Đề tài Biện pháp để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập môn Ngữ văn lớp 9 ở trường THCS Buôn Trấp

Đề tài Biện pháp để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập môn Ngữ văn lớp 9 ở trường THCS Buôn Trấp

Câu hỏi cần được phân tích, nhận xét, đánh giá: Sau khi nêu ra các câu hỏi chúng ta phải đặt những câu hỏi để tìm ra những lý do: Tại sao tác giả lại xây dựng, sử dụng những hình ảnh, hình tượng, chi tiết nghệ thuật đó? Ý nghĩa của vấn đề? Loại câu hỏi này giúp học sinh biết phân tích, đánh giá và khái quát những vấn đề quy tụ vào những đặc trưng về hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Ví dụ 1: Khi giảng bài Đồng chí của Chính Hữu (Văn 9 tập 1), giáo viên có thể hỏi: Vì sao đến câu thơ thứ 7, dòng thơ chỉ có 2 tiếng với dấu chấm than? Hãy phân tích ý nghĩa của câu thơ đó.

Đối với câu hỏi này giáo hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng ý nghĩa của câu thơ:

- Như một nốt nhấn vang lên trong một bản đàn

- Kết tinh mọi cảm xúc tình cảm : tình đồng chí là cao độ của tình bạn, tình người.

- Như một cái bản lề gắn kết đoạn 1 và 2.

 Sau đó GV yêu cầu HS trình bày cảm nhận của mình dựa vào những ý nghĩa trên: Câu thơ “Đồng chí!” như khép lại tình cảm đặc biệt của khổ thơ 1. Như bản lề gắn kết đoạn đầu với đoạn thứ 2 của bài thơ. Câu thơ đã tạo một nốt nhấn, vang lên như một sự phát hiện, như một lời khẳng định về sự dồn nén, chất chứa, bật ra thật thân thiết và thiêng liêng như tiếng gọi tha thiết của đồng đội, ấm áp.

Ví dụ 2: Tại sao kết thúc bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã xây dựng hình ảnh “Đầu súng trăng treo”? Em có nhận xét gì về sự liên kết của những hình ảnh đó?

GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa tường minh và hàm ý của câu thơ:

+ Từ hình ảnh có thực ở chiến trường ( Người lính bồng súng đứng gác, đêm đã về khuya, đứng ở một góc độ nào đó thấy ánh trăng chênh chếch đầu súng) nâng lên thành hình ảnh khái quát mang ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp tinh thần của người lính: Súng biểu tượng cho lí tưởng chiến đấu, trăng tượng trưng cho tâm hồn người lính.

 

