Đề tài Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường phổ thông dân tộc Nội trú

Đề tài Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường phổ thông dân tộc Nội trú

Công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống thường giao khoán cho tổng phụ trách đội trong việc tổ chức các hoạt động mà chưa chú ý đến việc tư vấn tổ chức các hoạt động sao cho có hiệu quả.

Việc phối hợp với Phụ huynh học sinh hầu như chỉ là trao đổi thông qua điện thoại với giáo viên chủ nhiệm, chưa quan tâm đến việc phối hợp với Phụ huynh học sinh để tổ chức các hoạt động giáo dục kỷ năng sống.

Công tác kiểm tra đánh giá của lãnh đạo nhà trường về hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với giáo viên chủ nhiệm còn lỏng lẻo, chưa sát sao; chưa có những quy định, tiêu chí bắt buộc chặt chẽ đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.

Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống của ban giám hiệu mới chỉ chung chung mà chưa cụ thể về nội dung, thời gian, đối tượng, kinh phí, lực lượng phối hợp.

Việc chỉ đạo cho các đoàn thể phối kết hợp trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống còn chưa chặt chẽ, thiếu về chiều sâu, chưa giao trách nhiệm cụ thể rõ ràng nên các đoàn thể còn ỷ lại, thờ ơ, chưa thực sự quan tâm và phó mặc cho tổng phụ trách đội.

Những tác động trên cho thấy những chuyển biến về nhận thức, thái độ và hành vi kỹ năng sống của học sinh vẫn chưa có sự chuyển biến rõ rệt, dẫn đến chất lượng giáo dục hạnh kiểm vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Qua tổng hợp kết quả giáo dục về hạnh kiểm và đánh giá về khả năng giao tiếp ứng xử của học sinh cho thấy:

 

