Đề tài Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 4

Đề tài Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 4

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua mẫu phiếu điều tra của trường. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các em điền đầy đủ thông tin trong phiếu.

Qua phiếu điều tra, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh, hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục.

Ví dụ: em Đỗ Thị Ngọc Quyên bố gặp tai nạn bị mù phải tham gia vào Hội người mù của tỉnh nhà đi kiếm tiền gởi về cho mẹ em nuôi 3 con ăn học. Em H’ Dên bố mất sớm, mẹ nghiện rượu thường xuyên đánh đập em. Em H’ SaRa bị bệnh tim bẩm sinh.Trong lớp có tổng số 7 hộ nghèo.

Căn cứ vào tình hình của lớp dưới qua dự giờ, thăm lớp và các bài kiểm tra, Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp, lời nhận xét trong học bạ. để biết được học lực của từng em, biết các em mạnh ở điểm nào, hạn chế ở đâu để có kế hoạch trong công tác giảng dạy.

 

doc 23 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 4923Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chuyên môn lẫn công tác chủ nhiệm thật tốt, đòi hỏi phải có tâm và có tài. Tâm của người GVCN là xem các em như con để không ngại tốn thời gian, công sức cho lớp mình phụ trách. Tài của GVCN là tùy theo đặc điểm, tình hình lớp mà có những biện pháp phù hợp để quản lý và giáo dục lớp mình chủ nhiệm.
Đầu năm, khi nhận lớp việc đầu tiên tôi làm là nắm bắt thông tin cá nhân từng em qua lý lịch trích ngang theo mẫu in sẵn. Từ đó tôi phân hóa các đối tượng học sinh để có biện pháp giáo dục. Từ những thông tin tìm hiểu được, tôi gần gũi trò chuyện tiếp xúc với các em nhiều hơn, tạo cho các em sự thân thiết, tin tưởng để có thể dễ dàng bộc lộ tâm tư tình cảm, điều mong muốn của chính mình khi cần thiết. Qua đó, thầy cô hiểu các em hơn và kịp thời ngăn chặn những suy nghĩ nông cạn, sai lầm hay các hành vi không hay hướng các em vào điều tốt đẹp, lạc quan hơn.
Song song với vấn đề trên, việc tạo mối quan hệ mật thiết với cha mẹ HS cũng là điều hết sức quan trọng. Không đợi đến các cuộc họp phụ huynh hay khi các em vi phạm nội qui trường lớp mới mời phụ huynh lên để trao đổi. Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh qua các phương tiện thông tin, đến gia đình học sinh trao đổi, tư vấn cách dạy dỗ con học và cách cha mẹ học sinh cùng học với con. Từ đó tạo được mối quan hệ thân mật giữa tôi với gia đình học sinh. Qua đó phụ huynh có hứng thú, hào hứng và thỏa mái cùng tham gia vào quá trình đánh giá học sinh theo tinh thần của Thông tư 22
Tôi luôn đóng vai trò làm chiếc cầu nối giữa nhà trường với học sinh và gia đình học sinh, giữa các giáo viên bộ môn với học sinh Một nhiệm vụ không thể thiếu đó là phải có kế hoạch và biện pháp giúp cho lớp nâng dần chất lượng học tập, năng lực và phẩm chất ngày một cao hơn. Trước tiên, phải làm cho các em thích đi học. Phân nhóm học tập cùng sở thích. Xây dựng “ Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Dạy học phải phân hóa được đối tượng học sinh và nâng cao chất lượng đại trà. Qua mỗi tiết học, mỗi hoạt động học tôi đều chú trọng đến hoạt động thực hành kĩ năng sống cho học sinh.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp
Đề tài đưa ra những biện pháp mà người giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt để giáo dục học sinh lớp 4 về kiến thức, năng lực và phẩm chất giúp học sinh thích đến trường, thích được học và tìm được niềm vui ở đó, tìm được sự tin tưởng, tìm được tình bạn trong sáng, tình thầy trò cảm động. Nơi các em được ươm mầm, được chăm sóc và yêu thương. “Chính sự quan tâm, lòng yêu thương và sự chia sẻ của người thầy đã giúp những đứa trẻ phát huy hết khả năng của chúng.” – theo John O’brien.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
b. 1 Nắm thông tin học sinh
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua mẫu phiếu điều tra của trường. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu các em điền đầy đủ thông tin trong phiếu.
