Đề tài Biện pháp quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập ở lớp 2; 3 trường Tiểu học Tình Thương

Đề tài Biện pháp quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập ở lớp 2; 3 trường Tiểu học Tình Thương

Việc theo dõi, kiểm tra, nhận xét tình hình thực hiện nội quy học tập của học sinh phải được tiến hành thường xuyên. Giáo viên chủ nhiệm tiếp nhận thông tin để giáo dục học sinh kịp thời.

 * Thực hiện các phong trào thi đua học tập

Giáo viên cần kết hợp với Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tích cực hưởng ứng các đợt thi đua theo chủ điểm với các nội dung thi đua cụ thể nhằm thu hút học sinh vào học tập và các hoạt động vui chơi giải trí bổ ích.

Động viên, khen thưởng đối với học sinh có ý nghĩa giáo dục rất cao.Vì vậy, thông qua các đợt thi đua, cần chú ý động viên tinh thần học tập của học sinh bằng các hình thức khen thưởng. Học sinh lớp 2, lớp 3 thường chú ý thi đua với bạn, cố gắng học tập để đạt kết quả tốt. Đối với học sinh còn khó khăn trong học tập thì khả năng tham gia các phong trào thi đua của các em có phần hạn chế. Tuy vậy, các em vẫn có thái độ phấn khởi khi được nhận lời khen và tỏ ra buồn nản khi không được khen. Thái độ của thầy cô giáo và cha mẹ đối với kết quả học tập của các em có ảnh hưởng rõ rệt đến sự cố gắng học tập của các em hoặc cũng có thể làm cho các em nản chí trong quá trình học, tùy theo cách đánh giá đó như thế nào. Bởi vậy, bằng thái độ vui mừng khi học sinh hoàn thành nhiệm vụ, những lời khen, những phần thưởng khi học sinh tự giải quyết được vấn đề hoặc những lời động viên, khích lệ khi học sinh thực hiện nhiệm vụ chưa tốt sẽ giúp học sinh cố gắng nỗ lực hơn trong những lần sau. Cũng chính vì thế mà các giáo viên chủ nhiệm cần chú ý theo dõi và đặt ra các tiêu chuẩn khen thưởng trong lớp với nhiều mức độ và nhiều hình thức khen thưởng, tiến hành thường xuyên định kỳ tuần, tháng, học kỳ, cuối năm; đồng thời cần chú ý nêu gương những học sinh có nhiều cố gắng trong học tập.

 

docx 26 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1943Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Biện pháp quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập ở lớp 2; 3 trường Tiểu học Tình Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cho các em xem một clip sơn ca đang hót thì các em sẽ rất thích thú, bởi ngoài việc các em được biết hình dáng con sơn ca như thế nào các em còn được nghe giọng hót của nó và biết giọng hót đó hay như thế nào. 
Để kích thích được động lực học tập của các em đối với môn học thì người giáo viên bên việc cung cấp cho học sinh những kiến thức mới cần đưa đến cho học sinh những câu chuyện hay, những hình ảnh cụ thể gắn với những kiến thức đó. Đồng thời kết hợp với với hình ảnh minh họa sống động hơn như các đoạn clip về các kiến thức liên quan mà trên mạng internet bây giờ rất nhiều.
Ví dụ : Trong môn Tự nhiên và Xã hội, lớp 3, khi mô tả cho học sinh việc trái đất quay quanh mặt trời vừa tự quay quanh nó rồi mặt trăng lại quay quanh trái đất, thì với học sinh còn khó khăn trong học tập khó có thể hình dung được. Nếu giáo viên cho các em xem clip về hiện tượng này thì các em vừa có thể hiểu rõ vấn đề vừa cảm thấy thích thú khi học môn học này. 