docx 24 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 4839Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường phổ thông dân tộc Nội trú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, trong sạch trong nhà trường. 
Qua việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đã làm cho các em đổi mới phương pháp học tập của mình. Từ đó giúp các em có khả năng học tập tốt hơn, các tư duy hoạt động của các em được phát triển, các em biết lập luận, tự tin nắm kiến thức và giải quyết các tình huống trong học tập; tính tự giác, tự quản của học sinh ngày càng tốt hơn, HS biết đoàn kết, gắn bó với nhau, giúp nhau học tập, rèn luyện tốt hơn.
Hạn chế: Đội ngũ GV làm công tác giáo dục kỹ năng sống chưa qua trường lớp đào tạo hoặc chưa được tập huấn một cách bài bản nên công tác giáo dục kỹ năng sống được thực hiện trên cơ sở bản năng sẵn có của từng người dẫn đến hiệu quả chưa cao; thời gian để thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống còn hạn hẹp, nhà trường khó sắp xếp vì phần lớn công việc này phải làm việc ngoài giờ, đòi hỏi GV phải thực sự nhiệt tình, tâm huyết thì mới thực hiện được.
Chưa có sự phối kết hợp tốt với gia đình học sinh để phát huy tốt khả năng của học sinh trong việc thực hành kỹ năng sống. 
2.3. Mặt mạnh – Mặt yếu:
Mặt mạnh: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường nhiệt tình, có trách nhiệm, tâm huyết với nghề và luôn quan tâm thương yêu học sinh. Học sinh được tuyển chọn từ các trường tiểu học ở các xã nên đa số các em ngoan ngoãn, lễ phép, biết đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Cán bộ phụ trách đoàn, đội năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, có khả năng tổ chức và điều hành các hoạt động tập thể; cơ sở vật chất nhà trường đủ đáp ứng nhu cầu các hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinh ở tập trung nội trú tại trường nên rất thuận lợi cho công tác giáo dục kỹ năng sống.
Mặt yếu: Học sinh trường PTDTNT Krông Ana, ngoài những khó khăn chung của lứa tuổi, các em hầu hết là con em các dân tộc thiểu số (97%), trong đó có nhiều em từ các buôn làng xa xôi như buôn Krông, Buôn Krang đến học tập và ở nội trú tại trường, mang theo rất nhiều tập tục lạc hậu, nhiều thói quen trong sinh hoạt còn chưa văn minh, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân; đa số các em còn rụt rè, chưa mạnh dạn trong giao tiếp và sinh hoạt tập thể.
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Từ thực tế quản lý tôi nhận thấy rằng kỹ năng sống của các em còn yếu là do nhiều nguyên nhân như: 
- Do đặc điểm lứa tuổi, do hoàn cảnh sống và môi trường tác động. 
- Nhiều em chưa được giáo dục kỹ năng sống; do gia đình chưa quan tâm, các trường tiểu học chưa làm tốt công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS.
- Lần đầu tiên các em phải sống xa gia đình, môi trường sống hoàn toàn xa lạ và mới mẻ từ bạn bè, thầy cô
2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Hàng năm nhà trường đã triển khai các văn bản chỉ đạo của ngành, lên kế hoạch hoạt động và đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào nội dung giờ sinh hoạt chủ nhiệm, giờ sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt tập thể do đội thiếu niên tổ chức.... Nhưng hiệu quả và những tác động tích cực của các hoạt động còn hạn chế, đôi khi còn mang nặng hình thức, chưa thực sự hấp dẫn và lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia. 
Công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống thường giao khoán cho tổng phụ trách đội trong việc tổ chức các hoạt động mà chưa chú ý đến việc tư vấn tổ chức các hoạt động sao cho có hiệu quả. 
Việc phối hợp với Phụ huynh học sinh hầu như chỉ là trao đổi thông qua điện thoại với giáo viên chủ nhiệm, chưa quan tâm đến việc phối hợp với Phụ huynh học sinh để tổ chức các hoạt động giáo dục kỷ năng sống. 
Công tác kiểm tra đánh giá của lãnh đạo nhà trường về hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với giáo viên chủ nhiệm còn lỏng lẻo, chưa sát sao; chưa có những quy định, tiêu chí bắt buộc chặt chẽ đối với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. 
Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống của ban giám hiệu mới chỉ chung chung mà chưa cụ thể về nội dung, thời gian, đối tượng, kinh phí, lực lượng phối hợp. 
Việc chỉ đạo cho các đoàn thể phối kết hợp trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống còn chưa chặt chẽ, thiếu về chiều sâu, chưa giao trách nhiệm cụ thể rõ ràng nên các đoàn thể còn ỷ lại, thờ ơ, chưa thực sự quan tâm và phó mặc cho tổng phụ trách đội. 
Những tác động trên cho thấy những chuyển biến về nhận thức, thái độ và hành vi kỹ năng sống của học sinh vẫn chưa có sự chuyển biến rõ rệt, dẫn đến chất lượng giáo dục hạnh kiểm vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Qua tổng hợp kết quả giáo dục về hạnh kiểm và đánh giá về khả năng giao tiếp ứng xử của học sinh cho thấy: 
Bảng 1: Kết quả xếp loại hạnh kiểm và đánh giá khả năng giao tiếp của học sinh trong những năm mới chỉ đạo thực hiện: 
NĂM HỌC
TS HS
XẾP LOẠI HẠNH KIỂM
