giúp trẻ nhanh chóng hiểu nội dung chuyện, nhớ chuyện, thuộc thơ và đọc kể diễn cảm 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 
* Biện pháp 1: Chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, đẹp mắt:
 Để hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù thơ hay truyện muốn đạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên phải làm là chuẩn bị chu đáo các đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút dược sự chú ý của trẻ. Trước đây giáo viên thường sử dụng tranh minh họa làm đồ dùng chính trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Song với hình thức đổi mới hiện nay, giáo viên sử dụng tranh minh họa vào tiết học ít gây được sự chú ý, tò mò cho trẻ. Vì vậy tôi đã sử dụng mô hình trong các tiết dạy.
 * Biện pháp 2: Tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học:
 Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thì việc tạo cơ hội cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, phải thường xuyên. Ngay từ đầu năm học tôi đã sưu tầm các sách văn học, các họa báo, tạp chí, lịch cũ, nguyên liệu cho trẻ tự làm sách để xây dưng một góc “ Góc thư viện ’’mang nội dung văn học , tại “Góc thư viện ” trẻ được xem các tranh truyện, thơ... Vào các giờ hoạt động góc tôi thường tham gia “Đọc sách cùng trẻ” tôi hướng dẫn trẻ cầm sách đúng hướng, cách mở sách, lật trang xem sách. Hướng dẫn trẻ việc đọc của một trang sách: Đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Sau đó cô kể cho trẻ nghe về nội dung những câu chuyện như “ Thỏ con không vâng lời”, “Chú dê đen...” thơ “Mẹ và cô” “Bàn tay cô giáo...” hướng dẫn trẻ cách tri giác các tranh truyện, thơ từ đó dần dần trẻ có thể khắc sâu nội dung câu chuyện bài thơ dễ dàng hơn.
 * Biện pháp 3: Qúa trình cho trẻ làm quen với văn học : Dựa vào 2 hình thức chính đó là: Trong tiết học, ngoài tiết học.
 + Trong tiết học :
 - Cảm thụ tác phẩm nghệ thuật.
 - Tái tạo lại tác phẩm nghệ thuật.
 - Một phần của sự sáng tạo nghệ thuật trong ý nghĩa nhất định của nó.
 Giáo viên cần tổ chức sao cho khả năng hoạt động nghệ thuật của trẻ được bộc lộ người giáo viên phải biết duy trì hoạt động của trẻ bằng cách:
 - Dạy trẻ kĩ năng hoạt động với tác phẩm văn học trong tập thể bạn bè, lôi cuốn trẻ vào sinh hoạt tập thể một cách tự nhiên. Tập cho trẻ tập trung vào việc nghe tác phẩm. Thường xuyên tạo tình huống tạo ra sự truyền cảm tốt nhất trong giọng đọc kể sử dụng có hiệu quả các phương tiện trực quanHướng sự chú ý củ trẻ vào tư tưởng cảm xúc của tác giả trong tác phẩm giúp trẻ đồng cảm với tác giả, giáo viên cố gắng biểu lộ thái độ của mình đối với nhân vật để trẻ nhận ra và hiểu được đúng đắn điều tác giả muốn nói, cần thiết lập mối quan hệ gia cảm chặt chẽ để tạo ra những phản ứng đáp lại từ trẻ. Để rồi từ chổi trẻ chăm chú xem, lắng nghe cô giới thiệu dẫn đến trẻ nắm bắt được nội dung tiết học một cách chủ động
 Với từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính logic, để đàm thoại cho trẻ một cách sôi nổi theo phương châm: “Lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tính liên hệ thực tiển, sáng tạo phù hợp với từng nội dung mà trẻ không bị áp đặt một cách gò bó. 
