Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trường TH Phan Bội Châu - Năm học 2015 - 2016

Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trường TH Phan Bội Châu - Năm học 2015 - 2016

Trường TH Phan Bội Châu được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các ban ngành huyện Krông Ana, thị trấn Buôn Trấp; đặc biệt hơn nữa là Phòng GD&ĐT huyện; trường đã đạt chuẩn mức độ một năm 2014. Với tổng số giáo viên 19 đồng chí chia làm 3 tổ chuyên môn: Tổ Một có 6 người gồm các đồng chí dạy khối 1 và đồng chí Hiệu trưởng, đồng chí làm công tác thư viện do đồng chí Bạch Thị Nguyên làm tổ trưởng; tổ Hai có 6 người gồm giáo viên dạy khối 2, 3 do đồng chí Nguyễn Thị Hoài làm tổ trưởng; tổ Ba có 7 người gồm giáo viên dạy khối 4, 5 và đồng chí P. Hiệu trưởng do đồng chí Phạm Thị Dinh làm tổ trưởng. Trường có Chi bộ Đảng lãnh đạo; các tổ khối trưởng đều là đảng viên có kinh nghiệm trong công tác, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc; trình độ chuyên môn đều trên chuẩn, tiếp cận cái mới linh hoạt và sáng tạo; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương.

Nhận thức của giáo viên không đồng đều; một số giáo viên ngại đổi mới khi tiếp cận cái mới tỏ thái độ chưa tán thành. Tổ chuyên môn là tổ ghép do đó ảnh hưởng đến nội dung sinh hoạt chuyên sâu của tổ. Một số tổ trưởng chưa phát huy hết quyền của mình còn ngại va chạm.

2.2 Thành công – hạn chế

Công tác chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt xuyên suốt từ trên xuống dưới, có sự đồng thuận cao từ Chi bộ đến nhà trường, chuyên môn và tổ khối. Giáo viên trong mỗi tổ có ý thức tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn. Các tổ khối tổ chức sinh hoạt định kỳ đúng thời gian qui định.

Một số thành viên của các tổ chuyên môn thực hiện nội dung thống nhất trong sinh hoạt chưa hiệu quả. Quản lý chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.

 

doc 16 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1527Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trường TH Phan Bội Châu - Năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i làm công tác quản lý phải suy nghĩ tìm biện pháp thiết thực quản lý chỉ đạo đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn đi vào nề nếp và có chiều sâu. 
Làm thế nào để đổi mới sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả? Làm thế nào để thay đổi tầm nhận thức của giáo viên trong sinh hoạt chuyên môn tại tổ? Làm thế nào để phát huy tối đa các thế mạnh trong mỗi con người thành thế mạnh cho cả tập thể là một điều khó khăn trăn trở.
Đây là một vấn đề cần được quan tâm của các nhà lãnh đạo chuyên môn do đó bản thân tôi chọn nội dung: Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trường TH Phan Bội Châu làm đề tài cho bản sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015-2016.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a) Mục tiêu của đề tài
Thực hiện áp dụng một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn.
Thông qua việc chỉ đạo bằng con đường trực tiếp và gián tiếp, 3 tổ chuyên môn trong nhà trường có hướng thay đổi cách thức, hình thức và nội dung sinh hoạt chuyên môn một cách tích cực, chủ động và sáng tạo đạt hiệu quả cao.
Giáo viên có thái độ đúng đắn trước sự thay đổi, bắt kịp, bắt nhịp hài hòa với các thành viên khác trong tổ; xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch tổ, kế hoạch nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục.
b) Nhiệm vụ của đề tài
Chỉ ra cái mới trong chỉ đạo tổ khối sinh hoạt chuyên môn, phát huy phương pháp truyền thống của sinh hoạt chuyên môn tích cực; góp phần cải thiện hiệu quả chất lượng sinh hoạt chuyên môn định kỳ ở tổ khối.
