Đề tài Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường TH Krông Ana thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh

Đề tài Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường TH Krông Ana thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh

Môi trường là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta:

bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.

 Môi trường sống của con người bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên xã hội. Các yếu tố tự nhiên xã hội chi phối sự sống của con người như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử.

 Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người.

 Môi trường xã hội là tổng hoà các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là các luật lệ, thể chế, quy định nhằm hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo điều kiện thuật lợi cho sự phát triển cuộc sống của con người.

Ô nhiễm môi tr¬ường là vấn đề mang tính toàn cầu có ảnh hưởng to lớn đến chất lư¬ợng môi trường sống của chúng ta. Ô nhiễm môi trường làm biến đổi môi tr¬ường theo hướng tiêu cực toàn phần hay một phần bằng những chất, vật dụng gây ô nhiễm. Sự biến đổi môi tr¬ường nh¬ư vậy làm ảnh hư¬ởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống con ng¬ười và sinh vật làm giảm chất lư¬ợng cuộc sống của con ng¬ười.

 

doc 21 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 6411Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trường TH Krông Ana thông qua các hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốt đẹp. 
	Tìm hiểu những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến ý thức bảo vệ môi trường của học sinh từ đó tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
	- Nhiệm vụ:
	Vận dụng lý luận, kinh nghiệm để phân tích lý giải những vấn đề thực tiễn về những hành động thiết thực nhất để bảo vệ môi trường sống xung quanh các em.
	Nghiên cứu thực trạng của việc giáo dục bảo vệ môi trường của học sinh trường Tiểu học Krông Ana.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của học sinh trường Tiểu học Krông Ana.
- Thời gian: Năm học 2015-2016, học kỳ I năm học 2016-2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm.
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp tọa đàm trao đổi.
+ Phương pháp toán học thống kê và xử lí số liệu.
+ Phương pháp thực tiễn.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Môi trường là một khái niệm quen thuộc và tồn tại xung quanh chúng ta:
bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
 Môi trường sống của con người bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên xã hội. Các yếu tố tự nhiên xã hội chi phối sự sống của con người như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí, ánh sáng, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử.
	Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người.
	Môi trường xã hội là tổng hoà các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là các luật lệ, thể chế, quy định nhằm hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo điều kiện thuật lợi cho sự phát triển cuộc sống của con người.
Ô nhiễm môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng môi trường sống của chúng ta. Ô nhiễm môi trường làm biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực toàn phần hay một phần bằng những chất, vật dụng gây ô nhiễm. Sự biến đổi môi trường như vậy làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống con người và sinh vật làm giảm chất lượng cuộc sống của con người.