 Cùng với từng bài dạy, tôi dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt vào bài chuyển hoạt động một cách linh hoạt; Ví dụ như trong một tiết kể chuyện: Ở hoạt động này tôi thường cho trẻ ngồi tự do dưới sàn nhà nhưng ngồi sao cho tất cả trẻ đều nhìn thấy tôi và đồ dùng của tôi. Khi bắt đầu dạy tôi thường phải khơi gợi tạo sự chú ý cho trẻ khi nghe kể chuyện bằng một âm thanh, tình huống hay một nhân vật phù hợp với câu chuyện mà tôi sẽ kể. Khi kể chuyện thì tôi kết hợp với sử dụng đồ dùng minh họa sống động đẹp mắt và lạ mắt để tạo sự lôi cuốn trẻ với câu chuyện của mình: Tranh, mô hình, rối các loại, băng đĩa, điệu bộ minh họaMỗi câu chuyện tôi phải kể cho trẻ nghe nhiều lần để giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nhớ được trình tự nội dung câu chuyện đó. Kể xong tôi thường đàm thoại với trẻ những câu hỏi phù hợp với trẻ để kích thích sự tư duy của trẻ và trẻ có thể sử dụng các từ ngữ văn học nghệ thuật trong câu chuyện để trả lời cô. Ví dụ như truyện“ Chú dê đen” vào đầu tôi cho trẻ chơi: “ Tạo dáng con vật: và đố trẻ con vật gì. Cô giới thiệu chuyện và kể cho trẻ nghe sau đó cô kể kết hợp cho trẻ tri giác bằng tranh, con rối, từ đố trẻ dễ nhận thấy, phân tích tính cách nhân vật, biết đâu là thiện – ác, đâu là tốt đẹp – Xấu để trẻ hướng tới cái đích mà trẻ cần làm đố là biết yêu thương, giúp đỡ những trẻ yêu “ Chú dê đen dũng cảm, nhanh trí, ghét con chó sói hung áclàn những công việc nhỏ mà lễ giáo “ Như lấy tăm, bưng nước, mời ông bà, giúp cô lau bàn, ghế
 Kể chuyện theo tranh: Những bức tranh cho trẻ trò chuyện có nội dung đơn giản, rõ ràng gần gũi với trẻ, phản ánh được hoạt động của con người, con vật trong cuộc sống hàng ngày mà trẻ được thấy: Tưới nước, bế em, đi chơi, cho gà ăn
 Tôi kể mẫu cho trẻ nghe có đầy đủ các phần mở đầu, mô tả, kết thúc để trẻ có thể hình dung và bắt chước theo cô.
 Sau đó tôi cho trẻ tự kể với ý của trẻ, tôi thường khuyến khích, gợi ý cho trẻ kể, khi trẻ kể được truyện chứng tỏ khả năng kể diễn cảm của trẻ đã phát triển. Trẻ nghe và hiểu được nội dung của bức tranh mà cô vừa kể cho trẻ nghe sau đó dùng chính ngôn ngữ và giọng điệu của mình để kể lại câu chuyện của bức tranh đó.
 Khi trẻ kể chuyện chính là lúc cảm xúc của trẻ được bộc lộ, đó là lúc tôi cần phải chú ý để biết được khả năng kể diễn cảm của trẻ có phát triển được tốt hay không để còn chỉnh sửa cho trẻ kịp thời.
 Với tiết dạy thơ: “ Hoa mào gà” Đầu tiên cô cho trẻ chơi “Gieo hạt”
 Bác nông dân vừa trồng vườn hoa rất đẹp mời lớp mình đến thăm quan, nào chúng mình cùng đi. Các cháu vừa đi vừa làm bác nông dân cuốc đất. các cháu thấy vườn hoa như thế nào? Khi cho trẻ tham quan vườn hoa giúp trẻ nhận biết các loại hoa, cách chăm sóc hoa, ích lợi của hoa. Trẻ vừa được tham quan vườn hoa được được nghe cô đọc thơ làm cho trẻ thích thú.
 Cô giáo khi dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện giọng của cô phải chuẩn xác, diễn đạt trôi chảy phù hợp với từng bài, cô phát âm không ngọng. Khi dạy trẻ đọc thơ cô chú ý nghe trẻ đọc và phát hiện ra trẻ nói ngọng, đọc sai để sửa cho trẻ như cô đọc lại để cho trẻ đọc theo nhiều lầ và động viên trẻ “Con đọc gần giỏi rồi” Thi đua giữa các tổ với nhau để phát hện tổ nào đọc tốt hơn để dẫn đến nhiều trẻ đọc tốt.
