Đề tài Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ

Đề tài Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ

Đề tài: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương, quan tâm và chia

sẻ.

15/18

- Clip truyện: "Cây cũng biết đau"

* Tiến hành:

- Ổn định: Cho trẻ hát "Cả nhà thương nhau"

Hỏi trẻ: Bài hát nói lên điều gì?

- Bài hát nói về tình cảm yêu thương giữa cha mẹ và con cái trong gia

đình. Song ngoài tình yêu thương với những người thân trong gia đình, con

người còn cần dành tình yêu thương cho những ai? Tình yêu thương phải được

biểu hiện như thế nào, Tình yêu thương có ý nghĩa như thế nào? Bài ngày

hômnay chúng ta sẽ tìm hiểu.

- Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện cho trẻ nghe hoặc cho trẻ xem Clip:

Truyện cây cũng biết đau

Có một cái cây con, không biết ai trồng, mọc ngay ở bên đường em đến

lớp. Sơn bảo đó là cây xoan. Hà bảo đó là cây táo. Cả hai đều cho là mình nói

đúng. Thế là Hà đưa tay bẻ ngay một cành con mang về hỏi mẹ, mẹ kêu lên:

Sao con lải bẻ cành xoan như thế? Cành là tay của cây đấy. Con bẻ thế này thì

cây lớn làm sao được?

Hà nhìn chiếc cành nhỏ, lá rủ xuống buồn rầu. Em chạy ra chỗ cây xoan

để trả lại cành cho cây thì không được nữa rồi. Ở chỗ cành bị gẫy, có giọt nước

chảy ra, như giọt nước mắt. Đúng là cây đã bị đau.

Từ buổi ấy, hễ thấy bạn nào đứng gần cái cây non, Hà lại nhắc: Đừng bẻ

cánh cây nhé, nó đau đấy!

Hỏi trẻ: + Câu chuyện nói đến tình yêu thương của ai với ai?

+ Bạn Hà thể hiện tình yêu thương với cây con như thế nào?