Trường học là nơi diễn ra các hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên và học sinh. Sự ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động này, nó làm cho cảnh quan môi trường không có tính thẩm mĩ và làm cho tinh thần và sức khỏe của giáo viên, học sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường không đảm bảo yêu cầu về chất lượng và hiệu quả.
Ngày 10/1/1994 Chủ tịch Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố Luật bảo vệ môi trường (Báo Hà Bắc ngày 16/8/1994) nhà trường là cơ quan giáo dục có vai trò nâng cao sức khỏe, phát triển tốt thể lực. Do vậy học sinh cần nhận rõ trách nhiệm của mình đóng góp một phần công sức vào hoạt động bảo vệ môi trường. Đó cũng chính là thực hiện tốt chính sách của Nhà nước.
Giáo dục bảo vệ môi trường là tổng hợp các biện pháp nhằm quản lý duy trì sử dụng hợp lý, phục hồi, nâng cao hiệu quả môi trường, giúp con người và thiên nhiên có sự phát triển hài hòa.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
* Ưu điểm:
Trường Tiểu học Krông Ana nằm trên địa bàn thị trấn Buôn Trấp trung tâm huyện, cha mẹ học sinh đa số là cán bộ viên chức và tiểu thương, trường với 22 lớp, tổng số học sinh 680, chỉ có 1 phân hiệu thuận tiện cho việc quản lí, phân công công tác vệ sinh môi trường.
Hàng năm nhà trường thuê nhân công phục vụ công tác lao động vệ sinh, đảm bảo môi trường luôn sạch sẽ.
Hàng tháng nhà trường đóng góp tiền cho công ty môi trường đến thu gom rác thải mỗi tuần 2 ngày. Áp dụng công nghệ sinh học để xử lí các rác thải.
Đa số học sinh năng nổ, nhiệt tình và là những đội viên, nhi đồng ưu tú, chăm học, hăng say với công việc, đang tuổi năng động, hiếu học và ham thích vui chơi tiếp cận những cái mới. Đặc biệt các em luôn cảm thấy hứng thú, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại lớp học, trường học và nơi sinh sống, đã thu hút các em mạnh dạn đưa ra những giải pháp phù hợp học sinh có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường và cảnh quan sư phạm. Chương trình “xanh - sạch - đẹp” trường lớp đã được đưa vào nhà trường. Chất lượng môi trường sống được nâng cao.
Hội cha mẹ học sinh luôn quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho nhà trường và liên đội tổ chức các hoạt động nói chung và giáo dục bảo vệ môi trường nói riêng.
Nhân dân sống xung quanh khu vực nhà trường luôn có ý thức khá tốt về công tác vệ sinh môi trường. 
	Tổng phụ trách Đội nhiệt tình, ham học hỏi luôn thay đổi mọi hình thức sinh hoạt để nâng cao chất lượng hoạt động đội sao cũng như giáo dục học sinh ý thức gìn giữ và bảo vệ môi trường sống.
* Hạn chế: 
Bên cạnh thuận lợi còn có những khó khăn: Diện tích quy hoạch sân chơi chưa được phù hợp, các loại cây bóng mát trong sân trường rụng lá không cùng mùa, khu vực phía trước cổng trường còn nhiều khoảng đất trống dẫn đến một số người dân lợi dụng đổ rác vào buổi tối gây ảnh hưởng môi trường xung quanh khu vực trường. Người dân buôn bán hàng di động tập trung trước cổng trường vào các buổi sáng nhiều, khi học sinh vào học cũng là lúc họ di chuyển đến địa điểm khác nên việc ý thức bảo vệ môi trường chung chưa tốt. Dân số đông, lưu lượng khí thải do xe cộ, máy móc phát ra môi trường ngày một nhiều 
Thông tin về giáo dục môi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được nhiều với học sinh.
	Kinh phí tổ chức, trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho bảo vệ môi trường còn rất nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng cho nhu cầu hoạt động thực tế.
Sự quan tâm của anh chị phụ trách đối với học sinh lớp mình trong việc hoạt động bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, chưa đủ nhiệt huyết thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường cùng với các em học sinh. Đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ môi trường cũng như việc tham gia các hoạt động khác của các em học sinh.