 Dạy trẻ nói đủ câu, cô nói trước và cho trẻ nhắc lại nhiều lần hoặc cho trẻ khác giúp đỡ các bạn. Khi đọc một bài thơ hay câu chuyện một câu chuyện để chuẩn bị dạy cho trẻ giáo viên phải hiểu được nội dung, xác định được thể loại thơ truyện, xác định nhịp đọc, xác định rõ mục đích yêu cầu của tác phẩm. Bên cạnh đó tôi phải chú ý đến giọng kể của mình, kể diễn cảm, dùng ngữ điệu của từng nhân vật trong truyện, thể hiện nét mặt cử chỉ, tư thế phù hợp với từng diễn biến của câu truyện thì mới thu hút sự chú ý của trẻ. Giọng đọc, giọng kể của cô nhịp nhàng, đúng nhịp điệu sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài thơ, câu truyện và khả năng cảm thụ văn học của trẻ qua giọng đọc, giọng kể của mình. Mặt khác, cần phải hiểu được tác giả sử dụng nghệ thuật gì?( So sánh, nhân cách hóa) biết được nội dung bài thơ nhắn gửi điều gì?
 Để hỗ trợ trẻ vào vai, tôi cho trẻ xem lại tranh minh họa. Tôi làm mẫu cho trẻ bắt trước hoặc trẻ khá lên thể hiện cho trẻ yếu hơn quan sát. Tôi động viên trẻ tự nhận xét bạn và mình và khích lệ những cố gắng của trẻ. Tôi dạy trẻ phối hợp trong vở diễn, sắp xếp đội hình, chuyển cảnhĐể vở kịch được tiếp nối liền mạch. Tôi cho trẻ luyện tập trong các thời điểm thích hợp, cũng có thể cho trẻ xem vở kịch để cũng cố và làm cho trẻ say mê thêm cách diễn.
 Chú ý từng cá nhân phải được đọc thì giọng đọc cần thiết của trẻ qua đọc sẽ được rèn luyện kiểm tra cụ thể. Việc dạy bất cứ một loại hình nghệ thuật nào trong đó có cả việc đọc diễn cảm cũng đòi hỏi tôi phải thường xuyên chú ý đến việc học tập của từng cá nhân. Mặc dù tất cả các em trong lớp đều đọc nhưng nhận xét bạn và mình và luôn khích lệ những cố gắng của trẻ. Tôi dạy trẻ phồi hợp trong vở diễn, sắp xếp đội hình, chỉ khi từng cá nhân đọc toàn bộ tác phẩm hay một đoạn thì giọng nói, phong cách cần thiết của một người đọc diễn cảm mới được rèn luyện và mới được kiểm tra một cách thật sự. Nếu nắm vững đặc điểm cá nhân của các em, biết được trình độ đọc diễn cảm của các em thì có thể dựa vào chất lượng đọc của các em mà xác định được mức độ hiểu biết của trẻ về tác phẩm đó. Sự thể hiện giọng điệu, ngữ điệu, dấu ngắt câu, điệu bộ và cử chỉ của mỗi em có thể cho chúng ta đánh giá sự hiểu biết sâu sắc của em về tác phẩm đó hơn là những câu trả lời.
 Cần phát triển hứng thú, năng lực của mỗi cá nhân và đọc cá nhân là một hình thức của giờ học đọc, trong đó có tính đến những đặc điểm khả năng của từng em. Việc đọc của từng cá nhân đặc biệt quan trọng, nhờ đó tôi có thể tác động đến từng cá nhân...Sau đó, tôi đọc lại bài thơ thật diễn cảm, nghệ thuật để gợi cảm xúc thẩm mĩ, hướng trẻ vào ghi nhớ, học thuộc lòng và đọc lại diễn cảm.
 Tổ chức cho trẻ đọc thuộc bài thơ theo tổ, nhóm, từng cá nhân mà trẻ bắt đầu thuộc một cách diễn cảm và tập cho trẻ nhận xét, đánh giá (về sự chính xác, lưu loát, diễn cảm, nét mặt biểu cảm, điệu bộ). Quá trình nghe bạn đọc, nhận xét bạn đọc, chính là những lúc củng cố việc đọc của mình. Tôi khích lệ trẻ thi đua đọc trước lớp một cách tự tin và ngày càng hay hơn: “Cháu thấy bạn đọc bài thơ đã hay chưa? Vì sao? Cháu có thể đọc hay hơn bạn được không, cháu đọc cho cả lớp cùng nghe nào? Cô thấy bạn đọc rất hay rồi đấy, lại sáng tạo nữa”(tôi thể hiện lại, nhấn vào biểu cảm, chỉ ra sự sáng tạo trong việc thể hiện nghệ thuật của trẻ).