Làm thay đổi nhận thức trong sinh hoạt chuyên môn của mỗi giáo viên, hướng tới việc thay đổi linh hoạt phương pháp dạy học mới theo hướng học tích cực, sáng tạo, mạnh dạn, thích nghi, ứng phó với môi trường sống hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường Tiểu học.
Tâm lý giáo viên trong sinh hoạt tổ khối.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Công tác chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ ở trường TH Phan Bội Châu huyện KrôngAna. Năm học 2015-2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập và xử lý thông tin về quan điểm, đường lối của Đảng; Điều lệ trường TH; văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2015-2016 của các cấp.
Tổng kết hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn năm học 2014-2015; ý kiến trao đổi với bạn bè ngoài đơn vị; điều tra thực tế; đàm thoại, hỏi đáp.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Công tác chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành, nơi thực thi nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh. Động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển chính là mối quan hệ, sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong khối đoàn kết nội bộ và sự nỗ lực vươn lên của mỗi cá nhân. Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, tổ trưởng tổ chuyên môn góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ. Nội dung chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thực tiễn được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút ra những kết luận sư phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên góp phần bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. Vậy thực chất của việc chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn là những việc gì? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn?
Để việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng, đạt được mục tiêu cần thiết phải quản lí, chỉ đạo đổi mới các thức, nội dung này một cách khoa học, chặt chẽ và có những biện pháp quản lí khả thi nhất phù hợp điều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh trong môi trường sư phạm của trường tiểu học Phan Bội Châu. 
2. Thực trạng
2.1 Thuận lợi – khó khăn
Trường TH Phan Bội Châu được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các ban ngành huyện Krông Ana, thị trấn Buôn Trấp; đặc biệt hơn nữa là Phòng GD&ĐT huyện; trường đã đạt chuẩn mức độ một năm 2014. Với tổng số giáo viên 19 đồng chí chia làm 3 tổ chuyên môn: Tổ Một có 6 người gồm các đồng chí dạy khối 1 và đồng chí Hiệu trưởng, đồng chí làm công tác thư viện do đồng chí Bạch Thị Nguyên làm tổ trưởng; tổ Hai có 6 người gồm giáo viên dạy khối 2, 3 do đồng chí Nguyễn Thị Hoài làm tổ trưởng; tổ Ba có 7 người gồm giáo viên dạy khối 4, 5 và đồng chí P. Hiệu trưởng do đồng chí Phạm Thị Dinh làm tổ trưởng. Trường có Chi bộ Đảng lãnh đạo; các tổ khối trưởng đều là đảng viên có kinh nghiệm trong công tác, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc; trình độ chuyên môn đều trên chuẩn, tiếp cận cái mới linh hoạt và sáng tạo; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương.
Nhận thức của giáo viên không đồng đều; một số giáo viên ngại đổi mới khi tiếp cận cái mới tỏ thái độ chưa tán thành. Tổ chuyên môn là tổ ghép do đó ảnh hưởng đến nội dung sinh hoạt chuyên sâu của tổ. Một số tổ trưởng chưa phát huy hết quyền của mình còn ngại va chạm.
2.2 Thành công – hạn chế
Công tác chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt xuyên suốt từ trên xuống dưới, có sự đồng thuận cao từ Chi bộ đến nhà trường, chuyên môn và tổ khối. Giáo viên trong mỗi tổ có ý thức tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn. Các tổ khối tổ chức sinh hoạt định kỳ đúng thời gian qui định. 
Một số thành viên của các tổ chuyên môn thực hiện nội dung thống nhất trong sinh hoạt chưa hiệu quả. Quản lý chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận. 
2.3 Mặt mạnh – mạnh yếu
Các tổ chuyên môn đều sinh hoạt có tổ chức, nội dung triển khai trong tổ là những nội dung phát triển từ nội dung chính của Nhà trường của Chuyên môn và các đoàn thể khác. Công tác quản lí, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả dẫn đến sinh hoạt của tổ chuyên môn có nền nếp, nội dung sinh hoạt bám sát yêu cầu, mục tiêu dạy học, nội dung chương trình, sách giáo khoa và nhiệm vụ năm học, tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên, phong trào thi đua dạy và học tốt, chất lượng học tập của học sinh từng bước được nâng lên.