Một số anh chị phụ trách chưa nhiệt tình hỗ trợ cho Ban chỉ huy chi đội, lớp còn thờ ơ đối với những khó khăn vướng mắc của Ban chỉ huy Chi đội tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
Học sinh còn hạn chế về mặt kỹ năng tham gia lao động bảo vệ môi trường.
Vẫn còn một số ít phụ huynh chỉ chú trọng việc làm kinh tế không quan tâm đến việc giáo dục ý thức con em mình về bảo vệ môi trường sống.
* Nguyên nhân tác động.
	Ngay từ đầu năm học lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao về hoạt động bảo vệ môi trường nên Liên đội đã nắm bắt và triển khai thường xuyên đến các em.
	Các anh chị phụ trách tâm huyết, nhiệt tình tham gia và triển khai các hoạt động phong trào kịp thời đầy đủ và chính xác đem lại hiệu quả cao.
 Đa số đội viên, nhi đồng ở tại địa bàn nên có khả năng tiếp thu và có điều kiện tham gia các phong trào bảo vệ môi trường một cách tích cực.
	Thông qua đội thiếu niên tiền phong qua các đợt phát động thi đua đã giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường và qua các buổi sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm đã lồng ghép sinh hoạt theo chủ điểm. 
Ưu điểm nhiều nhưng nhưng hạn chế cũng không nhỏ do các yếu tố chủ quan tác động như do các em được sống trong điều kiện khá tốt nên nhận thức về các vấn đề môi trường còn mang tính ỷ lại, trông chờ, thụ động... chưa có sự tự giác nhiều.
Anh chị phụ trách ngoài công việc giảng dạy và chủ nhiệm lớp thì còn kiêm rất nhiều công việc nhiều hoạt động dạy học do đó việc triển khai các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường đến học sinh chưa được nhiều.
	Việc bố trí cho học sinh đi thăm quan, tìm hiểu môi trường còn quá ít, các chuyên gia về môi trường hầu như không có để mời về nói chuyện.
Công tác quản lí an ninh trật tự đô thị tại địa phương hoạt động chưa thật sự hiệu quả người bán hàng ăn, hàng rong ở trước cổng trường khi có vi phạm về môi trường chưa có biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả. 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp: 
a. Mục tiêu của giải pháp
Làm cho học sinh có ý thức, thái độ, hành vi, đối với môi trường và việc bảo vệ môi trường. 
Trang bị cho các em học sinh những hiểu biết về môi trường, để từ đó giúp các em có ý thức, từ ý thức sẽ bộc lộ qua thái độ, hành vi trong cuộc sống. 
Khi các em học sinh có ý thức cao, những thái độ, hành vi của học sinh sẽ trở thành nếp sống hàng ngày.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
* Công tác tham mưu:
Theo quy định của Điều lệ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 1 tháng có 2 tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp (theo sách Điều lệ và hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của nhà xuất bản Thanh niên). 
 Để thực hiện được quy định trên, Tổng phụ trách phải lên kế hoạch cụ thể để tham mưu với lãnh đạo nhà trường: thời khóa biểu lớp nào, tiết nào, thứ mấy phải phù hợp với tiết sinh hoạt Đội của lớp chịu trách nhiệm phụ trách. 
Đặc biệt Tổng phụ trách phải lên nội dung, chương trình sinh hoạt của từng tuần, tháng theo chủ điểm dựa vào chương trình “Rèn luyện đội viên và dự bị đội viên” trong (Sổ tay Phụ trách Đội của nhà xuất bản Thanh niên) với ý nghĩa giáo dục rõ ràng. Chủ động tham mưu với Cấp ủy Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện tổ chức. 
Học sinh tham gia hoạt động phải được sự kiểm tra, đánh giá, xếp loại thi đua hàng tháng của Ban chỉ huy liên đội nhằm tránh trường hợp biến hoạt động
bảo vệ môi trường thành một hoạt động giải lao vô nghĩa.