 Thông qua việc tự học tự bồi dưỡng kiến thức văn học, giúp tôi hiểu rõ và truyền thụ tác phẩm văn học đến trẻ có hiệu quả hơn. Hoặc cuối tiết học có bài thơ nào đã phổ nhạc tôi sẽ hát cho trẻ nghe còn nếu chưa phổ nhạc tôi sẽ ngâm thơ cho trẻ nghe để trẻ dễ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong bài thơ đó.
 + Ngoài tiết học :
 Giáo viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi lên lớp phân tích kỹ nội dung tư tưởng của tác phẩm, tính cách nhân vật, xác định đúng các nhiệm vụ giáo dục, tìm tòi các hình thức tổ chức hoạt động thích hợp. Ví dụ : Truyện “Cáo, thỏ và gà trống” tập cho trẻ thể hiện lời thoại theo vai...
 Việc cho trẻ làm quen văn học có thể tiến hành ở mọi lúc mọi nơi khi đi dạo, khi thăm quan ...Chẳng hạn như :
 Vào những giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ quan sát hoa hồng lồng vào cho trẻ đọc bài thơ “Hoa dại” của Hà Thiên Sơn. Vào mùa hè cho trẻ quan sát bầu trời. Cô có thể cho trẻ đọc bài thơ “ Ông mặt trời”, “ Nắng mùa hè”
 Giờ hoạt động vui chơi tôi cho một số trẻ về góc xem tranh truyện, cho trẻ đọc thơ kết hợp từ và hình ảnh...
 Trong lúc chờ bàn ăn tôi có thể cho trẻ ôn lại hoặc làm quen một số bài thơ đã học, tôi sưu tầm một số bài thơ ngoài chương trình đưa vào cho trẻ đọc nhằm giáo dục về ăn uống để lồng vào cho trẻ.
 Như vậy, bằng cách tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt khéo léo tôi đã giúp cho trẻ được sống trong môi trường văn học.
 * Biện pháp 4: Cho trẻ làm quen văn học thông qua các môn học khác :
 Ví dụ : Môn MTXQ : Tìm hiểu về “ một số loại rau” tôi lồng vào cho trẻ đọc bài thơ “ Họ nhà rau”, “Cây cải nhỏ”
 Tìm hiểu về một số động vật sống dưới nước lồng vào cho trẻ đọc bài thơ “Rong và cá”
 Tìm hiểu về một số con vật sống trong gia đình có hai chân, 2 cánh, có mỏ, lồng vào cho trẻ đọc bài thơ “Con gà”
 Nhân nhịp 8/3 tôi đưa vào cho trẻ đọc một số bài thơ, câu truyện có ý nghĩa về bà, mẹ, cô giáo, chị như bài thơ “ Quà 8/3”, “ Cô và mẹ”...
 + Môn Giáo dục âm Nhạc
 Trong giờ Giáo dục âm Nhạc giáo viên cho trẻ đọc thơ vào đầu hoạt động để giáo viên dẫn dắt trẻ vào bài dạy hay giữa những lúc giáo viên chuyển tiết dạy, trẻ vẫn cảm thụ được bài thơ thông qua việc cho trẻ đọc diễn cảmđể truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người việt nam.
 Thông qua việc cho trẻ đọc bài thơ “ Em yêu nhà em” của Phan Thị Thanh Nhàn giúp trẻ biết yêu mến về ngôi nhà của mình, hay là bài thơ “ Cô giáo em” sau khi cho trẻ đọc thơ xong cô kết hợp giới thiệu cho trẻ bài hát “Cô giáo” để biết được tình cảm của các cháu nhỏ dành cho cô giáo.
