Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức lồng ghép ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi

Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức lồng ghép ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi

Đặc biệt đối với trẻ trong độ tuổi mầm non lễ hội lại là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong sinh hoạt của trẻ, nó đáp ứng nhu cầu xúc cảm, giao lưu và là một trong những hoạt động giáo dục hấp dẫn.

Việc tổ chức lễ hội trong trường mầm non được coi là một trong những phương tiện giáo dục nhiều mặt cho trẻ. Những ngày hội, ngày lễ đã tạo điều kiện cho trẻ được tham gia hoạt động một cách tích cực, không biết mệt mỏi, mang lại cho trẻ niềm vui sướng, sự hào hứng, điều này tác động tích cực đến sức khoẻ tinh thần của trẻ.

b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.

* Biện pháp 1: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép các ngày hội ngày lễ trong chương trình CSGD trẻ.

Tổ chức lễ hội “Ngày hội đến trường của bé” vào ngày khai giảng năm học mới (5/9). Ngày hội đến trường là ngày khai giảng năm học mới. Trẻ đến trường được vui chơi, hát múa tập thể được chơi các trò chơi dân gian cô cô và bạn, trẻ biết phối hợp cùng nhau trong vui chơi, học tập dưới sự giúp đỡ của cô giáo.

 Tổ chức Tết Trung thu: Vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Tết trung thu là ngày tết cổ truyền dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng các cháu được rước đèn, múa lân, múa hát cùng chị Hằng Nga, chú Cuội được nhận quà trung thu

 Tổ chức ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 giáo dục truyền thống tôn sư, trọng đạo của dân tộc Việt Nam.

 

doc 27 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 4452Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức lồng ghép ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ngày hội ngày lễ cho trẻ một cách khoa học hứng thú, hấp dẫn lôi cuốn trẻ là việc làm vô cùng cần thiết thông qua đó để trẻ được vui chơi, được khám phá, thế giới của các cháu được mở rộng hơn. Tổ chức cho trẻ chơi tốt có hiệu quả chúng ta tin tưởng rằng một ngày mai không xa chúng ta sẽ có một thế hệ tương lai đầy triển vọng.
Thế kỷ XXI là thế kỷ của trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế tri thức và hội nhập. Đất nước Việt Nam tiến tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội, giáo dục và công nghệ. Đó là hình ảnh của người công dân Việt Nam với trình độ học vấn cao, năng động và sáng tạo có khả năng xử lý thông tin cao, có khả năng lựa chọn và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thích ứng với sự phát triển không ngừng của xã hội. Trách nhiệm này cũng đòi hỏi ngành giáo dục phải có những nội dung chương trình phù hợp. Giáo dục không chỉ đào tạo những con người có tri thức mà còn đào tạo những con người có phẩm chất tốt đó là những thế hệ tương lai đất nước.
Trong đó Giáo dục mầm non là tiền đề cho Giáo dục tiểu học với nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 0-5 tuổi, một lứa tuổi vô cùng quan trọng. Ở độ tuổi này trẻ còn non nớt chưa phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý, dễ nhạy cảm với hoạt động xung quanh nên cô giáo là người trực tiếp nuôi dạy trẻ từng ly, từng tý vì vậy cô giáo phải là người trực tiếp bồi dưỡng cho trẻ về mọi mặt như dạy trẻ biết học hành, vui chơi và năng khiếu vẽ, đàn hát, vận động theo nhạc, cô giáo phải biết dùng thủ thuật để hấp dẫn thu hút trẻ vào tiết dạy và hơn hết là phải biết tổ chức tốt hơn các ngày hội, ngày lễ cho trẻ.