doc 32 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 4178Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Biện pháp để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập môn Ngữ văn lớp 9 ở trường THCS Buôn Trấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề trọng tâm của bài học sẽ được mổ xẻ một cách sâu sắc hơn.. 
	- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở một số tiết học tác phẩm văn chương cụ thể:
	Bài 1: Chuyện người con gái Nam Xương. 
	+ Giáo viên lưu ý học sinh khi chuẩn bị bài cần soan kỹ câu số 2,3,4 và 5 trong phần hướng dẫn học bài để cùng thảo luận, tranh luận ở trên lớp.
	+ Tưởng tượng cảnh Vũ Nương sau khi chết xuống thủy cung và được giải oan
	+ Tìm một số bài thơ, truyện viết về số phận người phụ nữ trong xã hôi cũ.	Bài 2: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) Giáo viên hướng dẫn HS chuẩn bị kĩ vấn đề sau khi soạn bài này để trao đổi trên lớp: 
	+ Suy nghĩ về quan niệm sống của nhà thơ được thể hiện trong bài thơ.
	+ Mỗi người bày tỏ quan niệm sống của mình trong thời đại hiện nay. 
3. Biện pháp tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
* Đối với giáo viên: 
	- Phải nắm vững nội dung bài giảng và trọng tâm bài dạy để đặt câu hỏi hướng vào nội dung bài học. Việc đặt câu hỏi phải phù hợp với từng đối tượng học sinh cụ thể, từng lớp học, từng điều kiện có thể có. Tránh đặt câu hỏi máy móc, hỏi cho có, tránh lạm dụng trong việc đặt câu hỏi để rơi vào tình trạng dạy học hỏi đáp máy mọc đơn điệu. 
	- Việc đặt câu hỏi phải phù hợp với phương pháp giảng dạy mà mình đã lựa chọn: Nêu vấn đề, đàm thoại, giảng bìnhvà lượng câu hỏi phải hết sức hợp lí. Nội dung câu hỏi phải đảm bảo các yêu cầu về cung cấp kiến thức; rèn luyện kĩ năng; giáo dục tư tưởng, nhân cách ở học sinh. 
	- Điều quan trọng nhất đối với giáo viên là khâu soạn giáo án. Để giáo án có chất lượng phải có hệ thống câu hỏi chuẩn, hợp lí. Các câu hỏi trọng tâm của bài giảng phải cho học sinh nắm trước trong câu hỏi chuẩn bị bài ở nhà. 
	* Đối với học sinh: 
	- Khâu soạn bài: Học sinh đọc văn bản, chuẩn bị bài theo câu hỏi mà giáo viên 
đã cho, đã hướng dẫn. Tuỳ loại câu hỏi giáo viên phân công học sinh chuẩn bị theo tổ, nhóm, hoặc theo cá nhân.
	- Tham gia xây dựng bài: Động viên khích lệ học sinh bằng điểm số khi các em tham gia xây dựng bài. Tạo không khí đối thoại thoải mái trong tiết học giữa thầy và trò, giữa học sinh với học sinh, tranh luận giữa các nhóm học sinh với nhau để phát huy tư duy sáng tạo của học sinh, tránh việc áp đặt kiến thức mang tính chủ quan của người dạy, cần trân trọng khen ngợi, động viên những khám phá phát hiện độc đáo mới lạ của các em trong quá trình tìm hiểu tác phẩm văn học.
	Hứng thú học tập là ngọn nguồn giúp cho học sinh cảm thụ sâu sắc giá trị của đời sống văn hoá nhân loại. Phát huy trí lực, chú trọng tới hứng thú học tập của học sinh là hướng đi tích cực của phương pháp dạy học văn hiện nay. Tuy nhiên, để biến những lý luận trên thành hiện thực đòi hỏi người thầy ngoài tri thức khoa học cần phải có lòng yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo và phải có thêm niềm tin vào học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước.
Từ mục tiêu trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những biện pháp trong việc lựa chọn hệ thống câu hỏi nhằm tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác, phát huy tư duy, sáng tạo của học sinh như sau: 
