Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 7

Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 7

Lần 1: 1258

Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ, do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân giặc theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ) rồi tiến xuống vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thị bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.

- Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương cho quân rút khỏi kinh thành Thăng Long, thực hiện “vườn không nhà trống”. Giặc vào kinh thành không một bóng người và lương thực.

Chúng đã điên cuồng tàn phá kinh thành. Thiếu lương thực, lại bị quân ta chống trả, chưa đầy một tháng lực lượng chúng bị tiêu hao dần

- Ngày 29/1/1258,Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố hàng Than- Hà Nội ngàynay).

 Kết quả: quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ kết thúc thắng lợi .

b. Lần 2: 1285

Cuối tháng 1/1285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tiến công Đại Việt. Quân ta do Trần Hưng Đạo chỉ huy, sau một số trận chiến ở biên giới đã chủ động rút về Vạn Kiếp (Chí Linh – Hải Dương). Giặc đến, ta rút về Thăng Long, thực hiện “vườn không nhà trống”, rồi rút về Thiên Trường (Nam Định). Quân Nguyên tuy chiếm được Thăng Long nhưng chỉ dám đóng quân ở phía bắc sông Nhị (sông Hồng).

- Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa. Thoát Hoan mở cuộc tiến công xuống phía nam tạo thế “gọng kìm” nhằm tiêu diệt chủ lực của ta và bắt sống vua Trần.

- Quân ta chiến đấu dũng cảm, Thoát Hoan phải rút quân về Thăng Long. Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động, thiếu lương thực trầm trọng.

Từ tháng 5/1285 quân ta bắt đầu phản công, nhiều trận đánh lớn như: Tây Kết, Hàm Tử (Khoái Châu- Hưng Yên), Chương Dương( Thường Tín- Hà Tây). Quân ta tiến vào Thăng Long, quân Nguyên tháo chạy

Kết quả:Sau hơn hai tháng phản công, quân ta đã đánh tan 50 vạn quân Nguyên. Cuộc k/chiến lần thứ hai chống quân x/l Nguyên kết thúc thắng lợi.

Lần 3: Trận Bạch Đằng lịch sử

Cuối 1-1288 Thoát Hoan vào thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vân Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân ta tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, Thăng Long có nguy cơ bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút về nước theo hai đường thủy, bộ.

- Nhà Trần mở cuộc phản công ở 2 mặt trận thủy, bộ.Tháng 4-1288, đoàn thuyền của OMN đã lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quân ta bố trí từ trước, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, OMN bị bắt sống. Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về TQ, bị quân dân ta liên tục chặn đánh .

- Cuộc k/c lần thứ ba chống quân Nguyên kết thúc thắng lợi vẻ vang

 