 Việc sinh hoạt tổ chuyên môn không đảm bảo thời gian, thời lượng, nội dung đôi khi còn sơ sài, chưa đầu tư kỹ và chọn lọc nên chưa thu hút được giáo viên, nền nếp và chất lượng sinh hoạt chưa cao, chất lượng soạn giảng của giáo viên không đồng đều.
2. 4 Nguyên nhân, các yếu tố tác động đến công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn.
Công tác quản lý, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn chưa được quan tâm đúng mức và chưa sâu. Hình thức tổ chức chưa phong phú chỉ một chiều từ trên xuống; một số tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp, thực hiện đủ yêu cầu của lãnh đạo nhà trường; chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa đổi mới sinh hoạt chuyên môn chuyên sâu, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn. Bên cạnh đấy một số giáo viên trong tổ chưa thống nhất cao chỉ nghe nhưng chưa thực hiện nghiêm túc hoặc đôi khi chỉ thực hiện một cách đối phó không có chất lượng.
2. 5 Phân tích đánh giá công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn trường TH Phan Bội Châu
Với những vấn đề nêu trên bản thân tôi thấy cần phải tìm biện pháp chỉ đạo đổi mới hoạt động chuyên môn của các tổ khối; phát huy những mặt đã làm được, khắc phục dần những tồn tại, khó khăn của thời gian qua để đáp ứng đúng mục tiêu của sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường.
Ngay từ đầu năm học tôi đã thực hiện việc chấn chỉnh nế nếp các hoạt động chuyên môn từ cấp trường đến tổ. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phương tiện nghe nhìn vào giảng dạy và sinh hoạt. Bám sát hoạt động tổ chuyên môn trong suốt năm học. Đảm bảo được các kế hoạch chính, các hoạt động trọng tâm và các hoạt động bồi dưỡng. Xây dựng và duy trì tốt không khí tập trung cho chuyên môn trong đơn vị suốt cả năm học. Kế hoạch đầu năm được tổ chức thực hiện và theo dõi khá chặt chẽ. Hầu hết các kế hoạch, chuyên đề của các tổ đã được tiến hành và có hiệu quả thực tế. Hiệu quả giáo dục kỳ Một đạt yêu cầu. Hoạt động chuyên môn đã đi vào nề nếp đây là điều kiện thuận lợi để tiến hành  các giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, nâng cao nhận thức và tay nghề cho giáo viên và công tác giảng dạy trong học kỳ tới nói riêng và những năm học tiếp theo nói chung. 
Bên cạnh đó công tác kiểm tra, giám sát việc sinh hoạt chuyên môn các tổ khối chưa đều đặn và sâu sát. Còn khoán việc thực hiện kế hoạch cho tổ trưởng tổ chuyên môn, giám sát kế hoạch hoạt động chuyên môn  chỉ dừng lại ở mức theo dõi chưa đánh giá và chưa có sự chỉ đạo cụ thể. Chất lượng hoạt động chuyên môn cấp tổ chưa đồng đều, BGH chưa có sự can thiệp cần thiết để điều chỉnh. Trong thời gian tới nếu không có sự điều chỉnh trong công tác quản lý chuyên môn thì nguy cơ chững lại trong chuyên môn có thể xảy ra. 
Việc chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn tổ khối trước đây rất đơn giản theo phương pháp truyền thống: Tổ trưởng tiếp thu kế hoạch từ nhà trường, xây dựng kế hoạch hoặc đánh giá hoạt động chuyên môn của tổ triển khai đến các thành viên, cả tổ nhất trí theo nội dung tổ trưởng đưa ra mà không có góp ý hay phản biện gì như vậy sinh hoạt chuyên môn theo lối truyền thống người rót cứ rót và người nghe chỉ để nghe mà thôi; hiện nay cần có hướng chỉ đạo mới với phương pháp tích cực, linh hoạt và sáng tạo theo hướng mở, bỏ ngõ để giúp các tổ trưởng tổ chuyên môn phát huy thế mạnh của mình trong việc phát triển nội dung sinh hoạt theo nhiều chiều hướng mới đạt hiệu cao nhất, lấy giáo viên và chất lượng giáo dục làm trung tâm. 