pdf 19 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2158Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thiện 
với đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường là những người có tâm huyết 
yêu nghề mến trẻ, chúng tôi luôn mong được cống hiến tâm huyết của mình cho 
sự nghiệp trồng người. Việc giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ với người thân 
bạn bè, những người xung quanh bé, các con vật nuôi và cây trồng từ nhiều năm 
nay đã được nhà trường chú trọng và coi đây là nội dung quan trọng trong 
chương trình giáo dục trẻ. Song, do khả năng, nhận thức của giáo viên cũng như 
yêu cầu của phụ huynh và điều kiện cơ sở vật chất cũng như tài liệu tham khảo 
để định hướng cho giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục còn ít 
nên kết quả thực hiện nội dung này chưa thực sự hiệu quả và không đồng đều 
nhất quán ở các lớp. 
Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của 
lớp mình tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 
2.1. Thuận lợi 
 Đa số trẻ trong lớp tôi đều đã học qua lớp mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ 
nên có nền nếp học tập, trẻ biết quan tâm, chia sẻ giúp đỡ cô giáo và bạn bè. 
Phụ huynh lớp tôi rất quan tâm đến con. Ban phụ huynh lớp tích cực phối 
hợp với giáo viên lớp tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại, 
các hoạt động học tập cùng. 
Đề tài: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương, quan tâm và chia 
sẻ. 
5/18 
Bản thân tôi và 2 giáo viên ở lớp đều đã được tham gia các lớp bồi dưỡng 
nên cũng tích lũy được một số kiến thức cũng như kinh nghiệm dạy trẻ các kĩ 
năng, các giá trị sống trong đó có kĩ năng biết chia sẻ, yêu thương. 
2.2. Khó khăn 
Lớp có một số bé quá hiếu động như bé: Việt Toàn, Bảo Long, Viết Hiếu, 
Khánh Chi, Ngọc Châm... khả năng tập trung chú ý chưa cao hay quậy phá. Bên 
cạnh đó, lớp lại có một số bé khá nhút nhát, thể trạng yếu không thích tham gia 
các hoạt động tập thể như bé Trúc Diệp, Xuân Phú... 
Lớp có số trẻ nam đông hơn trẻ nữ: 27/49 
 Lên 5 tuổi ý thức về cái tôi của các bé đã bắt đầu xuất hiện, trẻ biết phân 
biệt một cách rõ ràng giữa bản thân và những người xung quanh. Khả năng phân 
biệt về nhận thức, về những giới hạn của quyền sở hữu ở một số cháu của lớp tôi 
rất kém, trẻ chỉ biết ích lợi của bản thân mà không để ý đến quyền lợi của những 
người xung quanh. 
 Các bé lớp tôi phần lớn được sinh ra trong những gia đình được ông bà bố 
mẹ nâng niu chiều chuộng, mọi ý thích của bé đều được đáp ứng nên sự chia sẻ 
và thể hiện tình cảm yêu thương của trẻ với mọi người mọi vật xung quanh còn 
hạn chế. 
Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh là công chức nhà 
nước nên ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà vì vậy việc 
thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ 
huynh còn gặp nhiều khó khăn. 
Nhiều phụ huynh còn nhầm lẫn giữa sự yêu thương và bao bọc. Đôi khi 
yêu con quá mà „„che chắn” con quá kĩ. 
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 
3.1. Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng của bản thân. 
Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi 
giáo viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác, và trải 
nghiệm các kỹ năng giáo dục thực tế. 
Qua một thời gian tự học, tự bồ dưỡng tôi cảm thấy mình đã trang bị được 
những kiến thức cơ bản về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ lứa tuổi mầm non, tôi 
đã “hiểu” trẻ hơn và có thể thiết kế các hoạt động nhằm giúp các con biết yêu 
thương chia sẻ với mọi người mọi vật xung quanh. 
Tôi hiểu rằng: Để dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ cô giáo phải luôn luôn 
lắng nghe và thấu hiểu trẻ, cô cần: 
Lắng nghe trẻ, giúp chúng bày tỏ thái độ 
Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề 
Dạy trẻ ở mọi lúc mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt động 
có thể tích hợp. 
 3.2. Biện pháp 2: Giáo viên phối hợp với phụ huynh 
 Đúng vậy, yêu thương trước hết phải bắt nguồn từ gia đình. Cha mẹ có 