	a. Yêu cầu của các loại câu hỏi: 
	- Câu hỏi phải gợi mở để tìm tòi vấn đề, phải đạt được mục đích kích thích sự cảm thụ của học sinh với tác phẩm, phải gây được những phản ứng bên trong của học sinh. 
Không nên đưa những dạng câu hỏi mà chỉ yêu cầu học sinh trả lời có hoặc không. Ví dụ: Khi giảng văn bản Bố của Xi-mông (Ngữ văn 9) chúng ta không nên đặt những câu hỏi như: Đọc xong văn bản, em thấy chị Blăng- sốt có phải là một người phụ nữ hư hỏng không? Mà chúng ta phải đặt những câu hỏi nhằm giúp các em tìm kiếm, phát hiện: Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng -sốt, thái độ của chị đối với khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói em cảm nhận chị là người như thế nào?(Chị Blăng –sốt là người phụ nữ một thời lầm lỡ khiến Xi – mông trở thành đứa con không có bố. Nhưng thực ra chị là người phụ nữ đức hạnh, đứng đắn, nghiêm túc)
	- Câu hỏi phải tác động đến cảm xúc và rung động thẩm mỹ, đặc biệt là tác động đến trực giác của học sinh. 
 	Ở dạng câu hỏi này giáo viên phải biết chọn lựa những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, có tác dụng thẫm mỹ cao. Ví dụ: Cách sử dụng các từ “Ta làm” ở 3 câu thơ trong khổ thơ thứ 3 trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải gợi tả được điều gì? (Điệp ngữ “ta làm”diễn tả một cách tha thiết khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé- của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.)
 	Hình ảnh “con chim, cành hoa, nốt trầm” trong đoạn thơ có ý nghĩa gì? 
(Hình ảnh con chim, nhành hoa, nốt trầm đó là những hình ảnh đẹp, giản dị nhưng có một ý nghĩa lớn lao: Tác giả muốn nói lên ước nguyện phải đóng góp những gì tươi đẹp nhất cho cuộc đời, cho đất nước, dù đó là sự cống hiến khiêm nhường, giản dị. Điều đó không chỉ ước muốn của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, tất cả chúng ta. Thông qua việc chuyển đổi đại từ “tôi’ sang “ta”, nguyện ước riêng đã trở thành nguyện ước chung)
	- Câu hỏi phải hướng vào thao tác tư duy: Phân tích, tổng hợp, khái quát. 
 	Chẳng hạn khi củng cố bài hay kiểm tra bài cũ học sinh cần tránh những câu hỏi như sau: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ và cho biết nội dung, nghệ thuật của bài. Dạng câu hỏi này không có tác dụng phát huy sự sáng tạo, tính tích cực của học sinh vì chỉ cần chăm chỉ học thuộc phần ghi nhớ cuối sách giáo khoa chứ không cần tư duy nhiều là học sinh trả lời được. Hơn nữa, câu hỏi này sẽ gây cho học sinh thói quen có hại đó là thói quen học thuộc một cách máy móc.
 	Có thể thay dạng câu hỏi này bằng một câu hỏi có sức gợi hơn. Ví dụ: Để kiểm tra kiến thức cũ bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trong chương trình Ngữ văn lớp 9 thì giáo viên có thể hỏi như sau:
 	1. Qua bài thơ “Nói với con”, em thích nhất đoạn thơ nào? Vì sao? Hãy đọc đoạn thơ đó với ngữ điệu sao cho phù hợp với những điều mà em vừa giải thích?( Học sinh có thể trả lời em thích khổ thơ nào trong bài thơ cũng được. Miễn là các em giải thích được lí do mình thích và đọc thuộc lòng đúng đoạn thơ đó)
 	2. Em có nhận xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh của tác giả trong bài thơ? Cách viết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung bài? Từ đó, em hãy khái quát tư tưởng chủ đề của bài thơ. (Qua bài thơ “Nói với con”, bằng từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống)
 	Với những câu hỏi này, đòi hỏi học sinh phải có sự hiểu biết, cảm thụ sâu sắc