Qua phiếu điều tra, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh, hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục.
Ví dụ: em Đỗ Thị Ngọc Quyên bố gặp tai nạn bị mù phải tham gia vào Hội người mù của tỉnh nhà đi kiếm tiền gởi về cho mẹ em nuôi 3 con ăn học. Em H’ Dên bố mất sớm, mẹ nghiện rượu thường xuyên đánh đập em. Em H’ SaRa bị bệnh tim bẩm sinh...Trong lớp có tổng số 7 hộ nghèo.
Căn cứ vào tình hình của lớp dưới qua dự giờ, thăm lớp và các bài kiểm tra, Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp, lời nhận xét trong học bạ... để biết được học lực của từng em, biết các em mạnh ở điểm nào, hạn chế ở đâu để có kế hoạch trong công tác giảng dạy.
Ví dụ: em H’Kim Tha hát hay múa dẻo. Em H’Tra rất thích học môn Tiếng Anh. Em Nguyễn Văn Tài nhút nhát, sợ giao tiếp trước đám đông...
Qua điều tra về thông tin học sinh giúp tôi định hướng được kế hoạch chủ nhiệm và kế hoạch dạy học để từng bước giúp các em hoàn thiện hơn những hạn chế của bản thân và phát huy hết năng lực vốn có của mình
b. 2 Hoàn thiện tổ chức lớp và tiêu chí thi đua
Trong mô hình lớp học VNEN, ban tự quản lớp học năng động, sáng tạo và có trách nhiệm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho giáo viên trong công tác giáo dục và đây cũng là việc làm khá quan trọng trong công tác chủ nhiệm. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã hoàn thiện được tổ chức lớp học.
Hội đồng tự quản lớp tốt thì sẽ giúp lớp có nề nếp tự quản tốt, tôi đã chú trọng việc bồi dưỡng ý thức và công việc phải làm cho Hội đồng tự quản. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ban. Vào các buổi sinh hoạt tập thể, dưới sự hướng dẫn của tôi Hội đồng tự quản đã điều hành mỗi hoạt động của buổi sinh hoạt lớp. Mấy tuần đầu các em còn bỡ ngỡ, sau một thời gian dưới sự hướng dẫn của tôi các em đã mạnh dạn điều hành được buổi sinh hoạt lớp một cách nhịp nhàng phát huy tính tự quản cũng như rèn học sinh trong lớp kĩ năng giao tiếp, mạnh dạn, tự tin.
Song song với việc thành lập Hội đồng tự quản là việc cùng với học sinh và các ban xây dựng tiêu chí thi đua. Việc xây dựng tiêu chí thi đua rất quan trọng vì thi đua thúc đẩy phát triển của nhóm của lớp. Ngay từ đầu năm tôi cùng với Hội đồng tự quản và các nhóm trưởng xây dựng tiêu chí thi đua. Sau đó thông qua cả lớp để xin ý kiến đóng góp của từng cá nhân để hoàn thiện và thực hiện. Thông qua và xin ý kiến phụ huynh tại cuộc họp phụ huynh đầu năm. Sau đó thống nhất, đưa ra tập thể lớp kí cam kết và thực hiện, lấy đó làm cơ sở để xếp loại thi đua.
Ví dụ: Một số tiêu chí thi đua như sau:
- Học tập (50 điểm): Tích cực, tự giác và hoàn thành các nhiệm vụ học tập, đi học đều và đúng giờ; có ý thức rèn chữ giữ vở, có tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập; biết giữ gìn, khai thác và xây dựng các góc công cụ.
- Nề nếp (20 điểm): Xếp hàng vào lớp và ra về ngay ngắn, trật tự, tham gia tập thể dục buổi sáng và giữa giờ nghiêm túc, trang phục đến lớp đúng quy định: khăn quàng, quần áo đồng phục,chấp hành nghiêm nội quy trường lớp.
- Vệ sinh (20 điểm): Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, có ý thức giữ vệ sinh trường lớp.
- Các hoạt động khác (10 điểm): Tham gia mọi phong trào do trường, lớp tổ chức.