Khả năng tự tin trong giao tiếp
Thiếu tự tin trong giao tiếp
Học sinh bỏ học
TỐT
KHÁ
TB
YẾU
2011-2012
150
70,0
18,0
12,0
0
2012-2013
152
76,3
15,8
7,9
0
2013-2014
156
69,9
23,1
7,0
0
46,1%
53,9%
02
* Nhận xét: Qua bảng tổng hợp trên cho thấy kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh và khả năng tự tin trong giao tiếp của học sinh có những chuyển biến nhưng chưa rõ nét. Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình hàng năm có giảm nhưng chưa đáng kể.
Chất lượng các cuộc thi của nhà trường do ngành tổ chức hiệu quả chưa cao:
2.6. Nguyên nhân thực trạng:
 Đối tượng HS là con em đồng bào các dân tộc thiểu số, đa số ở các buôn làng cách xa trung tâm huyện nên đa số học sinh còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn trong giao tiếp, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân
Lãnh đạo nhà trường chưa thực sự quan tâm đến công tác giáo dục kỹ năng sống cho HS; các tổ chức đoàn thể phối kết hợp trong việc tổ chức các hoạt động còn chưa đều tay, kinh nghiêm tổ chức các hoạt động tập thể còn chưa nhiều, chưa thực sự cuốn hút được học sinh tham gia. 
Tài liệu phục vụ cho việc giáo dục kỹ năng sống chưa phong phú; đội ngũ giáo viên làm công tác giáo dục kỹ năng sống chưa qua trường lớp đào tạo hoặc chưa được tập huấn. 
Kinh phí hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước nên chưa đáp ứng được nhu cầu tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Việc huy động nguồn xã hội hóa từ phía cha mẹ học sinh và các nhà hảo tâm, doanh nghiệp chưa thực hiện được. 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
3.1.Mục tiêu của giải pháp.
Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. 
Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. 
Giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, học sinh hiểu rõ vai trò của việc giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường, tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với học sinh. 
Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội, tổ quản lý nội trú, nhân viên y tế, các tổ chức đoàn thể có năng lực, phẩm chất, kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, đáp ứng yêu cầu về người dạy đảm bảo thực hiện tốt vai trò tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, định hướng và lôi cuốn học sinh tham gia, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. 
Nêu cao vai trò của anh chị phụ trách chi đội – Giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc đoàn kết, thống nhất và chỉ đạo thực hiện mọi hoạt động của lớp, chịu trách nhiệm trước nhà trường về công tác quản lý lớp học, trong đó có việc rèn luyện ý thức đạo đức, nền nếp, nội quy, kỷ luật và thực hiện nghiêm túc các hoạt động của nhà trường.
Duy trì và đẩy mạnh được phong trào thi đua, tạo động lực kích thích hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong trường thu được kết quả cao. 
3.2.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Từ thực trạng trên, bản thân luôn trăn trở, nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và tăng cường các giải pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống nhằm khắc phục hạn chế và nâng cao được hiệu quả của công tác này, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Gồm 6 giải pháp cụ thể như sau:
3.2.1.Quán triệt và triển khai các văn bản chỉ đạo của các cấp; kiện toàn Ban chỉ đạo công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường.
Tuyên truyền các văn bản chỉ đạo và kế hoạch giáo dục kỹ năng sống tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh, để mọi người thấy được việc tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng sống sẽ hỗ trợ tích cực cho việc hình thành nhân cách học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. 
Tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức: trong các buổi họp hội đồng giáo dục, họp phụ huynh học sinh đầu năm, các giờ chào cờ, các hội thi tuyên truyền và trên các phương tiện thông tin đại chúng; thành lập Ban chỉ đạo công tác giáo dục kỹ năng sống và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo. 
3.2.2. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho đội ngũ giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội và các lực lượng tham gia. 
Lựa chọn cán bộ chủ chốt thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng sống và tổ chức hoạt động đảm bảo một số tiêu chuẩn sau: năng lực tổ chức, khả năng diễn đạt tốt, yêu thích hoạt động, tâm huyết, yêu quí trẻ, thói quen làm việc có trách nhiệm, có sức khỏe, tính linh hoạt, thích ứng với tình huống mới, sáng tạo và đổi mới và đặc biệt có khả năng huy động các lực lượng tham gia hoạt động. 
Tổ chức tập huấn cho cán bộ cốt cán về giáo dục kỹ năng sống và tổ chức hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh với các hình thức: 
Tạo điều kiện cho cá nhân tham gia học tập đầy đủ, nghiêm túc nội dung chương trình hoạt động giáo dục kỹ năng sống do Bộ GD&ĐT tạo, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức. 