 về tác phẩm đồng thời phải có cách trả lời sao cho đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi. Loại câu hỏi này vừa giúp giáo viên đánh giá được kiến thức, sự cảm thụ vừa rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong môn Ngữ văn đồng thời cũng phát huy được tư duy sáng tạo, tính tích cực, chủ động của học sinh. Sở dĩ như vậy vì học sinh phải dựa vào quá trình phân tích tác phẩm để nhận biết những chi tiết nghệ thuật mà tác giả sử dụng (đây là yêu cầu nhận biết). Sau khi nhận biết, học sinh phải lí giải được tác dụng của những chi tiết nghệ thuật ấy tức là phải lí giải được câu hỏi viết để làm gì? (đây là yêu cầu tư duy, cảm thụ). Cuối cùng học sinh phải chủ động tổng hợp khái quát những vấn đề do chính học sinh đã phân tích ở trên.
 	- Phải có câu hỏi then chốt, trọng tâm với mục đích yêu cầu của bài, tránh đưa ra những câu hỏi chung chung mơ hồ, vụn vặt không có sự tư duy, sáng tạo. 
 Ví dụ: Khi dạy bài “Cố Hương” (Ngữ văn 9- Lỗ Tấn) chúng ta có thể đặt câu hỏi: Qua sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ và hình ảnh Cố hương đã phản ánh điều gì? Với câu hỏi này giáo viên giúp học sinh cảm nhận được bức tranh hiện thực của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ thật thê lương ảm đạm; Con người sa sút cả về tâm hồn lẫn tính cách. Đó chính là tinh thần phê phán xã hội phong kiến một cách sâu sắc của Lỗ Tấn.
 	- Hệ thống câu hỏi phải được sắp đặt hợp lý, được xác định phù hợp với đối tượng và phân loại đối tượng.
 	Kiểm tra bài cũ ở các đối tượng học sinh giáo viên tổ chức như sau:
 	Tổ chức trò chơi ai nhanh hơn:
 	Giáo viên phổ biến luật chơi: Cô sẽ cho các em xem một số hình ảnh và sau đó chúng ta sẽ trả lời các câu hỏi phía dưới. Ai có câu trả lời đúng, nhanh nhất sẽ được cộng thêm điểm.
 	Để tổ chức kiểm tra bài cũ theo phương pháp này giáo viên sưu tầm những hình ảnh phục vụ tốt cho kiến thức cần kiểm tra, sau đó trình chiếu cho học sinh xem rồi đặt câu hỏi. Ví dụ: Để kiểm tra bài “Những ngôi sao xa xôi” trong chương trình Ngữ văn lớp 9, giáo viên cho các em xem hình ảnh sau:
Đặt các câu hỏi:
Hình ảnh các em vừa xem đại diện cho thế hệ nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
 	 Em biết về họ qua văn bản nào đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9? 
Từ đó hãy giới thiệu những phẩm chất đáng quý nhất về họ mà em biết. 
 Qua những vẻ đẹp đó của họ em học tập được điều gì ? 
(Hình ảnh trên đại diện cho những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ, qua văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của nữ nhà văn Lê Minh Khuê. Họ là những cô gái xinh xắn, đáng yêu, tuổi đời mười tám, đôi mươi. Họ sống lạc quan, hồn nhiên, yêu đời, yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Giàu tình yêu thương đồng đội và rất dũng cảm. Họ sẵn sàng hy sinh cuộc đời mình để cứu nước... Đó là những phẩm chất đáng quý của các cô gái thanh niên xung phong thời chống Mĩ mà chúng ta phải học tập).
 	Với cách tổ chức và sử dụng các câu hỏi trên, giáo viên sẽ rất dễ dàng kiểm tra được các đối tượng học sinh. Hai câu đầu dành cho học sinh yếu, trung bình; hai câu sau dành cho đối tượng học sinh khá, giỏi. 
 	Tóm lại, yêu cầu của câu hỏi trong giờ giảng văn phải vừa tạo ra sự kích thích, vừa tác động đến nhận thức, tư duy của học sinh. Việc đưa ra câu hỏi phải căn cứ vào nội dung bài học, vào đối tượng học sinh, vào điều kiện khách quan để có cách đặt câu hỏi, cách lựa chọn hình thức câu hỏi và sử dụng lượng câu hỏi thích hợp giúp các em lĩnh hội tác phẩm văn chương một cách hiệu quả nhất.