Các nhóm trưởng, ban tự quản của lớp tổng hợp, căn cứ vào kết quả đạt được để xếp loại thi đua cá nhân, nhóm.
Xây dựng Hội đồng tự quản là một việc làm hết sức quan trọng, nó đã góp nên sự thành công của tôi trong việc thực hiên nhiệm vụ của đề tài. Việc xây dựng tiêu chí thi đua cũng có sự điều chỉnh và thay đổi, bổ sung kịp thời tùy theo tình hình thực hiện nội quy, nề nếp và ý thức rèn luyện của học sinh. Giúpcho mỗi em có cơ sở để phấn đấu và việc làm này cũng giúp giáo viên thực hiện dễ dàng trong việc đánh giá thường xuyên.
b. 3 Duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần
Để việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh thì việc duy trì sĩ số/ ngày là việc làm quyết định vì học sinh có đến lớp học thì các em mới thiếp thu được kiến thức từ đó mới có kiến thúc để phát triển toàn diện.
Với điểm trường mà tôi đang dạy, học sinh phần đa là con em người dân tộc thiểu số ( 12/ 19 học sinh), gia đình có hoàn cảnh khó khăn ( hộ nghèo 5 em, có em mồ côi mẹ cha đi lấy vợ phải ở với ông bà; có em mồ côi cha, mẹ lại nghiện rượu;... ). Cha mẹ các em phải lo bữa ăn hàng ngày cho gia đình, một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của các em nên việc các em nghỉ học, bỏ học ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài và kết quả học tập là điều không tránh khỏi. Chính vì lẽ đó để chất lượng giáo dục được nâng cao thì việc duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần là vô cùng quan trọng. Vì vậy để duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần tôi đã thực hiện như sau:
Ví dụ: Phổ biến nội quy lớp ngay tuần đầu của năm học. Quy định rõ: học sinh phải đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải có lí do và được cha mẹ xin phép. Ngay buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm tôi thông báo cho phụ huynh biết về quy định và nhờ phụ huynh hàng ngày theo dõi, nhắc nhở. Học sinh đến trường tự mình đánh dấu vào Bảng theo dõi “Ngày em đến lớp”. Tôi liên lạc ngay với phụ huynh đối với những trường hợp học sinh tự ý bỏ học. Động viên, tuyên dương kịp thời những em có tiến bộ, khuyến khích các em có sự phấn đấu cao hơn. Quan tâm đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn: Đăng kí cho các em được nhận dụng cụ, sách vở, quần áo do Nhà trường, Liên đội và các tổ chức từ thiện hỗ trợ ngay từ đầu năm. Mua sẵn bút chì, thước, ruột bút kim, để trong cặp khi các em bị hết mực, hư hỏng, mất mát thì đã có ngay để dùng. Kêu gọi các học sinh trong lớp dành tặng bạn một số quần áo cũ và tranh thủ sự hỗ trợ từ một số giáo viên, phụ huynh. Gặp trực tiếp ban tự quản thôn buôn, Hội phụ nữ của thôn buôn trao đổi tình hình của em H’ Dên đề cùng tôi đến gia đình động viên, tư vấn. Qua các việc làm trên đến nay em Y Qúy, H’ Salem đã đi học đều, không nghỉ buổi học nào nữa, ý thức học tập của em Y Năng, Y Hưng đã tốt hơn. Mẹ em H’ Dên đã bớt uống rượu, quan tâm hơn đến việc học của con và không còn đánh đập em nữa. Em Hiếu nhà nghèo thường nghỉ học vì không có quần áo đi học, giờ đây em đã tự tin đến trường vì em đã được Đội tặng áo quần. .. Mỗi lần có học sinh nghỉ học phụ huynh đã chủ động liên lạc với tôi. Bản thân tôi thường xuyên nghiên cứu kĩ các văn bản chỉ đạo việc dạy học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn để đưa ra các phương pháp, hình thức và nội dung dạy học cho phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng mà các em cần đạt được.