yêu thương con cái thì con cái mới khôn lớn, thành người và con cái cũng phải 
Đề tài: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương, quan tâm và chia 
sẻ. 
6/18 
biết ơn, biết yêu thương cha mẹ để khi trưởng thành sẽ vững vàng hơn trong 
cuộc sống, trong học tập và công việc để trở thành điểm tựa của gia đình, của 
cha mẹ. 
 Trẻ biết yêu thương sẽ giúp định hình nhân cách. Nhân cách của trẻ không 
phải ngẫu nhiên mà có, nó được hình thành trên cơ sở của giáo dục, mà trong đó 
giáo dục gia đình là những bước đi đầu tiên, quan trọng. Cha mẹ phải biết rằng, 
trước khi trẻ theo học ở bất kỳ môi trường giáo dục ngoài xã hội nào thì môi 
trường giáo dục đầu tiên mà trẻ tiếp xúc đó là môi trường giáo dục gia đình. 
Trong môi trường đó cha mẹ là những người thầy người cô. 
 Tuy nhiên, có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non là yên 
tâm giao trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha 
mẹ là vô cùng quan trọng, ngay cả khi giao bé cho những cô giáo mầm non vai 
trò của cha mẹ cũng không hề mờ nhạt đi. Cha mẹ cần đi cùng với con suốt 
quãng đường đời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng giáo dục 
chắc chắn cho bé khi trưởng thành. 
 Chính vì vậy, gia đình và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng chí 
hướng để việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả. Giáo viên cần phối hợp với 
phụ huynh, giúp phụ huynh nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, 
thông qua đó phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt động của trẻ ở lớp và có thể tham 
gia đánh giá sự phát triển của trẻ. Mặt khác, phụ huynh cũng đánh giá được cách 
giáo dục của mình có phù hợp với nhà trường không. Và quan trọng hơn là phụ 
huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều 
kiện gần gũi với các cô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa gia đình và nhà 
trường, giúp trẻ được sống trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy 
cho trẻ bài học cần phải có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh. 
 Bên cạnh đó chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ (qua 
trao đổi trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại) để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia 
đình, thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để 
kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp. 
Ví dụ: cha mẹ nên khuyến khích con giúp đỡ những người xung quanh mà 
con biết như sang thăm và tặng quà cho một người hàng xóm bị ốm hoặc giúp 
quét lá trong sân cho một ông, bà già sống cạnh nhà. Khi bé tập vẽ, cha mẹ có 
thể khuyến khích bé tặng các tác phẩm của mình cho những người xung quanh. 
 Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo lớn, cơ thể còn non yếu và cũng rất hiếu động 
nên các bé thường hay ốm và có thể bị ngã dẫn đến tổn thương cơ thể. Với mỗi 
trường hợp trẻ bị ốm, bị chấn thương dài ngày phải đi viện chúng tôi đều cùng 
với ban phụ huynh lớp đến tận nhà hỏi thăm động viên tinh thần cha mẹ và các 
bé. Những việc làm này tuy nhỏ nhưng cũng để lại trong lòng các phụ huynh 
những tình cảm tốt đẹp, góp phần thắt chặt sợi dây tình cảm giữa phụ huynh và 
nhà trường. 
 3.3. Biện pháp 3. Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để thu hút trẻ 
Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân 
giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa 
Đề tài: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương, quan tâm và chia 
sẻ. 
7/18 
giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và 
cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí xắp xếp 
tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như 
các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và 
tích cực đối với trẻ. 
Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản 
phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé, nặn các sản phẩm để trang trí các 
góc. 
 ( Hình ảnh góc tạo hình của lớp được trang trí bằng sản phẩm của trẻ) 
 Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, âm nhạc 
