Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mầm non Krông Ana

Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mầm non Krông Ana

Trường mầm non Krông Ana nằm trên trục đường chính trung tâm Thị trấn Buôn trấp thuận lợi cho việc đưa đón trẻ của phụ huynh, đa số học sinh là con cán bộ và gia đình buôn bán, một số phụ huynh luôn quan tâm đến nhà trường và việc học của con em mình, trẻ ngoan lễ phép có một số kỹ năng thói quen tốt và tham gia tích cực các hoạt động, lễ phép, cùng nhau tham gia các hoạt động một cách sôi nổi.

Nhà trường luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo, tổ chức tập huấn, chuyên đề. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt cụm, sinh hoạt nhằm thống nhất nội dung thực hiện.

 Được sự hỗ trợ tích cực của Ban đại diện cha mẹ học sinh, các đoàn thể và sự tích cực tham gia các hoat động của trẻ.

Đội ngũ cán bộ giáo viên đoàn kết nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, nhiều giáo viên có chuyên môn vững vàng, thực sự là tấm gương tự học và sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên.

 

doc 13 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mầm non Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
	I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
	- Họ và tên: Phan Thị Hoàn        ; Năm sinh: 1969
	- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm mầm non
	- Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Phó Hiệu trưởng 
	- Đơn vị công tác: Trường Mầm non Krông Ana
	II. NỘI DUNG
1. Tên giải pháp: 
Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mầm non Krông Ana.
	2. Thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý.
Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Ana, thực hiện kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 của trường Mầm non Krông Ana.
Căn cứ tình hình thực tế, bản thân là một Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn đã xây dựng kế hoạch, triển khai chuyên đề theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên phải luôn tìm tòi, sáng tạo, tự học, tự bồi dưỡng bản thân nhằm đổi mới, sáng tạo trong công tác chỉ đạo quản lý chăm sóc nuôi dạy trẻ. Song trên thực tế, nhà trường có những khó khăn thuận lợi sau:
a.Thuận lợi
Trường mầm non Krông Ana nằm trên trục đường chính trung tâm Thị trấn Buôn trấp thuận lợi cho việc đưa đón trẻ của phụ huynh, đa số học sinh là con cán bộ và gia đình buôn bán, một số phụ huynh luôn quan tâm đến nhà trường và việc học của con em mình, trẻ ngoan lễ phép có một số kỹ năng thói quen tốt và tham gia tích cực các hoạt động, lễ phép, cùng nhau tham gia các hoạt động một cách sôi nổi.	
Nhà trường luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo, tổ chức tập huấn, chuyên đề. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt cụm, sinh hoạt nhằm thống nhất nội dung thực hiện. Năm học 2018-2019 nhà trường đã xây dựng được khu vận động vui chơi ngoài trời và tu sữa được một số đồ dùng đồ chơi
 Được sự hỗ trợ tích cực của Nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các đoàn thể và sự tích cực tham gia các hoat động của trẻ.
Đội ngũ cán bộ giáo viên đoàn kết nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, nhiều giáo viên có chuyên môn vững vàng, thực sự là tấm gương tự học và sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm trong công tác,tham gia tích cực mọi phong trào do Phòng GD&ĐT,Công đoàn, nhà trường tổ chức, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên.
 b.Khó khăn.
Nhà trong đang trong dự án chuyển đến địa điểm mới, cơ sở vật chất một số phòng đã xuống cấp. 
 Một số giáo viên lớn tuổi nắm bắt được chương trình giáo dục mầm non mới, theo thông tư Số 28/2016/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2016 về sữa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non còn nhiều hạn chế. Thực hiện chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng cộng nghệ còn lúng túng. Một số giáo viên trẻ kinh nghiệm còn non trẻ, còn nuôi con nhỏ chưa nhiệt tình trong một số hoạt động. Cách bố trí tạo môi trường chưa theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, Tính sáng tạo trong khâu thiết kế bài dạy cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm chưa cao dẫn đến việc thực hiện đổi mới còn nhiều khó khăn.
 Đồ dùng dạy học, đồ chơi chưa đảm bảo theo Danh mục đồ dùng- đồ chơi- Thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp 3-4 tuổi; 4-5 tuổi; 5-6 tuổi theo Bộ GD&ĐT qui định.
	Từ những hạn chế trên đã làm cho giáo viên cảm thấy thiếu tự tin khi phải tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Vì cô chỉ mong sao truyền đạt hết yêu cầu của nội dung bài, sợ phải chờ đợi trẻ. Giờ học của trẻ trở nên nhàm chán, trẻ ít tập trung, dẫn đến tình trạng trẻ không thực hiện được đầy đủ nội dung bài giáo viên muốn dạy cho trẻ. Việc bố trí môi trường hoạt động, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, tổ chức hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là việc cần thiết để giúp giáo viên mạnh dạn, bình tĩnh, tự tin khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. 