Bên cạnh đó, đặt ra các tình huống có vấn đề để học sinh bị kích thích mà mày mò, khám phá tìm câu trả lời cũng là một phương pháp để kích thích hứng thú học tập của học sinh rất hiệu quả. Những bài toán nhận thức thường được đưa ra cho học sinh khi chuyển sang tìm hiểu vấn đề mới, làm cho các em phải suy nghĩ, nhờ đó rèn luyện khả năng tư duy của học sinh. Học sinh cảm thấy niềm vui của nhận thức mình tiếp nhận được thông qua hoạt động tự tìm hiểu. Tuy nhiên, giáo viên cần chú ý đặt vấn đề có nội dung chứa đựng điều cần sự tìm tòi giải đáp nhưng phải vừa sức với tiềm năng nhận thức của các em.
Ví dụ: Khi dạy bài toán Một phần hai ở lớp 2, giáo viên hướng dẫn học sinh bằng tình huống như sau: 
 - Có 1 tờ giấy hình vuông, nếu đem chia đều cho hai bạn, ta sẽ chia như thế nào? (Trước khi cho học sinh thực hiện, giáo viên cần phải tăng cường tiếng Việt bằng cách giải thích cho các em hiểu như thế nào là chia đều?)
Tùy vào từng đối tượng học sinh, khi các em thực hiện sẽ có thể có các kết quả như sau:
Giáo viên nhận xét và hướng dẫn học sinh đưa ra kết luận:
- Chia hình vuông thành hai phần bằng nhau. 
- Lấy một phần, được một phần hai hình vuông. 
- Một phần hai viết là
Không những thế, để tăng cường động lực và hứng thú học tập cho học sinh người giáo viên cần phải chú ý đến một số biện pháp như: tạo ra và duy trì không khí dạy học thoải mái trong lớp; giải phóng sự lo sợ của học sinh Bởi học sinh rất khó tiếp nhận kiến thức trong khi các em còn tâm lý lo sợ, khi các em không có động cơ và hứng thú học tập và đặc biệt là thiếu không khí thoải mái. Do đó với vai trò của mình, giáo viên phải là người góp phần quan trọng trong việc tạo ra những điều kiện tốt nhất để cho học sinh học tập, rèn luyện và phát triển. Cụ thể như khởi động tư duy bằng một vài trò chơi hay câu đố đầu giờ, khai thác và phối hợp các phương pháp dạy học một cách có hiệu quả, đặc biệt chú trọng tới các phương pháp dạy học tích cực sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh. Ngoài ra, thông qua giờ dạy của mình, giáo viên cần tích hợp giáo dục các em về tinh thần, thái độ học tập bằng cách kiểm tra đánh giá việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm sinh động, phong phú. Giáo viên nên dùng các tiết sinh hoạt tập thể để tổ chức hoạt động theo chủ đề như về tình bạn, ước mơ, sáng tạo, bảo vệ môi trường, Xen kẽ với các hoạt động đó là các hoạt động đố vui để học với các kiến thức phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp, tạo nhiều điều kiện cho những học sinh còn khó khăn trong học tập được tham gia một cách tự nhiên.
Giáo viên quan tâm hướng dẫn, giáo dục học sinh có ý thức xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; tổ chức cho học sinh tìm hiểu về chủ đề từng tháng nhằm xây dựng cho các em ý thức học tập; đẩy mạnh phong trào thi đua trồng cây xanh, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, tạo vẻ mỹ quan cho trường, góp phần xây dựng nhà trường ngày càng thêm Xanh – Sạch – Đẹp. Tăng cường kiểm tra công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục truyền thống quê hương, truyền thống cách mạng. 
	* Hướng dẫn học sinh thực hiện nội quy, nề nếp học tập 
Ngay từ đầu năm học, sau khi được hiệu trưởng quán triệt Điều lệ trường tiểu học, nội quy nhà trường, giáo viên chủ nhiệm dựa vào nội quy nhà trường tổ chức cho học sinh lớp mình thảo luận để xây dựng nội quy phù hợp với thực tế của lớp. Nội dung bản nội quy hướng vào những vấn đề: Quy định về tính chuyên cần, tinh thần thái độ học tập, các hình thức tổ chức học tập, sử dụng, bảo vệ và chuẩn bị đồ dùng học tập, ý thức giữ vệ sinh,... 