cũng là một trợ thủ đắc lực để chúng tôi mang đến cho các bé một cảm giác bình 
yên thoải mái khi đến lớp, làm giảm bớt những căng thẳng bực bội và tính hiếu 
động nghịch ngợm của các bé . 
Vì lớp tôi số lượng trẻ trai rất đông, các bé tương đối hiếu động nghịch 
ngợm nhưng cũng rất giàu tình cảm nên ngay từ đầu năm chúng tôi đã trò 
chuyện với trẻ cùng trẻ đề ra các nội quy của lớp và nội quy đầu tiên là: Phải 
đoàn kết yêu thương bạn bè... tôi cũng quy định với các bé nếu cả tuần đều 
ngoan không vi phạm nội quy của lớp thì cuối tuần bé sẽ được cắm cờ bé ngoan 
và có cơ hội được các bạn bầu làm tổ trưởng. Những nội quy đó do trẻ tự đề ra 
nên trẻ cố gắng thực hiện rất nghiêm túc, bé nào cũng cố gắng để được nhận bé 
ngoan để được cô giáo và các bạn tôn vinh. 
Đề tài: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương, quan tâm và chia 
sẻ. 
8/18 
( Hình ảnh trẻ ngoan được cắm cờ và trẻ được nhận phiếu bé ngoan vào 
cuối tuần) 
Chúng tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật 
ấm áp tràn ngập yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ 
có thể an tâm chia sẻ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc” rất 
trẻ con của mình. Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, 
thế nên nếu muốn dạy bé thành người biết yêu thương chia sẻ thì cô giáo và bố 
mẹ phải là tấm gương để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ 
các cô giáo ở lớp tôi luôn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ cũng như thể hiện tình 
cảm theo hướng tích cực với chị em đồng nghiệp, với phụ huynh. 
3.4. Biện pháp 4. Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ thông qua các hoạt 
động ở mọi lúc, mọi nơi. 
Có thể nói các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả các 
ngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, 
giúp trẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực .Thông qua đó trẻ được học và 
chia sẻ các kĩ năng sống với cô giáo, bạn bè và cha mẹ . 
Đề tài: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương, quan tâm và chia 
sẻ. 
9/18 
 (Hình ảnh: Các con hân hoan đón Tết Trung Thu) 
 Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với hai cô giáo và ban phụ 
huynh lớp từ đầu năm học các kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Tôi 
đặc biệt chú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết 
Nguyên Đán, ngày 8/3, sinh nhật tháng của trẻ, với mỗi ngày hội chúng tôi cố 
gắng sử dụng một hình thức tổ chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực 
tham gia hoạt động. 
3.4.1. Dạy trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình 
Cùng với việc dạy trẻ trên những tiết học, tích hợp trong các hoạt động 
của chủ đề gia đình chúng tôi rất quan tâm đến việc tổ chức các ngày hội, ngày 
lễ: tổ chức Chương trình văn nghệ “Con yêu mẹ, yêu cô”, tổ chức “Liên khúc 
hát Giáng sinh”... bởi thông qua các hoạt động chuẩn bị, chia sẻ trẻ sẽ hiểu sâu 
sắc hơn tình cảm yêu thương của cha mẹ dành cho mình, biết cách chia sẻ cảm 
xúc với những người thân yêu. 
Ví dụ : Ngày 20/10- ngày phụ nữ Việt Nam, ngày 8/3... 
Đề tài: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương, quan tâm và chia 
sẻ. 
10/18 
 (Hình ảnh trẻ làm bó hoa tặng bà, tặng mẹ, tặng cô) 
Trước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày 
hội, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà 
tặng mẹ. Các bé đã cùng nhau làm những bông hoa hồng bằng giấy kết thành 
một lẵng hoa thật đẹp để tặng mẹ và cắt dán hoa trang trí phông, cùng tô màu 
dòng chữ: ”Riêng mặt trời chỉ có một và thôi và mẹ em chỉ có một trên đời” để 
treo trước cửa lớp. 
Các bé còn được „„bí mật” tập luyện những bài hát, bài thơ hay về mẹ. 
Không thể miêu tả hết cảm xúc của các bé lúc ấy, niềm vui niềm tự hào lấp lánh 
trên những khuôn mặt ngây thơ. Dường như các bé cũng hiểu mình đang làm 
một việc tốt, ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu. 
Chúng tôi cũng chọn chủ đề về mẹ với lời đề từ ấn tượng trên phông sân 
khấu: „„Mẹ trong trái tim con”. Ngày hôm ấy, giữa ngập tràn bóng và hoa những 