4. Các dạng câu hỏi sử dụng trong giờ học văn bản. 
	Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức của học sinh, kết hợp phương pháp dạy học, có thể phân ra các loại câu hỏi sau: 
	(1) Câu hỏi tái hiện : Giáo viên đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Loại câu hỏi này giúp học sinh tái hiện thế giới nghệ thuật của tác phẩm như: Các hình ảnh, hình tượng, chi tiết nghệ thuật, nhân vật, bức tranh đời sống qua sự phản ảnhCác câu hỏi này có khả năng khơi dậy sự liên tưởng, tưởng tượng trong quá trình tiếp nhận ở học sinh. Đó là một biện pháp được sử dụng khi cần đặt mối liên hệ giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp học, hoặc củng cố kiến thức vừa mới học. 
Ví dụ: Khi dạy văn bản Làng của Kim Lân (văn 9 tập 1), giáo viên có thể hỏi: Trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, tâm trạng của ông Hai như thế nào? Tâm trạng đó được thể hiện qua những hành động nào ? 
+ HS điểm qua một vài chi tiết như: 
- Ông khoe làng ông giàu đẹp 
- Không khí cách mạng của làng sôi nổi.
- Ông buộc phải tản cư, ở nơi tản cư ông luôn khoe về làng mình. 
- Khi kể , ông kể say sưa, 2 con mắt sáng, cái mặt biến chuyển.
- Khi đi tản cư ông nhớ làng, nhớ hoạt động kháng chiến.
- Ông nghe được nhiều tin hay tin chiến thắng của quân ta, ruột gan ông múa lên vui quá.
+ HS cảm nhận: Tất cả thể hiện tâm trạng vui sướng, tự hào, hãnh diện ông Hai về làng quê của mình khi tham gia hoạt động kháng chiến.
	(2) Câu hỏi yêu cầu giải thích, minh hoạ: Loại câu hỏi này nhằm mục đích làm sáng tỏ một khái niệm, đề tài nào đó. Giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này được áp dụng có hiệu quả trong một số trường hợp như khi Giáo viên biểu diễn phương tiện trực quan (băng ghi hình, máy chiếu) 
Ví dụ: Em hãy quan sát các bức tranh và đọc lại bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh?
(3) Câu hỏi tìm tòi (vấn đáp phát hiện) 
Đây là loại câu hỏi trọng tâm nhất trong một giờ học văn. Sự cảm thụ tác phẩm của học sinh phải qua con đường của nhận thức. Để học sinh nắm bắt chính xác tác phẩm, người giáo viên phải đặt những câu hỏi khơi dậy tư duy ở các em. Cần tổ chức việc trao đổi ý kiến - kể cả tranh luận - giữa thầy với cả lớp, giữa trò với trò, thông qua đó các em nắm được tri thức mới do chính mình tìm tòi phát hiện. Hệ thống câu hỏi được sắp đặt hợp lý nhằm phát hiện, đặt ra và giải quyết một vấn đề xác định, buộc học sinh phải liên tục cố gắng, tìm tòi lời giải đáp. Trong vấn đáp tìm tòi, hệ thống câu hỏi của người thầy giữ vai trò chỉ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội của lớp học.Trật tự logic của các câu hỏi hướng dẫn học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, quy luật của hiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham muốn hiểu biết ở các em. Ở đây giáo viên là người tổ chức sự tìm tòi còn học sinh là người tự lực phát hiện kiến thức mới, vì vậy kết thúc cuộc đàm thoại học sinh có được niềm vui của sự khám phá, vừa nắm được kiến thức mới, vừa nắm được cách thức đi tới kiến thức đó, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy. Cuối đoạn đàm thoại, Giáo viên cần biết vận dụng các ý kiến của học sinh để kết luận vấn đề đặt ra, dĩ nhiên là có bổ sung, chỉnh lí khi cần thiết. Làm được như vậy, học sinh càng hứng thú, tự tin vì thấy trong kết luận của thầy có phần đóng góp ý kiến của mình. 