Một nhà tâm lý học người Nga MaCaRen đã nói: “Những cái gì không có được ở trẻ em 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành và nhân cách sai lệch từ nhỏ thì sau này  khó cải tạo”. Từ nhận thức trên cương vị là một quản lý tôi luôn xác định rằng: Việc tổ chức ngày hội ngày lễ trong trường mầm non là rất quan trọng mà mình không được phép sao nhãng mà bằng mọi cách phải thực hiện. Nhưng trên thực tế, trong trường tôi trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa dám tự tin biểu diễn trước đông người, ít trẻ hiểu được nội dung của một số ngày hội, ngày lễ. Điều này là do có nhiều giáo viên chưa biết lựa chọn các nội dung phù hợp với đặc điểm của trẻ, phù hợp với nội dung theo từng các chủ điểm của ngày hội, ngày lễ. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc giáo dục các cháu cũng như kĩ năng giao tiếp của trẻ sau này.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Là người được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, chỉ đạo các công tác trong nhà trường, xác định rõ được vai trò của việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, thực tế đối với ngày hội ngày lễ nhà trường vẫn thường xuyên tổ chức như ngày khai giảng, các hội thi của trẻ, ngày sơ kết, tổng kết, nhưng tổ chức ngày hội ngày lễ tại lớp do giáo viên, học sinh, có phụ huynh lớp phối hợp tham gia thực sự còn chưa sâu rộng, chỉ lồng ghép giáo dục qua tiết dạy, nên các kỹ năng tham gia của trẻ chưa bền vững, qua được sự chỉ đạo của Phòng giáo Dục, qua tham mưu của đồng chí phó Hiệu trưởng nhà trường về việc tổ chức ngày hội ngày lế trên lớp, đó là việc làm thiết thực, nên điều trước khi thực hiện nghiên cứu đề tài tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát tình hình thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên và kĩ năng giao tiếp của học sinh như sau: 
Tổng số trẻ: 340. Trong đó: mẫu giáo: 312; nhà trẻ: 28
Tổng số CBGV, NV: 27, trong đó GV: 18.
Phân loại khả năng của trẻ và của giáo viên
Số lượng
tỷ lệ %
Trẻ 
Trẻ tự tin, thích tham gia các hoạt động Lễ, hội.
80/340
23.52
Trẻ hiểu được ý nghĩa của ngày Lễ, hội.
40/340
11.76
Trẻ có kỹ năng khi tham gia ngày Lễ, hội.
45/340
13,23
Giáo viên
Giáo viên biết lựa chọn các nội dung phù hợp với ngày Lễ, hội.
5/18
27.77
Giáo viên nhiệt tình, say mê hướng dẫn trẻ.
6/18
33.33
Giáo viên có kỹ năng để dạy trẻ.
3/18
16,66
Bên cạnh đó tôi cũng không ngừng điều tra những thuận lợi và khó khăn của nhà trường để có hướng tổ chức và hướng dẫn giáo viên thực hiện vấn đề trên một cách tốt nhất. 
* Thuận lợi:
Trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao về chuyên môn của sở giáo dục, phòng Giáo dục huyện, về tập huấn nội dung ngày hội, ngày lễ cho học sinh mầm non.
Trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên đề về ngày hội ngày lễ cho trẻ mầm non do sở giáo dục, phòng giáo dục cụm chuyên môn và nhà trường tổ chức. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có ý thức thực hiện nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là các giáo viên đều có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc cho trẻ nhận biết về ngày hội ngày lễ.
Bản thân tôi là cán bộ quản lý lâu năm, tâm huyết với việc lồng ghép nội dung ngày hội ngày lễ cho trẻ mầm non. 
Các đoàn thể luôn quan tâm giúp đỡ, khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của giáo viên, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ.
Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
100% trẻ được bán trú tại trường nên việc chăm sóc giáo dục trẻ được liên tục trong ngày. Sĩ số trẻ trong mỗi lớp hợp lý nên việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được tốt hơn.
* Khó khăn:
	Diện tích sân chơi chật hẹp nên ảnh hưởng tới việc tổ chức ngày hội ngày lễ cho trẻ. Trường chưa có các phòng chức năng nên việc tập luyện cho trẻ phải gắn với lớp học.
Có nhiều giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm nhiều, chưa có sự bạo dạn trong việc dạy trẻ. Trình độ và kỹ năng sư phạm của giáo viên không đồng đều, một số giáo viên mới ra trường, tay nghề còn non trẻ, nên chưa có kinh nghiệm trong việc triển khai tiết dạy ngày hội, ngày lễ cho trẻ. Một số giáo viên còn lúng túng, cảm thấy khó thực hiện nội dung này. Bên cạnh đó một số giáo viên do tuổi cao nên khả năng sáng tạo và linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động còn hạn chế. Nhiều giáo viên chưa nhận rõ tầm quan trọng của việc lồng ghép ngày hội ngày lễ cho trẻ. Chưa có nhận thức đúng đắn trong việc lồng ghép ngày hội ngày lễ cho trẻ. Chưa thực sự quan tâm và chú trọng đến nội dung này.
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ, chưa nhiệt tình ủng hộ cho phong trào của nhà trường.