Bảng nội quy được gắn ở lớp để học sinh dễ nhớ và thực hiện. Nhằm thu hút được sự chú ý của học sinh và giúp các em dễ nhớ nội dung bảng nội quy, chúng tôi đã minh họa bằng “cây” nội quy với những từ ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và có tính thẫm mĩ. Đầu giờ mỗi buổi học, tổ chức cho học sinh đọc và giải thích cụ thể về một nội dung có trong bảng nội quy. Hoạt động này lặp lại mỗi ngày sẽ giúp những học sinh còn khó khăn trong học tập hiểu, nhớ được nội dung của bảng nội quy và cố gắng thực hiện theo khả năng của mình.
Việc theo dõi, kiểm tra, nhận xét tình hình thực hiện nội quy học tập của học sinh phải được tiến hành thường xuyên. Giáo viên chủ nhiệm tiếp nhận thông tin để giáo dục học sinh kịp thời.
	* Thực hiện các phong trào thi đua học tập
Giáo viên cần kết hợp với Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tích cực hưởng ứng các đợt thi đua theo chủ điểm với các nội dung thi đua cụ thể nhằm thu hút học sinh vào học tập và các hoạt động vui chơi giải trí bổ ích. 
Động viên, khen thưởng đối với học sinh có ý nghĩa giáo dục rất cao.Vì vậy, thông qua các đợt thi đua, cần chú ý động viên tinh thần học tập của học sinh bằng các hình thức khen thưởng. Học sinh lớp 2, lớp 3 thường chú ý thi đua với bạn, cố gắng học tập để đạt kết quả tốt. Đối với học sinh còn khó khăn trong học tập thì khả năng tham gia các phong trào thi đua của các em có phần hạn chế. Tuy vậy, các em vẫn có thái độ phấn khởi khi được nhận lời khen và tỏ ra buồn nản khi không được khen. Thái độ của thầy cô giáo và cha mẹ đối với kết quả học tập của các em có ảnh hưởng rõ rệt đến sự cố gắng học tập của các em hoặc cũng có thể làm cho các em nản chí trong quá trình học, tùy theo cách đánh giá đó như thế nào. Bởi vậy, bằng thái độ vui mừng khi học sinh hoàn thành nhiệm vụ, những lời khen, những phần thưởng khi học sinh tự giải quyết được vấn đề hoặc những lời động viên, khích lệ khi học sinh thực hiện nhiệm vụ chưa tốt sẽ giúp học sinh cố gắng nỗ lực hơn trong những lần sau. Cũng chính vì thế mà các giáo viên chủ nhiệm cần chú ý theo dõi và đặt ra các tiêu chuẩn khen thưởng trong lớp với nhiều mức độ và nhiều hình thức khen thưởng, tiến hành thường xuyên định kỳ tuần, tháng, học kỳ, cuối năm; đồng thời cần chú ý nêu gương những học sinh có nhiều cố gắng trong học tập.
	* Giúp đỡ học sinh giải quyết những khó khăn trong việc học tập các môn học.
Ngay từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm khảo sát để tổng hợp, phân loại chất lượng, lưu ý ở đối tượng học sinh còn khó khăn trong học tập. Lập kế hoạch, chia thời khóa biểu thực hiện phụ đạo cho từng học sinh. Với đặc điểm riêng của trường, cần tập trung ở 2 môn Tiếng Việt – Toán ; các môn khác, giao chỉ tiêu khắc phục hạn chế cho từng giáo viên bộ môn. 
Thực hiện một số hình thức, biện pháp phụ đạo, bồi dưỡng như sau:
	- Chủ động gặp cha mẹ học sinh trao đổi về việc học tập của học sinh, cùng với cha mẹ học sinh tìm biện pháp khắc phục.
-Cập nhật tiến độ tiếp thu của học sinh, phân tích nguyên nhân và điều chỉnh các biện pháp phù hợp hơn.
-Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với trình độ của từng đối tượng học sinh. Nếu học sinh chưa đạt chuẩn thì phải dạy dưới chuẩn, hổng kiến thức ở đâu thì có kế hoạch ôn tập, bổ sung ở đó. Cụ thể, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
+ Thực hiện chương trình theo hướng dẫn của các công văn 9832, 9890, 896; các văn bản hướng dẫn giảng dạy các môn học cho các vùng miền. Chú ý tăng cường tiếng Việt cho học sinh trong tất cả các môn học. Trong giảng dạy luôn chú ý đến các phong tục tập quán của người dân tộc thiểu số tại địa phương, không yêu cầu quá cao đối với các em, chú trọng đọc thông viết thạo.
+ Vận dụng phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện học tập của học sinh, tạo nhiều cơ hội cho học sinh luyện tập thực hành, trao đổi và rút kinh nghiệm. Khi tổ chức các hoạt động, cần đưa ra những hướng dẫn rõ ràng, lặp lại các hướng dẫn và làm mẫu rồi mới giao việc cho các em, chú ý giao việc vừa sức và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đánh giá đúng mức việc làm của các em, khen ngợi kịp thời những tiến bộ dù rất nhỏ của các em. Điều này sẽ giúp các em thêm tự tin trong học tập. Để làm được điều đó, cần chú trọng công tác lập kế hoạch bài dạy, nghiên cứu xây dựng hệ hống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt phù hợp đối tượng học sinh. Có kế hoạch dạy học cụ thể cho học sinh còn khó khăn trong học tập.
Giải pháp giúp cụ thể ở một số trường hợp thường gặp: 
‏؞ Đối với phân môn Tập đọc: Khi dạy những học sinh còn khó khăn trong việc học phân môn này (chưa đọc được bài tập đọc theo yêu cầu), giáo viên có thể hướng dẫn lại cho em cách đánh vần từng tiếng như ở lớp 1. Mỗi tiết học chỉ cần đọc được một vài câu là được. Tất nhiên là số câu đọc của các em sẽ tăng dần lên. Ở phần tìm hiểu bài, chỉ cho nhắc lại những câu trả lời ngắn của bạn, cho trả lời những câu hỏi dễ hoặc thay câu khó bằng câu hỏi lựa chọn, ( Ví dụ câu hỏi 4 trong bài Hũ bạc của người cha, giáo viên nên thay câu hỏi Vì sao? bằng câu hỏi Anh phản ứng như vậy là vì anh tức giận hay vì anh quý và tiếc tiền mình làm ra?)
‏؞ Đối với phân môn Kể chuyện: Giáo viên cần tìm mọi cách để giúp cho tất cả các em đều phải kể được chuyện (chí ít cũng được một đoạn ngắn). Đối với những em còn khó khăn trong học tập thường rất rụt rè, ít nói nên phải kiên trì giúp đỡ các em kể cho bằng được. Giáo viên có thể gợi ý cho các em trả lời từng câu. Ví dụ dạy bài Có công mài sắt có ngày nên kim, giáo viên chỉ vào hình vẽ số 1 và hỏi: “Ngày xưa có một cậu bé như thế nào?” (Ngày xưa có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán). Hỏi tiếp: “Khi học bài cậu học như thế nào?” (Khi học bài cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài rồi bỏ dở). Hỏi tiếp: “Lúc tập viết cậu thế nào?” (Lúc tập viết cậu chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc). Nếu học sinh không trả lời được thì cho học sinh khác trả lời rồi yêu cầu học sinh đó nhắc lại câu trả lời của bạn. Sau mỗi câu trả lời, chú ý khen ngợi để khích lệ, động viên các em. 