doc 12 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 615Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân, được gọi là chế độ quân điền. => Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển.
- Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.
- Đối ngoại:
+ Nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên.
+ Củng cố chế độ đô hộ ở An Nam.
+ Ép Tây Tạng phải thần phục.
=> Lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết.
=> Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.
Câu 5. Bốn phát minh lớn của Trung Quốc thời phong kiến là giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
Câu 6. kể tên các quốc gia đông nam á. Diểm chung về điều kiện tự nhiên của các quốc gia này? (Hs tự soạn)
Câu 7. thế nào là phong trào văn hóa phục hưng? Nội dung của phong trào văn hóa phục hưng? 
 Phong trào van hóa phục hưng là khôi phục lại tinh hoa nền văn hóa Hi Lạp và Rô-ma cổ đại,đồng thời phát triển nó ở tầm cao mới. 
Nội dung: Lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô,
 	Đả phá trật tự xã hội phong kiến .
 Đề cao giá trị con người,
Đề cao khoa học tự nhiên và xây dựng thế giới quan duy vật .
Câu 8. Nhà ngô được thành lập năm nào? Nêu tình hình chính trị cuối thời ngô?
Năm 939, nhà ngô thành lập
Năm 944, Ngô Quyền mất. Hai con là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn còn trẻ, không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền trung ương.
Một viên quan là Dương Tam Kha đã tiếm quyền, tự xưng là Bình Vương. Ngô Xương Ngập bỏ trốn. Các phe phái nổi lên khắp nơi, đất nước lâm vào tình trạng không ổn định.
Năm 950, Ngô Xương Văn được sự ủng hộ của các tướng lĩnh đã lật đổ được Dương Tam Kha, giành lại ngôi vua. Xương Văn mời anh về cùng nhau trông coi việc nước. Song, do mâu thuẫn nội bộ, uy tín nhà Ngô giảm sút.
Năm 965, Ngô Xương Văn chết. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn. Lúc đó, đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau, sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân".
	Câu 9. Trình bày tình hình kinh tế văn hóa thời đinh tiền lê?
Về kinh tế
a/ Nông nghiệp.
- Quyền sở hữu ruộng đất nói chung thuộc về làng xã, theo tập tục chia nhau cày cấy, nộp thuế, đi lính và làm lao dịch cho nhà vua.
- Việc khai hoang được chú trọng nên nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển .
- Nghề trồng dâu tằm cũng được khuyến khíchàcác năm 987,989 được mùa .
b/ Thủ công nghiệp.
- Xây dựng một số xưởng thủ công: từ thời Đinh đã có xưởng đúc tiền, rèn vũ khí,may mũ áoxây cung điện, chùa chiền. 
- Các nghề thủ công cổ truyền cũng phát triển:dệt lụa, làm gốm..
c/ Thương nghiệp.
- Nhiều trung tâm buôn bán và chợ làng quê được hình thành.
- Nhân dân hai nước Việt – Tống thường qua lại trao đổi hàng hóa ở vùng biên giới.
Về văn hóa.
+ Nho học chưa tạo được ảnh hưởng,giáo dục chưa phát triển
+ Đạo phật được truyền bá rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, nhà sư được nhân dân quý trọng .
Nhiều loại hình văn hóa dân gian: ca hát, đua thuyềntồn tại và phát triển trong thời gian này 
Câu 10. Nhà LÝ được thành lập trong hoàn cảnh nào?
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua.
- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.
- Năm 1010, Lý Công uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, dời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành là Thăng Long.
* Bộ máy nhà nước
- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.
- Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm giữ mọi quyền hành. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối.
- Các chức vụ quan trọng nhà vua đều cử những người thân cận nắm giữ. Giúp vua lo việc nước có các đại thần, các quan văn, võ.
- Ở các địa phương, nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ (ở miền núi gọi là châu), đặt các chức tri phủ, tri châu; giao cho con cháu nhà vua hoặc các đại thần cai quản. Dưới lộ, phủ là huyện, hương và xã.
Câu 11. Trình bày cuộc kháng chiến chống tống của Lê hoàn? 
Hoàn cảnh lịch sử
- Cuối năm 979 nhà Đinh rối loạn.
- Nhà Tống suy yếu
=> Nhà Tống quyết định đem quân xâm lược nước ta để củng cố đất nước.
 Diễn biến
- Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thuỷ, bộ tiến đánh nước ta: quân bộ theo đường Lạng Sơn, còn quân thuỷ theo đường sông Bạch Đằng.
- Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ông cho quân đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra trên sông Bạch Đằng, cuối cùng thuỷ quân địch bị đánh lui.
- Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt; hơn nữa, chúng không thể kết hợp được với quân thuỷ nên bị tổn thất nặng, buộc phải rút quân về nước.
- Thừa thắng, quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống đại bại, tướng Hầu Nhân Bảo bị giết chết và nhiều tướng khác bị bắt sống.
Kết quả, ý nghĩa
- Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi.