Trong quá trình dạy ngày hội ngày lễ cho trẻ giáo viên còn cứng nhắc, máy móc trong việc giáo dục trẻ. Đa phần giáo viên đánh giá về hành vi của trẻ thường dựa vào kiến thức của trẻ chưa có sự theo dõi, chú ý đến các hành vi của trẻ trong các tình huống để đánh giá. 
	Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã suy nghĩ làm thế nào để giúp giáo viên làm tốt công tác tổ chức các ngày lễ, ngày hội cho trẻ trong Trường Mầm non Họa Mi. Đó cũng là không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Qua quá trình tìm tòi thử nghiệm nhiều phương pháp, tôi rút ra kinh nghiệm tổ chức lễ hội trong trường mầm non một cách linh hoạt, tránh nhồi nhét, bó buộc trẻ trong khuôn khổ cứng nhắc. Là một giáo viên mầm non phải thực sự tâm huyết với nghề, đặt mình vào sở thích của trẻ chứ không phải sử dụng những phương pháp sư phạm đơn thuần áp đạt kiến thức. 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a) Mục tiêu của giải pháp 
 Việc tổ chức ngày lễ, ngày hội ở trường Mầm non là một hoạt động được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục chung là đào tạo con người phát triển hài hòa về cả thể chất lẫn tinh thần. Cho nên có thể coi việc tổ chức ngày lễ, ngày hội như một phương tiện giáo dục trẻ em mang lại hiệu quả cao.
Từ lâu lễ hội đã gắn bó với đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng các dân tộc trên khắp đất nước. Trải qua bao thế hệ mà nhân dân ta vẫn giữ được bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc và ngày càng phát triển.
Lễ hội là một hoạt động mang tính truyền thống, mang tính cộng đồng có tác động mạnh mẽ đến tinh thần của mỗi người dân Việt Nam.
Đặc biệt đối với trẻ trong độ tuổi mầm non lễ hội lại là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong sinh hoạt của trẻ, nó đáp ứng nhu cầu xúc cảm, giao lưu và là một trong những hoạt động giáo dục hấp dẫn.
Việc tổ chức lễ hội trong trường mầm non được coi là một trong những phương tiện giáo dục nhiều mặt cho trẻ. Những ngày hội, ngày lễ đã tạo điều kiện cho trẻ được tham gia hoạt động một cách tích cực, không biết mệt mỏi, mang lại cho trẻ niềm vui sướng, sự hào hứng, điều này tác động tích cực đến sức khoẻ tinh thần của trẻ.
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
* Biện pháp 1:  Chỉ đạo giáo viên lồng ghép các ngày hội ngày lễ trong chương trình CSGD trẻ.
Tổ chức lễ hội “Ngày hội đến trường của bé” vào ngày khai giảng năm học mới (5/9). Ngày hội đến trường là ngày khai giảng năm học mới. Trẻ đến trường được vui chơi, hát múa tập thể được chơi các trò chơi dân gian cô cô và bạn, trẻ biết phối hợp cùng nhau trong vui chơi, học tập dưới sự giúp đỡ của cô giáo.
 Tổ chức Tết Trung thu: Vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Tết trung thu là ngày tết cổ truyền dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng các cháu được rước đèn, múa lân, múa hát cùng chị Hằng Nga, chú Cuội  được nhận quà trung thu
 Tổ chức ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 giáo dục truyền thống tôn sư, trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
 Tết Nguyên Đán: Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Nhà trường tổ chức lễ hội xuân.Trẻ được tạo ra các loại sản phẩm trong ngày hội như, các loại bánh, hoa quả,múa hát về mùa xuân. Trẻ được vui xuân, đón tết, được đi chúc tết ông, bà cùng bố mẹ.
 Tổ chức ngày 8/3: Ngày quốc tế Phụ Nữ. Nhân ngày này giáo dục trẻ sự kính trọng lòng biết ơn đối với bà, mẹ, cô giáo và tôn trọng các bạn gái.
 Tổ chức lễ hội kỷ niệm ngày giải phóng Thành Phố Buôn Ma Thuột 10/3.
 Tổ chức kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5. Trẻ biết Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Khi còn sống Bác rất yêu cháu thiếu niên, nhi đồng.
* Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trong viêc tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ.