‏؞ Đối với phân môn Tập viết: Tập viết là phân môn có tính chất thực hành. Ở lớp 2, lớp 3 các em tập viết các chữ cái viết hoa, tiếp tục luyện viết chữ thường và cách viết nối nét giữa chữ hoa và chữ thường. Theo mẫu chữ hiện hành, chữ hoa đẹp nhưng rất khó viết, các nét cong mềm mại và thay đổi liên tục trong một con chữ. Với học sinh còn khó khăn trong học tập, việc các em nhớ được mặt chữ đã là rất khó, còn để hướng dẫn các em viết đúng được thì người giáo viên cần phải thật kiên nhẫn và dành nhiều thời gian hơn cho những học sinh này trong tiết tự luyện. Ngoài việc hướng dẫn kĩ cho học sinh về quy trình viết chữ, giáo viên nên tạo điểu kiện cho các em được luyện tập nhiều hơn. Để các em quen tay khi đưa bút viết đúng nét, đúng độ cao, độ rộng các con chữ, giáo viên nên chuẩn bị trước các mẫu chữ mờ và cho các em tập tô nhiều lần trước khi viết (giáo viên có thể tải phần mềm viết chữ đúng mẫu như trong vở tập viết lưu trên máy tính để chuẩn bị bài viết mẫu cho các em trong mỗi tiết học).
‏؞ Đối với phân môn Chính tả: Nếu trong lớp học có học sinh còn khó khăn về kĩ năng nghe - viết như không viết được, viết chậm, viết sai nhiều thì khi dạy tiết chính tả nghe – viết, giáo viên cần lưu ý đến các đối tượng học sinh này, không được để các em ở ngoài lề tiết học. Một số giáo viên đã xử lí bằng cách cho những học sinh này tự nhìn sách giáo khoa để chép bài trong lúc giáo viên đọc bài cho cả lớp nghe - viết. Đó là một biện pháp rất sai lầm, vì như thế các em sẽ không bao giờ nghe – viết được. Trong trường hợp này, giáo viên nên tách riêng em học sinh đó (vì nếu ngồi gần học sinh khác thì em sẽ nhìn bài bạn và chép theo bạn). Song song với việc đọc bài cho cả lớp, giáo viên đọc chậm (nhỏ) từng từ cho riêng em viết, thậm chí có thể gợi ý cho học sinh đánh vần từng tiếng để có thể tự viết được từng chữ. Đối với những học sinh này, không yêu cầu các em phải viết hết bài như các bạn.
‏؞ Đối với phân môn Luyện từ và câu: giáo viên nên sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp đặt câu hỏi gợi mở để giúp những học sinh còn khó khăn trong học tập tự hoàn thành được các bài tập theo yêu cầu. 
Ví dụ: 
- Ở bài tập gọi tên các vật được vẽ ẩn trong tranh (tranh đố) các sự vật được vẽ trong tranh không biểu hiện rõ ràng mà ẩn giấu trong tranh, phải quan sát kĩ (kết hợp với tưởng tượng) mới nhận biết được. Giáo viên cần phải gợi mở óc tưởng tượng của học sinh bằng những hình ảnh minh họa hay câu hỏi dẫn dắt học sinh nhận ra hình ảnh cụ thể để từ đó mới hiểu được nghĩa và từ cần tìm. Như ở bài tập 1, Tiếng Việt 2, tập 1, trang 90, có một số đồ vật được vẽ ẩn, học sinh khó nhận biết được, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm từ chỉ đồ vật đó bằng những câu hỏi gợi ý sau: Hai con chim đang đậu trên đồ vật gì? (cái giá treo mũ áo). Bạn trai đang ngồi trên đồ vật gì? (cái kiềng). Cái kiềng dùng để làm gì? (cái kiềng để bắc bếp) 
 - Ở bài tập chọn tên con vật thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây: 
a. Dữ như 	c. Khỏe như
b. Nhát như. 	d/ Nhanh như. 