Những năm học trước việc chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn phần nào đã được đề cập; song ít được quan tâm. Mỗi năm các tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ được 18 đến 19 lần/ tổ, đã có biên bản ghi các nội dung truyền tải và tiến trình của cuộc họp ví dụ như: Biên bản tổ 1 năm học 2015-2016 (phần phụ lục). Các đồng chí tổ trưởng tổ chuyên môn bước đầu nắm vững tinh thần chỉ đạo của Lãnh đạo nhà trường, cải tiến cách thức điều hành và sinh hoạt chuyên môn của tổ. Quản lý tốt hoạt động chuyên môn của từng giáo viên; có nhận định khá chính xác về thực lực của từng cá nhân và tổ. Bước đầu đã chủ động trong việc khắc phục những điểm yếu của việc điều hành chỉ đạo tổ sinh hoạt.
3. Giải pháp, biện pháp
3. 1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn chuyên sâu theo nghiên cứu bài học, hoạt động xây dựng, thực hiện kế hoạch cấp trên, giúp cho tổ trưởng chuyên môn nắm được quy trình, nội dung và hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ. Có kỹ năng xây dựng kế hoạch, chủ trì điều hành cuộc họp, chia sẻ, thảo luận tích cực, sáng tạo. Chất lượng dạy học được nâng cao, chất lượng giáo dục được đảm bảo toàn diện; đáp ứng tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên và nâng cao tay nghề cho giáo viên.
3. 2 Nội dung và cách thức thực hiện
Ngay từ bước đầu tôi đã cùng tập thể cán bộ, giáo viên của trường ổn định tổ chức, xây dựng quy chế hoạt động, cải tiến cách thức sinh hoạt để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chuyên môn góp phần khá lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy - học nhằm thực hiện tốt cuộc vận động "Hai không" của Bộ GD -ĐT: "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục"; "Nói không với việc học sinh ngồi sai lớp". 
Bước 1. Tham mưu với Hiệu trưởng
Bố trí các thành viên trong tổ chuyên môn đúng theo Điều lệ trường Tiểu học quy định bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó. Trường TH Phan Bội Châu chỉ có 10 lớp, 5 khối mỗi khối 2 lớp do đó có 2 tổ chuyên môn là tổ ghép. Xét chọn tổ khối trưởng hội đủ các yếu tố (Kiến thức, kỹ năng, năng lực, đạo đức tốt).
Bước 2. Tập huấn đội ngũ giáo viên làm tổ trưởng.
 Tôi đã xây dựng kế hoạch tập huấn cho đội ngũ cốt cán này trong 1 buổi ngay từ đầu năm học với những nội dung, kiến thức và kỹ năng của tổ trưởng:
Cho các tổ khối trưởng nghiên cứu Điều 18 của Điều lệ trường Tiểu học; yêu cầu mọi người nêu nhiệm vụ của tổ chuyên môn theo cách nghĩ của bản thân họ. Nêu quyền hạn và nghĩa vụ của tổ trưởng tổ chuyên môn theo Qui chế chuyên môn nhà trường.
 Phổ biến định hướng nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn của cả năm học trên cơ sở các kế hoạch của Phòng, Sở, ...như xây dựng chuyên đề gì, tìm biện pháp dạy học mới nào, dạy gì cho học sinh qua mỗi môn học, tiết học, thao giảng bằng hình thức nào, dự giờ cần quan sát hoạt động nào của giáo viên và học sinh, làm thế nào để khai thức hết các kênh hình trong sách giáo khoa, soạn bài theo hướng mới là soạn như thế nào, báo cáo về tổ như thế nào cho gọn nhanh hiệu quả, làm thế nào để chống bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ, ... 