Xây dựng kế hoạch với mục đích tham gia Lễ hội không chỉ đơn thuần là để chơi mà thông qua đó trẻ sẽ học được một số kỹ năng cần thiết cũng như biết về ý nghĩa của các ngày lễ hội này cần cung cấp cho trẻ các kỹ năng về tạo hình, âm nhạc.
	Được dự các hoạt động của giáo viên hay qua các buổi trực tiếp trò chuyện với trẻ tôi nhận thấy trẻ trong lớp có nhiều tính cách khác nhau: có trẻ trầm tính, trẻ khéo tay, trẻ tỉ mỉ, cẩn thận nhưng cũng có trẻ rất hiếu động, không muốn hợp tác với bạn trong các hoạt động. Do đó tôi hướng dẫn giáo viên phải căn cứ vào đặc điểm của trẻ để tìm ra các hoạt động phù hợp tất cả trẻ được tham gia hoạt động lễ hội một cách hào hứng và tích cực nhất. Cụ thể các giáo viên đã tìm hiểu đặc điểm tâm lý của từng trẻ trong lớp và đặc biệt chú ý tới các trẻ hiếu động và trẻ khuyết tật. Những trẻ này ít khi chịu hợp tác với bạn và ít khi chịu tập trung lâu, giáo viên đã hướng dẫn các trẻ này bằng cách tăng các nguyên vật liệu trong các hoạt động tạo hình, yêu cầu gợi ý trẻ cần sáng tạo hơn trong các hoạt động, tăng độ khó của các sản phẩm để giúp trẻ tập trung hơn và kích thích hứng thú bền vững cho trẻ. Đồng thời giáo viên cùng đi đến một thoả thuận là nếu như con làm xong một sản phẩm con sẽ được qua góc khác tham gia các trò chơi mới, ngoài ra giáo viên cho những trẻ hiếu động này khi tham gia vào các hoạt động lễ hội bằng cách phụ cô trang trí và tổ chức các trò chơi vận động để thu hút trẻ tham gia hoạt động. Từ những hướng dẫn giáo viên bằng việc làm cụ thể trên mà tôi nhận thấy trẻ tham gia Lễ hội một cách tích cực và hứng thú nhất. 
Ngoài ra yêu cầu giáo viên quan tâm đến những trẻ mới đi học, những trẻ có kỹ năng tạo hình còn yếu, những trẻ chưa tự tin trong giao tiếp để hướng dẫn trẻ vào hoạt động tập thể một cách kịp thời. Giáo viên phải biết quan sát các sản phẩm mà trẻ làm ra trong các giờ hoạt động chung, hoạt động góc để từ đó có thể hướng dẫn động viên hoàn chỉnh các kỹ năng ca, múa, hát, tạo hình 
 Giờ tạo hình của trẻ
	Đối với những trẻ cẩn thận tỉ mỉ, giáo viên gợi ý cho trẻ vào các góc tạo hình nhưng làm các tranh ảnh, thiếp chúc mừng Những trẻ sáng tạo tốt thì cho trẻ chơi ở góc nặn Đối với các trẻ có kỹ năng ca hát múa thì cho trẻ biểu diễn các tiết mục âm nhạc.
	Đối với những trẻ chưa thật cẩn thận và chưa thực sự tập trung chú ý thì giáo viên giao nhiệm vụ có tích cách tỉ mỉ như: Ghép tranh, dán trang trí đường viền để điều chỉnh hành vi và rèn luyện cá tính kiên nhẫn cho từng trẻ này.
Đó là những việc làm mà tôi hướng dẫn cho giáo viên thực hiện cho từng lớp, đội ngũ giáo viên thực sự hiểu và nhiệt tình giúp đỡ trẻ nên nhiều trẻ rất hứng thú vào các hoạt động tập thể như ở các buổi nêu gương cuối tuần, các hoạt động chiều, trẻ tham gia tích cực, từ đó nâng cao sự tự tin của trẻ.
 * Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng, chủ yếu là hoạt động nghệ thuật.
	Việc lựa chọn các nội dung theo chủ đề các ngày hội, ngày lễ là rất cần thiết. Vì thông qua hoạt động Lễ hội không những trẻ được ôn luyện, củng cố các nội dung đã học mà trẻ còn hiểu ý nghĩa của ngày đó từ đó giáo dục trẻ đạo đức, tình yêu quê hương đất nước.