Tổ chức chuyên đề về hoạt động giáo dục kỹ năng sống, về giáo dục đạo đức học sinhTổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn trao đổi về phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, phương pháp giáo dục học sinh cá biệt. 
Chỉ đạo Liên đội đẩy mạnh công tác bồi dưỡng năng lực quản lý, tổ chức hoạt động của đội cờ đỏ. Xây dựng đội cờ đỏ tự quản, thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra việc rèn luyện đạo đức, hành vi của học sinh theo nội quy trường lớp đã xây dựng. Bồi dưỡng năng lực giao tiếp, giao lưu, tạo sự tự tin trong đội ngũ nòng cốt của đội. 
Chủ động, bàn bạc, thống nhất biện pháp giáo dục kỹ năng sống với cha mẹ học sinh, để gia đình cùng tác động tạo thói quen giao tiếp ứng xử nhanh nhẹn, lễ phép, mạnh dạn và tự tin hơn. Mời cha mẹ học sinh tham gia các hoạt động để thấy các em tham gia nhiều hoạt động tập thể thì mạnh dạn hơn trong giao tiếp, ứng xử; nói năng mạch lạc hơn, tự tin hơn, và có khả năng tổ chức tốt hơn. Từ đó phụ huynh sẽ thấy được vai trò của việc học, việc rèn kỹ năng sống để phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục học sinh. 
 3.2.3. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Hiệu trưởng nhà trường lựa chọn những giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, khả năng quản lý tốt, nhiệt tình với công tác chủ nhiệm, có phương pháp chủ nhiệm tốt. 
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong năm học phù hợp với đối tượng học sinh với tình hình thực tế của lớp mình phụ trách và cùng thời điểm với các ngày lễ lớn trong năm học. Giáo viên chủ nhiệm xây dựng và báo cáo kế hoạch hoạt động có sự góp ý tham mưu của tổng phụ trách đội, tổ chủ nhiệm, sự tư vấn và phê duyệt của ban giám hiệu nhà trường và tiến hành thực hiện có hiệu quả. 
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thường xuyên bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ cán sự lớp có khả năng điều khiển các hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Hướng dẫn HS, cùng thiết kế các hoạt động của các chủ điểm giáo dục, tạo điều kiện để HS tự đánh giá kết quả hoạt động khi kết thúc mỗi chủ điểm. Khen thưởng kịp thời để khích lệ học sinh.
 Ban giám hiệu kết hợp cùng các đoàn thể tăng cường kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp thông qua dự giờ thăm lớp, nghe báo cáo kết quả hoạt động, kiểm tra giáo án, hồ sơ, báo cáo định kỳ. 
	3.2.4. Tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. 
Giáo dục kỹ năng sống thông qua việc tích hợp vào nội dung các môn học đặc biệt là môn giáo dục công dân, môn sinh học, môn địa lý, môn lịch sử 
Đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt dưới cờ (chào cờ) như:
Tổ chức tuyên truyền về an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, sức khoẻ sinh sản vị thành niên, phòng chống HIV, kỹ năng ứng xử văn hoáĐưa ra tình huống về các đề tài do nhà trường gợi ý trước có thể là: chống bạo lực học đường; xây dựng kỹ năng giao tiếp với người lạ, kỹ năng từ chối..; phòng chống ma túy, AIDS, Phòng chống đuối nước, tai nạn giao thông; biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cách chăm sóc sức khoẻ trong những ngày nắng nóng hoặc trong mùa rét. Các hoạt động này thường diễn ra trong khoảng 10' - 15', và giao cho giáo viên trình bày, tăng cường đối thoại với học sinh bằng cách đặt các câu hỏi yêu cầu HS trả lời, thảo luận nhanh, chia sẻ những suy nghĩ của cá nhân với vấn đề được gợi ý. 
Tổ chức các hội thi, các buổi nói chuyện truyền thống gắn với việc tổ chức kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm học. 
Trong năm học, để chào mừng các ngày lễ kỉ niệm của đất nước, bên cạnh các phong trào thi đua mang tính chuyên môn như: Hội giảng, thi đua giành nhiều điểm tốt, giữ vở sạch, viết chữ đẹp, Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo Liên đội kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể với nhiều nội dung phong phú, trong đó lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như: 
Tổ chức sinh hoạt tập thể để giới thiệu truyền thống nhà trường, tổ chức và bộ máy, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; các điều kiện về cơ sở vật chất, phòng học, phòng bộ môn, thiết bị học tập; hướng dẫn học sinh chăm sóc và sử dụng các công trình phục vụ cho các hoạt động trong nhà trường như: Thư viện, phòng truyền thống, sân chơi, bãi tập, nhà thi đấu thể dục thể thao, công trình nước và vệ sinh, bảo vệ môi trường, trang phục, đồ dùng học tập và rèn luyện của học sinh khi đến trường; (tháng 8 hàng năm)
Thi tìm hiểu và tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông nhân tháng an toàn giao thông (Tháng 9 hàng năm); tổ chức đêm hội trăng rằm: thi hóa trang chú Cuội, chị Hằng, thi trình bày mâm ngũ quả, thi văn nghệ. 
Tổ chức chuyên đề phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước(tháng 9)
Tổ chức đố vui để học với chủ đề “Bác Hồ Kính yêu” và kỷ năng mềm (15/10).
Thi viết báo tường và tổ chức các phong trào thi đua trong học tập, tổ chức đêm giao lưu văn nghệ, lễ tri ân nhà giáo nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam(20/11). 