Việc duy trì được sĩ số tốt là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục hai mặt ở học sinh. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có lòng nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh làm công tác tư tưởng và động viên học sinh ra lớp. Trên lớp tạo điều kiện cho các em được làm việc, được hợp tác và được vui chơi.
b. 4 Xây dựng “ Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
Để tạo không gian lớp học thân thiện, gần gũi và lôi cuốn học sinh tôi tiến hành việc trang trí lớp học theo mô hình trường học mới gồm nhiều góc được trang trí phục vụ cho các môn học (Môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử - Địa lí,). Ví dụ: Trong giờ học nhóm trưởng đến góc học tập lấy phiếu bài tập hoặc bài tập nâng cao. Giờ ra chơi học sinh vào góc thư viện đọc sách báo. Các em trưng bày những sản phẩm học tập để các bạn chia sẻ. Các em tới thư viện xanh chăm sóc cây xanh, khám phá thiên nhiên Những góc công cụ tạo điều kiện để các em chủ động tìm tòi tư liệu, thông tin, được trình bày, biểu diễn những kết quả học tập. Phụ huynh cũng được đến thăm các em học như thế nào và có điều kiện có thể giúp đỡ các em. Học sinh được học tập ngay trong quá trình trang trí các góc.Việc học đã không đơn giản là đọc chép, mà có học, có nghiên cứu, có trình bày, báo cáo. Các em có điều kiện học tập với các tài liệu, các kiến thức mà mình và bạn tìm kiếm được.
Vì vậy việc xây dựng các nhóm học tập cùng sở thích với mô hình VNEN, chủ yếu việc học của học sinh là học nhóm để cùng nhau thi đua. Ví dụ: Mỗi nhóm tôi phân một nhóm trưởng, một quyển sổ theo dõi học tập và các mặt hoạt động của từng thành viên trong nhóm. Khuyến khích tinh thần đoàn kết của mỗi nhóm để các thành viên giúp đỡ lẫn nhau sao cho các bạn học chậm hơn theo kịp, nếu các bạn chưa hiểu bài thì nhóm trưởng phân công bạn cùng trong nhóm giảng lại cho bạn hiểu. Đồng thời giao cho nhóm trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài vở ở nhà, cũng như đồ dùng học tập, sách vở của các bạn trong nhóm. Khi giáo viên giao nhiệm vụ tránh trường hợp HS chưa tự giác nhóm trưởng sẽ có trách nhiệm nhắc nhở bạn, nếu bạn không thực hiện thì báo cáo cô giáo kịp thời.
Mục tiêu của mỗi tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đều chú trọng đến hoạt động thực hành kĩ năng sống. Nếu học sinh chỉ quan tâm vào việc học tập các môn chính thức mà ít tham gia các hoạt động ngoại khóa, các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thì các em sẽ thiếu linh hoạt, thiếu tự tin khi đứng trước đám đông hoặc đứng trước lớp để trình bày một bài hát hay một vấn đề nào đó. Và ngược lại nếu được tham gia tốt các phong trào thì các em sẽ xử lí vấn đề nhanh nhẹn hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn. Thông qua các hoạt động đó, tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể cũng được hình thành và vun đắp. Như vậy, có thể khẳng định rằng: môn học giúp cho các em xóa bỏ tính rụt rè, nhút nhát; rèn luyện tính mạnh dạn, sự tự tin đó chính là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các em sẽ dần được hình thành kĩ năng sống qua mỗi hoạt động này. Người giáo viên chủ nhiệm chính là người cố vấn giúp học sinh tham gia vào các hoạt động để rèn luyện các kĩ năng cơ bản, cần thiết cho mình. Góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Bằng việc làm trên tôi nhận thấy rằng trang trí được một lớp học thân thiện và xây dựng được các nhóm học tập sẽ làm cho học sinh hứng thú hơn trong học tập, rèn luyện được tinh thần đoàn kết và tránh được tình trạng “bỏ sót” học sinh. Bên cạnh đó giáo dục kỹ năng sống là yếu tố quan trọng góp phần đổi mới toàn diện nền giáo dục đào tạo gắn với 4 mục tiêu quan trọng: học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình.
b. 5 Dạy học phân hóa đối tượng học sinh
Tôi luôn học hỏi ở đồng nghiệp và nắm bắt tình hình của lớp để đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, điều chỉnh tài liệu hướng dẫn học phù hợp với từng đối tượng học sinh và huy động được tất cả các em hứng thú tham gia vào quá trình học, không còn học sinh nào đứng ngoài lề tiết học, đảm bảo dạy làm sao cho vừa sức với đối tượng: Học sinh hoàn thành tốt thì dạy sao cho các em hứng thú, đam mê với việc học. Đối với học sinh hoàn thành thì tạo động lực để các em vươn lên. Với học sinh cần cố gắng phải đạt chuẩn kiến thức kĩ năng, bù đắp được chỗ hổng về kiến thức để lĩnh hội được kiến thức cơ bản.