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã hướng dẫn giáo viên cách bố trí môi trường hoạt động, cách tổ chức xây dựng các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. 
 Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà trường, nâng cao kết quả dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ mầm non theo yêu cầu phát triển của ngành, của Bộ Giáo và Đào tạo qui định, theo xu hướng phát triển chung đối với lứa tuổi mầm non.
	3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp.
* Nguyên nhân chủ quan
	Qua khảo sát nghiên cứu thực tế việc thực hiện chuyên môn của đội ngũ giáo viên trường Mầm Non Krông Ana chúng tôi còn chênh lệch nhiều về trình độ đào tạo, về năng lực chuyên môn, sự sáng tạo và linh hoạt tổ chức các hoạt động cho trẻ so với các trường còn hạn chế.
	Số giáo viên còn lại do tuổi đã cao việc tiếp cận chương trình mới còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn trong khi tổ chức các hoạt động, chính vì vậy mà các hoạt động do họ tổ chức chưa sinh động, sử lý tình huống chưa linh hoạt, việc sắp xếp đồ dùng dạy học chưa khoa học, sử dụng đồ dùng đạt hiệu quả chưa cao, truyền thụ kiến thức nhiều hoạt động còn thiếu độ chính xác. Đội ngũ cán bộ giáo viên tuy đã đạt chuẩn nhưng một số giáo viên việc thực chương trình đổi mới, tự học tự bồi dưỡng và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn hạn chế. Chính vì những điều kiện nêu trên đã làm ảnh hưởng không ít tới việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường của chúng tôi.
	* Nguyên nhân khách quan
Trường có 1 điểm, nhưng đang còn trong dự án chuyển địa điểm nên việc đầu tư đồ dùng, trang thiết bị, đồ chơi ngoài trời còn hạn chế, một số học sinh ở TDP 6, TDP 7 đa số con gia đình dân lao động nghèo một số phụ huynh chưa quan tâm đến hoạt động của nhà trường, đến việc học của con em mình, còn phó thác cho nhà trường, nên việc huy động đóng góp các khoản để hỗ trợ mua sắm đồ dùng đồ chơi còn hạn chế. Với trách nhiệm lớn lao của một người làm công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt trong trường mầm non Krông Ana. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao. Cần phải chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ, làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình nhà trường và cộng đồng, nâng cao công tác tuyên truyền nhằm duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhà trường đã xây dựng được khu vui chơi vận động cho trẻ nhưng đến tháng 4/2019 nhà trường không tham gia dự thi “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm”, cấp huyện, nguyên nhân do trường đang trong dự án chuyển đến địa điểm mới nên việc đầu tư tu sữa bổ sung môi trường không thực hiện.
	4. Giải pháp.
Với nội dung của đề tài nhằm đưa ra “Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mầm non Krông Ana”. Giúp cho người giáo viên xác định rõ vai trò, trách nhiệm tìm cho mình hướng đi đúng, biết xây dựng kế hoạch bồi dưỡng sát với thực tế nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng, gắn bó với nghề, phấn đấu vì sự nghiệp giáo dục với thế hệ trẻ nói chung và đối với trẻ mầm non trong trường mầm non Krông Ana nói riêng. Rút ra được bài học kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục đồng thời giúp giáo viên có khả năng thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ đồng thời kết quả của công tác bồi dưỡng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
5. Minh chứng kèm theo giải pháp.
 Nhà trường cử chuyên môn, các tổ khối trưởng chuyên môn, CBGV cốt đi tham gia tập huấn chuyên đề do cấp trên tổ chức, thăm quan học tập các trường bạn có mô hình xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm đẹp hấp dẫn, có hiệu quả . Tổ chức các chuyên đề tại trường, hướng dẫn thực hiện tích hợp trong tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non; hướng dẫn tổ chức chơi ngoài trời; xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non; chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm..thông qua chuyên đề nhà trường xây dựng kế hoạch “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016-2021”, năm học 2018-2019 nhà trường đã thí điểm 14/15 lớp điểm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
	6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo.
Tiếp tục tham mưu, kết hợp cùng nhà trường và các đoàn thể trong nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa, tham mưu các cấp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, bổ sung tu sữa, tự làm đồ dùng đồ chơi tự tạo trong và ngoài lớp cơ bản đủ để tổ chức và thực hiện các hoạt động của cô và trò trong nhà trường.