Cùng với các tổ khối trưởng xây dựng một số hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn thông qua thảo luận góp ý như hình thức họp tại chỗ (các tổ tự tổ chức họp trên một địa điểm nhất định, trao đổi trực tiếp thông qua hỏi đáp và tư vấn tại chỗ); họp bằng cách trao đổi trực tiếp qua facebook, zalo, hộp thư điện tử hay điện thoại, ...
Xây dựng phong cách lãnh đạo: Từ việc sử dụng trang phục phù hợp trong hội họp; sử dụng ngôn ngữ phổ thông trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu; thiết bị hỗ trợ phù hợp không gian địa điểm tổ chức họp; tư thế tác phong đúng mực thái độ tôn trọng mọi người. Tổ trưởng phải nắm bắt tình hình của học sinh và giáo viên trong tổ để giao việc một cách hợp lý tránh nể nang.
Bước 3. Chỉ ra việc cần làm trong khi tổ chức sinh hoạt chuyên môn 
Nhận tổ chuyên môn tìm hiểu tâm lý, hoàn cảnh của các thành viên trong tổ; phân tích mặt mạnh mặt yếu của các thành viên để làm căn cứ giao nhiệm vụ cụ thể đúng năng lực sở trường của từng người.
Tổ khối trưởng chuẩn bị dự thảo kế hoạch chuyên môn của tổ. Yêu cầu các thành viên báo cáo những việc mình đã làm được và chưa làm được, những đề nghị giúp đỡ (nếu có) trong tuần, trong tháng. Trao đổi tháo gỡ khó khăn trong tháng, đề xuất lên nhà trường nếu cần thiết. Tổ trưởng thông qua dự thảo kế hoạch, các thành viên nghiên cứu đưa ra ý kiến xây dựng. Cuối cùng cả tổ đi đến thống nhất nội dung cuộc họp ghi vào biên bản và thực hiện nghiêm túc.
Trong khi các tổ tổ chức họp, lãnh đạo nhà trường bố trí, sắp xếp công việc tham gia cùng các tổ; giúp đỡ, quán triệt tinh thần làm việc; tạo tâm thế thoải mái trong mỗi cuộc họp. 
Bước 4. Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên đề chuyên sâu 
Ví dụ: Nghiên cứu cách dạy học trên lớp.
* Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài dạy
Giáo viên xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được khi tiến hành nghiên cứu (theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở từng môn học), đảm bảo phù hợp với trình độ của HS, năng lực chuyên môn của GV.
Các thành viên trong tổ thảo luận chi tiết về thể loại bài học, nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao, cách tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh, cách rèn kỹ năng, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn ...Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của HS khi tham gia các hoạt động học tập và các tình huống xảy ra và cách xử lý (nếu có)
Tổ trưởng chuyên môn giao cho giáo viên soạn giáo án của bài dạy đang thảo luận, trao đổi với các thành viên trong tổ để chỉnh sửa lại giáo án trọn vẹn. 
* Tiến hành bài giảng minh họa và dự giờ
Sau khi hoàn thành giáo án, một thành viên hoặc tổ trưởng sẽ dạy minh họa bài học nghiên cứu ở một lớp học cụ thể, các GV còn lại trong nhóm tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về các hoạt động dạy và hoạt động học.
Định hướng cho giáo viên cần đánh giá giờ dạy thông qua hoạt động chiếm klinhx kiến thức của học sinh, hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy. Đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của HS để tìm cách giải quyết. Luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của HS trong giờ học như có khả năng phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy phù hợp việc học của HS.
Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẻ ý kiến, từ đó hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.
* Áp dụng thực tiễn trong mỗi tiết dạy, lớp dạy
Trên cơ sở dự giờ đúc rút kinh nghiệm giáo viên nghiên cứu vận dụng, kiểm nghiệm áp dụng chọn lọc, linh hoạt vào bài dạy hàng ngày cho phù hợp, đạt hiệu quả tốt.