Ví dụ: Khi dạy Tiếng Việt liên quan đến bài đọc thì có học sinh cần đọc diễn cảm và hiểu được văn bản mình vừa đọc ở các mức độ khác nhau, nhưng cũng có học sinh chỉ đọc bình thường, thậm chí có em tôi chỉ yêu cầu đọc trơn được một đoạn. Trong các môn học tôi luôn thiết kế thêm một số bài tập ở các mức độ khác nhau để dành cho các đối tượng học sinh. Và đây là một hình ảnh dạy học chưa phân hóa đối tượng học sinh mà tôi sưu tầm. 
Với hình thức dạy học này, tôi phải xây dựng kế hoạch bài dạy của mình sao cho phù hợp nhất có thể, nhằm công nhận các điểm khác biệt của học sinh trong lớp. Tôi mạnh dạn điều chỉnh nội dung để đáp ứng năng lực, kinh nghiệm, và mối quan tâm của học sinh. Đưa ra nhiều cách thức khác nhau để đạt được mục tiêu bài học. Cho phép học sinh được chứng minh hiểu biết của mình theo nhiều cách có ý nghĩa. Cho phép tồn tại sự đa dạng trong môi trường học tập dựa vào nhu cầu của từng học sinh. Chính vì vậy việc phân nhóm học sinh có nhu cầu hoặc sở thích tương tự ở trên đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong công tác giáo dục học sinh.
b. 6 Phối hợp với các lực lượng trong công tác giáo dục học sinh
* Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường
- Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường bằng việc thường xuyên báo cáo tình hình của lớp và kết quả giáo dục, nguyện vọng của học sinh với Ban giám hiệu, trong trường hợp cần thiết phải đề xuất, xin ý kiến về biện pháp giáo dục và đề nghị với Ban giám hiệu cùng phối hợp thống nhất tác động sư phạm đối với từng cá nhân đó.
- Phối hợp với giáo viên bộ môn, trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình học tập các phân môn khác để có những biện pháp giáo dục kịp thời và đánh giá kết quả phấn đấu toàn diện của học sinh như: kết quả học tập, rèn luyện thể chất, bồi dưỡng óc thẩm mĩ và kết quả tu dưỡng đạo đức của học sinh.
- Phối hợp với các tổ chức Đoàn, Đội (trong lớp có 1 HS tham gia vào BCH Liên đội) giúp các em có điều kiện tham gia hay gia nhập tổ chức này từ đó giúp các em tự tin hơn và dễ hoà nhập vào môi trường tập thể.
- Phối hợp với các lực lượng giáo dục: bảo vệ, thư viện, y tế. Thông qua các lực lượng này giáo viên sẽ tìm hiểu một cách khách quan học sinh mà mình đang giáo dục về các mặt như: việc mượn sách và đọc sách, việc thực hiện nề nếp và những quy định chung của trường, tình hình sức khoẻ
* Phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường
- Phối hợp với gia đình để nắm được điều kiện cụ thể của học sinh đó và tuyên truyền, vận động gia đình học sinh có những nhận thức đúng đắn về vai trò của mình trong việc chăm sóc giáo dục con em. Từ đó vận động họ hợp tác tích cực trong việc giáo dục con em học tập, sinh hoạt như: hướng dẫn con tự sắp xếp góc học tập, tự học bài ở nhà; đi học chuyên cần, tạo điều kiện về thời gian, kiểm tra sách vở, nhắc nhở các em.
- Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh nhằm nắm thông tin kết quả rèn luyện, tinh thần học tập của con em ở địa phương, ở gia đình, cung cấp thông tin về kết quả học tập của các học sinh tiêu biểu, học sinh còn vướng mắc Từ đó tham mưu, đôn đốc ban chấp hành thực hiện tốt nhiệm vụ của Chi hội, của gia đình học sinh.