* Phối hợp với anh chị phụ trách:
Thực hiện theo kế hoạch đã đề ra giáo viên tổng phụ trách đội phối hợp với anh chị phụ trách tuyên truyền cho học sinh về Luật Bảo vệ môi trường, tác hại của việc tàn phá môi trường, làm tốt công tác tuyên truyền về vai trò của môi trường đối với cộng đồng, gia đình và cả tương lai của các em dưới các hình thức sau:
Phát tờ rơi cho các em học tập và tìm hiểu về môi trường và cách bảo vệ môi trường.
Tổ chức cho các em xem băng hình có nội dung về thực trạng môi trường hiện nay, vai trò của môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường.
Học sinh sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu có nội dung về môi trường.
Học sinh sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu có nội dung về môi trường
Đẩy mạnh các phong trào: Văn nghệ, thể dục thể thao, vẽ tranh về chủ đề môi trường, chơi các trò chơi dân gian.	
 Học sinh đổ rác đúng nơi quy định	 Tiết mục văn nghệ “Em làm kế hoạch nhỏ” 
Phát động phong trào trồng cây đầu xuân theo gương Bác Hồ “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây”. Mỗi học sinh trồng 1 cây ăn quả hoặc cây lấy gỗ tại gia đình.
Học sinh đang trồng cây
Chăm sóc công trình măng non: thông qua công tác bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh nơi công cộng, nhà trường, lớp học như: chăm sóc vệ sinh khu cổng trường, chăm sóc công trình măng non, cây xanh mới trồng.
 	 Học sinh đang chăm sóc công trình măng non 
	Đầu năm liên đội đã đưa ra bảng phân công “ Bảo vệ môi trường” về các chi đội, lớp.
Vào sáng thứ hai hàng tuần lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào giáo án sinh hoạt đội sao và liên hệ thực tế các khu vực trong nhà trường.
Tổ chức hội thi “Phụ trách sao giỏi” thiết kế đưa nội dung hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào phần thi kỹ năng nhằm giúp học sinh hiểu về vai trò của việc bảo vệ môi trường.
Tổ chức hội thi “phụ trách sao giỏi”
* Phối hợp các đoàn thể trong và ngoài nhà trường:
	Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ chung của nhiều đoàn thể và giáo dục ở mọi nơi mọi lúc. Vì vậy liên đội phải biết phối hợp với chi bộ Đảng, lãnh đạo nhà trường, công đoàn, đoàn thanh niên và lực lượng quan trọng khác là các bậc cha mẹ học sinh cộng tác thường xuyên để hổ trợ nhân lực, kinh nghiệm và tinh thần. 
	Cần chú ý tham mưu, báo cáo kịp thời các phong trào với đoàn thể; liên lạc chặt chẽ với phụ huynh.
Giáo viên tổng phụ trách đội phân công cho các chi đội, lớp khu vực vệ sinh trong trường:
Ví dụ: Bảng phân công
HĐĐ HUYỆN KRÔNG ANA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH 
LIÊN ĐỘI TH KRÔNG ANA 
BẢNG PHÂN CÔNG KHU VỰC VỆ SINH CÁC KHỐI LỚP
Stt
Khối
Khu vực phân công
Ghi chú
1
K5
Vệ sinh khu vực trước cổng trường
2
K4
Vệ sinh và chăm sóc bồn hoa cây cảnh sân trước của trường.
3
K3
Vệ sinh bồn hoa sân sau của trường
4
K2
Nhặt rác trước khu vực lớp học và vườn thuốc nam
5
K1
Thực hiện tốt vệ sinh lớp học
               	 Buôn Trấp, ngày....... tháng ......... năm........ 
 TM/BCH LIÊN ĐỘI
 TPT ĐỘI      
 Trang trí cây xanh trong lớp học Chăm sóc cây bóng mát
Hàng tháng theo sự phân công của liên đội các lớp thay phiên nhau đi thăm viếng, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ của huyện Krông Ana nhân các ngày lễ, kỷ niệm trong năm. Các em quét dọn vệ sinh, chăm sóc cây cảnh, giữ gìn cảnh quan môi trường. Hoạt động này ngoài việc làm cho môi trường cảnh quan địa phương sạch đẹp còn giúp các em hiểu được truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
 Thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ	 Trồng cây ở bồn hoa