 Trẻ đọc bài thơ “bàn tay cô giáo” của Định Hải 
Bàn tay cô giáo
Tết tóc cho em 
Về nhà mẹ khen
Tay cô đến khéo
Bàn tay cô giáo 
Vá áo cho em
Như tay chị cả
Như tay mẹ hiền
 Qua được đọc bài thơ trẻ biết được công việc và tình cảm của cô giáo đối với các cháu nhỏ. Thì dẫn dắt vào bài hát “Mẹ của em ở trường” hay khi cho trẻ đọc bài thơ “Bác Hồ của em” dẫn dắt vào hát bài “Nhớ ơn Bác” của Phan Huỳnh Điểu; Thơ “ Chú bộ đội hành quân trong mưa” dẫn dắt vào bài “cháu thương chú bộ đội”
 Đây là một king nghiệm làm cho các tiết Âm nhạc, hấp dẫn đồng thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ đó.
 Ví dụ : Môn thể dục : Khi chơi trò chơi tôi thường cho trẻ đọc các bài đồng dao hoặc ca dao sao cho có nhịp điệu nhanh, dí dỏm giúp trẻ thực hiện tốt các động tác của bài thể dục. Như vậy, việc cho trẻ làm quen với văn học thông qua các môn học khác giúp trẻ cảm nhận được tác phẩm văn học một cách sâu sắc hơn.
 * Biện pháp 5: Hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học ở góc Nghệ thuật.
 Theo chương trình giáo dục Mầm non mới hiện nay, hoạt động góc đi đôi với hoạt động học có chủ đích. Ở hoạt động học có chủ đích, mỗi tuần chỉ có một giờ hoạt động, vì vậy việc hướng dẫn trẻ vào hoạt động thông qua các giờ hoạt động cũng là biện pháp rất cần thiết. Phương pháp này nhằm phát triển ở trẻ cảm giác, nhịp điệu của bài thơ, qua đó giúp trẻ thể hiện bài thơ, câu chuyện bằng chính khả năng của mình. Trẻ có thể cảm nhận và tự diễn xuất theo ý thích của mình. Tôi hướng dẫn và khuyến khích trẻ đóng kịch dưới nhiều hình thức: 
 Việc cho trẻ đọc thơ, kể chuyện ở hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ biết hưởng ứng cảm xúc bằng chính những phản ứng của trẻ sao cho phù hợp với nhịp điệu bài thơ, không nhất thiết yêu cầu trẻ phải đọc, kể giống như cô.
 * Biện pháp 6: Giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động làm quen văn học qua hoạt động biểu diển văn nghệ vào lúc nêu gương cuối tuần
 Ở Hoạt động biểu diễn văn nghệ nêu gương cuối tuần, mỗi tuần chỉ có một giờ hoạt động, vì vậy việc hướng dẫn trẻ hoạt động biểu diễn thông qua giờ hoạt động nêu gương cũng là biện pháp rất cần thiết. Phương pháp này nhằm phát triển ở trẻ tính tự lập mạnh dạn biểu diễn trước đám đông, giáo viên lập kế hoạch và tập duyệt nghiêm túc như sẽ biểu diễn thực sự trước khán giả. qua đó giúp trẻ thể hiện nhịp điệu bài thơ bằng chính hoạt động của mình. Trẻ có thể cảm nhận và tự diễn xuất theo ý thích của mình. Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động vì được biểu diễn như là một diễn viên biểu diễn, trẻ thích thể hiện mình cho mọi người xem. 
 Tôi hướng dẫn khuyến khích trẻ dưới nhiều hình thức:
 Ví dụ : Cho trẻ biểu diễn theo nhóm, theo từng cá nhân trẻ, giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn, ngôn ngữ của trẻ trở nên mạch. Trẻ làm MC người dẫn dắt giới thiệu chương trình biểu diễn văn nghệ cuối tuần, trẻ được đọc thơ, kể chuyện 
 * Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh :
 Công tác phối kết hợp phụ huynh và nhà trường là một vấn đề rất quan trọng, nó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Ở bảng tuyên truyền trước lớp tôi thường dán những nội dung mà trong tuần sẽ học để phụ huynh tiện theo dõi để cùng phối hợp với cô trong việc giáo dục trẻ. Tôi 
thường dán nội dung các bài th

Tài liệu đính kèm:

  • docs_ng_kien_h_ru_i_2017_2072_2021865.doc