thiên thần nhỏ của lớp tôi xếp hàng hai bên cửa lớp chào đón các mẹ. Vào 
chương trình từng tốp các bé lên hát múa và đọc những bài thơ thật hay và ý 
nghĩa về mẹ. Mẹ bé Minh Giang cứ cầm tay chúng tôi nghẹn ngào mãi mới nói 
lên lời „„Em cảm ơn các chị, hôm nay là ngày mà em cảm thấy hạnh phúc nhất, 
cảm ơn các chị đã dạy các con biết yêu thương quan tâm tới mẹ, đây cũng là 
món quà đầu tiên mà bé Giang làm tặng mẹ, em vui lắm” 
3.4.2. Dạy trẻ biết yêu thương quan tâm đến bạn bè 
Trong suốt những năm tháng tuổi thơ, bạn bè là một trong những người 
quan trọng nhất trong cuộc sống của một đứa trẻ. Nhiều tính cách trẻ em được 
Đề tài: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương, quan tâm và chia 
sẻ. 
11/18 
hình thành bởi tình bạn mà trẻ có được trong suốt cuộc đời mình. Trên thực tế, 
trẻ em cũng có thể hình thành tình bạn cả tích cực và tiêu cực. 
Vì vậy, trẻ phải học hỏi không chỉ làm thế nào để có bạn bè trong suốt 
thời thơ ấu mà còn làm thế nào để hình thành tình bạn tích cực với các bạn đồng 
trang lứa của mình. Là cô giáo những người gần gũi trẻ nhất, có một số cách để 
chúng ta có thể giúp các bé yêu của mình có được tình bạn tích cực, biết yêu 
thương chia sẻ với bạn bè. 
Bên cạnh việc khuyến khích trẻ chơi thân ái đoàn kết với các bạn trong 
lớp, chúng tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động đòi hỏi trẻ phải thể hiện cảm 
xúc, sự quan tâm chia sẻ và hợp tác với nhau như tổ chức sinh nhật tháng, giao 
lưu giữa các lớp để trẻ tự học hỏi những ưu điểm của bạn và phát huy thế mạnh 
của mình. 
Ngày qua ngày, các bé lớp tôi đã có thêm nhiều tình bạn đẹp trong sáng 
thánh thiện. Tình bạn đẹp làm các con tự tin hơn, đoàn kết và thân thiện với tất 
cả mọi người, mỗi ngày đén lớp với bé là một ngày vui. 
Đề tài: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương, quan tâm và chia 
sẻ. 
12/18 
( Hình ảnh sinh nhật trẻ tại lớp) 
3.4.3. Dạy trẻ biết yêu thương quan tâm đến những người lao động 
Không chỉ dạy trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình, cô 
giáo và bạn bè chúng tôi luôn dạy các con lòng biết ơn, biết yêu quý những 
người lao động xung quanh bé như bác bảo vệ, bác cấp dưỡng, bác lao công... 
Có một thực tế buồn là đầu năm học khi chúng tôi hỏi trẻ tên các cô bác 
trong trường hầu như trẻ chỉ nhớ tên các cô giáo bé đã từng học qua, khi hỏi tên 
các bác lao công, bác bảo vệ trẻ không thể nói được...chúng tôi đã trò chuyện rất 
nhiều với các bé, cho bé thấy những việc làm thầm lặng của các bác đã đem lại 
cho bé một môi trường an toàn, xanh sạch đẹp để các bé vui chơi học hành...các 
bé dường như cũng hiểu và tỏ ra rất tò mò mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn 
về các bác lao công trong trường. Chúng tôi đã mạnh dạn xin phép Ban giám 
hiệu để lựa chọn chủ đề nhánh: “Bác lao công” trong chủ đề Nghề Nghiệp. Sau 
một tuần tìm hiểu về tên tuổi, công việc, dụng cụ lao động... của các bác lao 
công. 
3.4.4. Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ với những người bất hạnh những 
bạn nhỏ mồ côi 
Các bé em của lớp tôi may mắn đều được sinh ra và lớn lên trong tình yêu 
thương vô bờ của ông bà cha mẹ, các bé không thể biết và hình dung ra ở ngoài 
kia vẫn còn có những bạn nhỏ mà ngay từ khi chào đời đã trót mang một niềm 
bất hạnh, đó là những bạn bị khuyết tật, các bé sơ sinh bị bỏ rơi, và vẫn còn có 
những cụ già cô đơn không nơi nương tựa phải nhờ tới bàn tay nuôi dưỡng của 
cộng đồng, xã hội. Chúng tôi thấy rằng cần phải dạy các bé biết mở rộng lòng 
Đề tài: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương, quan tâm và chia 
sẻ. 
13/18 
mình để yêu thương, quan tâm chia sẻ với những người bất hạnh để khi lớn lên 
các bé trở thành những con người có tấm lòng nhân hậu. Chúng tôi đã kể cho 
các bé nghe về các bạn nhỏ mồ côi được các nhà sư nhân từ ở chùa Bồ Đề đón 
về nuôi dưỡngchúng tôi nói với các bé rằng “Các bạn nhỏ ấy cần lắm hơi ấm 
của tình yêu thương, một vòng tay ôm, một đôi tất ấm,... 
3.4.5. Dạy trẻ biết yêu thương quan tâm chăm sóc cây cối và các con vật nuôi 