Tổ chức cho học sinh ký cam kết làm tốt công tác bảo vệ môi trường theo nội dung: “1 không, 2 có”
+ Không vứt rác bừa bãi
+ Có trồng và chăm sóc cây xanh
+ Có tích cực tham gia bảo vệ môi trường, làm kế hoạch nhỏ.
* Tổ chức các hoạt động sinh hoạt theo chủ đề
Tổ chức cho các em sáng tác và biểu diễn các tiểu phẩm có nội dung về môi trường, qua đó giáo dục học sinh thấy được trách nhiệm của mình với biện pháp bảo vệ môi trường. Các tổ trong lớp lần lượt diễn tiểu phẩm vào giờ sinh hoạt lớp và giờ trực tuần.
 Nội dung thi giao lưu giữa các lớp: 
- Phần 1: Màn chào hỏi (5 phút) 20 điểm 
	Yêu cầu các đội phải nêu được ý nghĩa của môi trường, tuyên truyền mục đích buổi thi về môi trường, hấp dẫn, phong phú về nội dung, giới thiệu được các thành viên trong đội (hình thức: hát, thơ, kịch). Kết thúc hát một bài về môi trường, nội dung đặc sắc, mang tính chất tuyên truyền, trang phục hợp lý.
- Phần 2: Thi hiểu biết: Tìm hiểu về môi trường (9 phút) 50 điểm
Các đội bốc thăm để trả lời các câu hỏi có nội dung về môi trường
+ Yêu cầu: Trả lời đúng, đủ nội dung đảm bảo thời gian.
+ Mục đích: Thông qua nội dung các câu hỏi kiểm tra tuyên truyền giúp các em hiểu thêm kiến thức áp dụng thực hiện tốt công tác giáo dục bảo vệ môi trường.
- Phần 3: Thi năng khiếu (5 phút) 30 điểm
Thi vẽ tranh: Mỗi đội cử 1 học sinh thi vẽ và bình tranh theo chủ đề môi trường hoặc làm 1 sản phẩm từ những đồ phế liệu.
Yêu cầu: Tranh vẽ đúng chủ đề, đường nét hợp lý, có tác dụng tuyên truyền giáo dục, đảm bảo thời gian, trình bày có sức thuyết phục.
Họ và tên: Phan Thị Bảo Trâm
Lớp: 5C
Trường TH Krông Ana
 Tham gia thi vẽ tranh về chủ đề môi trường
* Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua chương trình rèn luyện đội viên.
	Kiểm tra công nhận chuyên hiệu “Khéo tay hay làm” khuyến khích những sản phẩm thân thiện với môi trường như đồ chơi, đồ dùng học tập, thiết kế thời trang bằng các vật phế liệu như : giấy, ni lông, ống hút cũ...đã được các em học sinh trường Tiểu học Krông Ana rất hào hứng.
 Kiểm tra chuyên hiệu “ Khéo tay hay làm” Đổ rác đúng nơi quy định
	Ngoài ra các em phải thực hiện được các tiêu chí được yêu cầu trong chuyên hiệu ví dụ như: tiêu chí 3 của hạng 3 : Tham gia tốt các hoạt động ở trường lớp và trên địa bàn dân cư, tham gia phong trào xanh - sạch - đẹp, tiêu chí 4 của hạng nhì: Tích cực tham gia các hoạt động ở trường lớp, đội trên địa bàn dân cư: công trình măng non, vệ sinh thôn xóm, trường lớp xanh - sạch - đẹp, tham gia chăm sóc làm đẹp các di tích lịch sử ở địa phương
* Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua phong trào “Kế hoạch nhỏ”.
Thực hiện theo chương trình năm học của Hội đồng đội huyện Krông Ana về việc thực hiện ngay từ đầu năm liên đội đã triển khai phong trào “Kế hoạch nhỏ”, thu gom giấy vụn, lon bia đến học sinh, hưởng ứng phong trào đó học sinh thực hiện tốt thu gom giấy loại và giấy ở khu vực trường và kết quả thu được đã nộp về cho Hội đồng đội huyện là 1.538kg giấy vụn, lon bia được 10.000 lon, số tiền bán được tặng cho học sinh nghèo tại liên đội và tặng 2 suất quà trị giá 1.000.000đ cho liên đội kết nghĩa Tiểu học Ea Bông.
Qua việc làm của học sinh giúp môi trường luôn sạch sẽ và tạo nên tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.
 Phong trào “Kế hoạch nhỏ” thu gom vỏ lon Phong trào “Kế hoạch nhỏ” thu gom giấy
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
	Các giải pháp, biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau tạo nên một thể thống nhất về chương trình tuyên truyền giáo dục của học sinh, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường phát huy được sự phối hợp giáo dục giữa “ Gia đình - Nhà trường - Xã hội”.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