Tổ chức tuyên truyền về truyền thống Quân đội nhân dân Việt nam, giao lưu, trò chuyện cùng các chú bộ đội ở Huyện đội, các bác cựu chiến binh trên địa bàn Thị trấn, thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. 
Tổ chức liên hoan tiếng hát dân ca và nhạc cụ các dân tộc cấp trường và tham gia các cấp.
Tổ chức chương trình thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt nam, tặng quà cho học sinh nghèo nhân dịp tết nguyên đán.
Tổ chức hội chợ ẩm thực nhân ngày học sinh, sinh viên Việt nam 9/01; tổ chức cho học sinh gói bánh chưng, chế biến các món ăn trong bữa tiệc tất niên hàng năm.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tham gia tết trông cây, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, bảo vệ môi trường. tổ chức buổi đố vui với chủ đề “Phòng chống HIV/AIDS"; tổ chức buổi truyền thông về “ Sức khoẻ sinh sản vị thành niên” cho học sinh. 
Tổ chức ngày hội thiếu niên tiếp bước lên đoàn nhân ngày 26/3 tạo không khí vui tươi của ngày hội Đoàn, qua đó giáo dục các em ý thức trách nhiệm của mình đối với nhà trường, gia đình và xã hội; tổ chức mở lớp cảm tình đoàn và kết nạp đoàn viên mới.
Chỉ đạo Liên đội phát động phong trào ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, chăm sóc gia đình liệt sĩ (gia đình thầy Trần Ngọc Hoằng-GV của trường), phong trào nuôi heo đất tình thương từ đó hình thành trong tâm hồn các em lòng tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, biết sẽ chia giúp đỡ mọi người trong khó khăn, hoạn nạn. 
Tổ chức cho học sinh tham quan các di tích lịch sử văn hoá, các danh lam thắng cảnh tại địa phương tỉnh như nhà đày, nhà bảo tàng Ban Mê Thuột, khu du lịch Buôn đôn, hồ Lăk
Chỉ đạo Liên đội chủ động trong phối hợp tổ chức cho HS giao lưu với các đơn vị trường bạn như: trường THCS Lê Văn Tám, DuKmăn, tạo tính tự tin, bạo dạn trong giao tiếp, kĩ năng tiếp thu và học hỏi những tiến bộ, những mô hình tổ chức hoạt động tập thể hay ở học sinh khác. 
Thông qua việc tham gia các buổi sinh hoạt tập thể đó, học sinh không những được tìm hiểu về lịch sử, truyền thống của đất nước, của cha ông đi trước, được tham gia vui chơi thư giãn sau những ngày học căng thẳng, mà còn được hòa mình vào các hoạt động, được thể hiện những năng lực của bản thân, có cơ hội được thể hiện cảm xúc, được rèn luyện cách làm việc đồng độiCó thể nói, qua hoạt động tập thể đa dạng trên các em được rèn luyện những kỹ năng sống một cách tự nhiên nhất. 
3.2.5. Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả tổ chức các hoạt động, kịp thời chỉ đạo việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thực tiễn của đơn vị. 
Kiểm tra, đánh giá chủ yếu nhằm vào kết quả hoạt động để đánh giá thành tích, xếp loại thi đua lớp. 
Kiểm tra quá trình chuẩn bị, khi hoạt động diễn ra, xem xét thái độ, tinh thần khi tham gia hoạt động của cả thầy và trò. Khi kiểm tra đánh giá cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định để đảm bảo mục tiêu giáo dục.
Phân công các thành viên trong hội đồng thi đua, khen thưởng kiểm tra, có biên bản đánh giá kết quả kiểm tra và đề xuất rút kinh nghiệm cho hoạt động lần sau. 
3.2.6. Động viên, khen thưởng kịp thời với tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 
Khen thưởng, động viên những cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động. Có thể động viên giáo viên và học sinh có nhiều thành tích bằng việc tổ chức chuyến thăm quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tham gia giao lưu với các đơn vị bạn để nâng cao trình độ hiểu biết. 
Xây dựng các danh hiệu thi đua như giáo viên chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách giỏi, chỉ huy liên đội giỏi Cả giáo viên và học sinh đạt các danh hiệu trên đều được tuyên dương và khen thưởng như giáo viên và học sinh đạt thành tích ở các môn văn hoá, được ghi trong sổ vàng truyền thống của nhà trường và thành tích này cũng được tính vào xét thi đua cuối năm của cá nhân và tập thể.
	3.3.Điều kiện thực hiện các giải pháp. 
Nghiên cứu, hiểu sâu sắc các văn bản hướng dẫn, xác định những nội dung cơ bản cần triển khai. Chủ động xây dựng kế hoạch và lựa chọn thời gian thích hợp để triển khai, tranh thủ được sự tham gia ý kiến của các tổ chức đoàn thể, cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác giáo dục kỹ năng sống ngay từ đầu năm học, chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể và thực hiện kế hoạch tại các tổ.
 Chuẩn bị nội dung chu đáo cho các buổi tập huấn, sát với đặc điểm nhà trường, phân công giáo viên phụ trách công tác tập huấn đảm bảo về nghiệp vụ, khả năng tổ chức và truyền đạt. 
Ban giám hiệu chủ động trong phối hợp và thống nhất biện pháp giáo dục giữa các tổ chức đoàn thể và cha mẹ học sinh; chỉ đạo tốt công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và tổng phụ trách đội, định kỳ hàng tháng tổ chức giao ban các tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm để nhận xét, đánh giá và thống nhất tổ chức các hoạt động. Kịp thời hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm về giải pháp, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và ph

Tài liệu đính kèm:

  • docxthcs_1_2383_2010891.docx