 ( thỏ, voi, hổ (cọp), sóc) 
 	(Bài Từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy, Tiếng Việt 2, tập 2, trang 55) 
Đối với các bài tập này, đối tượng học sinh còn khó khăn trong học tập bị lúng túng, giáo viên nên cho các em quan sát một số tranh ảnh có thể hiện đặc điểm, hoạt động các con vật ( tranh vẽ voi đang kéo gỗ, hổ đang vồ bắt thú, chú sóc đang chuyền cành, chú thỏ đang nấp vào bụi rậm tránh các con vật dữ). Như vậy, từ những hình ảnh trên đã giúp học sinh có cơ sở sử dụng từ để điền từ đúng tạo thành những câu thành ngữ thích hợp trên cơ sở thấy được đặc điểm của các con vật.
‏؞ Đối với phân môn Tập làm văn: Các bài tập làm văn ở lớp 2 và lớp 3 thường gồm các dạng như: nói – kể và viết. Nhưng bao giờ dạng bài tập nói – kể cũng được thực hiện trước rồi mới đến dạng viết. Ví dụ: Bài tập 1: Kể về ông, bà (hoặc một người thân) của em. Bài tập 2: Dựa theo lời kể ở bài tập 1, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) kể về ông, bà hoặc một người thân của em. Như vậy, kĩ năng cần giúp các em rèn luyện trước tiên chính là nói – kể ngắn. Tuy nhiên, kĩ năng diễn đạt của học sinh còn khó khăn trong học tập rất hạn chế vì vốn từ của các em còn nghèo và các em ít rèn luyện. Việc yêu cầu học sinh kể ngay một sự việc nào đó dù là ngắn cũng rất khó khăn với các em. Vì vậy giáo viên nên hướng dẫn học sinh liệt kê trước một số từ “chốt” liên quan đến chủ đề của bài tập (thông qua phân môn Luyện từ và câu và phân môn Tập đọc)
Ví dụ: Dạy bài Kể về gia đình em . Trong các tiết luyện tập trước giáo viên gợi ý để học sinh nêu được các từ như: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, nông dân, cần cù, vui tính, học giỏi, yêu quý, tự hào,... và ghi vào bảng phụ để chuẩn bị cho tiết dạy. Đến giờ tập làm văn có thể hướng dẫn những học sinh còn khó khăn trong học tập nhìn vào các từ trên bảng để kể thông qua hệ thống câu hỏi gợi ý của giáo viên.
‏؞Môn Toán: Trong lớp học có học sinh còn khó khăn trong học tập không nhớ kiến thức lớp học dưới thì giáo viên lưu ý : trong phần bài mới cho học sinh theo dõi bình thường, đến phần bài tập, hay là tiết luyện tập giáo viên cho những đối tượng này làm các bài tập mà kiến thức liên quan lớp dưới, cho học sinh nhắc lại kiến thức cũ. 
Ví dụ: khi yêu cầu học sinh làm bài tập 35 x 4 = ? với những học sinh gặp khó khăn khi thực hiện phép tính (do không thuộc bảng nhân 4). Giáo viên cần yêu cầu học sinh tự lập lại bảng nhân 4 rồi dựa vào đó để thực hiện phép nhân. Cách làm này mất khá nhiều thời gian nhưng học sinh có thể tự làm được các phép tính mà không phải trông chờ sự giúp đỡ của người khác. Nhiều lần như vậy các em sẽ nhớ được bảng nhân 4.
4 x 1 = ..
4 x 2 =
4 x 3 = ..
4 x 4 = ..
4 x 5 =
4 x 6 = ..
4 x 7 = ..
4 x 8 =
4 x 9 = ..
4 x10 =..
‏؞Trò chơi học tập: Tạo cơ hội cho học sinh còn khó khăn trong học tập cùng tham gia trò chơi với các bạn khác trong lớp. Khi xây dựng trò chơi cần chuẩn bị nội dung vừa sức với từng đối tượng học sinh. Ví dụ như ở trò chơi đóng vai, chọn vai cho học sinh còn khó khăn trong học tập là nhân vật dễ thể hiện, có ít lời thoại hoặc lời thoại ngắn, dễ nhớ. Ở trò chơi vận động thì cho học sinh còn khó khăn trong học tập thực hiện những động tác dễ. Ở trò chơi tiếp sức đồng đội, xây dựng hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, khi tổ chức trò chơi thì sắp xếp cho những học sinh còn khó khăn trong học tập thực hiện trước (trả lời những câu hỏi dễ), 
+ Chú ý dạy chậm và chắc để các em có thể hiểu bài ngay tại lớp. Thường xuyên kiểm tra xem các em đã hiểu bài đến đâu, cần bổ sung gì thì bổ sung ngay để các em nắm được bài và thực hành tại lớp. Tăng cường luyện tập, áp dụng các kiến thức ngay tại lớp thông qua các bài tập vừa sức. 