Tiết học tổ chức lễ hội theo chủ đề ngày quân đội nhân dân Việt Nam
	Xuất phát từ một trong những mục tiêu của ngành giáo dục mầm non là chăm sóc và giáo dục trẻ, công tác tổ chức các ngày hội ngày lễ trong trường mầm non. Các ngày hội ngày lễ trong trường mầm non trải dài theo suốt thời gian của một năm học bắt đầu từ khi khai giảng, ngày tết trung thu, các hoạt động nhân ngày lễ lớn, thăm quan và kết thúc là ngày Bế giảng năm học.
	Xuất phát từ nhu cầu của trẻ mẫu giáo là vui chơi, nhà trường đã tổ chức các hoạt động, tổ chức ngày hội ngày lễ nhằm thoả mãn nhu cầu được vui chơi của các bé “Chơi mà học”.
	Trước kia giáo viên ở trường chỉ tiến hành tổ chức các ngày Lễ hội cho trẻ thật đơn giản, các chương trình chỉ dành cho trẻ 5 tuổi tham gia, nội dung chỉ là vài tiết mục ca múa hát đơn giản, như vậy trẻ sẽ không hứng thú vào các ngày kỷ niệm đó. Trước tình hình như vậy tôi đã hướng dẫn giáo viên ngay từ đầu năm học.
	Ví dụ “Ngày hội đến trường của bé”: Các giáo viên không chỉ đơn thuần dạy trẻ các bài hát đơn lẻ mà còn biết dạy các điệu múa, các trò chơi dân gian, các tiết mục trình diễn thời trang với các thông điệp trẻ được ăn, ngủ tại trường, được học, chơi tại trường.
Giáo viên đang hướng dẫn trẻ cách chơi kéo co
Với nội dung như vậy giúp bé đến trường hào hứng với buổi đầu tiên tới lớp. Ngày Tết trung thu - trẻ phải được hiểu ý nghĩa ngày đó chính là ngày tết của trẻ, có chị Hằng Nga, có chú cuội, các đ/c giáo viên đã tham gia trực tiếp với trẻ đóng nhân vật chú cuội, Hằng Nga, những lời ca tiếng hát đem đến cho khán giả là các bậc phụ huynh, các khách mời, và toàn bộ các bé sự say mê và tiếng cười sảng khoái.
Ngày tết trung thu của trẻ được diễn ra buổi tối ngày 14 tháng 8 âm lịch năm 2016 tại trường. Với sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể và đặc biệt các bậc phụ huynh. Ngày hội được diễn ra với tinh thần phấn khởi, trẻ hào hứng tham gia, sân trường được trang trí cờ, hoa, bóng, mâm ngũ quả, đền lồng thật lộng lẫy, các khán giả được chờ đón các tiết mục đã sắp xếp theo chương trình.
Tiếp đến là ngày 20 tháng 11: Là ngày hội của các thầy cô giáo. Song trẻ được thể hiện các tiết mục với các nội dung chúc mừng các cô, biết ơn các cô giáo:
VD: Bài múa: Bông hoa mừng cô (nhạc và lời của tác giả Trần Quang Huy). Bài thơ: Bó hoa tăng cô (thơ của tác giả Ngô Quân Miện). Các trò chơi dân gian: Bịt mắt đánh trống, cắp cua bỏ giỏ, hay các điệu múa sạp, múa chăm -pa
Ngày hội 8 tháng 3 trẻ được làm các bưu thiếp để chúc mừng cô giáo .
Ngày bế giảng năm học trẻ được biểu diễn các tiết mục thật phong phú: Trẻ 5 tuổi với nội dung trẻ sắp phải chia tay các cô để tạm biệt mái trường mầm non để bước vào môi trường học tập khác.Trẻ 3-4 tuổi hay trẻ nhà trẻ được hát múa với những bài có nội dung về các hoạt động trong nhà trường.
Với biện pháp hướng dẫn giáo viên lựa chọn các nội dung các nội dung theo chủ đề chủ điểm phù hợp với các ngày lễ, hội trong năm học này nhà trường đã tổ chức tốt các ngày hôi ngày lễ với sự tham gia hào hứng của trẻ và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh.
	* Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn cho trẻ kiến thức kỷ năng hoạt động trong ngày để trẻ hứng thú tham gia vào các ngày hội ngày lễ.
Hoạt động Lễ, hội không chỉ theo đúng nội dung mà cô giáo cần tạo cho trẻ một không khí vui tươi phấn khởi mà cần phải cung cấp cho trẻ các kiến thức qua các hoạt động trong ngày.