	Để học sinh tìm tòi được kiến thức trong giờ học văn bản, có thể đưa ra nhiều dạng câu hỏi khác nhau: 
* Câu hỏi nêu vấn đề: Câu hỏi nêu vấn đề có liên quan chặt chẽ đến vấn đề và tình huống có vấn đề. Loại câu hỏi này phải làm rõ được vấn đề tiềm ẩn trong tác phẩm, phải gây hứng thú nhận thức cho học sinh và phải động viên, khuyến khích học sinh giải quyết vấn đề đã nêu. 
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải (Ngữ Văn 9 tập 2), Giáo viên có thể hỏi: hình ảnh: Từng giọt long lanh rơi 
 Tôi đưa tay tôi hứng .
Có người cho rằng đây là giọt mưa mùa xuân, giọt sương xuân. Có người lại cho rằng đó là giọt âm thanh của tiếng chim. Em tán thành ý kiến nào? Vì sao?
Câu hỏi này đặt ra khi phân tích phần đầu của bài thơ. Để giúp HS giải quyết được vấn đề trên, GV có thể gợi mở giúp cho HS thấy được mối liên hệ giữa 2 câu thơ này với 2 câu thơ trước. Với cum từ “Tôi đưa tay tôi hứng” HS cảm nhận đượctiếng chim đang vang xa bỗng gần lại, rõ ràng, tròn trịa như kết thành những giọt sương óng ánh sắc màu thật tuyệt. Ở đây có sự chuyển đổi cảm giác: từ thính giác sang thị giác rồi xúc giác- đưa tay hứng. Thể hiện niềm say mê, sự nâng niu trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân. Tuy nhiên dù hiểu thế nào (giọt mưa mùa xuân, sương xuân hay giọt âm thanh của tiếng chim) thì đó cũng là sự cảm nhận vô cùng tài hoa, tinh tế của nhà thơ.
Ví dụ 2: Nói về chi tiết chiếc bóng trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Em có ý kiến gì về vấn đề trên?
Câu hỏi này đặt ra khi phân tích hình ảnh chiếc bóng. Giáo viên giúp HS giải quyết vấn đề bằng những câu hỏi gợi mở để tìm ra giá trị nội dung và nghệ thuật của chi tiết chiếc bóng. HS có thể nêu được một số ý như sau:
 a. Giá trị nội dung:
- "Chiếc bóng" tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò người vợ, người mẹ. Đó là nỗi nhớ thương, sự thuỷ chung, ước muốn đồng nhất "xa mặt nhưng không cách lòng" với người chồng nơi chiến trận; đó là tấm lòng người mẹ muốn khoả lấp sự trống vắng, thiếu hụt tình cảm người cha trong lòng đứa con thơ bé bỏng.
- "Chiếc bóng" là một ẩn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền. Với chi tiết này, người phụ nữ hiện lên là nạn nhân của bi kịch gia đình, bi kịch xã hội.
- "Chiếc bóng" xuất hiện ở cuối tác phẩm "Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang lống mờ nhạt dần mà biến đi mất" : 
+ Khắc hoạ giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm: phẩm giá của Vũ Nương đã được chiêu tuyết, làm cho nhân vật càng thêm đẹp. 
+ Khắc hoạ giá trị hiện thực: Khát vọng hạnh phúc trần gian của Vũ Nương vẫn không được thực hiện.
 - Chi tiết này còn là bài học về hạnh phúc muôn đời: Một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng hư ảo.
b. Giá trị nghệ thuật:
- Tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện: Chi tiết "chiếc bóng" tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút và những mâu thuẫn bất ngờ, hợp lý
- Chiếc bóng xuất hiện cuối tác phẩm còn là sự sáng tạo của Nguyễn Dữ (so với chuyện cổ tích "Miếu vợ chàng Trương" ) tạo nên vẻ đẹp lung linh cho tác phẩm và một kết thúc tưởng như có hậu nhưng lại nhấn mạnh hơn bi kịch của người phụ nữ