- Phối hợp với chính quyền, đoàn thể xã hội, cơ quan chức năng, tổ chức kinh tế ở địa phương xây dựng một mạng lưới cộng tác viên đó là những người có uy tín ( trưởng thôn, buôn), có năng lực hoạt động các mặt giáo dục (thầy cô giáo về hưu hay giáo viên địa phương), nhờ họ giúp đỡ trong công tác giáo dục học sinh đặc biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
b. 7 Người giáo viên phải có các hình thức giáo dục “cá biệt”
Đây là nhiệm vụ chung của mỗi giáo viên, cần có phương pháp giáo dục đối với từng cá nhân học sinh nhằm bảo đảm sự phù hợp với từng đối tượng cả về mức độ, yêu cầu, cường độ và mức độ tác động.
Xuất phát từ lương tâm nghề nghiệp, người giáo viên phải cảm hoá, thuyết phục hoặc mệnh lệnh yêu cầu học sinh phải thực hiện, chấp nhận quan điểm, chuẩn mực hành vi đạo đức mà mình đặt ra. Tạo ra những chuyển biến tâm lí: thái độ, tình cảm, hành vi mới, tích cực ở học sinh. Tuy nhiên phải tác động kịp thời, đúng mức độ, khéo léo với thái độ và tình cảm tôn trọng, yêu thương chân thành trong quan hệ thầy trò khi nói chuyện giúp các em cởi mở hơn, tự tin hơn và giáo viên nắm bắt được nhiều hơn. Người giáo viên phải gây được thiện cảm và có uy tín với học sinh đó. Giáo dục học sinh bằng viễn cảnh:
Ví dụ: Phải phân tích, giải thích, minh chứng cụ thể những sự việc xảy ra hàng ngày trong cuộc sống gia đình và ngoài xã hội mà các em thấy được, khơi dậy lòng hiếu thảo của một người con khi chính mắt nhìn thấy cha mẹ vất vả kiếm tiền lo cho con ăn học với mong muốn con mình học tập tốt – có nghề nghiệp ổn định – người có ích cho xã hội sau này, để từ đó các em hiểu rõ mục đích, lý do mà các em phải đi học, một khi các em đã nhận thức đúng đắn về việc học tập của mình rồi thì sẽ dễ dàng hướng các em đến ước mơ, hoài bão về tương lai sự nghiệp của bản thân mình.
Tôi quan tâm tới nguyện vọng, quyền lợi của mỗi học sinh để phát triển tối đa tiềm năng. Tôi đặt niềm tin và giao việc phù hợp với khả năng của mỗi em học sinh bằng việc đề cao mặt tốt, khả năng tốt của học sinh để các em phấn khởi và phát huy cái tốt, trên cơ sở đó khắc phục dần những hạn chế của bản thân, tạo điều kiện để các em đóng góp và chứng minh mình có khả năng đóng góp cho tập thể, không mặc cảm, tự ti. Tôi theo dõi thường xuyên và động viên kịp thời những biểu hiện tốt (dù là nhỏ hoặc mới manh nha), tuyên dương khen ngợi khi học sinh thực hiện công việc đạt kết quả. Có thể đánh giá học sinh này cao hơn một chút so với kết quả đã đạt được từ đó học sinh sẽ tự khẳng định mình và tự thấy phải cố gắng hơn để thực sự xứng đáng với sự khen ngợi đó, từ đó các em tự có nhu cầu tự hoàn thiện mình vì thế giáo viên phải là người bạn tâm tình với những tình cảm chân thành, thương yêu, tôn trọng học sinh, mong muốn học sinh tiến bộ và tạo cho học sinh có niềm tin đối với bản thân.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Mỗi giải pháp, biện pháp đều có sự tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình giáo dục. Để nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp 4 tất cả các biện pháp tôi đưa ra và áp dụng đều rất hiệu quả. Mỗi người giáo viên như là một nghệ sĩ mà biện pháp đưa ra là một nghệ thuật. Cho nên với đề tài này t

Tài liệu đính kèm:

  • docth_33_235_2021906.doc