	Thu hút sự quan tâm và huy động các nguồn lực của phụ huynh của cộng đồng, xã hội đóng góp xây dựng môi trường giáo dục toàn diện.
	Tiếp tục tham gia và tổ chức tốt hội thi, chuyên đề, tập huấn, nhân rộng mô hình xây dựng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở tất cả các khối lớp.
Tham mưu với nhà trường, các cấp trên sớm chuyển trường về địa điểm mới để ổn định và xây dựng kế hoạch hoạt động và môi trường lấy trẻ làm trung tâm và mọi hoạt động khác cho trẻ được tốt hơn.
7. Đề xuất, kiến nghị
- Các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến cơ sở vật chất sớm ổn định
- Tiếp tục hỗ trợ thêm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong lớp, ngoài trời để phục vụ mọi hoạt động dạy và học của nhà trường. 
-Tiếp tục tổ chức chuyên đề, chia sẽ, nhân rộng điển hình những đơn vị làm tốt công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
 Hiệu trưởng
 Lê Thị Hường 
 NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
 Phan Thị Hoàn
XÁC NHẬN UBND HUYỆN
XÁC NHẬN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
	I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
	- Họ và tên: Lê Thị Hường        ; Năm sinh: 1964
	- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm mầm non
	- Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Hiệu trưởng 
	- Đơn vị công tác: Trường Mầm non Krông Ana
	II. NỘI DUNG
1. Tên giải pháp: 
Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mầm non Krông Ana
	2. Thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý.
Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Ana, trường Mầm non Krông Ana xây dựng, triển khai chuyên đề theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên phải luôn tìm tòi, sáng tạo, tự học, tự bồi dưỡng bản thân nhằm đổi mới, sáng tạo trong công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ. Song trên thực tế, nhà trường có những khó khăn thuận lợi sau:
Thuận lợi
Trường mầm non Krông Ana nằm trên trục đường chính trung tâm Thị trấn Buôn trấp thuận lợi cho việc đưa đón trẻ của phụ huynh, đa số học sinh là con cán bộ và gia đình buôn bán, một số phụ huynh luôn quan tâm đến nhà trường và việc học của con em mình, trẻ ngoan lễ phép có một số kỹ năng thói quen tốt và tham gia tích cực các hoạt động, lễ phép, cùng nhau tham gia các hoạt động một cách sôi nổi.	
Nhà trường luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo, tổ chức tập huấn, chuyên đề. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt cụm, sinh hoạt nhằm thống nhất nội dung thực hiện.
 Được sự hỗ trợ tích cực của Ban đại diện cha mẹ học sinh, các đoàn thể và sự tích cực tham gia các hoat động của trẻ.
Đội ngũ cán bộ giáo viên đoàn kết nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, nhiều giáo viên có chuyên môn vững vàng, thực sự là tấm gương tự học và sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên.
 Khó khăn.
Nhà trong đang trong dự án chuyển đến địa điểm mới, cơ sở vật chất một số phòng đã xuống cấp. 
 Một số giáo viên lớn tuổi nắm bắt được chương trình giáo dục mầm non mới, theo thông tư Số 28/2016/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2016 về sữa đổi bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non còn nhiều hạn chế. Thực hiện chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng cộng nghệ còn lúng túng. Một số giáo viên trẻ kinh nghiệm còn non trẻ, còn nuôi con nhỏ chưa nhiệt tình trong một số hoạt động. Cách bố trí tạo môi trường chưa theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, Tính sáng tạo trong khâu thiết kế bài dạy cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm chưa cao dẫn đến việc thực hiện đổi mới còn nhiều khó khăn.
 Đồ dùng dạy học, đồ chơi chưa đảm bảo theo Danh mục đồ dùng- đồ chơi- Thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp 3-4 tuổi; 4-5 tuổi; 5-6 tuổi theo Bộ GD&ĐT qui định.
	Từ những hạn chế trên đã làm cho giáo viên cảm thấy thiếu tự tin khi phải tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Vì cô chỉ mong sao truyền đạt hết yêu cầu của nội dung bài, sợ phải chờ đợi trẻ. Giờ học của trẻ trở nên nhàm chán, trẻ ít tập trung, dẫn đến tình trạng trẻ không thực hiện được đầy đủ nội dung bài giáo viên muốn dạy cho trẻ. Việc bố trí môi trường hoạt động, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, tổ chức hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là việc cần thiết để giúp giáo viên mạnh dạn, bình tĩnh, tự tin khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. 
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã hướng dẫn giáo viên cách bố trí môi trường hoạt động, cách tổ chức xây dựng các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. 
 Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà trường, nâng cao kết quả dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ mầm non theo yêu cầu phát triển của ngành, của Bộ Giáo và Đào tạo qui định, theo xu hướng phát triển chung đối với lứa tuổi mầm non.
	3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp.
* Nguyên nhân chủ quan
	Qua khảo sát nghiên cứu thực tế việc thực hiện chuyên môn của đội ngũ giáo viên trường Mầm Non Krông Ana chúng tôi còn chênh lệch nhiều về trình độ đào tạo, về năng lực chuyên môn, sự sáng tạo và linh hoạt tổ chức các hoạt động cho trẻ so với các trường còn hạn chế.
	Số giáo viên còn lại do tuổi đã cao việc tiếp cận chương trình mới còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn trong khi tổ chức các hoạt động, chính vì vậy mà các hoạt động do họ tổ chức chưa sinh động, sử lý tình huống chưa linh hoạt, việc sắp xếp đồ dùng dạy học chưa khoa học, sử dụng đồ dùng đạt hiệu quả chưa cao, truyền thụ kiến thức nhiều hoạt động còn thiếu độ chính xác. Đội ngũ cán bộ giáo viên tuy đã đạt chuẩn nhưng một số giáo viên việc thực chương trình đổi mới, tự học tự bồi dưỡng và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn hạn chế. Chính vì những điều kiện nêu trên đã làm ảnh hưởng không ít tới việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường của chúng tôi.
	* Nguyên nhân khách quan
Trường có 2 điểm, điểm phụ mới tiếp nhận của MN Hoa Cúc còn thiếu đồ dùng, trang thiết bị, đồ chơi ngoài trời, học sinh đa số con gia đình dân lao động nghèo một số phụ huynh chưa quan tâm đến hoạt động của nhà trường, đến việc học của con em mình, còn phó thác cho nhà trường, nên việc huy động đóng góp các khoản để hỗ trợ mua sắm đồ dùng đồ chơi còn hạn chế, khoảng cách giữa điểm chính và điểm phụ 01km nên việc quản lý và chỉ đạo các hoạt động CM đôi lúc còn gặp khó khăn. 
Với trách nhiệm lớn lao của một người làm công tác quản lý, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt trong trường mầm non Krông Ana. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao. Cần phải chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ, làm tốt công tác phối kết họp giữa gia đình và công đồng, nâng cao công tác tuyên truyền nhằm duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.
	4. Giải pháp.
Với nội dung của đề tài nhằm đưa ra “Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mầm non Krông Ana ”. Giúp cho người giáo viên xác định vai trò, trách nhiệm tìm cho mình hướng đi đúng, biết xây dựng kế hoạch bồi dưỡng sát với thực tế nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng, gắn bó với nghề, phấn đấu vì sự nghiệp giáo dục với thế hệ trẻ nói chung và đối với trẻ mầm non trong trường mầm non Krông Ana nói riêng. Rút ra được bài học kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục đồng thời giúp giáo viên có khả năng thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ đồng thời kết quả của công tác bồi dưỡng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
5. Minh chứng kèm theo giải pháp.
 Tổ chức các chuyên đề tại trường, cử CBGV cốt cán, các khối trưởng tham gia các lớp tập huấn do cụm và cấp trên tổ chức; hướng dẫn thực hiện tích hợp trong tổ chức hoạt động giáo dục ở trường mầm non; hướng dẫn tổ chức chơi ngoài trời; xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non; chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm..thông qua chuyên đề nhà trường xây dựng kế hoạch “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016-2021”, năm học 2017-2018 nhà trường đã thí điểm 11/15 lớp điểm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, triển khai hội thi cấp trường có 6/15 lớp tham gia hội thi: Kết quả: giải Nhất: 01; giải Nhì: 01; giải Ba: 01, còn lại đạt yêu cầu. Chọn sản phẩm tham gia thi cấp huyện đạt giải Nhất toàn huyện, tham gia thi cấp tỉnh đạt giải Khuyến khích.
	6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo.
Tiếp tục làm tốt công tác xã hội hóa, tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp cơ bản đủ để tổ chức và thực hiện các hoạt động.
	Thu hút sự quan tâm và huy động các nguồn lực của phụ huynh của cộng đồng, xã hội đóng góp xây dựng môi trường giáo dục toàn diện.
	Tiếp tục tham gia và tổ chức tốt hội thi, chuyên đề, tập huấn, nhân rộng mô hình xây dựng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở tất cả các khối lớp.
7. Đề xuất, kiến nghị
- Các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến cơ sở vật chất sớm ổn định
- Tiếp tục hỗ trợ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi 
-Tổ chức chuyên đề, chia sẽ, nhân rộng điển hình những đơn vị làm tốt công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
 Phó Hiệu trưởng
 Phan Thị Hoàn 
 NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
 Lê Thị Hường 
XÁC NHẬN UBND HUYỆN
XÁC NHẬN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tài liệu đính kèm:

  • docBAO CAO GIAI PHAP CONG TAC QL - PHAN THỊ HOÀN- NH 18-19MN KRONG ANA. doc.doc