	* Câu hỏi cần được phân tích, nhận xét, đánh giá: Sau khi nêu ra các câu hỏi chúng ta phải đặt những câu hỏi để tìm ra những lý do: Tại sao tác giả lại xây dựng, sử dụng những hình ảnh, hình tượng, chi tiết nghệ thuật đó? Ý nghĩa của vấn đề? Loại câu hỏi này giúp học sinh biết phân tích, đánh giá và khái quát những vấn đề quy tụ vào những đặc trưng về hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng của tác phẩm. 
Ví dụ 1: Khi giảng bài Đồng chí của Chính Hữu (Văn 9 tập 1), giáo viên có thể hỏi: Vì sao đến câu thơ thứ 7, dòng thơ chỉ có 2 tiếng với dấu chấm than? Hãy phân tích ý nghĩa của câu thơ đó. 
Đối với câu hỏi này giáo hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng ý nghĩa của câu thơ:
- Như một nốt nhấn vang lên trong một bản đàn
- Kết tinh mọi cảm xúc tình cảm : tình đồng chí là cao độ của tình bạn, tình người.
- Như một cái bản lề gắn kết đoạn 1 và 2.
 	Sau đó GV yêu cầu HS trình bày cảm nhận của mình dựa vào những ý nghĩa trên: Câu thơ “Đồng chí!” như khép lại tình cảm đặc biệt của khổ thơ 1. Như bản lề gắn kết đoạn đầu với đoạn thứ 2 của bài thơ. Câu thơ đã tạo một nốt nhấn, vang lên như một sự phát hiện, như một lời khẳng định về sự dồn nén, chất chứa, bật ra thật thân thiết và thiêng liêng như tiếng gọi tha thiết của đồng đội, ấm áp. 
Ví dụ 2: Tại sao kết thúc bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã xây dựng hình ảnh “Đầu súng trăng treo”? Em có nhận xét gì về sự liên kết của những hình ảnh đó?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa tường minh và hàm ý của câu thơ:
+ Từ hình ảnh có thực ở chiến trường ( Người lính bồng súng đứng gác, đêm đã về khuya, đứng ở một góc độ nào đó thấy ánh trăng chênh chếch đầu súng) nâng lên thành hình ảnh khái quát mang ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp tinh thần của người lính: Súng biểu tượng cho lí tưởng chiến đấu, trăng tượng trưng cho tâm hồn người lính.
+ sự liên kết của những hình ảnh Súng và trăng thể hiên sự liên tưởng phong phú. Sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn, Thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, giữa chiến tranh gian khổ và hòa bình trong sáng. Giữa chiến sĩ và thi sĩ và là biểu hiện cao cả của tình đồng chí. 
 Ví dụ 3: Khi dạy xong bài Lặng lẽ Sa Pa(Nguyễn Thành Long), GV có thể hỏi: Vì sao tên các n/v đều vô danh ? (tác giả muốn họ vô danh, nhằm bình thường hoá họ; muốn nói rằng đó là những con người lao động bình thường, phổ biến, thường gặp trong quần chúng nhân dân ta trên khắp nẻo đường đất nước)
	* Câu hỏi yêu cầu có sự so sánh đối chiếu: Sự so sánh đối chiếu là một hình thức của thao tác phân tích trong tư duy. Qua việc so sánh đối chiếu trong giờ học văn bản, học sinh có thể nhận ra những nét độc đáo, những ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm. Các loại câu hỏi đưa ra có thể là để so sánh các hình ảnh chi tiết trong tác phẩm hoặc với các tác phẩm khác.
 Ví dụ: Khi dạy bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật (Ngữ văn 9 tập 1), Giáo viên có thể hỏi: Em hãy so sánh nụ cười chiến sĩ qua hai câu thơ:
Miệng cười buốt giá
( Chính Hữu)
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
( Phạm Tiến Duật)
Từ đó chỉ ra điểm gặp gỡ của hai nhà thơ và nét đẹp của người lính trong hai thời kì
kháng chiến chống ngoại xâm. 
	 Bằng câu hỏi gợi mở, GV giúp HS tìm được điểm chung, điểm riêng của hai câu thơ: 
+ Nét riêng ở từng câu thơ: 
Trong câu thơ của Chính Hữu: nụ cười “buốt giá” gợi cho người đọc cảm nhận được thời tiết khắc nghiệ

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_78_3556_2010972.doc