- Đây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của chính quyền độc lập còn non trẻ. Thắng lợi này không những biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta, mà còn chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt.
- Chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường.
Câu 12. Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lí‎ Thường Kiệt?
- Chủ động tấn công trước để tự vệ
Dựa vào vị trí địa l‎y thuận lợi để xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt
Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ:Hằng đêm cho người vào miếu đọc bài thơ “thần”
Lựa chọn thời cơ thích hợp để phản công. Đang đêm cho quân lặng lẽ vượt sông đánh úp vào doanh trại giặc
Kết thuc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa. Thể hiện tính mềm dẻo linh hoạt và nhân đạo trong chính sách ngoại giao.
Câu 13 Vì sao dưới thời nhà Đinh- tiền lê các nhà sư lại được trọng dụng?
 Thời Đinh – Tiền Lê, các nhà sư lại thuộc tầng lớp thống trị và được trọng dụng Bởi vì: Lúc này, đạo Phật có điều kiện được truyền bá rộng rãi hơn trước.
 Giáo dục chưa phát triển nên số người được đi học rất ít, mà phần lớn người có học lại là các nhà sư nên họ được nhân dân và nhà nước rất quí trọng và trọng dụng 
	Câu 14: Quân đội thời Trần được tổ chức như thế nào? Nhận xét về tổ chức đó? Việc xây dựng quân đội thời Trần có gì giống và khác nhau so với thời Lý ? 
	- Quân đội gồm 2 bộ phận chính:
+ Cấm quân (đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình và nhà vua) 
+ Quân ở các lộ.
- Ngoài ra, có Hương binh ở làng xã và Quân của các vương hầu.
- Quân đội được tuyển theo chính sách "ngụ binh ư nông" và chủ trương "quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông", xây dựng tinh thần đoàn kết.
- Học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.
- Bố trí tướng giỏi cầm quân chốt giữ vùng hiểm yếu, nhất là biên giới phía Bắc.
* Nhận xét: Quân đội thời Trần tổ chức hoàn chỉnh, quy cũ...
* Quân đội thời Trần giống và khác so với thời Lý? 
- Giống:
 + Quân đội gồm hai bộ phận.
 + Được tuyển dụng theo chính sách "ngụ binh ư nông".
- Khác thời Trần:
+ Cấm quân: Tuyển những người khoẻ mạnh ở quê hương nhà Trần. 
+ Quân đội theo chủ trương: "Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông".
Câu 15 Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên?
- Sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân.
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. 
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh sang yếu, từ chủ động sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
	Câu 16. Trình bày cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt ? (Cuộc khang chiến chống Tông 1076-1077)
- Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt 
- Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến để tiến xuống phía Nam phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, nhưng bị quân ta đẩy lùi 
- Quân Tống chán nản, chết dần chết mòn. Cuối năm 1077, quân ta phản công, quân Tống thua to 
- Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng đề nghị “giảng hòa”, quân Tống chấp thuận ngay, vội đem quân về nước 
- Ý nghĩa lịch sử: Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố. 
	Câu 17. Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên?
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.
- Khẳng định sức mạnh to lớn của dân tộc, nâng cao lòng tự hào tự cường dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam.
- Để lại bài học vô cùng quý giá về củng cố khối đoàn kết toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
- Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác.
Câu 18. Diễn biến các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 1, 2, 3? 
a. Lần 1: 1258
Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ, do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân giặc theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ) rồi tiến xuống vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thị bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.
- Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương cho quân rút khỏi kinh thành Thăng Long, thực hiện “vườn không nhà trống”. Giặc vào kinh thành không một bóng người và lương thực.
Chúng đã điên cuồng tàn phá kinh thành. Thiếu lương thực, lại bị quân ta chống trả, chưa đầy một tháng lực lượng chúng bị tiêu hao dần
- Ngày 29/1/1258,Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố hàng Than- Hà Nội ngàynay).
 Kết quả: quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ kết thúc thắng lợi .
b. Lần 2: 1285
Cuối tháng 1/1285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tiến công Đại Việt. Quân ta do Trần Hưng Đạo chỉ huy, sau một số trận chiến ở biên giới đã chủ động rút về Vạn Kiếp (Chí Linh – Hải Dương). Giặc đến, ta rút về Thăng Long, thực hiện “vườn không nhà trống”, rồi rút về Thiên Trường (Nam Định). Quân Nguyên tuy chiếm được Thăng Long nhưng chỉ dám đóng quân ở phía bắc sông Nhị (sông Hồng).
- Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa. Thoát Hoan mở cuộc tiến công xuống phía nam tạo thế “gọng kìm” nhằm tiêu diệt chủ lực của ta và bắt sống vua Trần. 
- Quân ta chiến đấu dũng cảm, Thoát Hoan phải rút quân về Thăng Long. Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động, thiếu lương thực trầm trọng.
Từ tháng 5/1285 quân ta bắt đầu phản công, nhiều trận đánh lớn như: Tây Kết, Hàm Tử (Khoái Châu- Hưng Yên), Chương Dương( Thường Tín- Hà Tây). Quân ta tiến vào Thăng Long, quân Nguyên tháo chạy
Kết quả:Sau hơn hai tháng phản công, quân ta đã đánh tan 50 vạn quân Nguyên. Cuộc k/chiến lần thứ hai chống quân x/l Nguyên kết thúc thắng lợi.
Lần 3: Trận Bạch Đằng lịch sử
Cuối 1-1288 Thoát Hoan vào thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vân Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân ta tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, Thăng Long có nguy cơ bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút về nước theo hai đường thủy, bộ.
- Nhà Trần mở cuộc phản công ở 2 mặt trận thủy, bộ.Tháng 4-1288, đoàn thuyền của OMN đã lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quân ta bố trí từ trước, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, OMN bị bắt sống. Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về TQ, bị quân dân ta liên tục chặn đánh .
- Cuộc k/c lần thứ ba chống quân Nguyên kết thúc thắng lợi vẻ vang
Câu 19. Nêu các chính sách cải các của Hồ Quy Ly? (HS học ở vở)
Câu 20. Nhận xét mặt tác dụng và hạn chế của cacir cách HQLy? (HS học ở vở)
 Câu 21: Tình hình kinh tế văn hóa dưới thời trần, thời Lí? 
(Đây là bảng cả thời L‎ và Trần. Mang tính tham khảo. Các em học thêm ở vở ghi và sách giáo khoa)
Nội dung.
Thời Lý.
Thời Trần 
Nông nghiệp.
- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của vua. Hằng năm các vua Lý tổ chức cày tịch điền.
- Nhà nước khuyến khích khai hoang đào kênh mương.
- Thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích.
- Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn, ruộng tư hữu của địa chủ ngày càng nhiều.
Thủ công nghiệp.
- Trong dân gian các nghề thủ công nghiệp phát triển mạnh: dệt, gốm 
- Nhiều công trình do bàn tay người thợ làm ra.
Do nhà nước quản lý và mở rộng gồm nhiều ngành nghề khác nhau như dệt tơ lụa, làm gốm tráng men 
Thương nghiệp.
Trao đổi buôn bán với nước ngoài được mở rộng.
Nhiều trung tâm kinh tế mọc lên ở nhiều nơi như Thăng Long, Vân Đồn.
Văn hóa. 
Đạo Phật được mở rộng. nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa, mở hội vào mùa xuân 
Tín ngưỡng cổ truyền phát triển. Nho gio được trọng dụng để xây dựng bộ máy nhà nước. 
Giáo dục.
Xây dựng Văn Miếu, Quốc Tử Giám trường đại học đầu tiên của nước ta.
Trường học ngày càng được mở rộng, các kỳ thi được tổ chức ngày càng nhiều.
Khoa học nghệ thuật.
Nhiều công trình có quy mô lớn như chùa Một Cột, tháp Báo Thiên,  Trình độ điêu khắc tinh vi thanh thoát được thể hiện trên tượng Phật, các hình trang trí.
Nhiều thành tựu về y học, quân sự, kiến trúc như: Nam hiệu thần dược, tháp Phổ Minh, thành Tây Đô 
	Câu 22. Vì sao quân ta đang ở thế thắng nhưng Lí ‎Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với quân Tống? 
Là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta  
Giữ thể diện cho một nước lớn
Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước 
Như vậy, Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa là một biện pháp ngoại giao mềm dẻo của ta.
	Câu 23. Trình bày tổ chức quân đội thời Lí?
- Quân đội thời Lý gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương:
Cấm quân: bảo vệ vua và kinh thành
Quân địa phương: Canh phòng ở các lộ, phủ
- Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông)
- Quân đội nhà Lý có quân bộ và quân thủy, kỉ luật nghiêm minh và được huấn luyện chu đáo.
- Vũ khí trang bị cho quân đội gồm: giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá,...
* Nhận xét:
- Quân đội nhà Lý được tổ chức quy củ, chặt chẽ và khá hùng mạnh.
- Chính sách “ngụ binh ư nông” là một chính sách sáng tạo và phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.
	Câu 24 So sánh điểm giống và khác nhau trong cách đánh giặc của nhà Trần ở 2 lần đầu và lần 3 của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên?
Giống: Cả 3 lần kháng chiến nhà Trần đều:
Chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng khi địch đang mạnh
THực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”
Lựa chọn thời cơ để phản công
Khác: Ở lần 3 ta: + tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ. 
	+ lập phòng tuyến ở sông Bạch Đằng để chặn đường rút lui của địch
	Câu 25: Nhận xét về chủ trương của nhà Lí đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng? 
- Đối với các tù trưởng dân tộc miền núi:
+ Nhà Lý gả các công chúa và ban các chức tước cho các tù trưởng dân tộc miền núi.ai có ý định tách khỏi Đại Việt, nhà Lý kiên quyết trấn áp.
 Chính sách của nhà Lý đối với các tù trưởng dân tộc miền núi cho thấy chủ trương củng cố khối đoàn kết dân tộc, là cội nguồn sức mạnh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Đối với các nước láng giềng:
giữ quan hệ bình thường, tạo điều kiện cho nhân dân hai bên biên giới có thể qua lại buôn bán, trao đổi.
Chính sách của nhà Lý đối với các nước láng giềng luôn tuân thủ nguyên tắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP 02 TUẦN ĐẦU CỦA HỌC KÌ II
Câu 1: Lập bảng tóm tắt các sự kiện chính trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1418 đến 1427 ?
STT
Niên đại
Sự kiện
1
Ngày 7 - 2 - 1418
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo, bùng nổ.
2
Năm 1424
Nghĩa quân Lam Sơn giải phóng được Nghệ An.
3
Năm 1425
Nghĩa quân Lam Sơn giải phóng được Tân Bình, Thuận Hóa.
4 
Năm 1426
+ Tháng 9 – 1426
+ Tháng 11 - 1426
Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động.
Chiến thắng trận Tốt Động - Chúc Động.
5
Cuối năm 1427
Chiến thắng trận Chi Lăng - Xương Giang. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng.
Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
	* Nguyên nhân thắng lợi: 
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang là do nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nà, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu. Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt nam nữ, già trẻ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến (gia nhập lực lượng vũ trang nhân dân, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân,...)
- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gắn liền với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là các anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đã biết dựa vào dân, từ cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc quy mô cả nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng đất nước.
	* Ý nghĩa lịch sử:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.
Câu 3: Trình bày và vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền thời Lê sơ.
	* Bộ máy chính quyền thời Lê sơ: 
- Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới.
- Chính quyền phong kiến được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông thì hoàn chỉnh nhất. Đứng đầu triều đình là vua. Để tập trung quyền lực vào nhà vua, Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua có các quan đại thần. Ở triều đình có sáu bộ, ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên môn. 
- Ở địa phương, thời vua Lê Thái Tổ và Lê Nhân Tông, cả nước được chia làm 5 đạo.
- Dưới đạo là phủ, huyện (miền núi gọi là châu), xã. Đến thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, thay chức An phủ sứ đứng đầu mỗi đạo bằng 3 ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau ở mỗi đạo thừa tuyên.
- Dưới đạo thừa tuyên có phủ, châu, huyện, xã.
=> Nhận xét; Tổ chức nhà nước quân chủ chuyên chế được xây dựng chặt chẽ.
	* Sơ đồ bộ máy chính quyền thờ Lê sơ:
=> Nhận xét: 	
+ Nhà nước thời Lê sơ hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn so với nhà Trần.
+ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát được tăng cường từ triểu đình đến địa phương.
+ Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ.
Câu 4: Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ.
	* Nông nghiệp:
- Giải quyết ruộng đất:
	+ Cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn người được chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất.
	+ Nhà Lê kêu gọi nhân dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.
	+ Đặt ra một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ.
- Định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã gọi là phép quân điền.
- Khuyến khích bảo vệ sản xuất:
	+ Cấm giết trâu bò bừa bãi.
	+ Cấm điều động dân phu trong mùa cấy, gặt.
	+ Bảo vệ đê điều, cho đắp đê ngăn nước mặn.
	* Công thương nghiệp:
- Các ngành, nghề thủ công truyền thống ở các làng xã như kéo tơ, dệt lụa, đan lát, làm nón, đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm,... ngày càng phát triển.
- Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất. 
- Các công xưởng do nhà nước quản lí, gọi là Cục bách tác, sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền đông,...; các nghề khai mỏ đồng, sắt, vàng được đẩy mạnh.
- Nhà vua khuyến khích lập chợ mới, họp chợ, ban hành những điều lệ cụ thể quy định việc thành lập chợ và họp chợ. 
- Việc buôn bán với nước ngoài được duy trì. Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán ở một số cửa khẩu như Vân Đồn, Vạn Ninh, Hội Thống và một số địa điểm ở Lạng Sơn, Tuyên Quang được kiểm soát chặt chẽ. Các sản phẩm sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý là những thứ hàng được thương nhân nước ngoài ưa 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_7.doc