Từ điều kiện và tình hình thực tế của nhà trường, tôi đã áp dụng được một số hình thức trên vào hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Kết quả cho thấy hầu hết các em tham gia hoạt động bảo vệ môi trường, sự mạnh dạn của các em đã tăng dần, sự chuẩn bị của các em cao hơn, có thể thay giáo viên chủ nhiệm điều khiển các hoạt động. Các em đã tự ý thức được mình trong việc bảo vệ môi trường, tính tự quản cao. Mọi hoạt động của học sinh nói riêng và hoạt động Đội nói chung đều thực hiện theo một "Êkíp", một thể thống nhất và đi lên một cách rõ rệt. Tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau học tập, vui chơi và rèn luyện đạo đức ngày càng tiến bộ. Và cứ 10 phút sáng thứ sáu hàng tuần 100 % học sinh tham gia nhặt rác trong sân trường và trước cổng trường Cụ thể kết quả như sau:
* Đầu năm học:
Stt
Khối
Khu vực phân công
Kết quả điều tra đầu năm học
1
K5
Vệ sinh khu vực trước cổng trường
Cổng trường nhiều giấy, rác, vỏ bánh kẹo, cây khô
2
K4
Vệ sinh và chăm sóc bồn hoa cây cảnh sân trước của trường.
Cỏ dại mọc ở bồn hoa nhiều, giấy, hộp sửa, bao nilong
3
K3
Vệ sinh bồn hoa sân sau của trường
Nhiều nilong, giấy, rác, cỏ
4
K2
Nhặt rác trước khu vực lớp học và vườn thuốc nam
Nhiều lá cây, giấy, rác, các loại bao
5
K1
Thực hiện tốt vệ sinh lớp học
Chưa có sọt rác ở lớp, vứt rác, giấy bừa bãi trong lớp
* Cuối học kì I.
Stt
Khối
Khu vực phân công
 Kết quả điều tra cuối học kì I
1
K5
Vệ sinh khu vực trước cổng trường
Cổng trường sạch sẽ không có rác, giấy, vỏ kẹo, cỏ được phát sạch
2
K4
Vệ sinh và chăm sóc bồn hoa cây cảnh sân trước của trường.
Bồn hoa sạch cỏ, không còn giấy và rác ở bồn hoa, cây xanh tốt..Khuôn viên sạch sẽ không còn lá cây và rác...
3
K3
Vệ sinh bồn hoa, sân sau của trường
Sới cỏ thường xuyên, không có giấy và rác. cây được chăm sóc xanh tốt, vệ sinh sạch sẽ..
4
K2
Nhặt rác trước khu vực lớp học và vườn thuốc nam
Khuôn viên sạch sẽ không còn lá cây và rác..cây thuốc nam phát triển tốt
5
K1
Thực hiện tốt vệ sinh lớp học
Lớp đã có sọt rác ở lớp, không còn tình trạng vứt rác, giấy bừa bãi trong lớp
* Cuối năm học có:
	+ 97% hoàn thành các chuyên hiệu trong chương trình “ Rèn luyện đội viên” trong năm học.
	+ Phong trào “Kế hoạch nhỏ” đạt kết quả cao góp phần cải thiện môi trường và nguồn quỹ tặng được nhiều suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
	+ Các hội thi: Phụ trách sao giỏi, vẽ tranh về môi trường, văn nghệ chủ điểm... đạt kết quả cao. Sinh hoạt sao nhi hàng tuần, hàng tháng được lồng ghép nội dung tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
	* Giá trị khoa học.
	 Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh giúp cho tổng phụ trách và đội ngũ giáo viên, lãnh đạo nhà trường hiểu được vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thực sự là một công việc mang tính chất giáo dục tinh thần trong nhà trường.
	 Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường với nhiều hình thức tổ chức phong phú thu hút hầu hết các em học sinh tham gia góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường.
Để nâng cao chất lượng hoạt động Đội nói chung và bảo vệ môi trường trong nhà trường là một việc làm cần thiết, đề tài góp phần giải quyết những khó khăn trong công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ở trường học.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
 Giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là trang bị cho học sinh một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của trái đất. Một khả năng cảm thụ, 

Tài liệu đính kèm:

  • docth_55_9724_2021928.doc