	Để trẻ có khả năng tham gia vào các ngày hội ngày lễ, tôi đã hướng dẫn giáo viên bằng cách giáo viên phải lưu ý tới kỹ năng tạo hình cũng như kỹ năng âm nhạc mà đặc biệt là sự sáng tạo trong biểu diên nghệ thuật âm nhạc của trẻ.
* Lồng ghép trong các hoạt động chung: Giáo viên cần tăng cường cho trẻ khả năng hợp tác với nhau trong các hoạt động bằng cách trong các giờ hoạt động chung giáo viên cần yêu cầu trẻ các bài tập mà trong đó yêu cầu trẻ phải làm việc cùng nhau.
* Đối với hoạt động tạo hình: Củng cố các kỹ năng tạo hình như cùng vẽ một bức tranh và đặc biệt giáo viên chú trọng cho trẻ việc phát biểu ý kiến trình bày ý tưởng sáng tạo của bản thân trong lúc hợp tác cùng bạn.
* Về hoạt động giáo dục âm nhạc: Giáo viên đã tăng cường giáo dục âm nhạc cho trẻ bằng cách đa dạng các bài hát, bổ sung thêm các bài ngoài chương trình học, các bài hát nói về ngày lễ hội.v.v. Giáo viên dạy trẻ tại lớp biết cách thực hiện phù hợp với nội dung hoạt động âm nhạc tổng hợp, việc này cũng tích hợp kỹ năng tạo hình của trẻ trước đó. Tăng cường hoạt động tập thể cho trẻ, trẻ được tham gia thể hiện các tác phẩm văn học dạy trẻ đóng kịch, trẻ được đóng vai thể hiện tính cách nhân vật, trẻ được hát đối, hát đống ca, song ca, đơn ca, hát biểu diễn phù hợp với không khí lễ hội. Khi trẻ được hoạt động âm nhạc một cách thường xuyên tại lớp sẽ giúp trẻ mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều. Điều này sẽ làm nền tảng giúp trẻ hoạt động tích cực khi tham gia vào các ngày Lễ hội mang tính tập thể cao.
* Hoạt động phát triển ngôn ngữ: Lễ hội là nơi trẻ được giao lưu trò chuyện với nhau, vì vậy khả năng diễn đạt ngôn ngữ là phương tiện phát huy tính tích cực, phát triển trí lực và tình cảm của trẻ ở lứa tuổi 5 tuổi. Vậy giáo viên chú ý phát triển ngôn ngữ bằng cách: khuyến khích trẻ nói tròn câu, gợi cho trẻ nói những câu có đủ thành phần thông qua các câu truyện, bài thơ sẽ giúp trẻ mở rộng quan hệ bạn bè, trẻ sẽ mạnh dạn lên biểu diễn trước đám đông giúp trẻ thật sự phát huy tính tịch cực của mình.
* Lồng ghép trong các hoạt động góc: Đối với các góc chơi, giáo viên cần yêu cầu trẻ biết sắp xếp các đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp và thẩm mỹ, dạy trẻ biết tự phân công và tự tạo ra sản phẩm tạo hình theo ý thích của bản thân. Với góc hoạt động với âm nhạc giúp trẻ chưa tự tin sẽ có dịp phát huy tính sáng tạo của mình. Hoặc góc phân vai “Bé tập làm nội trợ” giáo viên hướng dẫn trẻ cách làm như bưu thiếp, cách gói quà, cách làm những bông hoa xinh xắn để tạo thành bó hoa tặng các cô nhân ngày lễ hội.
Với sự hướng dẫn của bản thân tôi cùng với sự nhiệt tình của đội ngũ giáo viên hướng dẫn trên nhóm lớp mà tôi nhận thấy các tiết mục của các khối lớp biểu diển của các ngày lễ hội đã nâng lên rất nhiều về hình thức và nội dung, giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn, mối quan hệ bạn bè mở rộng hơn, trẻ thực sự có kỹ năng biểu diễn, điều này trước đây không có được như vậy.
* Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh
	Việc chỉ đạo giáo viên trao đổi với các bậc phụ huynh tham gia vào việc cùng chuẩn bị cho lễ hội như cùng sưu tầm các tranh ảnh và nhờ phụ huynh hỗ trợ một số đồ dùng cho việc tổ chức Lễ hội: Hoa tươi, cờ, bóng, dây kim tuyến rồi phụ huynh hỗ trợ trực tiếp trang trí, cũng chính sự kết hợp này phụ huynh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huyen_2191_2021843.doc