+ Tận dụng tối đa đồ dùng dạy học, sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ trong tất cả các môn. Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đây là phương tiện mới mẻ và lôi cuốn được sự chú ý của học sinh dân tộc thiểu số.
+ Lập kế hoạch phụ đạo học sinh còn khó khăn trong học tập ngoài giờ (giờ ra chơi, buổi chiều, thứ bảy). Trong các buổi phụ đạo, cần chuẩn bị trước nội dung (dạy gì và dạy như thế nào?), tập trung khó khăn ở đâu giúp đỡ ở đó, không cần dạy theo bài.
+ Phân công học sinh có năng khiếu giúp đỡ bạn ở trường, ở nhà, tạo các nhóm học tập, thi đua trong các nhóm có học sinh còn khó khăn trong học tập, có động viên khen thưởng kịp thời cho những nhóm có học sinh học tiến bộ.
+ Chủ động gặp cha mẹ học sinh để trao đổi về việc học tập của học sinh, động viên cha mẹ học sinh theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ tạo điểu kiện cho học sinh học tập ở nhà, kiểm tra chuẩn bị cho con em trước khi đến lớp, đôn đốc hoc sinh đi học chuyên cần. 
+Thường xuyên vận dụng các biện pháp duy trì sĩ số và đảm bảo chuyên cần đã thực hiện có hiệu quả trong những năm qua.
+ Phối hợp với Đội thiếu niên xây dựng phong trào “đôi bạn cùng tiến”, “nhóm bạn tự học ”, “nhóm bạn cùng nhau tới trường”,  có theo dõi, thống kê, đánh giá từng tháng, học kỳ và cuối năm có sơ kết, tổng kết hoạt động để đánh giá hiệu quả của biện pháp quản lý đề ra.
	* Phối hợp với cha mẹ học sinh cùng quản lý hoạt động học của học sinh
Cha mẹ học sinh có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Niềm tin, sự tôn trọng, sự động viên khích lệ và sự hiểu biết... của cha mẹ đối với con cái trong học tập cũng như trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày là những công cụ hữu ích giúp trẻ vượt qua được những khó khăn trong học tập và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, người giáo viên phải biết thường xuyên liên lạc, kết hợp với gia đình để cùng làm nảy sinh và duy trì nhu cầu học tập cho học sinh.
Đối với các trường học vùng khó khăn như trường Tình Thương, việc phối hợp với gia đình học sinh nhiều lúc chỉ để đảm bảo cho các em có đủ thời gian học tập cần thiết trong ngày. Có thể xây dựng quy ước về sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giúp đỡ con em học tập là điều rất khó. Tuy vậy, giáo dục học sinh ở trường và ở nhà là một quá trình thống nhất, khi quá trình học tập ở nhà của học sinh được tổ chức tốt, tiếp nối củng cố quá trình học tập trên lớp sẽ nâng cao kết quả học tập của các em học sinh. Nên giáo viên chủ nhiệm lớp cần khéo léo thực hiện quá trình này dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu và có những biện pháp giúp đỡ gia đình học sinh tổ chức tốt việc học tập ở nhà cho các em, nâng cao trách nhiệm của họ đối với công tác này. Lưu ý giáo viên rằng việc tổ chức cho học sinh học tập ở nhà không phải là ra bài tập cho các em làm mà là hướng dẫn các em thực hành, vận dụng những điều đã được học trên lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docxth_1_1912_2021869.docx