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Để thực hiện được các biện pháp, giải pháp trên điều đầu tiên phải nói tới là yếu tố con người. Trong đơn vị không có nhân tố điển hình năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm dám đối đầu với thử thách; đội ngũ giáo viên không có cách nghĩ hướng tới cái mới, không thích nghi với môi trường làm việc nhanh gọn và hiệu quả thì khó thực hiện đổi mới được.
Lãnh đạo nhà trường luôn tạo điều kiện môi trường sinh hoạt tổ chuyên môn tốt nhất; chỉ đạo các hoạt động chuyên môn dứt khoát, thường xuyên giúp đỡ các tổ khối trưởng để họ mạnh dạn tự tin trong điều hành quản lý tổ chuyên môn. Cùng với giáo viên chia sẻ kinh nghiệm, định hướng hoạt động chuyên môn sát thực.
Xây dựng môi trường làm việc hợp tác, đoàn kết, trên tinh thần cùng nhau tiến bộ phát triển chất lượng giáo dục trong mỗi tổ khối và nhà trường.
3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp
Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo trình tự từ đầu đến cuối: Tham mưu là biện pháp đầu tiên vì xây dựng tổ chuyên môn vừa phải đúng với quy định vừa phù hợp hài hòa năng lực, sở trường của các thành viên trong mỗi tổ và giữa các tổ với nhau, không để tổ này mạnh hơn tổ kia ở vạch xuất phát.
Tiếp theo là biện pháp tập huấn để trang bị các kỹ năng cần thiết cho tổ trưởng chuyên môn từ đó đội ngũ này sẽ giúp nhà trường điều hành tốt hoạt động chuyên môn của tổ khối được phân công. Định hướng đúng đắn là tiền đề cho mọi thành công; khi các tổ khối trưởng có kỹ năng chỉ đạo tổ tốt từ định hướng của lãnh đạo nhà trường đội ngũ này sẽ thực hiện một cách chính xác và hiệu quả. Biện pháp cuối cùng là vận dụng lý thuyết vào thực hành sinh hoạt chuyên môn cụ thể giúp cho mỗi giáo viên nắm chắc kiến thức cơ bản có kỹ năng dạy học theo hướng mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng mục tiêu giáo dục của nước nhà "Học để biết, học để làm, học để khẳng định mình, để chung sống với mọi người xung quanh".
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của việc chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn
a) Kết quả
Năm học 2014-2015
Học kỳ 1 năm học 2015-2016
* Số lượng cuộc họp: 18 lượt/tổ
Bình quân 12 lượt/tổ
* Nội dung: 
Chủ yếu đưa ra một số kế hoạch thực hiện chuyên môn của tổ theo kế hoạch chung của nhà trường, 
Mỗi cuộc họp không có ý kiến thảo luận, bổ sung
Nội dung phong phú hơn: kế hoạch thực hiện chi tiết của tổ căn cứ kế hoạch chung của nhà trường; nội dung chuyên đề chuyên sâu như dạy học TV 1CGD, cách ghi lời nhận xét lên sản phẩm của HS, soạn bài theo hướng tinh giản, ...
Ý kiến thảo luận, bổ sung xoay quanh nội dung chuyên đề, xây dựng kế hoạch dạy học đạt hiệu quả; nhận xét tiết dạy theo hướng tích cực...
* Hình thức tổ chức:
Truyền thụ 1 chiều, nghe tổ trưởng phổ biến kế hoạch các thành viên ghi chép vào sổ
Trong cuộc họp trao đổi qua lại đi đến thống nhất kế hoạch, tìm biện pháp thực hiện kế hoạch, khắc phục khó khăn khi có thành viên đề xuất giúp đỡ.
Tư vấn trực tiếp, gián tiếp; sử dụng Gmail chung của tổ để liên lạc trao đổi bàn luận về phương pháp dạy học tích cực.
GV tổ khối trưởng biết cách tổ chức sinh hoạt chuyên môn.
GV 

Tài liệu đính kèm:

  • docth_77_4593_2021950.doc