Trẻ lớp tôi đa phần nhà ở các khu đô thị, chung cư cao tầng nên ít có dịp 
tiếp xúc tìm hiểu khám phá thiên nhiên, chính vì vậy chúng tôi đã tạo cho các bé 
một góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyên vật liệu mở giúp các bé được 
thực hành kĩ năng gieo hạt chăm sóc cây, qua đó giáo dục cho các bé tình yêu 
thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và đặc biệt qua hoạt động này các 
bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả lao động của 
mình và của bạn. Yêu thiên nhiên thích chăm sóc cây cối đã trở thành bản năng 
của các bé lớp tôi. 
Không chỉ dạy trẻ biết yêu quý cây cối chúng tôi còn tạo điều kiện để các 
bé được chơi đùa, chăm sóc các con vật nhỏ bé như cún con trong trường.Thông 
qua việc chơi đùa, chăm sóc thú cưng sẽ giúp các bé phát triển lòng yêu thương, 
chia sẻ trong cách sống, trẻ sẽ thể hiện được tinh thần trách nhiệm của mình. 
( Hình ảnh bé tự chăm sóc cây cảnh quanh lớp) 
Đề tài: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương, quan tâm và chia 
sẻ. 
14/18 
3.5. Biện pháp 5. Dạy trẻ biết yêu thương, chia sẻ thông qua trò chơi tập thể 
 ( Hình ảnh: Trẻ cùng nhau chõi trò chõi các trò chơi tập thể) 
Với trẻ mầm non khả năng giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễ 
dàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới, và những đòi hỏi 
mới của hoạt động học tập. Ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp trẻ tránh được 
những xung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy 
sinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển 
những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung 
quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm 
thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn học. 
Trong quá trình dạy trẻ tôi đã thiết kế một số trò chơi giúp trẻ thân thiện, 
đoàn kết hơn. Ví dụ: Trò chơi kết thân, tình bạn thân thiết... 
3.6. Biện pháp 6. Giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ trong hoạt động học 
 Những nội dung tích hợp trên lớp đôi khi còn hời hợt chưa có tác dụng 
khơi gợi cảm xúc và kích thích mong muốn được thực hiện ở trẻ. Chính vì vậy 
tôi đã nghiên cứu tài liệu, sưu tầm và thiết kế một số giáo án nhằm dạy trẻ biết 
yêu thương chia sẻ. 
Giáo án 1: Tình yêu thương đối với cây cối, thiên nhiên (Tiến hành 
trong 20 phút) 
* Mục tiêu: 
Học xong bài này trẻ có khả năng: 
- Bước đầu nhận được các biểu hiện của tình yêu thương và ý nghĩa của 
tình yêu thương. 
 - Biết yêu thương những người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, 
mọi người xung quanh; biết sống gần gũi với thiên nhiên và yêu quý thiên nhiên. 
* Chuẩn bị: 
 - Bài hát "Cả nhà thương nhau" nhạc và lời cùa Phan Văn Minh. 
Đề tài: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương, quan tâm và chia 
sẻ. 
15/18 
 - Clip truyện: "Cây cũng biết đau" 
* Tiến hành: 
- Ổn định: Cho trẻ hát "Cả nhà thương nhau" 
 Hỏi trẻ: Bài hát nói lên điều gì? 
- Bài hát nói về tình cảm yêu thương giữa cha mẹ và con cái trong gia 
đình. Song ngoài tình yêu thương với những người thân trong gia đình, con 
người còn cần dành tình yêu thương cho những ai? Tình yêu thương phải được 
biểu hiện như thế nào, Tình yêu thương có ý nghĩa như thế nào? Bài ngày 
hômnay chúng ta sẽ tìm hiểu. 
- Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện cho trẻ nghe hoặc cho trẻ xem Clip: 
Truyện cây cũng biết đau 
Có một cái cây con, không biết ai trồng, mọc ngay ở bên đường em đến 
lớp. Sơn bảo đó là cây xoan. Hà bảo đó là cây táo. Cả hai đều cho là mình nói 
đúng. Thế là Hà đưa tay bẻ ngay một cành con mang về hỏi mẹ, mẹ kêu lên: 
Sao con lải bẻ cành xoan như thế? Cành là tay của cây đấy. Con bẻ thế này thì 
cây lớn làm sao được? 
Hà nhìn chiếc cành nhỏ, lá rủ xuống buồn rầu. Em chạy ra chỗ cây xoan 
để trả lại cành cho cây thì không được nữa rồi. Ở chỗ cành bị gẫy, có giọt nước 
chảy ra, như giọt nước mắt. Đúng là cây đã bị đau... 
Từ buổi ấy, hễ thấ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_linh_5918_2045943.pdf